Đồ án Thiết kế tháp đệm hấp thu khí SO2
Năm 1985, tổng công suất nguồn điện của Việt Nam khoảng 4000MW, trong đó nhiệt điện 21%. Năm 1994, tổng sản lượng của các nhà máy điện ước tính khoảng 12000GW, trong đó sản lượng nhiệt điện 19%.Năm 2000, công suất của các nguồn điện của nước ta đạt tới 7100 MW. Trong đó nhiệt điện than-dầu 21,8%. Các nhà máy nhiệt điện ở các cơ sở phía Bắc dùng than Hòn Gai với đặc điểm hàm lượng lưu huỳnh thấp(0,5-0,8% khối lượng). Lượng tiêu hao than tiêu chuẩn tính cho 1 kWh điện từ 0,473 kg ( Phả Lại) đến 0,808 kg (Ninh Bình, trước năm 1995),mức trung bình của thế giới nhỏ hơn 0,4 kg. Năm 1993, lượng than sử dụng cho 3 nhà máy nhiệt điện ở phía Bắc là 479,520 tấn. Như vậy sẽ thải ra khí quyển 6713 tấn khí SO2, 2724 tấn NOX, 277,9.103 tấn CO2 và 1490,8 tấn bụi. 203,5.103 tấn xỉ. Các cơ sở phía Nam sử dụng dầu FO, hàm lượng lưu huỳnh thường rất cao (2,5-3% khối lượng). Gần đây khi vận chuyển được khí đốt vào bờ, một số cơ sở sẽ chuyển sang sử dụng nhiên liệu khí đốt, tình hình môi trường ở xung quanh các cơ sở này có thể sẽ được cải thiện hơn. Nguồn thải ô nhiễm của nhà máy Nhiệt điện Ninh Bình chủ yếu là bụi (TSP) và khí độc hại (SO2, NO2, CO2, CO) do đốt nhiên liệu than gây ra, trong đó nguy hại nhất là bụi và SO2. Hiện nay, vấn đề khử bụi và khí độc của các nhà máy nhiệt điện là rất cần thiết. Nếu không có biện pháp khắc phục thì nồng độ chất ô nhiễm trong môi trường không khí( bụi, SO2, CO) ở các khu dân cư xung quanh nhà máy phần lớn đều vượt quá trị số tiêu chuẩn cho phép. Dưới đây xin đưa ra 2 trường hợp ô nhiễm không khí ở nhà máy Nhiệt điện thuộc tỉnh Đồng Nai: Tải lượng ô nhiễm không khí thải ra từ nồi hơi đốt than của nhà máy Nhiệt điện đốt than gồm 2 tổ máy phát công suất 150 MW thuộc tập đoàn Công nghiệp Formosa:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DOANCUOI.doc
- CHITHIETTHAP.DWG
- SDCN THUY.dwg