Đồ án Thiết kế thi công công trình văn phòng viện dầu khí phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước, ngành xây dựng cơ bản đóng một vai trò hết sức quan trọng. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của mọi lĩnh vực khoa học và công nghệ, ngành xây dựng cơ bản đã và đang có những bước tiến đáng kể. Để đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của xã hội, chúng ta cần một nguồn nhân lực trẻ là các kỹ sư xây dựng có đủ phẩm chất và năng lực, tinh thần cống hiến để tiếp bước các thế hệ đi trước, xây dựng đất nước ngày càng văn minh và hiện đại hơn. Sau 5 năm học tập và rèn luyện tại trường Đại Học Hàng Hải Việt Nam, đồ án tốt nghiệp này là một dấu ấn quan trọng đánh dấu việc một sinh viên đã hoàn thành nhiệm vụ của mình trên ghế giảng đường Đại Học. Trong phạm vi đồ án tốt nghiệp của mình, em đã cố gắng để trình bày một phần công việc thiết kế và thi công công trình: “Văn phòng viện dầu khí – Phường Yên Hòa - Quận Cầu Giấy – Hà Nội”. Nội dung của đồ án gồm 4 phần: - Phần 1: Kiến trúc công trình. - Phần 2: Kết cấu công trình. - Phần 3: Công nghệ và tổ chức xây dựng. - Phần 4: Dự toán phần móng

doc31 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2571 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế thi công công trình văn phòng viện dầu khí phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỰA CHỌN GIẢI PHÁP KẾT CẤU Sơ bộ phương án kết cấu Đất nước Việt Nam chúng ta đang bước vào thời kỳ mở cửa, hội nhập và phát triển không ngừng. Các nghành kinh tế của chúng ta ngày càng mở rộng với quy mô lớn hơn, chất lượng cao hơn, chuyên sâu hơn. Nghành công nghiệp Xây dựng cũng ngày càng phát triển và có những đóng góp to lớn vào công cuộc hiện đại hoá nước nhà. Trong những năm gần đây, các công trình cao tầng mọc lên ngày càng nhiều trên khắp đất nước. Đó là những hình ảnh tiêu biểu phản ánh sự phát triển của đất nước ta. Tuy vậy sự phát triển ấy kèm theo những thách thức lớn về quy hoạch, kiến trúc cũng như về giải pháp kết cấu và rất nhiều vấn đề khác đi kèm. Đối với một công trình cao tầng, kiến trúc có ảnh hưởng quyết định tới giải pháp kết cấu. Từ những yêu cầu về kiến trúc, việc đề xuất được giải pháp kết cấu hợp lý là rất quan trọng. Giải pháp kết cấu cần thoả mãn nhiều yêu cấu như: Có tính cạnh tranh cao về kình tế, giải pháp mang lại lợi ích kinh tế cao trong giai đoạn đầu tư cũng như sử dụng sau này thường được chủ đầu tư lựa chọn. Tối ưu hoá về mặt thẩm mỹ cũng như vật liệu và không gian sử dụng. Tính khả thi trong thi công. Phù hợp với xu thế phát triển bền vững (tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường). Công trình “Văn Phòng viện dầu khí” là công trình cấp 1. Có hai tầng hầm cao là 8,85m. Chiều cao phần nổi là 68,5 m với 17 tầng nổi kể từ cốt +0.000. Hệ kết cấu khung lõi, lưới trục vuông điển hình 9x9m. Mặt bằng hình chữ L. Như đã phân tích, việc tối ưu hoá hệ thống khung, sàn, lõi, vách và tường tầng hầm trong nhà cao tầng quyết định rất lớn tới giá thành của kết cấu, thời gian thi công, hiệu quả khai thác và sử dụng. Chung quy lại vẫn là hiệu quả kinh tế và tính thẩm mỹ. Trong chương này sẽ phân tích để lựa chọn giải pháp kết cấu phần thân, trong đó chú trọng vào phân tích: Giải pháp kết cấu sàn, hệ khung. Giải pháp kết cấu lõi, vách, tường tầng hầm. Phân tích các dạng kết cấu khung Theo TCXD 198 : 1997, các hệ kết cấu bê tông cốt thép toàn khối được sử dụng phổ biến trong các nhà cao tầng bao gồm: hệ kết cấu khung, hệ kết cấu tường chịu lực, hệ khung-vách hỗn hợp, hệ kết cấu hình ống và hệ kết cấu hình hộp. Việc lựa chọn hệ kết cấu dạng nào phụ thuộc vào điều kiện làm việc cụ thể của công trình, công năng sử dụng, chiều cao của nhà và độ lớn của tải trọng ngang như gió và động đất. Hệ kết cấu khung Hệ kết cấu khung có khả năng tạo ra các không gian lớn, thích hợp với các công trình công cộng. Hệ kết cấu khung có sơ đồ làm việc rõ ràng nhưng lại có nhược điểm là kém hiệu quả khi chiều cao công trình lớn. Trong thực tế, hệ kết cấu khung được sử dụng cho các ngôi nhà dưới 20 tầng với cấp phòng chống động đất ( 7; 15 tầng đối với nhà trong vùng có chấn động động đất cấp 8; 10 tầng đối với cấp 9. Hệ kết cấu vách cứng và lõi cứng Hệ kết cấu vách cứng có thể được bố trí thành hệ thống theo 1 phương, 2 phương hoặc liên kết lại thành các hệ không gian gọi là lõi cứng. Đặc điểm quan trọng của loại kết cấu này là khả năng chịu lực ngang tốt nên thường được sử dụng cho các công trình cao trên 20 tầng. Tuy nhiên, độ cứng theo phương ngang của các vách cứng tỏ ra là hiệu quả rõ rệt ở những độ cao nhất định, khi chiều cao công trình lớn thì bản thân vách cứng phải có kích thước đủ lớn, mà điều đó thì khó có thể thực hiện được. Trong thực tế, hệ kết cấu vách cứng được sử dụng có hiệu quả cho các ngôi nhà dưới 40 tầng với cấp phòng chống động đất cấp 7; độ cao giới hạn bị giảm đi nếu cấp phòng chống động đất cao hơn. Hệ kết cấu khung - giằng (khung và vách cứng) Hệ kết cấu khung - giằng (khung và vách cứng) được tạo ra bằng sự kết hợp hệ thống khung và hệ thống vách cứng. Hệ thống vách cứng thường được tạo ra tại khu vực cầu thang bộ, cầu thang máy, khu vực vệ sinh chung hoặc ở các tường biên, là các khu vực có tường nhiều tầng liên tục. hệ thống khung được bố trí tại các khu vực còn lại của ngôi nhà. Trong hệ thống kết cấu này, hệ thống vách chủ yếu chịu tải trọng ngang còn hệ thống khung chịu tải trọng thẳng đứng. Hệ kết cấu khung - giằng tỏ ra là hệ kết cấu tối ưu cho nhiều loại công trình cao tầng. Loại kết cấu này được sử dụng cho các ngôi nhà dưới 40 tầng với cấp phòng chống động đất ( 7; 30 tầng đối với nhà trong vùng có chấn động động đất cấp 8; 20 tầng đối với cấp 9. Hệ thống kết cấu đặc biệt (Bao gồm hệ thống khung không gian ở các tầng dưới, phía trên là hệ khung giằng) Đây là loại kết cấu đặc biệt, được ứng dụng cho các công trình mà ở các tầng dưới đòi hỏi các không gian lớn; khi thiết kế cần đặc biệt quan tâm đến tầng chuyển tiếp từ hệ thống khung sang hệ thống khung giằng. Nhìn chung, phương pháp thiết kế cho hệ kết cấu này khá phức tạp, đặc biệt là vấn đề thiết kế kháng chấn. Hệ kết cấu hình ống Hệ kết cấu hình ống có thể được cấu tạo bằng một ống bao xung quanh nhà bao gồm hệ thống cột, dầm, giằng và cũng có thể được cấu tạo thành hệ thống ống trong ống. Trong nhiều trường hợp, người ta cấu tạo hệ thống ống ở phía ngoài, còn phía trong nhà là hệ thống khung hoặc vách cứng. Hệ kết cấu hình ống có độ cứng theo phương ngang lớn, thích hợp cho các công trình cao từ 25 đến 70 tầng. Hệ kết cấu hình hộp Đối với các công trình có độ cao và mặt bằng lớn, ngoài việc tạo ra hệ thống khung bao quanh làm thành ống, người ta còn tạo ra các vách phía trong bằng hệ thống khung với mạng cột xếp thành hàng. Hệ kết cấu đặc biệt này có khả năng chịu lực ngang lớn thích hợp cho những công trình rất cao, có khi tới 100 tầng. Phương pháp lựa chọn Công trình VĂN PHÒNG VIỆN DẦU KHÍ PHƯỜNG YÊN HÒA là một công trình cao tầng (17 tầng chưa kể tầng hầm) với độ cao 68,5m. Đây là một công trình vừa là văn phòng làm việc, vừa làm khu giảng dạy, nghiên cứu, công trình được xây dựng trong khu dân cư vì vậy yêu cầu đặt ra khi thiết kế công trình là phải chú ý đến độ an toàn của công trình, theo điểm 2.6.1 TCXD 198 : 1997 thì “Kết cấu nhà cao tầng cần tính toán thiết kế với các tổ hợp tải trọng thẳng đứng, tải trọng gió và tải trọng động đất..”. Do đó khi thiết kế hệ kết cấu công trình phải đảm bảo công trình chịu được động đất thiết kế mà không bị sụp đổ toàn phần hay sụp đổ cục bộ, đồng thời giữ được tính toàn vẹn của kết cấu và còn khả năng chịu tải trọng sau động đất. Hệ kết cấu chịu lực của công trình phải được thiết kế với bậc siêu tĩnh cao để khi chịu tác động của các tải trọng ngang lớn công trình có thể bị phá hoại ở một số cấu kiện mà không bị sụp đổ hoàn toàn. Theo TCXD 198 : 1997 điều 2 “Những nguyên tắc cơ bản trong thiết kế kết cấu nhà cao tầng BTCT toàn khối” điểm 2.3.3 thì “Hệ kết cấu khung - giằng (khung và vách cứng) tỏ ra là hệ kết cấu tối ưu cho nhiều loại công trình cao tầng. Loại kết cấu này sử dụng hiệu quả cho các ngôi nhà đến 40 tầng. Nếu công trình được thiết kế cho vùng có động đất cấp 8 thì chiều cao tối đa cho loại kết cấu này là 30 tầng, cho vùng động đất cấp 9 là 20 tầng..”. Do đó khi thiết kế hệ kết cấu cho công trình này, em quyết định sử dụng hệ kết cấu khung - giằng (khung và vách cứng). Về hệ kết cấu chiu lực:Hệ kết cấu khung - giằng (khung và vách cứng) được tạo ra bằng sự kết hợp giữa khung và vách cứng. Hai hệ thống khung và vách được lên kết qua hệ kết cấu sàn. Hệ thống vách cứng đóng vai trò chủ yếu chịu tải trọng ngang, hệ khung chủ yếu thiết kế để chịu tải trọng thẳng đứng. Sự phân rõ chức năng này tạo điều kiện để tối ưu hoá các cấu kiện, giảm bớt kích thước cột và dầm, đáp ứng được yêu cầu kiến trúc. Kích thước sơ bộ của kết cấu và vật liệu Cột Tiết diện cột được lựa chọn dựa theo các yêu cầu sau: Yêu cầu về độ bền. Yêu cầu về biến dạng. Yêu cầu về kiến trúc. Tính chất làm việc của cột. Yêu cầu về độ bền Diện tích tiết diện ngang của cột, chọn theo cột điển hình C5, xác định theo công thức:  (2-1) Trong đó: k - Hệ số kể đến ảnh hưởng khác như mômen uốn, hàm lượng cốt thép độ mảnh của cột. Khi ảnh hưởng của moomen và độ mảnh lớn thì k = 1,3 – 1,5. Khi ảnh hưởng của mômen là nhỏ thì k = 1,1 – 1,2. Khi tính toán có kể đến tải trọng động đất thì cột còn tuân theo điều kiện về tỉ số nén nc = N/RbFb nên cần tăng hệ số k (Theo “Tính toán tiết diện cột BTCT – GS.Nguyễn Đình Cống). Vậy chọn k = 1,3 Rn - Cường độ chịu nén của bê tông mác 400, Rn = 170 kG/cm2. N - Lực nén được tính toán gần đúng như sau: N = msqFs (2-2) Fs – Diện tích sàn truyền tải trọng lên cột đang xét, Fs = 9.9 = 81 m2 ms – Số sàn phía trên tiết diện đang xét, ms = 19 q – Tải trọng tương đương tính trên mỗi mét vuông mặt sàn trong đó gồm tải trọng thường xuyên và tải trọng tạm thời, trọng lượng dầm, tường, cột đem tính ra phân bố đều trên sàn. Giá trị q lấy theo kinh nghiêm thiết kế với nhà có bề dày sàn trung bìnhvà tường dầm cột cũng trung bình hoặc lớn lấy q = 15 KN/m2 N = 19.81.1,5 = 2308.5T  Vậy kích thước tiết diện cột R = 800cm Yêu cầu về độ ổn định  (2-3) l0 = (l = 0,7.4,35 = 3,05 m (gh : Độ mảnh giới hạn, với cột nhà (gh = 100 i : Bán kính quán tính của tiết diện, với tiết diện tròn i = 0,25D = 0,25.150 = 37,5cm  Thỏa mãn điều kiện ổn định. Bản sàn Đề xuất phương án kết cấu sàn : Công trình có bước cột khá lớn (9x9m), ta có thể đề xuất một vài phương án kết cấu sàn thích hợp với nhịp này là: + Sàn BTCT có hệ dầm chính, phụ (sàn sườn toàn khối) + Hệ sàn ô cờ + Sàn phẳng BTCT ứng lực trước không dầm + Sàn BTCT ứng lực trước làm việc hai phương trên dầm Trên cơ sở phân tích ưu nhược điểm của từng loại phương án kết cấu sàn để lựa chọn ra một dạng kết cấu phù hợp nhất về kinh tế, kỹ thuật, phù hợp với khả năng thiết kế và thi công của công trình Phương án sàn sườn toàn khối BTCT: Cấu tạo hệ kết cấu sàn bao gồm hệ dầm chính phụ và bản sàn. Ưu điểm: Lý thuyến tính toán và kinh nghiệm tính toán khá hoàn thiện, thi công đơn giản, được sử dụng phổ biến ở nước ta với công nghệ thi công phong phú nên thuận tiện cho việc lựa chọn phương tiện thi công. Chất lượng đảm bảo do đã có nhiều kinh nghiệm thiết kế và thi công trước đây. Nhược điểm: Chiều cao dầm và độ võng của bản sàn rất lớn khi vượt khẩu độ lớn, hệ dầm phụ bố trí nhỏ lẻ với những công trình không có hệ thống cột giữa, dẫn đến chiều cao thông thuỷ mỗi tầng thấp hoặc phải nâng cao chiều cao tầng không có lợi cho kết cấu khi chịu tải trọng ngang. Không gian kiến trúc bố trí nhỏ lẻ, khó tận dụng. Quá trình thi công chi phí thời gian và vật liệu lớn cho công tác lắp dựng ván khuôn. Phương án sàn ô cờ BTCT: Cấu tạo hệ kết cấu sàn bao gồm hệ dầm vuông góc với nhau theo hai phương, chia bản sàn thành các ô bản kê bốn cạnh có nhịp bé, theo yêu cầu cấu tạo khoảng cách giữa các dầm vào khoảng 3m. Các dầm chính có thể làm ở dạng dầm bẹt để tiết kiệm không gian sử dụng trong phòng. Ưu điểm: Tránh được có quá nhiều cột bên trong nên tiết kiệm được không gian sử dụng và có kiến trúc đẹp, thích hợp với các công trình yêu cầu thẩm mỹ cao và không gian sử dụng lớn như hội trường, câu lạc bộ. Khả năng chịu lực tốt, thuận tiện cho bố trí mặt bằng. Nhược điểm: Không tiết kiệm, thi công phức tạp. Mặt khác, khi mặt bằng sàn quá rộng cần phải bố trí thêm các dầm chính. Vì vậy, nó cũng không tránh được những hạn chế do chiều cao dầm chính phải lớn để giảm độ võng. Việc kết hợp sử dụng dầm chính dạng dầm bẹt để giảm chiều cao dầm có thể được thực hiện nhưng chi phí cũng sẽ tăng cao vì kích thước dầm rất lớn. Phương án sàn không dầm ứng lực trước : Cấu tạo hệ kết cấu sàn bao gồm các bản kê trực tiếp lên cột (có mũ cột hoặc không) *) Ưu điểm: + Chiều cao kết cấu nhỏ nên giảm được chiều cao công trình + Tiết kiệm được không gian sử dụng + Dễ phân chia không gian + Tiến độ thi công sàn ƯLT (6 - 7 ngày/1 tầng/1000m2 sàn) nhanh hơn so với thi công sàn BTCT thường. + Do có thiết kế điển hình không có dầm giữa sàn nên công tác thi công ghép ván khuôn cũng dễ dàng và thuận tiện từ tầng này sang tầng khác do ván khuôn được tổ hợp thành những mảng lớn, không bị chia cắt, do đó lượng tiêu hao vật tư giảm đáng kể, năng suất lao động được nâng cao. + Khi bêtông đạt cường độ nhất định, thép ứng lực trước được kéo căng và nó sẽ chịu toàn bộ tải trọng bản thân của kết cấu mà không cần chờ bêtông đạt cường độ 28 ngày. Vì vậy thời gian tháo dỡ cốt pha sẽ được rút ngắn, tăng khả năng luân chuyển và tạo điều kiện cho công việc tiếp theo được tiến hành sớm hơn. + Do sàn phẳng nên bố trí các hệ thống kỹ thuật như điều hoà trung tâm, cung cấp nước, cứu hoả, thông tin liên lạc được cải tiến và đem lại hiệu quả kinh tế cao. *) Nhược điểm: + Tính toán tương đối phức tạp, mô hình tính mang tính quy ước cao, đòi hỏi nhiều kinh nghiệm vì phải thiết kế theo tiêu chuẩn nước ngoài. + Thi công phức tạp đòi hỏi quá trình giám sát chất lượng nghiêm ngặt. + Thiết bị và máy móc thi công chuyên dùng, đòi hỏi thợ tay nghề cao. Giá cả đắt và những bất ổn khó lường trước được trong quá trình thiết kế, thi công và sử dụng. Phương án sàn ứng lực trước hai phương trên dầm: Cấu tạo hệ kết cấu sàn tương tự như sàn phẳng nhưng giữa các đầu cột có thể được bố trí thêm hệ dầm, làm tăng độ ổn định cho sàn. Phương án này cũng mang các ưu nhược điểm chung của việc dùng sàn BTCT ứng lực trước. So với sàn phẳng trên cột, phương án này có mô hình tính toán quen thuộc và tin cậy hơn, tuy nhiên phải chi phí vật liệu cho việc thi công hệ dầm đổ toàn khối với sàn. Lựa chọn phương án kết cấu sàn: Đặc điểm cụ thể của công trình + Bước cột lớn (9m), CT sử dụng cột tròn kết hợp vách, cùng với đặc thù kiến trúc nên việc bố trí sàn sườn gặp nhiều khó khăn. + Chiều cao tầng là 3,6m cho tầng điển hình nên phải hạn chế chiều cao dầm để đảm bảo không gian kiến trúc cho sử dụng thuận tiện. Trên cơ sở phân tích các phương án kết cấu sàn, đặc điểm của công trình, cùng với mong muốn được học hỏi thêm quy trình thiết kế sàn BTCT ứng lực trước, em đề xuất sử dụng phương án sàn BTCT ứng lực trước căng sau cho các tầng từ tầng. Ở đây em áp dụng sơ đồ tính của sàn ứng lực trước hai phương trên dầm. Chiều dày sàn không dầm dự ứng lực phụ thuộc vào: Bước cột Tải trọng Chiều dày bản sàn được chọn theo ô bản có kích thước: 9x9m, theo công thức:  (2-4) Trong đó: L = 900 mm, là nhịp lớn của công trình. “Theo sách: Kết cấu bê tông ứng lực trước căng sau trong nhà nhiều tầng – PGS.TS Lê Thanh Huấn” Chọn chiều dày bản sàn: hb = 250 mm. Dầm Để đảm bảo theo yêu cầu kiến trúc, không gian làm việc thông thoáng ta sử dụng giải pháp dầm bẹt, hoặc có thể không cần bố trí dầm. Trong đồ án này em chọn giải pháp bố trí dầm để tăng độ cứng cho khung toàn nhà. Với dầm bẹt ta chọn: Chiều cao dầm: hd = (1/15 – 1/20).L = (45 – 60) (cm) Chiều rộng dầm: bd = (0,25 – 0,5).L = (225 – 450) (cm) Vậy chọn dầm tiết diện (250x50) “Theo sách: Kết cấu bê tông ứng lực trước căng sau trong nhà nhiều tầng – PGS.TS Lê Thanh Huấn” Với dầm biên chọn hd = 650, bd = 300 để phục vụ cho neo cáp ứng lực trước của sàn. Vách Phân tích lựa chọn phương án kết tầng hầm TCXD 198 - 1997 quy định độ dày của vách (b) phải thoả mãn điều kiện sau: b ( max (150; Ht/20 ) = max (150; 4500/20) = max (150; 225) (mm) Vậy ta chọn chiều dày của vách b = 400 mm Bê tông Tính toán tải trọng Tải trọng tác dụng lên công trình gồm có: Tải trọng đứng và tải trọng ngang. Tải trọng đứng gồm có: Trọng lượng bản thân và hoạt tải sử dụng. Tải trọng ngang gồm có: Tải trọng gió, áp lực đất lên tường tầng hầm và tải trọng động đất. Các tải trọng được xác định theo các tài liệu hiện hành của Việt Nam: TCVN 2737 : 1995 Tải trọng và tác động. Tiêu chuẩn thiết kế. TCXD 229 : 1999 Chỉ dẫn tính toán thành phần của tải trọng gió theo TCVN 2737 : 1995. TCXDVN 375 : 2006 Thiết kế công trình chịu động đất. Tiêu chuẩn thiết kế. TCVN 4453 : 1995. Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối – Quy phạm thi công và nghiệm thu. Và một số tài liệu khác. Nội lực: Dao động riêng và nội lực của công trình và các cấu kiện được tính toán trên phần mềm Etabs Version 9.7 và phần mềm Safe Version v12 của CSI. Tĩnh tải Bảng 2-1. Tải trọng sàn STT  Tải Trọng  d (mm)  g (KN/m3)  n  Gtc (KN/m2)  Gtt (KN/m2)   1  Tải Trọng sàn có xe cứu hỏa              7.87    Lớp vữa lót  170  18  1.3  3.06  3.98    Lớp đất đắp (chiều dày trung bình)  130  22  1.1  2.86  3.15    Sàn BTCT (tính trong Etabs)  0  25  1.1  0.00  0.00    Trát trần  15  18  1.3  0.27  0.35    Trần nhẹ  0  0  1.3  0.30  0.39   2  Tải trọng sàn thường              2.39    Gạch Ceramic  20  20  1.2  0.40  0.48    Lớp vữa lót  50  18  1.3  0.90  1.17    Sàn BTCT (tính trong Etabs)  0  25  1.1  0.00  0.00    Trát trần  15  18  1.3  0.27  0.35    Trần nhẹ  0  0  1.3  0.30  0.39   3  Tải trọng sàn WC              2.16    Gạch Ceramic  20  20  1.2  0.40  0.48    Lớp vữa lót và tạo dốc  40  18  1.3  0.72  0.94    Sàn BTCT (tính trong Etabs)  0  25  1.1  0.00  0.00    Trát trần  15  18  1.3  0.27  0.35    Trần nhẹ  0  0  1.3  0.30  0.39   4  Tải trọng mái tum              3.60    Gạch Ceramic  20  22  1.2  0.44  0.53    Lớp vữa lót  30  18  1.3  0.54  0.70    Gạch đất nung  20  22  1.2  0.44  0.53    Lớp BT chống thấm  40  25  1.1  1.00  1.10    Sàn BTCT (tính trong Etabs)  0  25  1.1  0.00  0.00    Trát trần  15  18  1.3  0.27  0.35    Trần nhẹ  0  0  1.3  0.30  0.39   Trọng lượng này được bổ sung thành tải trọng phân bố đều trên mặt các phần tử shell theo phương lực tác dụng. Bảng 2-2. Tải trọng tường Tên tầng  Cấu tạo  d (mm)  h (m)  g (KN/m2)  qtc (KN/m)  n  qtt (KN/m)  Tổng (KN/m)   Tầng hầm 1  Tường đặc 220  220  4.35  18  17.23  1.1  18.95  20.84    Vữa trát 2 bên  30  4.35  18  4.70  1.3  6.11  7.94    Tường Thạch cao  120  4.35  18  9.40  1.2  11.28  13.53   Tầng 1  Tường đặc 220  220  5.4  18  21.38  1.1  23.52  25.87    Vữa trát 2 bên  30  5.4  18  5.83  1.3  7.58  9.86    Tường Thạch cao  120  5.4  18  11.66  1.2  14.00  16.80   Tầng 2 - 5  Tường đặc 220  220  4.2  18  16.63  1.1  18.30  20.12    Vữa trát 2 bên  30  4.2  18  4.54  1.3  5.90  7.67    Tường Thạch cao  120  4.2  18  9.07  1.2  10.89  13.06   Tầng KT1  Tường đặc 220  220  3.3  18  13.07  1.1  14.37  15.81    Vữa trát 2 bên  30  3.3  18  3.56  1.3  4.63  6.02    Tường Thạch cao  120  3.3  18  7.13  1.2  8.55  10.26   Tầng 6 - 15  Tường đặc 220  220  3.6  18  14.26  1.1  15.68  17.25    Vữa trát 2 bên  30  3.6  18  3.89  1.3  5.05  6.57    Tường Thạch cao  120  3.6  18  7.78  1.2  9.33  11.20   Tầng KT2  Tường đặc 220  220  3.5  18  13.86  1.1  15.25  16.77    Vữa trát 2 bên  30  3.5  18  3.78  1.3  4.91  6.39    Tường Thạch cao  120  3.5  18  7.56  1.2  9.07  10.89   Tải trọng tường và vách ngăn được phân thành tải phân bố trên các dầm liên quan. Cũng có thể tạo dầm không có thuộc tính (dầm none) trong etabs và gán tải lên tại những vị trí có tải tường. Bảng 2-3. Tĩnh tải cầu thang STT  Tải Trọng  d (mm)  g (KN/m3)  n  Gtc (KN/m2)  Gtt (KN/m2)   1  Vữa XM mác 75  20  18  1.3  0.36  0.47   2  Bậc xây gạch đặc  75  18  1.1  1.35  1.49   3  Bản BTCT (Tính trong Etabs)  0  25  1.1  0.00  0.00   4  Gạch Ceramic  20  20  1.2  0.40  0.48   5  Vữa Trát mác 50 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC2 KC IN.doc
  • bakMBKT.bak
  • dwgdam - Thang.dwg
  • dwgkc san ULT.dwg
  • dwgKhung C.dwg
  • dwgMBKT.dwg
  • dwgmong (in).dwg
  • dwgTC coc.dwg
  • dwgTC dao dat.dwg
  • dwgTCthan.dwg
  • dwgTMB - Tien Do - THKPHM.dwg
  • edbFULL.EDB
  • xlsDONG DAT.xls
  • xlsDu toan mong ĐC2.xls
  • xlsKLCV.xls
  • xlsNL COT.xls
  • xlsSupport Reactions.xls
  • xlsTinh Tai.xls
  • xlsTT GIO.xls
  • xlsThep Cot.xls
  • xlsThep Dam.xls
  • docC1-Kien Truc.doc
  • docC3 - San.doc
  • docC4 - Dam.doc
  • docC5 - Cot.doc
  • docC6 - Thang.doc
  • docC7 - Mong.doc
  • docC8 - TC ngam.doc
  • docC9 - TC Than.doc
  • docC10 - TCTC.doc
  • docC11 - Du Toan.doc
  • docC12 - Ket Luan.doc
  • docloi noi dau_LAI.doc
  • docmuc luc_lai.doc
  • docPhu Luc_271-.doc
  • doctai lieu tham khao.doc
  • rarMOHINH_SAN SAFE.rar
  • rarsap DAM thang.rar