Đồ án Thiết kế thi công tuyến đường sắt

Căn cứ để lựa chọn giải pháp cho mỗi phương án tuyến là chọn tuyến hoặc bình diện tuyến. Yêu cầu chung của công tác vạch tuyến trên bình đồ: ­ Khắc phục các yếu tố khó khăn của tuyến đường về bình đồ, trắc dọc. ­ Tuyến hầm phải phù hợp với tổng thể mạng lưới đường hiện tại. ­ Các phương án tuyến phải xét đến sự thuận lợi cho thiết kế, đặc biệt là thi công. Phù hợp với công tác vận chuyển vật liệu, tận dụng được vật liệu tại chỗ nhằm giảm thiểu được chi phí xây dựng. ­ Sự lựa chọn của phương án phải dựa trên cơ sở phân tích , so sánh về kinh tế trong thiết kế, thi công, khai thác. Đặc biệt là yếu tố an toàn cho các phương tiện phải được bảo đảm. ­ Vạch tuyến bình đồ và trắc dọc của hầm được thiết kế đảm bảo các chức năng và mục đích của hầm như là một phần của tuyến đường theo địa hình, địa chất, sử dụng diều kiện môi trường dựa trên kết quả khảo sát, đo đạc ngay tại hiện trường. ­ Vạch tuyến của bình đồ nên chọn hướng tuyến thẳng, đường cong bán kính lớn để đảm bảo giao thông luôn thông suốt. ­ Độ dốc hầm đối với trắc dọc được lập phải lớn hơn 0.3% để đảm bảo thoát nước tự nhiên trong quá trình thi công hầm. Để đảm bảo điều kiện thông gió tốt trong hầm, giảm thiểu lượng khí thải của các phương tiện thì độ dốc dọc không vượt quá 4%. Dựa vào hai điểm khống chế A-B trên bình đồ với các yếu tố hình học của tuyến tôi đề xuất hai phương án đi tuyến.

doc23 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4378 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế thi công tuyến đường sắt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN II THIẾT KẾ CƠ SỞ Căn cứ để lựa chọn giải pháp cho mỗi phương án tuyến là chọn tuyến hoặc bình diện tuyến. Yêu cầu chung của công tác vạch tuyến trên bình đồ: Khắc phục các yếu tố khó khăn của tuyến đường về bình đồ, trắc dọc. Tuyến hầm phải phù hợp với tổng thể mạng lưới đường hiện tại. Các phương án tuyến phải xét đến sự thuận lợi cho thiết kế, đặc biệt là thi công. Phù hợp với công tác vận chuyển vật liệu, tận dụng được vật liệu tại chỗ nhằm giảm thiểu được chi phí xây dựng. Sự lựa chọn của phương án phải dựa trên cơ sở phân tích , so sánh về kinh tế trong thiết kế, thi công, khai thác. Đặc biệt là yếu tố an toàn cho các phương tiện phải được bảo đảm. Vạch tuyến bình đồ và trắc dọc của hầm được thiết kế đảm bảo các chức năng và mục đích của hầm như là một phần của tuyến đường theo địa hình, địa chất, sử dụng diều kiện môi trường dựa trên kết quả khảo sát, đo đạc ngay tại hiện trường. Vạch tuyến của bình đồ nên chọn hướng tuyến thẳng, đường cong bán kính lớn để đảm bảo giao thông luôn thông suốt. Độ dốc hầm đối với trắc dọc được lập phải lớn hơn 0.3% để đảm bảo thoát nước tự nhiên trong quá trình thi công hầm. Để đảm bảo điều kiện thông gió tốt trong hầm, giảm thiểu lượng khí thải của các phương tiện thì độ dốc dọc không vượt quá 4%. Dựa vào hai điểm khống chế A-B trên bình đồ với các yếu tố hình học của tuyến tôi đề xuất hai phương án đi tuyến. PHƯƠNG ÁN I- MỘT TUYẾN HẦM: THIẾT KẾ TUYẾN HẦM: Những yếu tố hình học của tuyến hầm. Điểm đầu tuyến: lý trình Km 0+00. Cao độ : 46m. Điểm cuối tuyến: lý trình Km 8+06 . Cao độ : 32m Bình diện tuyến thiết kế: số lượng đường cong trên tuyến:4 đường Vị trí và yếu tố các đường cong:  Bình diện hầm. Bình diện đường dẫn cửa A: đường dẫn nằm trên đương cong Chiều dài đường dẫn: l=200m, độ dốc i= 0.6% Bình diện đường dẫn cửa B: đường dẫn nằm trên đương cong Chiều dài đường dẫn: l=200m, độ dốc i= 1.4% Bố trí các hầm tránh: các hầm tránh được bố trí cách nhau 30m và bố trí so le nhau hai bên hầm. Cứ 300 bố trí một hầm… Vị trí cửa hầm: Cửa hầm A: Lý trình 1+515 Cửa hầm B: Lý trình 3+845 Chiều dài hầm:L= 2330m Vị trí hầm cấp gió và thông gió, dẫn gió: Trắc dọc tuyến hầm. -Đường dẫn phía cửa A: + Chiều dài 200m + Loại hình: nền đào + Độ dốc dọc: i=0.6% + Hướng dốc: -Đường dẫn phía cửa B: + Chiều dài 200m + Loại hình: nền đào + Độ dốc dọc: i=1.4% + Hướng dốc: -Trắc dọc trong hầm: Hầm hai hướng dốc, Nhánh phía cửa A dài 1060m, độ dốc i= 0.6%. Nhánh phía cửa B dài 1062m, độ dốc i= 1%. Chiều dài đoạn chuyển tiếp:200m, độ dốc i=0.6%. -Hẩm tránh: Đường hầm có chiều dài 2330m, không phải bố trí hầm tránh. KÍCH THƯỚC HÌNH HỌC CỦA ĐƯỜNG TRONG HẦM: Khổ giới hạn trong hầm. Định nghĩa: khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc là một đa giác khép kín, nằm trên mặt phẳng vuông góc với tim đườngtạo thành khoảng không tối thiểu dành cho giao thông, mọi chi tiết kết cấu của các công trình trên đường phải nằm bên ngoài đường bao giới hạn này. Khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc quy định thống nhất và áp dụng cho tất cả các công trình nhân tạo trên toàn tuyến. Trên đường sắt đơn, khổ giới hạn áp dụng cho hai loại đường 1000m và 1435m.  Khổ giới hạn 1435mm Các dạng khuôn hầm. Định nghĩa khuôn hầm: Đường cong viền kín bề mặt bê trong vỏ hầm gọi là đường khuôn hầm. Khuôn hầm bao kín khổ giới hạn cộng thêm khoảng hở (i. Khoảng hở (i : Trên đỉnh hầm 670-770mm Tại các điểm góc của khổ giới hạn 100-150mm Ngang tường hầm 250-500mm Khoảng không gian thoáng trong hầm đảm bảo yêu cầu khổ giới hạn và khoảng hở cần thiết giữa khổ giới hạn với vách hầm gọi là tĩnh không hầm. Khuôn hầm cần áp sát vào tĩnh không hầm để không đào mởi đường hang rộng ra thêm những khoảng không gian không cần thiết, vì vậy khuôn hầm cần phải thỏa mãn: Áp sát vào tĩnh không hầm. Là một đường cong tròn trơn. Dễ thi công trong đào đường hang và chế tạo ván khuôn vỏ hầm. Khuôn hầm có những dạng sau: Khuôn hầm dạng tường thẳng trần vòm tròn. Khuôn hầm dạng đường cong 3 tâm. Khuôn hầm dạng đường cong 5 tâm. Khuôn hầm dạng hình tròn. Đồ án thiết kế khuôn hầm đường sắt khổ 1435 theo đường cong 5 tâm. Dựa vào khổ giới hạn xác định các điểm giới hạn tĩnh không A,B,C và O. Điểm C cách đỉnh ray 1830mm, bằng 1/3 khổ giới hạn và cách cạnh đứng khổ giới hạn 500mm. Điểm O cách đỉnh khổ giới hạn 700mm. Từ điểm C đo sang bên phải đoạn thẳng 5500mm( bằng chiều cao khổ giới hạn ) được tâm O1. Lấy tâm O1 làm tâm vẽ cung tròn ECD có bán kính R1, với E là điểm ngang với đỉnh ray và đối xứng với E qua đường thẳng ngang CO1. lấy đối xứng qua đường tim được tâm O2 và cung tròn bên phải đường hầm. Nối đoạn AD và kẻ đường trung trực của AD cho đến khi cắt bán kính O1D tại điểm O3 lấy O3 làm tâm vẽ cung tròn đi qua hai điểm A, D lấy đối xứng qua trục được tâm O4. Điểm giao cắt của bán kính O3A với tim hầm là tâm O5 từ tâm O5 vẽ cung tròn AA’ ta được cung tròn phải dựng.  KẾT CẤU VỎ HẦM: Đường hầm thi công theo công nghệ NATM, hang đào được chống đỡ bằng bêtông phun và neo, vỏ hầm bằng bê tông đổ tại chỗ. Dọc theo chiều dài hầm, vỏ hầm được thiết kế theo một số dạng phù hợp với từng loại cấu tạo địa chất đã phân tích trong Chương III ở trên. Bêtông phun: Công nghệ phun: Phun khô, phun ướt, phun ẩm, phun hỗn hợp. Hầm đường sắt đơn có tiết diện nhỏ, nên chọn công nghệ thi công phun ướt có ưu điểm chất lượng dễ khống chế, bụi bặm và lượng đàn hồi trong quy trình phun rất ít. - Công nghệ phun ướt: phun ướt là đem cốt liệu, ximăng và nước theo tỉ lệ thiết kế trộn đều, dùng máy phun ướt đưa bêtông đến đầu phun, tại đó gia thêm chất ninh kết nhanh và phun ra. Bêtông được phun ngay vào mặt đá sau khi đào xong hầm. Trước khi phun cần phun nước rửa sạch vật liệu rời trên mặt hầm.Trong quá trình phun bêtông va voi phun phải thẳng góc với bề mặt đá và phải cách mặt đá khoảng một mét để giảm thiểu lượng bêtông bị bật lại và để lớp sau gắn chặt vào lớp trước.  Dây chuyền công nghệ phun ướt - Chiều dày phun: Chiều dày thiết kế của bêtông phun, để đảm bảo chống được phong hóa, xâm thực, thì không nhỏ hơn 30mm; nếu làm kết cấu chống đỡ thì không 200mm. Chọn chiều dày bêtông phun 60mm. - Thành phần hỗn hợp trong một m3 vữa ướt bao gồm xi măng 425kg, cát ( 0.8mm) 1713kg. Tỷ lệ N/X: 0.47-0.48 đảm bảo độ sụt 20cm và phụ gia SiO2 là 1.7% lượng xi măng. Neo:sử dụng neo ma sát swellex Neo ma sát được cấu tạo từ ống ống thép có rãnh hở bao gồm hai bộ phận chính là thân neo và tấm đệm, thân neo được làm bằng tấm có cường độ và đàn tính cao, cuộn thành ống, theo phương pháp gia công nguội trên suốt chiều dài thân neo có để một rãnh hở chiều rộng từ 8-26mm đầu trên của thân neo (đuôi neo) được tạo hình côn, đầu dưới được làm 1 vòng gân bằng thép I 8mm đường kính của thân neo từ 41mm, chiều dài neo phụ thuộc vào yêu cầu sử dụng, thường thì từ 1,5-2 m đế đỡ bằng thép có hình tròn hoặc hình vuông. Các dạng kết cấu vỏ hầm chính: Dạng khuôn hầm: khuôn hầm đường sắt khổ 1435 dựng theo đường cong 5 tâm. Dạng vỏ hầm: vỏ hầm tường cong, chiều dày lớp vỏ 300mm  KIẾN TRÚC TẦNG TRÊN Đệm đường đá dăm tà vẹt bêtông. Mặt đường gồm hai lớp, lớp trên là lớp đá ba lat dày 250mm, lớp dưới là lớp đá đáy dày 100mm. Tà vẹt sử dụng loại tà vet bêtông , có ưu điểm tăng độ ổn định đường ray, tăng tuổi thọ, tiết kiệm gỗ. Ray sử dụng loại ray P50. PHÒNG NƯỚC VÀ THOÁT NƯỚC TRONG HẦM: Cấu tạo lớp chống thấm vỏ hầm. Phun bêtông bịt nước: trong quá trình che chống lần đầu bằng bê tông phun, kết hợp với phun bê tông bịt nước. Nhưng chú ý là phải tăng chất ninh kết nhanh, tiến hành phun liên tục, những chỗ khe hở lớn chính không cần phun bêtông, để dòng nước có thể tập chung vào khe hở chính chảy vào rãnh ngầm và qua rãnh ngầm thoát ra ngoài. Sử dụng tấm chất dẻo bịt nước bọc bên ngoài lớp vỏ hầm. Bố trí hệ thống rãnh thoát. - Thoát nước trong hầm bao gồm hai bộ phận chính: thoát nước ngoái hầm và thoát nước trong hầm: - Thoát nước ngoài hầm: chủ yếu là thoát nước vào mùa mưa bằng cách xây dựng hệ thống rãnh thoát nước hai bên cửa hầm và hệ thống rãnh dọc dẫn nước dưới chân mái taluy nền đào phía cửa hầm. - Thoát nước trong hầm: nước trong hầm chủ yếu do quá trình thi công sửa chữa và do nước ngầm xung quanh thấm vào do hệ thống cách nước chưa đảm bảo. Xử lý: áp dụng phương pháp thoát nước theo dốc bằng cách bố trí hệ thống rãnh dọc thoát nước một bên có độ dốc bằng độ dốc dọc đường hầm và các rãnh ngầm để thoát nước phía sau vỏ hầm. Cấu tạo rãnh thoát nước.  Rãnh doc: rộng 400mm, sâu 600mm, có độ dốc bằng độ dốc dọc của hầm. Được thi công đồng thời cùng với bản đáy hầm để để đảm bảo tính toàn khối của rãnh. Rãnh ngầm: sử dụng loại rãnh ngầm ống mềm lò xo: loại này sử dụng sợi thép bọc chất dẻo có tính đàn hồi tốt vấn thành lò xo hình tròn, dùng là giá sườn thoát nước. khi lắp đặt ngoài phủ màng chất dẻo và màng lọc bằng thép, bắt đầu từ chỗ có nước thấm đặt theo vòng và nối vào lỗ thoát nước. Lỗ thoát nước được bố trí ở chân của vỏ hầm, lỗ sẽ đưa nước vào rãnh ngầm trực tiếp thoát vào rãnh dọc của hầm. Khoảng cách giữa các lỗ 30m. THIẾT KẾ CỬA HẦM: Cửa hầm phía Bắc: Vị trí cửa hầm: lý trình 1+515.m Cao độ thiết kế : 44.6m. Cao độ mặt đất tự nhiên: 54.6m Dạng kết cấu cửa hầm: cửa hầm có tường chắn, nền đào chữ V Bạt mái taluy: Cấp một: cao 10m, nghiêng 1:0.5, sử dụng tường chắn và bêtông phun để giữ ổn định Cấp hai : nghiêng 1:1.25.  Cửa hầm phía Nam: Vị trí cửa hầm: lý trình 3+850.m Cao độ thiết kế : 36.81 m. Cao độ mặt đất tự nhiên: 47m Dạng kết cấu cửa hầm: cửa hầm có tường chắn, nền đào chữ V Bạt mái taluy: Cấp một: cao 10m, nghiêng 1:0.5, sử dụng tường chắn và bêtông phun để giữ ổn định Cấp hai : nghiêng 1:1.25.  CỬA HẦM PHÍA NAM THÔNG GIÓ VÀ CHIẾU SÁNG TRONG HẦM: a Thông gió: Thông gió được dùng để đảm bảo các điều kiện bình thường cho con ngưòi trong đường hầm, thoả mãn các điều kiện vệ sinh môi trường. Các thiết bị thông gió cần bảo đảm sự trao đổi không khí cần thiết để giữ được độ sạch, nhiệt đồ và độ ẩm không khí yêu cầu. Người ta đã xác định được rằng độ độc hại cơ bản trong đường tàu điện ngầm là nhiệt, khí ẩm và điôxít cácbon(CO2) thải ra từ con người, từ các thiết bị đang hoạt động và chuyển động của đoàn tàu cũng như từ sự xâm nhập của không khí bên ngoài vào đưòng ngầm. Ngoài ra độ độc hại trong đường tầu điện ngầm có thể là bụi tạo nên trong đường ngầm cùng với không khí thông gió vào đường ngầm, khói lẫn dầu mỡ và sự trao đổi vi sinh của không khí. Lượng không khí cần thiết để thông gió trong đường ngầm mê trô theo nhiệt dư phụ thuộc vào điều kiện địa chất thuỷ văn dọc tuyến đường ngầm, vật liệu vỏ hầm, nhiệt độ đất xung quanh và tốc độ chuyển động của không khí trong đường ngầm. Dựa trên các đặc điểm của tuyến đó là: Chiều dài tuyến 2.3km là khá dài Phương tiện vận chuyển là tàu diezen nên gây ra ô nhiễm khói bụi trong đường hầm. Kết cấu vỏ hầm dạng hình thoi, mặt cắt ngang không lớn nên khi tàu chuyển động sẽ tạo ra hiệu ứng pittong, tuy nhiên hầm quá dài, hai hướng dốc nên không thể sử dụng thông gió tự nhiên. Do đó phải bố trí hệ thống thông gió. Biện pháp thông gió: Các căn cứ để lựa chọn biện pháp thông gió: Dựa vào lưu lượng khí thải của các phương tiện giao thông và cua nham thạch. Dựa vào chiều dài hầm, diện tích hầm và sự chênh lệch áp suất giữa hai cửa hầm. Vận tốc tự nhiên của gió. Phương án thứ nhất có tổng chiều dài hầm là 2230 m theo nguyên tắc thiết kế thông gió với hầm đường sắt có chiều dài trên 800 bắt buộc phải bố trí thông gió nhân tạo. Để lợi dụng hiệu ứng pittông của hầm đường sắt em sử dụng hình thức thông gió dọc hầm Sơ đồ thông gió:  Hầm đường sắt nên áp dụng sơ đồ thông gió dọc hầm hỗn hợp: trạm cấp gió bố trí ở hai phia cửa hầm, khi quạt gió có rèm đóng kín phía cửa ra và mở phía của vào. Tại của hệ thống van hút mở, hệ thống can đẩy đóng còn phía cửa mở thì ngược lại do đó tạo thành luồng không khí sạch thổi dọc theo hầm theo chiều đoàn tàu. Khi đoàn tàu chạy ngược lại thì phối hợp đóng mở của hệ thống sẽ đảo chiều, do đó luồng không khí sẽ đảo chiều mà không cần thay đổi chiều của hệ thống quạt. Biện pháp chiếu sáng và bố trí hệ thống chiếu sáng. Sử dụng các bóng đèn 100W bố trí so le nhau hai bên tường. Mỗi bóng cách nhau 30 m, chiều cao đặt bóng là 5 m. BIỆN PHÁP THI CÔNG CHỈ ĐẠO: Biên pháp đào và chống đỡ đường hang: Biện pháp đào đường hang. Khu vực đào hầm có fkp( 4 chọn phương pháp khoan nổ để thi công đào đường hang. Thực hiện cơ giới hóa hầu hết qúa trình thi công, gương đào được mở một lần trên toàn tiết diện ngang hầm. Phương pháp này thường áp dụng trong đá ổn định có độ cứng fk ( 4 đối với những hầm có tiết diện ngang ( 120 m2. Các dạng kết cấu chống đỡ. Do điều kiện địa chất tương đối ổn định (), đồng thời để tăng tiến độ thi công, mở rộng không gian thi công, chọn phương án chống tạm bằng neo chêm kết hợp với BT phun + lưới thép. Ưu điểm của biện pháp chống tạm này là : +Áp dụng được các công nghệ hiện đại, đẩy nhanh được tiến độ thi công +Tạo được khoảng không rộng trong hầm để quá trình thi công được thuận lợi hơn Biện pháp bốc xúc đất đá thải: Kích thước gương đào: chiều cao h= 7.5m, bề rộng B = 6.6 m. Do đó quá trình đào áp dụng các máy có kích thước vừa Biện pháp đổ bêtông vỏ hầm: Đổ bê tông vỏ hầm chính là công tác che chắn lần hai, sử dụng biện pháp đổ bê tông thuận từ dưới lên và đổ đồng thời cả hai bên hầm theo thứ tự một cách liên tục. Theo hướng dọc chiều dài hầm cần chia đoạn để tiến hành chiều dài mỗi đoạn thường là 9 -12m. Vỏ hầm được đổ bê tông liền khối. Sử dụng máy bơm bê tông lấy từ trạm trộn bê tông liên hợp phía ngoài hầm nhờ xe chuyên dùng chở bê tông. Công tác chuẩn bị thi công vỏ hầm: Đo đạc lại tim hầm, mặt bằng nền, kiểm tra mặt cắt đào, cắm tuyến định vị sau đó lắp dựng ván khuôn; ở đây sử dụng ván khuôn di động và cuối cùng là công tác chuẩn bị bê tông và vận chuyển bê tông. Do không gian trong hầm chật hẹp nên phần lớn bê tông phải được chế tạo sẵn bên ngoài xong sau đó dùng xe chuyên dụng chuyên chở bê tông đến cấp cho máy đổ bê tông. Sau khi đổ xong bê tông vỏ hầm cần phải bảo dưỡng đúng theo quy định. . Biện pháp thi công cửa hầm: B1: Đào bạt phía trước cửa hầm tạo thành một mặt phẳng vuông góc với tim hầm. B2: Dựng cửa hầm giả để bảo vệ khu vực phía trước cửa hầm trong quá trình thi công. Phía trên noóc cửa hầm giả rải một lớp cát để đá không lăn xuống. B3: Thi công đào hầm. Sau khi đào hẩm xong, tiếp tục đào bạt cửa hầm như thiết kế. Biện pháp tổ chức thi công: Để tổ chức quá trình thi công các công tác xây lắp theo đúng với thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công, tại nơi xây dựng bố trí mặt bằng xây dựng. Mặt bằng chính được bố trí trước cửa hầm, bao gồm cac hạng mục: Trạm phát điện, trạm cung cấp khí nén, xưởng cơ khí, xưởng sửa chữa thiết bị khoan, kho vật liệu và công cụ, sân cốt thép, kho cốt thép, kho gỗ, xưởng mộc, xưởng bêtông và trạm trộn bêtông, kho xi măng, bại để cát sỏi, đá dăm, kho để cấu liện lắp ghép vỏ, kho để các thiết bị bên trong, kho thuốc nổ và phương tiện gây nổ dặt cách xa mặt bằng xây dựng trên 50m, hệ thống phòng hỏa, khu nha ở của cán bộ, trạm y tế, trạm cấp nước nóng… Bãi thải vật liệu… KHỐI LƯỢNG THI CÔNG CHÍNH -Khối lượng thi công đoạn đường ngoài hầm: + Khối lượng đào: 134744 m3 + Khối lượng đắp: 80000m3 -Khối lượng đất đá đào hầm: 97860m3 PHƯƠNG ÁN II- TUYẾN HAI HẦM: THIẾT KẾ TUYẾN HẦM: Những yếu tố hình học của tuyến hầm. Điểm đầu tuyến: lý trình Km 0+00. Cao độ : 47m. Điểm cuối tuyến: lý trình Km 8+220 . Cao độ : 30m Bình diện tuyến thiết kế: số lượng đường cong trên tuyến:5 đường Vị trí và yếu tố các đường cong:  Bình diện hầm. a) Tuyến hầm thứ nhất: Bình diện đường dẫn cửa A: đường dẫn nằm trên đường cong và đoạn đường thẳng Chiều dài đường dẫn: l=200m, độ dốc i= 0.6% Bình diện đường dẫn cửa B: đường dẫn nằm trên đương cong Chiều dài đường dẫn: l=200m, độ dốc i= 0.6% Bố trí các hầm tránh: các hầm tránh được bố trí cách nhau 30m và bố trí so le nhau hai bên hầm. Vị trí cửa hầm: Cửa hầm A: Lý trình 1+560 Cửa hầm B: Lý trình 2+144 Chiều dài hầm:L= 584m Do tuyến hầm ngắn, nên sử dụng thông giớ tự nhiên b) Tuyến hầm thứ hai: Bình diện đường dẫn cửa A: dùng cầu dẫn Chiều dài đường dẫn: l=400m, độ dốc i= 0.6% Bình diện đường dẫn cửa B: đường dẫn nằm trên đường cong Chiều dài đường dẫn: l=200m, độ dốc i= 0.6% Bố trí các hầm tránh: các hầm tránh được bố trí cách nhau 30m và bố trí so le nhau hai bên hầm. Vị trí cửa hầm: Cửa hầm A: Lý trình 3+210 Cửa hầm B: Lý trình 4+80 Chiều dài hầm:L= 870m Do tuyến hầm ngắn, nên sử dụng thông giớ tự nhiên Trắc dọc tuyến hầm. a) Tuyến hầm thứ nhất -Đường dẫn phía cửa A: + Chiều dài 200m + Loại hình: nền đào + Độ dốc dọc: i=0.6% + Hướng dốc: dốc xuống -Đường dẫn phía cửa B: + Chiều dài 200m + Loại hình: nền đào + Độ dốc dọc: i=0.6% + Hướng dốc: dốc xuống -Trắc dọc trong hầm: Hầm một hướng dốc, độ dốc dọc hầm i= 0.6%. -Hẩm tránh: Đường hầm có chiều dài 560m, không phải bố trí hầm tránh, b) Tuyến hầm thứ hai -Cầu dẫn phía cửa A: + Cầu dàn thép, chiều dài 400m, chiều dài nhịp 100m, chiều cao dàn 10m, chiều dài khoang 10m. + Độ dốc dọc: i=0.6% + Hướng dốc: dốc lên -Đường dẫn phía cửa B: + Chiều dài 200m + Loại hình: nền đào và đắp + Độ dốc dọc: i=0.6% + Hướng dốc: dốc xuống -Trắc dọc trong hầm: Hầm một hướng dốc, độ dốc dọc hầm i= 0.6%. -Hẩm tránh: Đường hầm có chiều dài 870m, không phải bố trí hầm tránh, THIẾT KẾ CỬA HẦM: a. Tuyến hầm thứ nhất Cửa hầm phía Bắc: Vị trí cửa hầm: lý trình 1+560.m Cao độ thiết kế : 43.9m. Cao độ mặt đất tự nhiên: 54.4m Dạng kết cấu cửa hầm: cửa hầm có tường chắn, nền đào chữ u Bạt mái taluy: Cấp một: cao 10m, nghiêng 1:0.5, sử dụng tường chắn và bêtông phun để giữ ổn định Cấp hai : nghiêng 1:1.25.  CỬA HẦM PHÍA BẮC Cửa hầm phía Nam: Vị trí cửa hầm: lý trình 2+144.m Cao độ thiết kế : 40m. Cao độ mặt đất tự nhiên: 51.7m Dạng kết cấu cửa hầm: cửa hầm có tường chắn, nền đào chữ V Bạt mái taluy: Cấp một: cao 10m, nghiêng 1:0.5, sử dụng tường chắn và bêtông phun để giữ ổn định Cấp hai : nghiêng 1:1.25.  CỬA HẦM PHÍA NAM b. Tuyến hầm thứ hai: 1.1 Cửa hầm phía Bắc: Vị trí cửa hầm: lý trình 3+210.m Cao độ thiết kế : 44.5m. Cao độ mặt đất tự nhiên: 55m Dạng kết cấu cửa hầm: cửa hầm có tường chắn, nền đào chữ u Bạt mái taluy: Cấp một: cao 10m, nghiêng 1:0.5, sử dụng tường chắn và bêtông phun để giữ ổn định Cấp hai : nghiêng 1:1.25.  CỬA HẦM PHÍA BẮC Cửa hầm phía Nam: Vị trí cửa hầm: lý trình 4+80.m Cao độ thiết kế : 37.1m. Cao độ mặt đất tự nhiên: 47m Dạng kết cấu cửa hầm: cửa hầm có tường chắn, nền đào chữ U Bạt mái taluy: Cấp một: cao 10m, nghiêng 1:0.5, sử dụng tường chắn và bêtông phun để giữ ổn định Cấp hai : nghiêng 1:1.25.  CỬA HẦM PHÍA NAM THÔNG GIÓ VÀ CHIẾU SÁNG TRONG HẦM: a Thông gió: Thông gió được dùng để đảm bảo các điều kiện bình thường cho con ngưòi trong đường hầm, thoả mãn các điều kiện vệ sinh môi trường. Các thiết bị thông gió cần bảo đảm sự trao đổi không khí cần thiết để giữ được độ sạch, nhiệt đồ và độ ẩm không khí yêu cầu. Người ta đã xác định được rằng độ độc hại cơ bản trong đường tàu điện ngầm là nhiệt, khí ẩm và điôxít cácbon(CO2) thải ra từ con người, từ các thiết bị đang hoạt động và chuyển động của đoàn tàu cũng như từ sự xâm nhập của không khí bên ngoài vào đưòng ngầm. Ngoài ra độ độc hại trong đường tầu điện ngầm có thể là bụi tạo nên trong đường ngầm cùng với không khí thông gió vào đường ngầm, khói lẫn dầu mỡ và sự trao đổi vi sinh của không khí. Lượng không khí cần thiết để thông gió trong đường ngầm theo nhiệt dư phụ thuộc vào điều kiện địa chất thuỷ văn dọc tuyến đường ngầm, vật liệu vỏ hầm, nhiệt độ đất xung quanh và tốc độ chuyển động của không khí trong đường ngầm. Dựa trên các đặc điểm của tuyến đó là: Chiều dài tuyến hai

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPHNIIH~1.DOC
  • dwg11.TienDoTC.dwg
  • dwgBAN TONG HOP.dwg
  • dwgDa giao van khuon do be tong vo ham.dwg
  • dwgDay truyen cong nghe thi cong.dwg
  • dwgFenner - Patcher.dwg
  • dwgFenner - Patcher_recover.dwg
  • dwgho chieu khoan no.dwg
  • dwgket cau ray1.dwg
  • dwgMat bang thi cong.dwg
  • dwgmat cat ket cau ham dai dien.dwg
  • docPHNIHO~1.DOC
  • docPHNIII~1.DOC
  • docPHNIV~1.DOC
Luận văn liên quan