Đồ án Thiết kế tổ chức thi công công trình Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy – Tổng công ty giấy Việt Nam

Thiết kế tổ chức thi công là phần quan trọng trong công tác chuẩn bị thi công xây dựng công trình do đơn vị thi công đảm nhận. Thiết kế tổ chức thi công là việc xây dựng biện pháp tổ chức thi công hiệu quả nhất, phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị. Thiết kế tổ chức thi công hợp lý sẽ góp phần làm giảm chi phí xây dựng, rút ngắn thời hạn thi công, đảm bảo chất lượng xây lắp và an toàn trong thi công. Trên cơ sở thiết kế tổ chức thi công ta có thể xác định được các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật như: giá thành xây lắp, thời hạn xây dựng công trình. Dựa trên cơ sở đó đơn vị lập ra kế hoạch cung cấp phân phối vốn cho từng giai đoạn thi công. Tổ chức thi công là khâu cuối cùng để đưa sản phẩm xây dựng từ trên giấy thành công trình thực sự. Tổ chức sản xuất hợp lý sẽ biến những kết quả nghiên cứu về công nghệ xây dựng thành hiện thực. Hơn nữa ngày nay trong công việc công nghiệp hoá đòi hỏi phải chuẩn bị chu đáo về mặt tổ chức, kỹ thuật, phải tôn trọng các tiêu chuẩn, định mức, quy trình quy phạm và đảm bảo chất lượng cao trong thi công xây lắp nên việc nghiên cứu “thiết kế tổ chức thi công” là cần thiết và quan trọng. Thiết kế tổ chức thi công sẽ giúp tìm được một phương án thi công hợp lý nhất để thực hiện thi công một dự án, một công trình xây dựng. Thông qua việc thiết kế tổ chức thi công ta xác định được tiến độ thi công cho toàn bộ công trình hay từng hạng mục công trình, từ đó xác định được thời gian đưa công trình hay hạng mục công trình vào sử dụng. Công trình xây dựng thường có vốn đầu tư lớn và thời gian thi công kéo dài nên việc thiết kế thi công được thực hiện tốt sẽ giúp cho chủ đầu tư và bên thi công có một kế hoạch vốn hợp lý, tránh bị ứ đọng vốn lâu dài gây thiệt hại cho các bên tham gia thi công. Ngoài ra việc thiết kế tổ chức thi công còn giúp tổ chức thi công có kế hoạch về vật tư, xe máy, và nhân công phù hợp, tránh được những tổn thất không đáng có trong quá trình thi công, làm tăng lợi nhuận, tiết kiệm được những chi phí của nhà thầu, góp phần làm tăng đời sống cán bộ công nhân viên.

doc152 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2226 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế tổ chức thi công công trình Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy – Tổng công ty giấy Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ CỦA THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG. Thiết kế tổ chức thi công là phần quan trọng trong công tác chuẩn bị thi công xây dựng công trình do đơn vị thi công đảm nhận. Thiết kế tổ chức thi công là việc xây dựng biện pháp tổ chức thi công hiệu quả nhất, phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị. Thiết kế tổ chức thi công hợp lý sẽ góp phần làm giảm chi phí xây dựng, rút ngắn thời hạn thi công, đảm bảo chất lượng xây lắp và an toàn trong thi công. Trên cơ sở thiết kế tổ chức thi công ta có thể xác định được các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật như: giá thành xây lắp, thời hạn xây dựng công trình. Dựa trên cơ sở đó đơn vị lập ra kế hoạch cung cấp phân phối vốn cho từng giai đoạn thi công. Tổ chức thi công là khâu cuối cùng để đưa sản phẩm xây dựng từ trên giấy thành công trình thực sự. Tổ chức sản xuất hợp lý sẽ biến những kết quả nghiên cứu về công nghệ xây dựng thành hiện thực. Hơn nữa ngày nay trong công việc công nghiệp hoá đòi hỏi phải chuẩn bị chu đáo về mặt tổ chức, kỹ thuật, phải tôn trọng các tiêu chuẩn, định mức, quy trình quy phạm và đảm bảo chất lượng cao trong thi công xây lắp nên việc nghiên cứu “thiết kế tổ chức thi công” là cần thiết và quan trọng. Thiết kế tổ chức thi công sẽ giúp tìm được một phương án thi công hợp lý nhất để thực hiện thi công một dự án, một công trình xây dựng. Thông qua việc thiết kế tổ chức thi công ta xác định được tiến độ thi công cho toàn bộ công trình hay từng hạng mục công trình, từ đó xác định được thời gian đưa công trình hay hạng mục công trình vào sử dụng. Công trình xây dựng thường có vốn đầu tư lớn và thời gian thi công kéo dài nên việc thiết kế thi công được thực hiện tốt sẽ giúp cho chủ đầu tư và bên thi công có một kế hoạch vốn hợp lý, tránh bị ứ đọng vốn lâu dài gây thiệt hại cho các bên tham gia thi công. Ngoài ra việc thiết kế tổ chức thi công còn giúp tổ chức thi công có kế hoạch về vật tư, xe máy, và nhân công phù hợp, tránh được những tổn thất không đáng có trong quá trình thi công, làm tăng lợi nhuận, tiết kiệm được những chi phí của nhà thầu, góp phần làm tăng đời sống cán bộ công nhân viên. Thiết kế tổ chức thi công tốt còn đưa ra được một tổng mặt bằng tối ưu nhất làm cho quá trình thi công hợp lý phù hợp với công nghệ sản xuất. Nó thể hiện khả năng công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật và trình độ sản xuất của doanh nghiệp xây dựng. 2. NHIỆM VỤ CỦA ĐỒ ÁN Nhiệm vụ của đồ án tốt nghiệp là thiết kế tổ chức thi công công trình: “Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy – Tổng công ty giấy Việt Nam” Bao gồm các công việc chủ yếu sau : - Thiết kế tổ chức thi công công tác thi công phần ngầm bao gồm: các công tác thi công cọc, công tác đào đất hố công trình, công tác đổ bê tông cốt thép móng. - Thiết kế tổ chức thi công công tác bê tông cốt thép khung chịu lực phần thân và mái công trình. - Thiết kế tổ chức thi công các công tác còn lại gồm: + Công tác xây tường. + Công tác hoàn thiện công trình. + Công tác lắp đặt thiết bị cho công trình. Sau khi thiết kế tổ chức thi công cho các công tác thì tiến hành lập tổng tiến độ thi công công trình. Dựa trên tổng tiến độ thi công tính toán nhu cầu vật tư, kỹ thuật phục vụ thi công công trình theo tổng tiến độ đó lập và tính toán kho bãi dự trữ vật liệu, lán trại tạm, điện nước phục vụ thi công. Từ số liệu tính toán được sẽ thiết kế tổng mặt bằng thi công công trình. Từ nhu cầu vật tư, kỹ thuật và nhân lực phục vụ thi công công trình ta tiến hành tính giá thành thi công công trình. 3. SỐ LIỆU CƠ SỞ VÀ NỘI DUNG CỦA ĐỒ ÁN. 3.1 Số liệu cơ sở của đồ án: - Hợp đồng giao nhận thầu xây lắp công trình. - Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công. - Báo cáo kết quả khảo sát do chủ đầu tư cung cấp và số liệu điều tra khảo sát tại nơi đặt công trình do nhà thầu thực hiện. - Định mức, đơn giá của nhà nước và của nhà thầu xây lắp. - Tiêu chuẩn, quy chuẩn về thi công xây lắp. - Các tài liệu, số liệu khác có liên quan. 3.2 Nội dung của đồ án Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đồ án được trình bày trong các chương sau: Chương 1: Giới thiệu về công trình và điều kiện thi công công trình. Chương 2: Tổ chức thi công các công tác chủ yếu. - Ép cọc móng. - Đào đất hố móng. - Thi công đài cọc, móng BTCT. - Thi công khung sàn bê tông cốt thép tại chỗ. - Thi công tường ngăn bao che. - Thi công công tác hoàn thiện và lắp đặt thiết bị. Chương 3: Lập tổng tiến độ thi công và lập kế hoạch cung ứng nguồn lực thi công theo tiến độ. Chương 4: Thiết kế tổng mặt bằng thi công. Chương 5: Tính toán dự toán giá thành thi công. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TRÌNH VÀ ĐIỀU KIỆN THI CÔNG CÔNG TRÌNH -------------- 1. Giới thiệu về công trình: Tên công trình và địa điểm xây dựng: - Tên công trình: Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy - Địa điểm xây dựng: Xã Phù Ninh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ - Chủ đầu tư : Tổng công ty giấy Việt Nam - Đơn vị thiết kế: Công ty CP tư vấn xây dựng D&C – Hà Nội - Đơn vị thi công: Công ty CP xuất nhập khẩu và xây dựng Sông Hồng. 2. Giải pháp kết cấu và kiến trúc của công trình. 2.1. Giải pháp về quy hoạch và kiến trúc công trình. - Công trình được thiết kế và thi công làm 1 giai đoạn Xây dựng nhà làm việc cao 6 tầng. Trong đồ án này ta sẽ thiết kế tổ chức thi công cho toà nhà làm việc 6 tầng. Lối vào công trình được tổ chức như sau: - Trên tổng thể khu đất, công trình được đặt giữa khu đất có thể tiếp cận từ cả 2 phía qua các lối cổng vào và cổng ra. - Cổng vào được đặt quay về hướng Nam, cổng ra quay về phía Tây. - Xung quanh công trình được bố trí cây xanh và đường nội bộ từ góc đường. - Đường nội bộ công trình rộng 6m, bố trí chạy vòng quanh khu đất để khi có xảy ra sự cố, xe cứu thương hay cứu hoả có thể dễ dàng tiếp cận từ nhiều phía, hạn chế tối đa sự cố xảy ra. - Cơ cấu tổ chức tổng mặt bằng phù hợp với khu vực và qui hoạch chung của khu đô thị mới. Quy mô công trình đạt các chỉ tiêu sau : - Diện tích khu đất xây dựng :7776m2 - Tầng cao : 6 tầng - Cấp công trình : Cấp I - Bậc chịu lửa : Bậc I - Diện tích xây dựng : 2900 m2 - Diện tích sàn xây dựng : 1045 m2 Mặt bằng kiến trúc các tầng của công trình Công trình xây dựng gồm 6 tầng: Tầng 1: Bao gồm chức năng sảnh chính, hành lang ở giữa rộng 3m, các phòng chức năng của Viện nghiên cứu giấy, phòng vệ sinh, 2 cầu thang lên xuống ... Tầng 2,3,4,5,6: Bao gồm các phòng chức năng của Viện nghiên cứu giấy, phòng vệ sinh, hành lang giữa rộng 3m... 2.2. Giải pháp kết cấu. Công trình nhà làm việc 6 tầng Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy – Tổng công ty giấy Việt Nam có kết cấu công trình là loại kết cấu khung giằng chịu lực, sàn bê tông cốt thép toàn khối, tường xây làm nhiệm vụ bao che, ngăn cách. 2.2.1. Phần ngầm. Theo hồ sơ thiết kế kết cấu móng cho công trình là móng cọc bê tông cốt thép 250x250 ép sâu 12m. Cọc được thi công bằng phương pháp ép tĩnh. Dự kiến kích thước cọc và hệ thống đài cọc giằng móng sẽ như sau: - Cọc có tiết diện 250x250, có sức chịu tải vật liệu là 108,6 tấn, sức chịu tải đất nền là 57,4 tấn. - Cọc có chiều dài 12m chia làm 2 đoạn : 1 đoạn mũi dài 6m và 1 đoạn thân dài 6m. Cọc cắm vào lớp cát thô, cọc ngàm vào đài 0,1m, mặt đài cách mặt đất tự nhiên 1,7m. Đài cọc và giằng móng dùng bê tông cốt thép đổ tại chỗ vữa bê tông thương phẩm M200 2.2.2. Phần thân. Thân nhà có kết cấu khung không gian bê tông cốt thép và hệ sàn bê tông cốt thép đổ toàn khối cho công trình. Tường xây gạch làm bao che và vách ngăn cách là loại gạch có kích thước 105x220x65 M75. Hai cầu thang bộ một nằm ở trung tâm, một ở đầu trục 1 – 2/A – B, hành lang giữa chia công trình thành 2 dãy đối diện nhau. 2.2.3. Phần mái. Phần mái của công trình được thiết kế bê tông cốt thép toàn khối, phía trên xây tường thu hồi, lắp xà gồ thép C120x50x4 và lợp tôn liên doanh dày 0.47 ly. 2.2.4. Đánh giá giải pháp kiến trúc, kết cấu trên địa điểm thi công. Những điểm thuận lợi và khó khăn: + Khó khăn : Qua nghiên cứu giải pháp kiến trúc và kế cấu của công trình cho thấy diện tích xây dựng tương đối lớn, công trình cao tầng, giải pháp kiến trúc phức tạp. + Thuận lợi : Khối lượng các tầng, kiến trúc mặt đứng , mặt bằng từ tầng 1 trở lên tương tự như nhau thông qua việc phân tích, đánh giá trên thiết kế tổ chức thi công phải tìm ra những giải pháp tốt nhất, phương án thi công khả thi nhất để đảm bảo thời gian thi công, chất lượng công trình, hạ giá thành sản phẩm, mạng lại hiệu quả kinh tế cao. 3. Điều kiện tự nhiên, hạ tầng kỹ thuật 3.1. Điều kiện địa hình, đia chất. Khu đất xây dựng nằm trong khu đô thị mới có hiện trạng khu đất là các thửa đất ruộng canh tác của nhân dân, mặt bằng tương đối bằng phẳng. Nhìn chung địa chất khu vực tương đối thuận lợi để thiết kế xây dựng công trình Theo báo cáo khảo sát địa chất do Công ty CP tư vấn xây dựng D&C – Hà Nội thực hiện tháng 12/2011, nền đất khu vực dự kiến xây dựng bao gồm các lớp : 1. Lớp đất thổ nhưỡng, d = 0,45 – 0,55 m 2. Lớp sét pha nhão, d = 3,5- 3,9m 3. Lớp cát pha dẻo mềm, d = 7 – 7,6m 4. Lớp cát thô Trong đó lớp cuối cùng là thích hợp làm nền móng cho nhà cao tầng. Đỉnh lớp từ 12,5 m – 13,0 m chưa xác định đáy lớp. 3.2. Điều kiện khí hậu. - Nhiệt độ bình quân hàng năm 15 - 300C. - Hướng gió chủ đạo là gió Đông Nam. - Lượng mưa tập trung lớn vào mùa hè, lượng mưa trung bình không lớn và không kéo dài. 3.3. Điều kiện hạ tầng kỹ thuật. 3.3.1. Hệ thống cấp nước : Dùng chung với hệ thống cấp nước hiện có của khu đất 3.3.2. Hệ thống thoát nước Nước thải được lắng lọc qua bể tự hoại rồi được thoát vào hệ thống thoát nước chung của khu vực. 3.3.3. Hệ thống điện Điện được lấy từ nguồn điện hiện có của khu đô thị mới. Nhận xét : Công trình được xây dựng tại địa điểm thuận lợi cho việc thi công. 4. Giới thiệu về đơn vị thi công 4.1. Tên, địa chỉ nhà thầu. - Tên công ty: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Sông Hồng - Trụ sở: SN 1083, Đại lộ Hùng Vương, Thành phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ. - Số điện thoại: 0210.3846.433 - Số Fax: 0210.3844.062 - Email: xnkxdsonghong@gmail.com 4.2. Năng lực nhà thầu. - Nhân lực của nhà thầu + Kỹ sư: 42 người. + Cử nhân: 8 người. + Trung cấp: 39 người. + Thợ bậc 4/7: 125 người. + Lao động phổ thông: 86 người. - Năng lực về xe máy thi công. STT Tên máy móc thiết bị Số lượng 1 Xe bò Ma 5 2 Xe bò Ben 10 3 Cần cẩu KC 3562 1 4 Xe con 5 5 Máy ủi BT 75 2 6 Máy xóc 2 7 Máy hàn 15 8 Máy phát điện 100 KW 2 9 Máy trộn bê tông + trộn vữa 5 10 Thiết bị trượt 2 11 Máy đầm các loại 8 12 Thăng tải 3 13 Cần trục tự hành ô tô NK – 200 Kato 1 Ngoài ra đơn vị còn phối hợp với các đơn vị khác trong tổng công ty để trao đổi các thiết bị sản xuất, máy móc thi công và công nhân để tăng cường sức cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng. 5. Tính toán và tổng hợp khối lượng công tác chủ yếu Trong phần này chỉ đưa ra cách tính toán và kết quả tính toán 5.1. Tính toán khối lượng phần ngầm. 5.1.1. Khối lượng công tác sử lý nền móng bằng cọc ép: Theo thiết kế nền móng công trình được sử lý bằng cọc ép bê tông cốt thép có tiết diện 250x250mm. Sử dụng bê tông cốt thép đúc sẵn được mua của xí nghiệp bê tông đúc sẵn. Bảng 1. Khối lượng công tác ép cọc. Loại cọc Số lượng Chiều sâu ép (m) Chiều sâu ép âm (m) 1 cọc Toàn bộ 1 cọc Toàn bộ TD 250x250 288 12 3456 1,1 316,8 5.1.2. Công tác đào đất móng + Phương pháp đào: Đào bằng máy kết hợp sửa hố móng bằng thủ công. Do diện tích đài móng nhỏ lại gần nhau nối giữa các đài móng là giằng móng. Để tiện cho công tác thi công đào đất móng, phát huy tối đa được sức máy móc ta chọn cách đào theo kiểu đào ao toàn bộ diện tích đáy móng nhà và đào giằng móng. Với cách đào như trên ta dùng máy đào toàn bộ nền móng đến cốt cách đỉnh cọc của móng 0,2m mức độ cơ giới chiếm 90% khối lượng, sau đó đào tiếp phần giằng móng ở giai đoạn này mức độ cơ giới chiếm 60% khối lượng do vướng các đầu cọc của móng, cuối cùng dùng lao động thủ công sửa thành hố móng, đào các phần đất sen kẽ giữa các cọc còn sót lại mà gầu máy không đào được. + Công thức chung tính khối lượng đất đào móng: V = h/6*[a1*b1+(a1+a2)*(b1+b2)+a2*b2] Trong đó: V: Thể tích khối cần đào h : Chiều cao hố đào a1, b1: Đáy của hố đào a2, b2: Miệng của hố đào Khối lượng đào đất được tính toán như sau: Đất nền công trình là đất loại II, ta lấy hệ số dốc mái đào là 0,67. Áp dụng công thức: Tổng khối lượng đất đào móng được tính như sau: Đợt 1: Khối lượng đào hố ao từ cốt -0.45m đến cốt cách đầu cọc 20cm: h = 2.15-0.45-0.1-0.1-0.4-0.2 = 0.9m Vmáy = 0,9/6[22*57,4+(22+24,2)*(57,4+59,5)+24,2*59,5] = 1215,5 m3 Đợt này mức độ cơ giới hóa đạt 90% khối lượng đào. Trong đó chia ra: Khối lượng đào bằng máy chiếm 90% là: 1215,5*0,9 = 1093,95m3. Khối lượng đào thủ công: 1215,5 – 1093,95 = 121,55m3. Đợt 2: Khối lượng đào tiếp bằng máy (moi) đến cốt cách đáy giằng 20cm: h = 1.95-0.45-0.9-0.2 = 0.4m Vmáy = 2*12*8.0*0.6*0.4 = 46,08 m3 Đợt này mức độ cơ giới hóa đạt 60% khối lượng đào. Do có vật cản là các đầu cọc của móng. Trong đó chia ra: Khối lượng đào bằng máy chiếm 60% là: 46,08*0,6 = 27,65m3. Khối lượng đào thủ công: 46,08 – 27,65 = 18,43m3. Đợt 3: Khối lượng đào đất móng còn lại hoàn toàn bằng thủ công đến cốt -2,15m: * Phần đài móng: h = 2.15-0.45-0.9 = 0.8m Vtc = 48*2.6*2.2*0.8 = 219,65 m3 Trừ phần cọc chiếm: 288*0.25*0.25*0.6 = 10,8 m3 Còn lại: 219,65 – 10,8 = 208,85m3. * Phần giằng móng: h = 1.95-0.45-0.9-0,4 = 0.2m Vtc = 2*12*8.0*0.6*0.2 = 23,04 m3 Khối lượng đất móng cần đào là: Khối lượng đào bằng máy là: 1093,95+27,65 = 1121,6m3. Khối lượng đào thủ công là: 121,55+18,43+208,85+23,04 = 371,87m3. 5.1.3. Công tác phá dỡ kết cấu bê tông đầu cọc: Số lượng cọc là 288, có kích thước 250*250mm. Đoạn đầu cọc cần đập có chiều dài là 400mm. Ta tính được khối lượng bê tông đầu cọc cần đập là: Bảng 2. Khối lượng bê tông đầu cọc cần đập STT Tên cấu kiện Số lượng Kích thước (m) V cần đập (m3) a b h 1 Cọc 288 0,25 0,25 0,4 7,2 Tổng 7,2 5.1.4. Công tác bê tông móng 5.1.4.1. Khối lượng bê tông lót móng: Công thức tính bê tông lót : A= a + 2*0,1 B = b + 2*0,1 h = chiều dày lớp lót = 0,1m thÓ tÝch bª t«ng lãt mãng STT Tªn cÊu kiÖn KÝch th­íc (m) Sè l­îng (c¸i) ThÓ tÝch 1 cÊu kiÖn (m3) ThÓ tÝch toµn bé (m3) h A B 1 Đ1 0,10 2,60 2,00 48 0,52 24,96 2 GM 1-12 0,10 11,20 0,60 12 0,67 8,06 3 GM A-D 0,10 33,00 0,60 4 1,98 7,92 Tæng 40,94 Tổng khối lượng bê tông lót móng: V = 40,94m3. 5.1.4.2 Khối lượng bê tông móng: Khối lượng bê tông đài, giằng được thính theo công thức sau: Công thức tính: A chiều dài (m) B chiều rộng (m) h chiều cao (m) thÓ tÝch bª t«ng ®µi, gi»ng mãng STT Tªn cÊu kiÖn KÝch th­íc (m) Sè l­îng (c¸i) ThÓ tÝch 1 cÊu kiÖn (m3) ThÓ tÝch toµn bé (m3) h A B 1 Đ1 0,80 2,40 1,80 48 3,46 165,89 2 GM 1-12 0,60 11,80 0,40 12 2,83 33,98 3 Cæ mãng 0,14 16,00 0,33 12 0,74 8,87 4 GM A-D 0,60 35,20 0,40 4 8,45 33,79 5 Cæ mãng 0,14 55,00 0,33 4 2,54 10,16 6 Cæ cét 1,25 0,65 0,35 48 0,28 13,65 Tæng 266,35 Tổng khối lượng bê tông móng: V=266,35m3. 5.1.4.3. Khối lượng cốt thép móng: Việc tính toán dựa vào hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công. Khối lượng được tính toán thành từng nhóm : ø ≤ 10mm, ø ≤ 18m, ø ≥ 18m. Khối lượng cốt thép tính theo công thức sau: Li : Chiều dài thanh thép loại i ( m ) Pi : Khối lượng 1 mét dài n : số thanh thép của cấu kiện đang tính ( phân loại về đường kính) Tổng hợp khối lượng trong bảng thông kê cốt thép như sau: thèng kª cèt thÐp mãng STT §µi mãng Khèi l­îng thÐp (kg) Sè l­îng (c¸i) Tæng khèi l­îng thÐp (kg) d<10 d<18 d>18 d<10 d<18 d>18 1 §1 11,40 65,60 144,80 48 547,20 3148,80 6950,40 2 GM1 26,00 41,10 58,20 60 1560,00 2466,00 3492,00 3 GM2 11,50 7,70 65,30 12 138,00 92,40 783,60 Tæng 2245,20 5707,20 11226,00 Tổng khối lượng thép móng: 2245,2+5707,2+11226,0 = 19178,4 kg. 5.1.4.4. Khối lượng ván khuôn móng: + Công thức tính ván khuôn đài: F = S(2*(a+b) * (h+0,02) – n*b1*h1 (m2) Trong đó: b1, h1: Chiều rộng và chiều cao giằng đài. n: Số đầu giằng tiếp xúc với đài. h: Chiều cao đáy đài (0,02 là phần cao hơn cấu kiện để đổ bê tông không bị tràn ra ngoài) diÖn tÝch v¸n khu«n ®µi, gi»ng mãng STT Tªn cÊu kiÖn KÝch th­íc (m) DiÖn tÝch 1 CK (m2) KÝch th­íc (m) n DiÖn tÝch 1 CK (m2) Sè l­îng (c¸i) DiÖn tÝch 1 CK (m2) DiÖn tÝch toµn bé (m2) h a b b1 h1 1 §1 1,00 2,40 1,80 8,57 0,40 0,60 2 0,48 4 8,09 32,35 2 §1 1,00 2,40 1,80 8,57 0,40 0,60 3 0,72 24 7,85 188,35 3 §1 1,00 2,40 1,80 8,57 0,40 0,60 4 0,96 20 7,61 152,16 Tæng 372,86 + Công thức tính ván khuôn giằng đài, dầm: S = Sa*2*(h+0,02) (m2) Trong đó: a, h: Chiều dài và chiều cao giằng, dầm. Việc tính toán được căn cứ vào thiết kế chi tiết cho từng cấu kiện. diÖn tÝch v¸n khu«n gi»ng mãng STT Gi»ng mãng KÝch th­íc (m) Sè l­îng (c¸i) DiÖn tÝch 1 gi»ng mãng (m2) DiÖn tÝch toµn bé (m2) (h+0,02)*2 a 1 GM-1 1,24 246,40 1 305,54 305,54 0,32 246,40 1 78,85 78,85 2 GM-2 1,24 0,60 12 0,74 8,93 Tæng 393,31 Khối lượng ván khuôn đài móng: 372,86+393,31 = 766,17 m2 5.1.5. Khối lượng công tác bê tông bể phốt bể nước ngầm: Bể phốt và bể nước ngầm: Cách tính toán và công thức tính toán của bể nước ngầm và bể phốt tương tự như đài móng. 5.1.6. Khối lượng công tác xây tường móng: Khối lượng xây tường giằng móng được tính theo công thức: V=a*b*h Trong đó: V là thể tích tường xây( m3) a: chiều dài CK ( m ) b: chiều dầy CK ( m ) h : chiều cao CK ( m ) ThÓ tÝch x©y t­êng gi»ng mãng STT Gi»ng mãng KÝch th­íc (m) Sè l­îng (c¸i) Thà tÝch 1 gi»ng mãng (m3) Thà tÝch toµn bé (m3) Dµi Réng Cao 1 GM-1 246,40 0,33 1,11 1 90,26 90,26 2 GM-2 0,60 0,33 1,11 12 0,22 2,64 Tæng 92,89 5.1.7. Khối lượng công tác lấp đất nền móng: Công tác lấp đất được tiến hành bởi hai giai đoạn. Giai đoạn một lấp đất đến cao trình mặt trên đài móng. Giai đoạn hai lấp đất đến cốt nền công trình (cốt 0,000). Khối lượng lấp đất nền móng giai đoạn một được tính theo công thức: V= V1-V2-V3 Trong đó: V1 là thể tích hố móng (m3) V1= h/6*[a1*b1+(a1+a2)*(b1+b2)+a2*b2] h : Chiều cao hố móng san lấp a1, b1: Đáy của hố móng san lấp a2, b2: Cao trình mặt trên của đài móng san lấp V1 = 0,9/6[22*57,4+(22+23,2)*(57,4+58,6)+23,2*58,6] = 1179,8 m3 V2 là khối lượng bê tông lót móng (m3) V2 = 40,94m3 V3 là khối lượng bê tông móng (m3). V3= 266,35m3 Khối lượng san lấp đất nền móng giai đoạn 1: V = 1179,8 – 40,94 – 252,7 = 886,2m3 Khối lượng san lấp giai đoạn 2: V= V1-V2-V3+V4 Trong đó: V1 là thể tích nền san lấp (m3) V1= 2150,1-1179,8 = 970,3 m3 V2 là khối lượng xây tường móng : 183,1 m3. V3 khối lượng bê tông cổ cột: 13,65 m3 V4 khối lượng đắp cát nền móng: V4 = 22*4,67*7,67*0,35+22*2,67*4,67*0,35 = 371,8 m3 V = 970,3-183,1-133,65+371,8 = 1145,3 m3 5.1.8. Khối lượng công tác bê tông nền sàn. Khối lương bê tông nền sàn tính theo công thức sau: V = a*b*h Trong đó: V là khối lượng bê tông nền ( m3) a: chiều dài ô nền ( m ) b: chiều rộng ô nền ( m ) h : chiều cao ô nền V = 22*4,67*7,67*0,1+22*2,67*4,67*0,1 = 106,23 m3 TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG PHẦN MÓNG Số TT Tên công việc Khối lượng Đơn vị tính 1  Ép cọc 34,56 100m 2 Đào đất bằng máy 11,22 100m3 3 Đào đất bằng thủ công 371,87 m3 4 Phá đầu cọc 7,20 m3 5 Bê tông lót móng 40,94 m3 6 Cốt thép móng 19,18 tấn 7 Lắp ván khuôn móng 3,73 100m2 8 Đổ bê tông móng 266,35 m3 9 Tháo ván khuôn móng 3,73 100m2 10 Lấp đất lần 1 886,2 m3 11 Xây tường cổ móng 92,89 m3 12 Lấp đất lần 2 1145,3 m3 13 Đổ bê tông nền 106,23 m3 14 Đổ bê tông bể phốt, bể ngầm 12 m3 5.2. Tính toán khối lượng phần thân 5.2.1. Khối lượng công tác cốt thép Khối lượng cốt thép được tính theo công thức phần móng. thèng kª cèt thÐp phÇn th©n STT TÇng Khèi l­îng thÐp (tÊn) Cét DÇm Sµn, cÇu thang d<10 d<18 d>18 d<10 d<18