1.2.1. Địa hình
Khu vực thiết kế là đồng bằng và đồi, tương đối bằng phẳng, địa chất khá ổn định không có hiện tượng trượt lở.
Độ dốc ngang sườn 0.7% - 11%.
Tuyến có cấp thiết kế là cấp III nên được thiết kế bám theo đường đồng mức, với độ dốc dọc nhỏ do đó chênh cao giữa các điểm đầu và cuối đoạn nhỏ tạo điều kiện thuận lợi khi thi công.
1.2.2. Địa mạo
Qua kết quả thị sát tình hình địa mạo thì khu vực tuyến đi qua là rừng loại II. Cây con dây leo chiếm hơn 2/3 diện tích. Cứ 100m2 rừng có khoảng 5 đến 25 cây có đường kính từ 5-10cm, có xen lẫn cây có đường kính lớn hơn 10 cm.
Đồng đất có các loại tràm, keo, trên địa hình khô ráo.
1.2.3. Địa chất
Theo kết quả điều tra khảo sát điều kiện địa chất cho thấy điều kiện địa chất trong khu vực rất ổn định, không có hiện tượng sụt lở, đá lăn, castơ hay nước ngầm lộ thiên.
Nhìn chung mắt cắt địa chất khu vực tuyến như sau:
- Lớp đất hữu cơ dày từ 1020cm
- Lớp đất á sét lẫn sỏi sạn dày từ 68m
- Bên dưới là lớp đá gốc dày
Qua kết quả thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của đất cho thấy đất ở đây chứa ít muối hay không chứa các muối hòa tan. Do vậy rất thích hợp để đắp nền đường.
1.2.4. Địa chất thủy văn
Tuy có mạch nước ngầm hoạt động trong khu vực tuyến nhưng mực nước ngầm ở sâu không ảnh hưởng đến công trình.
Sông ở đây hình thành rõ ràng, suối không rõ ràng chỉ hình thành vào mùa mưa nên không ảnh hưởng đến quá trình thi công vào mùa khô.
1.2.5 Thủy văn
Nước mặt thoát tương đối dễ dàng, nước chủ yếu tập trung theo các con suối nhỏ rồi đổ vào các sông xuống đồng bằng.
97 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6748 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế tổ chức thi công mặt đường ô tô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5. XÁC ĐỊNH TRÌNH TỰ THI CÔNG CHÍNH, TRÌNH TỰ THI CÔNG CHI TIẾT
5.1. Xác định trình tự thi công chính
Với mặt cắt dang dạng đắp hoàn toàn và thi công theo phương án đắp lề trước từng phần thì khi thi công các lớp kết cấu áo đường thì các công tác xây dựng được tiến hành theo trình tự chung như sau:
- Vận chuyển vật liệu xây dựng kết cấu áo đường.
- Đắp lề đường từng phần.
- Thi công các lớp kết cấu áo đường.
+ Thi công lớp móng dưới cát gia cố xi măng 8% dày 20cm. Đơn vị thi công có đầy đủ các loại phương tiện đầm nén (lu nhẹ, lu trung, lu nặng) vì vậy việc thi công lớp cát GCXM có thể thi công 1 lần. Việc thi công 1 lần vừa đảm bảo tính toàn khối của cát gia cố xi măng vừa giảm được chi phí thi công.
+ Thi công lớp móng trên cấp phối đá dăm loại 1 Dmax 25, dày 18cm. Theo 22TCN 334-06, chiều dày của mỗi lớp thi công sau khi lu lèn không nên lớn hơn 18cm đối với móng dưới và 15cm đối với móng trên, chiều dày tối thiểu của mỗi lớp không nhỏ hơn 3 lần đường kính cỡ hạt lớn nhất. Tuy nhiên, đơn vị thi công có đầy đủ các loại phương tiện vì vậy việc thi công lớp cấp phối đá dăm có thể thi công 1 lần để đảm bảo tính toàn khối của lớp vật liệu.
+ Lớp mặt dưới bê tông nhựa polime Dmax 19, dày 6cm được thi công 1 lần.
+ Lớp mặt trên bê tông nhựa polime Dmax 12.5, dày 4cm cũng được thi công 1 lần
- Hoàn thiện và bảo dưỡng.
Sau khi thi công xong từng lớp móng phải tiến hành bảo dưỡng theo đúng yêu cầu quy định, khi thi công lớp mặt dưới phải tưới nhựa thấm và chờ cho chất dầu bay hơi, còn khi thi công lớp mặt trên ta tiến hành tưới dính bám và chờ ít nhất 5h để nhựa lỏng kịp đông đặc.
Dạng mặt cắt ngang nền, mặt đường
Hình 1.2: Dạng mặt cắt ngang nền, mặt đường
Trình tự thi công chính
Hình 1.3: Mặt cắt ngang thi công chính
Bảng xác định trình tự thi công chính
Thứ tự
Tên công việc
1
Thi công đắp lề trước lần 1
2
Thi công lớp móng dưới Cát GCXM 8%, dày 20cm
3
Thi công đắp lề trước lần 2
4
Thi công lớp móng trên cấp phối đá dăm loại 1 Dmax 25, dày 18cm
5
Thi công đắp lề trước lần 3
6
Thi công lớp mặt dưới BTN polime Dmax 19, dày 6cm
7
Thi công lớp mặt trên BTN polime Dmax 12.5, dày 4cm
5.2 Xác định trình tự thi công chi tiết:
Căn cứ vào:
- Trình tự thi công chính.
- Nội dung các công tác phải hoàn thành.
- Quy trình thi công và nghiệm thu các lớp kết cấu áo đường đã xác định. Ta xác định được trình tự thi công chi tiết kết cấu áo đường như sau:
STT
Công tác
Thi công đắp lề trước lần 1
1
Định vị tim đường, mép phần xe chạy, mép lề đường
2
Vận chuyển thành chắn, cọc sắt
3
Lắp dựng thành chắn, cọc sắt lần 1
4
Tưới ẩm bề mặt lề đường lần 1, 2l/m2
5
Vận chuyển đất đắp lề đường lần 1
6
San rải đất đắp lề lần 1, Kr=1,4
7
Đầm nén sơ bộ đất đắp lề lần 1
8
Đầm nén chặt đất đắp lề lần 1, K95
Thi công lớp móng dưới: Cát GCXM 8%, dày 20cm
9
Tháo, dỡ thành chắn lần 1
10
San sửa bề mặt nền đường.
11
Lu tăng cường bề mặt nền đường
12
Tưới ẩm tạo dính bám với nền đường, 2l/m2
13
Vận chuyển cát GCXM 8%
14
Rải cát gia cố xi măng 8%, Kr=1,3
15
Lu sơ bộ cát gia cố xi măng 8%, kết hợp bù phụ
16
Lu lèn chặt cát gia cố xi măng 8%
17
Lu hoàn thiện cát gia cố xi măng 8%
18
Tưới nhũ tương lên bề mặt cát gia cố xi măng 1l/m2
Thi công đắp lề trước lần 2
19
Vận chuyển thành chắn, cọc sắt
20
Lắp dựng thành chắn, cọc sắt lần 2
21
Tưới ẩm bề mặt lề đường lần 2, 2l/m2
22
Vận chuyển đất đắp lề đường lần 2
23
San rải đất đắp lề lần 2, Kr=1,4
24
Đầm nén chặt đất đắp lề lần 2
Thi công lớp móng trên: CPĐD loại 1 Dmax 25, dày 18cm
25
Tháo, dỡ thành chắn lần 2
26
Đào rãnh thoát nước tạm thời
27
Tưới ẩm tạo dính bám, 2l/m2
28
Vận chuyển CPĐD loại 1 Dmax 25
29
Rải CPĐD loại 1 Dmax 25, Kr=1,3
30
Lu lèn sơ bộ lớp CPĐD loại 1 Dmax 25, kết hợp bù phụ
31
Lu lèn chặt lớp CPĐD loại 1 Dmax 25 bằng lu bánh lốp
32
Lu lèn hoàn thiện lớp CPĐD loại 1 Dmax 25
Thi công đắp lề trước lần 3
33
Lấp rãnh thoát nước tạm thời
34
Vận chuyển thành chắn, cọc sắt
35
Lắp dựng thành chắn, cọc sắt lần 3
36
Tưới ẩm bề mặt lề đường lần 3, 2l/m2
37
Vận chuyển đất đắp lề đường lần 3
38
San rải đất đắp lề lần 3, Kr = 1,4
39
Đầm nén chặt đất đắp lề lần 3
Thi công lớp nhựa thấm
40
Tháo, dỡ thành chắn lần 3
41
Chờ mặt đường khô se
42
Thổi sạch bụi, chải mặt đường cho lộ đá lớn
43
Tưới lớp nhũ tương nhựa thấm, 1.2l/m2
44
Chờ cho nhũ tương phân tích, 2 ngày
Thi công lớp mặt dưới BTN polime Dmax 19, dày 6cm
45
Vệ sinh mặt đường
46
Tưới nhựa dính bám với lớp móng trên, 0.5l/m2
47
Vận chuyển BTNP Dmax 19
48
Rải BTN polime Dmax 19, Kr=1,3
49
Lu sơ bộ BTN polime Dmax 19, kết hợp bù phụ
50
Lu lèn chặt BTN polime Dmax 19
51
Lu hoàn thiện BTN polime Dmax 19
Thi công lớp mặt trên BTN polime Dmax 12.5, dày 6cm
52
Vệ sinh mặt đường
53
Tưới nhựa dính bám với lớp mặt dưới, 0.5l/m2
54
Vận chuyển BTNP Dmax 12.5
55
Rải BTN polime Dmax 12.5, Kr=1,3
56
Lu sơ bộ BTN polime Dmax 12.5, kết hợp bù phụ
57
Lu lèn chặt BTN polime Dmax 12.5
58
Lu hoàn thiện BTN polime Dmax 12.5
59
Kiểm tra hoàn thiện mặt đường
6. XÁC ĐỊNH KỸ THUẬT CHO CÁC TRÌNH TỰ THI CÔNG, THIẾT KẾ SƠ ĐỒ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC MÁY THI CÔNG
6.1. Định vị tim đường, mép phần xe chạy, mép lề gia cố
Khôi phục tại thực địa các cọc chủ yếu xác định chính xác vị trí tuyến thiết kế gồm các cọc cao độ và cọc định vị tim đường. Dùng máy thủy bình chính xác và mốc cao đạc quốc gia để kiểm tra mốc đo cao của đồ án thiết kế, các cọc tim đường và các cọc mép phần xe chạy, mép lề gia cố nhằm đảm bảo đủ để xác định chính xác và duy nhất kích thước của mặt đường, phục vụ cho việc thi công lòng đường.
Hình 1.4: Các cọc cần thiết để thi công đường
Kiểm tra và khôi phục các cọc ở tim đường theo sơ đồ cọc thi công bằng máy kinh vĩ và máy thủy bình, bổ sung các cọc bị mất, sửa lại các cọc bị xiên lệch.
Kiểm tra lại cao độ hoàn công nền đường bằng máy thủy bình, so sánh với đồ án, có kiến nghị thay đổi, bổ sung nếu cần..
- Định phạm vi thi công và tiến hành dời cọc ra khỏi phạm vi thi công: lòng đường 7.5m, lề đường 2x2.5m. Tiến hành dời cọc ra khỏi phạm vi thi công mặt đường để khi thi công khuôn đường thì các cọc không bị mất mát. Khi dời cọc ra ngoài phạm vi thi công phải được đánh dấu vào sơ đồ cọc thi công cùng với khoảng cách cụ thể để sau này dể rà soát kiểm tra khi cần, tại các đường cong có độ mở rộng, các cọc được dời ra phải ghi đầy đủ cao độ khoảng cách, sơ đồ.
Phương pháp lập hệ thống cọc dấu tương tự khi dấu cọc thi công nền đường, công tác này phải tiến hành cẩn thận, chính xác.
- Để cố định vị trí đường thẳng ta dùng các cọc nhỏ cách nhau 20m, ngoài ra cách 100m phải đóng một cọc.
- Dụng cụ thi công bao gồm: Máy kinh vĩ, máy thuỷ bình, mia, thước thép.
- Để thực hiện công tác này cần bố trí nhân công và các máy móc thiết bị cần thiết.
Hình 1.5: Phương pháp lập hệ cọc dấu
6.2. Thi công đắp lề trước lần 1
Sau khi định vị xong tim đường, mép phần xe chạy, mép lề gia cố ta tiến hành thi công lề đất đắp trước lần 1. Quá trình thi công bao gồm các công việc như sau:
- Vận chuyển thành chắn cọc sắt tới hiện trường và lắp dựng thành chắn cọc sắt.
- Tưới ẩm tạo dính bám với nền đường.
- Vận chuyển đất đắp lề lần 1 bằng ô tô tự đổ.
- San rải đất đắp lề lần 1 bằng máy san.
- Lu lèn lớp đất đắp lề lần 1 bằng lu máy + lu tay.
Chiều dày lề đất đắp trước là 20cm bằng chiều dày lớp móng dưới. Bề rộng lề đất đắp trước là 3m.
6.2.2 Vận chuyển thành chắn, cọc sắt tới hiện trường và lắp dựng thành chắn
Để hạn chế sự nở hông của vật liệu trong quá trình lu lèn ta dùng thành chắn bằng sắt. Thành chắn được chế tạo tại xưởng gia công cơ khí của công ty, được vận chuyển đến công trường bằng ô tô CATERPILLAR-769D. Mỗi thành có 4 cọc sắt để nêm chặt thành chắn với mặt đường. Chiều cao thành chắn phải lớn hơn hoặc bằng chiều cao của lớp vật liệu khi san sải. Nên lựa chọn loại thành chắn có chiều cao tổng quát nhất để có thể tận dụng trong thi công các lớp vật liệu sau. Từ các điều kiện trên ta chọn thành chắn có kích thước là 30x30x250cm.
Như vậy, với kích thước thành chắn như trên thì số thành chắn tối đa trên 1 lần chở ứng với dung tích thùng của ôtô CATERPILLAR-769D là 100 thành chắn. Số thành chắn trên 1 đoạn dây chuyền dài 110m là 88 thành chắn.
Ngay lần đầu tiên ta cho ôtô vận chuyển thành chắn từ xưởng cơ khí đến đầu tuyến (cự ly vận chuyển trung bình là 10km) với số lượng 264 thành chắn. Các lần lắp dựng sau đó ta chỉ cần cho ôtô vận chuyển thành chắn từ đoạn dây chuyền này đến đoạn dây chuyền khác (với cự ly vận chuyển là chiều dài một đoạn dây chuyền).
Sau khi vận chuyển thành chắn đến hiện trường ta tiến hành lắp dựng thành chắn, việc lắp dựng thành chắn do công nhân thực hiện, chiều dài đoạn lắp dựng bằng chiều dài của 1 dây chuyền là 110m.
Khi thi công các lớp vật liệu có chiều cao bé hơn chiều cao thành chắn để đảm bảo cao độ rải ta tiến hành kẻ vạch sơn trên thành chắn để quá trình thi công không xảy ra nhầm lẫn và để kiểm tra cao độ mặt đường tại mép thành chắn.
6.2.3. Tưới ẩm tạo dính bám với nền đường
Khi thi công lớp đất đắp lề lần 1, ta tiến hành tưới dính bám cho nền đường để đảm bảo liên kết tốt giữa nền đất và đất đắp lề đường. Dùng xe tưới nước tự chế có bồn chứa nước 5m3 để tưới nước, tuy nhiên tưới và quay đầu vệt bánh ngoài cùng của xe cách vai đường tối thiểu 0,5m để đảm bảo an toàn (mặt dù nền đường đã được lu lèn).
Hình 1.6: Sơ đồ xe chạy tưới nước phần lề đất đắp trước lần 1
6.2.4. Vận chuyển đất đắp lề lần 1
Đất dùng để đắp lề là đất á cát, đất được vận chuyển đến công trình bằng ô tô tự đổ. Khi đất được vận chuyển đến công trình ta tiến hành cho ô tô đổ đất 2 bên lề đường, do ô tô có thể tích lớn nên ta tiến hành đổ thành nhiều đống để công việc san rải tiến hành dể dàng.
Dùng ô tô tự đổ loại CATERPILLAR-769D, sức chở lớn nhất của xe là 36,4 tấn, dung tích thùng xe 24,2m3 để vận chuyển đất đắp lề.
Sức chở lớn nhất của xe là 36,4T. Khi vận chuyển khi vận chuyển đất đắp lề thể tích thùng xe vận chuyển tối đa là 36,4/2,1 = 17,33m3 < 24,2m3, như vậy khi ta sử dụng ô tô vận chuyển đất đắp lề thì ta chỉ được chở với thể tích thùng tối đa là 17,33m3.
Hình 1.7: Xe ô tô tự đổ loại CATERPILLAR-769D
Tính toán các khoảng cách giữa các đống đất đổ:
L =
Trong đó:
- V: thể tích thùng xe: V= 17,33m3.
- B: Chiều rộng của lòng đường (móng dưới): B=3m.
- H: Chiều cao lớp đất san rải và lu lèn: H=20cm.
- Kr: Hệ số rải của đất đắp lề đường: Kr= (1,3-1,5) => Chọn Kr=1,4.
- n: Số đống rải dự kiến đổ khi vận chuyển bằng 1 xe. Chọn n = 1 (Khi đổ 1 đống để thuận tiện cho việc san rải ta nên kéo dài vệt đổ).
=> L = = 20,63 (m)
Như vậy trên 1 dây chuyền có chiều dài 110m ta phải đổ thành nhiều đống đất, với số đống đất đổ cần thiết (nằm 1 phía của lề đường) là:
Nđống===5,33 (đống)
Hình 1.8: Sơ đồ bố trí các đống đất đổ đắp lề đường lần 1
Chú ý: Khi tiến hành đổ đất do chiều dài của thùng xe cũng như bán kính quay đầu lớn vì vậy ta tiến hành quay đầu trước khi đổ đất, việc quay đầu được tiến hành trong đoạn chưa thi công lớp móng dưới.
6.2.5. San rải đất đắp lề lần 1
Sau khi tiến hành đổ các đống đất ở hai bên lề đường thì cho máy san vào san đất đắp lề đường, do tiến hành đổ thành từng đống và đổ về 2 phía mặt đường nên sau khi đổ được 2 đến 3 đống ta có thể cho máy san vào san đất đắp lề đường do các công việc này không gây chồng chéo lên công việc kia. Tuy nhiên để cho công việc được thực hiện đồng bộ thì các công việc nên được thực hiện khi công việc trước đã hoàn thành.
Khi tiến hành san ta cho máy san đứng trên mặt đường (lớp móng dưới) và đẩy cần san về phía đống đất đổ để san đất, như vậy trình tự san đất được tiến hành từ ngoài đống đất vào trong đống đất. Ngoài ra những vị trí máy san không hoạt động dược thì ta dùng nhân công để san.
Các thông số của máy san KOMATSU GD31RC-3A (Sách máy thi công)
- Hãng sản xuất: KOMATSU (Nhật Bản)
- Model: GD31RC-3A
- Công suất thiết kế: 110 m2/h
- Chiều rộng lưỡi san: 3,1 m
- Tốc độ: 4,5 ÷ 38,3 km/h
Bề rộng mỗi vệt san là: 3,1 x sin( = 3,1 x sin450 = 2,19 (m)
Hình 1.9: Sơ đồ san đất đắp lề đường lần 1 (GD31RC-3A)
Chú ý:
Trước khi san rải đất lề đường, tại các vị trí so le 2 bên lề đường cách nhau khoảng 22m, ta cho công nhân lắp đặt các ống nhựa HDPE đục lỗ, có vải địa kỹ thuật bọc xung quanh để thu nước và thoát nước ra lề. Vậy trong mỗi đoạn dây chuyền dài 110m ta cần lắp đặt 5 ống. Các ống nhựa cần phải được cố định dưới nền đất, trước khi máy san tiến hành san rải đất đắp lề, để không bị xô lệch trong quá trình san rải.
6.2.6. Lu lèn đất đắp lề
Đất đắp lề đường sau khi san rải trên toàn bộ chiều dài dây chuyền ta tiến hành lu lèn lề đất.
Lề đất có các chức năng sau:
- Tăng độ ổn định cho mép phần xe chạy không bị phá hoại.
- Dừng xe khi cần thiết, để tập kết vật liệu, …
- Để dự trữ đất.
Vì vậy để đảm bảo độ chặt cho lề đất ta tiến hành lu sơ bộ và lu lèn chặt. Quá trình lu hoàn thiện đảm bảo cho lề đất bằng phẳng và thoát nướt tốt trong quá trình thi công, nhưng đối với lề đắp trước lần 1, ta không nhất thiết cần công đoạn lu này.
6.2.6.1. Lu sơ bộ lề đất
Do bề rộng lề đất lớn (3m) nên những vệt lu phía trong ta dùng máy lu BOMAG BW141AD-4 để lu sơ bộ. Các thông số kỹ thuật chính của máy như sau:
- Hãng sản xuất: BOMAG
- Model: BW141AD-4
- Loại: 2 trục chủ động
- Tải trọng lu chưa gia tải: 7,273 T
- Tải trọng lu sau gia tải: 7,773T
- Chiều rộng vệt đầm: 1,5m
- Vận tốc di chuyển: 0-10,5km/h
Chọn vận tốc lu lèn: 1,5km/h ; số lượt đầm nén: 4l/đ.
Còn vệt phía ngoài dùng lu tay để thực hiện nó. Dùng lu tay để tiến hành lu lèn lề đất phía ngoài, dùng lu BOMAG BW65S-2 có các thông số kỹ thuật như sau:
- Đường kính bánh lu: 0,4m
- Chiều rộng bánh lu: 0,65m
- Tải trọng lu lèn: không có tải trọng dẫn: 600 (kg) ; có tải trọng dẫn: 626 (kg).
- Chiều sâu tác dụng của vật liệu (soil): Với chiều dày đầm nén 20cm ( 8inch. Ta chọn 1 lớp đầm nén.
- Năng suất của máy đầm ứng với chiều dày và số lớp đầm nén là: 59,8 (cu.yd/hr).
Khi dùng máy lu để lu lề đường ta không gia tải cho máy để tránh nền đất bị phá hoại dưới tác dụng của tải trọng quá nặng vì vậy tải trọng lu lúc này là 7,273T.
Việc thiết kế sơ đồ lu hợp lí sẽ đảm bảo quá trình lu lèn được an toàn do lu mép lề, ngoài ra giúp cho người thi công thực hiện đúng trình tự.
Hình 1.10: Sơ đồ lu sơ bộ lề đất lần 1 (BOMAG BW141AD-4 & BOMAG BW65S-2)
6.2.6.2. Lu chặt lề đất
Những vệt lu phía trong ta sử dụng lu nặng bánh cứng BOMAG BW161AD-4HF với các thông số kỹ thuật như sau:
- Hãng sản xuất: BOMAG
- Model: BW161AD-4HF
- Loại: 2 trục chủ động
- Tải trọng lu chưa gia tải: 8,85T
- Tải trọng lu sau gia tải: 9,9T
- Chiều rộng vệt đầm: 1,68m
- Vận tốc di chuyển: tốc độ (1) 0-5,7km/h ; tốc độ (2) 0-11,3km/h
Chọn vận tốc lu lèn: 3km/h
Số lượt đầm nén: 8l/đ
Đối với những vệt lu phía ngoài, tương tự như lu sơ bộ ta sử dụng lu tay để lu, có các thông số kỹ thuật như trên.
Hình 1.11: Sơ đồ lu chặt lề đất lần 1 (BOMAG BW161AD-4HF & BOMAG BW65S-2)
6.3. Công tác chuẩn bị thi công lòng đường
6.3.1. San sửa tạo mui luyện lòng đường
Sau khi lu lèn xong đất đắp lề lần 1, ta tiến hành tháo dỡ thành chắn, cọc sắt để san sửa tạo mui luyện lòng đường.
Lòng đường và lề sau khi đào xong cần được san sửa lại cho đảm bảo bằng phẳng và đúng độ dốc thiết kế. Công tác này cần phải bắt đầu tiến hành từ các đoạn thấp nhất trên mặt cắt dọc trở đi để đảm bảo tốt việc thoát nước trong quá trình thi công.
Khi dùng máy san tự hành để san bề mặt của nền đường thì các bánh sau đè lên mặt đất đã san xong còn bánh trước lại ở trên mặt đất lồi lõm. Như thế máy ở trong tư thế nghiêng về phía trước hoặc phía sau và lưỡi san tuần tự nâng lên hay hạ xuống.
Sau khi định được phạm vi thi công ta tiến hành san sửa mui luyện lòng đường tạo độ dốc đúng thiết kế. Công tác này dùng máy san để thực hiện.
- Nhằm mục đích làm cho bề mặt nền đường đúng độ dốc, độ bằng phẳng, cao độ ta phải san sửa lại lòng đường. Dùng máy san GD31RC-3A để thực hiện công tác trên.
- Chọn vận tốc san 3km/h, góc đẩy ( = 450, góc xén γ = (40-45)0, góc nghiêng ( = 1,150 chiều dài san l = 55m (bằng 1/2 chiều dài dây chuyền), số hành trình là 9 hành trình.
Khi dùng máy san tự hành để san bề mặt của nền đường thì các bánh sau đè lên mặt đất đã san xong còn bánh trước lại ở trên mặt đất lồi lõm. Như thế máy ở trong tư thế nghiêng về phía trước hoặc phía sau và lưỡi san tuần tự nâng lên hay hạ xuống.
Các thông số của máy san KOMATSU GD31RC-3A (Sách máy thi công)
- Hãng sản xuất: KOMATSU (Nhật Bản)
- Model: GD31RC-3A
- Công suất thiết kế: 110 m2/h.
- Chiều rộng lưỡi san: 3,1 m.
- Tốc độ: 4,5 ÷ 38,3 km/h
Bề rộng mỗi vệt san là: 3,1 x sin( = 3,1 x sin450 = 2,19 (m)
Hình 1.12: Sơ đồ góc đẩy α, góc nghiêng γ, góc cắt β khi máy san hoạt động
Dùng máy san tiến hành san sửa trên toàn bồ mặt cắt ngang nền đường ta có sơ đồ hoạt động của máy:
Hình 1.13: Sơ đồ san sửa nền đường tạo mui luyện (Dùng san GD31RC-3A)
Biện pháp nâng cao năng suất của máy san:
Tìm cách nâng cao hệ số sử dụng thời gian, tăng tốc độ máy chạy, giảm thời gian quay đầu, phối hợp chặt chẽ với ô tô vận chuyển và máy lu khi san rải đất để lu lèn. Ngoài ra cần giảm số lần phải xén đất, muốn vậy phải tăng diện tích làm việc và tăng cự ly vận chuyển ngang, giảm thiểu sự trùng lặp khi thao tác.
Quá trình tháo thành chắn được tiến hành cẩn thận để tránh trường hợp vật liệu chưa hình thành cường độ và độ ổn định thì bị trượt sang lề đường khi đó cường độ vật liệu mép đường thấp lúc xe chạy gây hư hỏng mặt đường.
Đối với vật liệu cát gia cố xi măng thì việc tháo thành chắn thực hiện sau khi lu lèn hoàn thiện hỗn hợp cát gia cố xi măng (lớp móng trên) tối thiểu 2h. Công việc này có thể thực hiện vào ngày hôm sau trong thời gian bão dưỡng hỗn hợp cát gia cố xi măng. Tuy nhiên để tận dụng nhân công có thể thực hiện sau khi thi công lớp cát gia cố xi măng cho móng trên hoặc trước thời gian đắp lề đường.
6.3.2. Lu tăng cường lòng đường
Kết cấu áo đường được đặt trên nền đường có độ chặt K ≥ 0.98. Do đó, khi thi công các lớp trên cần phải lu lèn tăng cường để có được lớp móng đạt độ chặt K≥0.98. Khi thi công xong nền đường ta tiến hành lu lèn hoàn thiện nhưng trong thời gian chờ nghiệm thu nền đường có nhiều máy móc lưu thông trên tuyến này vì vậy bề mặt nền đường sau 1 thời gian chịu tác dụng của hoạt tải thay đổi tính chất và độ bằng phẳng, độ chặt vì vậy cần tiến hành lu lèn lại nền đường trước khi thi công mặt đường.
Bản chất của việc đầm nén chặt lớp đáy áo đường là tạo ra biến dạng dư tích lũy dần trong đất, muốn vậy tải trọng lu phải lớn hơn cường độ giới hạn Rgh của lớp đất đầm. Rgh tăng dần trong quá trình đầm nén do đất tăng dần độ chặt, vì vậy trong giai đoạn đầu ta lu sơ bộ bằng lu nhẹ sau đó lu lèn chặt bằng lu nặng. Nếu có điểm dừng kỹ thuật hoặc nghiệm thu thì cần lu hoàn thiện nền đường bằng lu nặng bánh cứng sau khi máy san san sửa bề mặt bằng phẳng và đúng độ dốc.
Nền đất trước khi thi công mặt đường đã có độ chặt nhất định, đã có cường độ và sức cản đầm nén tương đối cao. Do đó, với độ chặt này ta có thể đưa ngay lu nặng vào lu mà không sợ hỏng nền đất.
Việc chọn tải trọng lu phải chú ý đủ lớn để khắc phục sức cản đầm nén của đất và không quá lớn để không gây phá hoại cục bộ lớp đất đầm nén và các lớp dưới.
Khi lu phải đảm bảo