Tuyến có cấp thiết kế là cấp III nên được thiết kế bám theo đường đồng mức, với độ dốc dọc nhỏ do đó chênh cao giữa các điểm đầu và cuối đoạn nhỏ tạo điều kiện thuận lợi khi thi công.
1.2.2. Địa mạo
Qua kết quả thị sát tình hình địa mạo thì khu vực tuyến đi qua là rừng loại II. Cây con dây leo chiếm hơn 2/3 diện tích. Cứ 100m2 rừng có khoảng 5 đến 25 cây có đường kính từ 5-10cm, có xen lẫn cây có đường kính lớn hơn 10 cm.
Đồng đất có các loại tràm, keo, trên địa hình khô ráo.
1.2.3. Địa chất
Theo kết quả điều tra khảo sát điều kiện địa chất cho thấy điều kiện địa chất trong khu vực rất ổn định, không có hiện tượng sụt lở, đá lăn, castơ hay nước ngầm lộ thiên.
Nhìn chung mắt cắt địa chất khu vực tuyến như sau:
- Lớp đất hữu cơ dày từ 1020cm
- Lớp đất á sét lẫn sỏi sạn dày từ 68m
- Bên dưới là lớp đá gốc dày
Qua kết quả thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của đất cho thấy đất ở đây chứa ít muối hay không chứa các muối hòa tan. Do vậy rất thích hợp để đắp nền đường.
1.2.4. Địa chất thủy văn
Tuy có mạch nước ngầm hoạt động trong khu vực tuyến nhưng mực nước ngầm ở sâu không ảnh hưởng đến công trình.
Sông ở đây hình thành rõ ràng, suối không rõ ràng chỉ hình thành vào mùa mưa nên không ảnh hưởng đến quá trình thi công vào mùa khô.
1.2.5 Thủy văn
Nước mặt thoát tương đối dễ dàng, nước chủ yếu tập trung theo các con suối nhỏ rồi đổ vào các sông xuống đồng bằng.
126 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6577 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế tổ chức thi công mặt đường ô tô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đồ án thiết kế tổ chức thi công mặt đường ô tôPhần 1: THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG TỔNG THỂ 4 km MẶT ĐƯỜNG
1. XÁC ĐỊNH ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG MẶT ĐƯỜNG
1.1. Vị trí địa lý
Tuyến đường thiết kế là tuyến tránh qua thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, được xây dựng mới nằm trong quy hoạch chung của tỉnh. Đây là dự án giao thông có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giảm thiểu tai nạn giao thông và giảm bớt một lưu lượng xe lưu thông trên quốc lộ 1A đoạn qua tành phố Tam Kỳ vốn đã quá tải và đã xuống cấp nặng.
Tuyến đường có cấp thiết kế là cấp III, tốc độ thiết kế là 80 km/h, tổng chiều dài 4000m, được thiết kế theo tiêu chuẩn TCVN 4054 - 05.
Các thông số kỹ thuật cơ bản của tuyến như sau:
Cấp thiết kế
Cấp 3
Tốc độ thiết kế
80 km/h
Địa hình
Đồng bằng - đồi
Loại nền đường
Đắp lề trước từng phần
Số làn xe cơ giới
2
Bề rộng 1 làn xe
3,75 m
Bề rộng dải phân cách giữa & bên
Không có
Bề rộng mặt đường
7,5 m
Bề rộng lề đường
2,5 m
Loại lề đường
Gia cố tối thiểu
Bề rộng lề gia cố
2,0 m
Bề rộng nền đường
12,5 m
Mặt đường được sử dụng trên toàn tuyến là giống nhau, đây là loại mặt đường cấp cao A1 (mặt đường cấp cao chủ yếu), từ trên xuống bao gồm các lớp như sau:
STT
Tên lớp vật liệu
Chiều dày (cm)
1
Bê tông nhựa polime Dmax 12.5
4
2
Bê tông nhựa polime Dmax 19
6
3
Cấp phối đá dăm loại 1 Dmax 25
18
4
Cát gia cố xi măng 8%
20
1.2. Các điều kiện tự nhiên
1.2.1. Địa hình
Khu vực thiết kế là đồng bằng và đồi, tương đối bằng phẳng, địa chất khá ổn định không có hiện tượng trượt lở.
Độ dốc ngang sườn 0.7% - 11%.
Tuyến có cấp thiết kế là cấp III nên được thiết kế bám theo đường đồng mức, với độ dốc dọc nhỏ do đó chênh cao giữa các điểm đầu và cuối đoạn nhỏ tạo điều kiện thuận lợi khi thi công.
1.2.2. Địa mạo
Qua kết quả thị sát tình hình địa mạo thì khu vực tuyến đi qua là rừng loại II. Cây con dây leo chiếm hơn 2/3 diện tích. Cứ 100m2 rừng có khoảng 5 đến 25 cây có đường kính từ 5-10cm, có xen lẫn cây có đường kính lớn hơn 10 cm.
Đồng đất có các loại tràm, keo, … trên địa hình khô ráo.
1.2.3. Địa chất
Theo kết quả điều tra khảo sát điều kiện địa chất cho thấy điều kiện địa chất trong khu vực rất ổn định, không có hiện tượng sụt lở, đá lăn, castơ hay nước ngầm lộ thiên.
Nhìn chung mắt cắt địa chất khu vực tuyến như sau:
- Lớp đất hữu cơ dày từ 10¸20cm
- Lớp đất á sét lẫn sỏi sạn dày từ 6¸8m
- Bên dưới là lớp đá gốc dày ¥
Qua kết quả thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của đất cho thấy đất ở đây chứa ít muối hay không chứa các muối hòa tan. Do vậy rất thích hợp để đắp nền đường.
1.2.4. Địa chất thủy văn
Tuy có mạch nước ngầm hoạt động trong khu vực tuyến nhưng mực nước ngầm ở sâu không ảnh hưởng đến công trình.
Sông ở đây hình thành rõ ràng, suối không rõ ràng chỉ hình thành vào mùa mưa nên không ảnh hưởng đến quá trình thi công vào mùa khô.
1.2.5 Thủy văn
Nước mặt thoát tương đối dễ dàng, nước chủ yếu tập trung theo các con suối nhỏ rồi đổ vào các sông xuống đồng bằng.
1.2.6 Khí hậu, thời tiết
Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt:
Mùa nắng thường kéo dài từ cuối xuân cho đến giữa thu, thường có nắng to khô hanh thỉnh thoảng có mưa rào và dông vào buổi chiều.
Mùa mưa là những tháng còn lại trong năm, thường có mưa phùn, rét kéo dài từng đợt do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.
Nhiệt độ trung bình của mùa nóng là tương đối cao: 340C.
Nhiệt độ trung bình của mùa mưa là: 200C.
Độ ẩm trung bình 80%.
Với những đặc điểm trên về khí hậu, thời tiết thì thi công về mùa mưa sẽ gặp nhiều khó khăn và tốn kém, chỉ nên tiến hành thi công vào mùa nắng. Khoảng thời gian thi công hợp lý nhất là từ tháng 3 đến tháng 9.
1.3. Điều kiện xã hội
1.3.1. Dân cư và sự phân bố dân cư
Dân cư: Người dân ở đây hầu hết là dân tộc Kinh sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, một số kinh doanh buôn bán nhỏ.
Sự phân bố dân cư: Mật độ dân cư khá đông, phân bố đều dọc theo tuyến thiết kế.
1.3.2. Tình hình văn hoá - kinh tế - xã hội trong khu vực
Trình độ văn hoá của dân cư ở mức khá, các xã phường đều có trường học.
Kinh tế thị xã Tam Kỳ những năm gần đây phát triển tương đối nhanh, mức tăng trưởng bình quân 5 năm trở lại đây (2000-2004), mỗi năm tăng xấp xỉ 14,8%, cao hơn bình quân chung toàn tỉnh trên 3,5% (bình quân của tỉnh là 10,3% năm), điều này khẳng định vai trò thị xã Tam Kỳ là trung tâm kinh tế của Tỉnh, thúc đẩy phát triển kinh tế toàn Tỉnh.
Xã hội: Là khu vực ổn định an ninh và chính trị.
1.1.3.3. Các định hướng phát triển kinh tế xã hội trong tương lai
Với mục tiêu xây dựng tỉnh Quảng Nam thành tỉnh công nghiệp vào giai đoạn 2015-2020, thành phố Tam Kỳ nói riêng và toàn tỉnh Quảng Nam nói chung có định hướng phát triển nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông lâm ngư sang công nghiệp và dịch vụ, phát triển mạnh cơ cấu hạ tầng và chú trọng kinh tế công nghiệp, du lịch, hải sản. Chiến lược phát triển lâu dài của tỉnh là mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài để xây dựng và phát triển các khu công nghiệp. Ðặc biệt là kêu gọi đầu tư phát triển du lịch trong tỉnh.
1.4. Các điều kiện liên quan khác
1.4.1. Vật liệu xây dựng, bán thành phẩm
Khoảng cách từ các nhà máy, xí nghiệp, mỏ cung cấp vật liệu xây dựng ở khá xa so với chân công trình. Với cự ly vận chuyển trung bình khoảng 10km.
- Xi măng, sắt thép lấy tại các đại lý vật tư ở của thành phố.
- Nhựa đường lấy tại trạm trộn bê tông nhựa ở Tam Xuân.
- Đá các loại lấy tại mỏ đá Tam đàn.
- Cát, sạn lấy tại sông Tam Kỳ.
Các bán thành phẩm và cấu kiện đúc sẵn được sản xuất tại xí nghiệp phục vụ công trình, xí nghiệp đóng tại vùng ven thành phố cách chân công trình 10 km. Năng lực sản xuất của xưởng đáp ứng đầy đủ về số lượng, chất lượng theo yêu cầu đặt ra, đây là xí nghiệp phục vụ cho hầu hết các công trình trong tỉnh.
1.4.2. Máy móc, nhân lực, phụ tùng thay thế
Các đơn vị thi công có đầy đủ các loại máy móc thi công như máy san, máy đào, máy ủi, máy xúc, các loại lu (lu bánh cứng, lu bánh lốp, lu rung), các loại ô tô tự đổ, máy rải, xe tưới nước….., các xe máy luôn được bảo dưỡng và sẵn sàng phục vụ thi công, có đội ngủ thợ máy giỏi có thể đảm bảo cho máy móc thi công được an toàn, khi gặp sự cố có thể xử lý kịp thời.
1.4.3. Cung cấp năng lượng, nhiên liệu, nhu yếu phẩm phục vụ sinh hoạt
Điện dùng cho kho xưởng, lán trại công nhân hoặc dùng cho thi công được lấy từ đường dây hạ thế đã được xây dựng, đang phục vụ sinh hoạt cho nhân dân nên khá thuận lợi.
Vì ở trong khu vực thành phố nên việc cung cấp xăng, dầu và các loại nhu yếu phẩm, lương thực, thực phẩm được tiện lợi và nhanh chóng.
1.4.4. Vấn đề thông tin liên lạc, y tế, đảm bảo sức khỏe
Hiện nay, hệ thống thông tin liên lạc trong khu vực đã tương đối hoàn thiện. Đây là điều kiện thuận lợi cho công tác thi công, giám sát thi công, trao đổi thông tin giữa ban chỉ huy công trình và các ban ngành khác có liên quan.
Về mặt y tế, bệnh viện trong khu vực được xây dựng khang trang, sạch sẽ, có đầy đủ các loại thuốc và có bác sỹ trực. Ngoài ra, đơn vị thi công cũng có tủ thuốc riêng để phòng khi ốm đau nhẹ hoặc bị xây xác.
2. NÊU ĐẶC ĐIỂM KCAĐ, CHỌN PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG
2.1. Đặc điểm các lớp kết cấu áo đường
Các lớp kết cấu áo đường được xác định theo hồ sơ thiết kế, kết cấu lề gia cố chưa được thiết kế. Căn cứ vào các yêu cầu của lề gia cố:
Chịu được lưu lượng xe chạy tính toán bằng 35% trên làn liền kề.
Lớp mặt trên cùng loại với lớp mặt đường.
Chịu được tải trọng tác dụng lâu dài khi xe nặng đỗ trên lề.
Khi nâng cấp, mở rộng đường thì tận dụng được kết cấu này.
Mặt đường bê tông nhựa không đặt trực tiếp trên nền đất.
Và để thi công thuận tiện ta chọn được kết cấu lề gia cố như sau:
Hình 1.1: Các lớp kết cấu áo đường ở phần xe chạy và lề gia cố
Ghi chú:
STT
Tên lớp vật liệu
Chiều dày (cm)
Phần xe chạy
(7,5 m)
Lề gia cố
(2x2,0 m)
1
Bê tông nhựa polime Dmax 12.5
4
5
2
Bê tông nhựa polime Dmax 19
6
8
3
Cấp phối đá dăm loại 1 Dmax 25
18
20
4
Cát gia cố xi măng 8%
20
-
Theo quan điểm thiết kế tổng quan nền – mặt đường thì phía dưới các lớp kết cấu áo đường như trên còn lớp đáy áo đường (phần trên của nền đường), đảm bảo khu vực tác dụng của nền đường.
2.1.1. Bê tông nhựa polime
2.1.1.1. Khái niệm
- Bê tông nhựa polime là loại đá nhân tạo mà thành phần cấu trúc bao gồm cốt liệu (cấp phối đá dăm, cát sông, đá xay, bột khoáng), chất kết dính hữu cơ là nhựa đường polime ở dạng rắn, được tạo thành do hỗn hợp bê tông dùng chất kết dính hữu cơ đem rải, lu lèn và để 1 thời gian cho ổn định.
Nhựa đường polime shell Cariphalte (PMB) do hãng shell cung cấp, là loại nhựa đường được cải thiện bằng polime dẻo nhiệt đàn hồi Styren-Butadien-Styren (SBS). Sự liên kết của SBS trong Cariphalte tạo nên một hệ không gian ba chiều vững chắc làm giảm sự tác động của nhiệt độ môi trường bên ngoài lên lớp BTN, tăng mô đun độ cứng ở nhiệt độ cao và độ đàn hồi tốt kể cả khi nhiệt độ xuống thấp, chống lão hóa và biến dạng vĩnh viễn, phát huy tốt tác dụng ở những nơi có áp lực cao thường xuyên tác dụng lên mặt đường.
2.1.1.2. Nguyên lý sử dụng vật liệu
Bê tông nhựa sử dụng vật liệu theo nguyên lý “cấp phối”. Theo nguyên lý này, cốt liệu gồm các kích cỡ khác nhau, được phối hợp với nhau theo 1 tỷ lệ nhất định, vì vậy sau khi rải và lu lèn hạt nhỏ lấp đầy lỗ rỗng giữa các hạt lớn, từ đó tạo nên 1 kết cấu đặc chắc, kín nước, cường độ cao, chịu được tác dụng của lực thẳng đứng và nằm ngang đều tốt.
2.1.1.3. Cấu trúc vật liệu
Bê tông polime là kết cấu có cấu trúc đông tụ - keo tụ, mang tính toàn khối. Trong cấu trúc bê tông nhựa, các hạt khoáng tiếp xúc với nhau thông qua 1 màng nhựa mỏng bao bọc các hạt.
Cốt liệu trong bê tông nhựa gồm cốt liệu lớn và nhỏ:
+ Cốt liệu lớn: cấp phối đá dăm là bộ khung chịu lực chính
+ Cốt liệu nhỏ: cát sông – làm tăng độ đặc cho bê tông nhựa. Đá xay – ngoài chức năng làm tăng độ đặc, nó còn làm tăng tỷ diện của vật liệu, do đó làm tăng tính liên kết với nhựa.
Bột khoáng làm tăng độ chặt của bê tông nhựa polime, làm tăng tỷ diện vật liệu khoáng rất nhiều nên làm tăng lớp vỏ cấu trúc và nâng cao nhiệt độ hóa mềm, giúp bê tông nhựa ổn định nhiệt.
Nhựa polime trong bê tông nhựa có tác dụng bao bọc xung quanh các hạt khoáng, có 1 phần thẩm thấu vào trong các mao quản trên bề mặt hạt khoáng, 1 phần tương tác với bề mặt cốt liệu tạo thành màng xà phòng Can-xi không hòa tan, làm tăng đáng kể chất lượng và tính bền vững của các liên kết ở khu vực tiếp xúc giữa nhựa và cốt liệu khoáng và 1 phần có tác dụng lấp 1 phần lỗ rỗng còn lại của khung cốt liệu chính.
Ngoài ra trong bê tông nhựa có thể có phụ gia (hoặc các vật liệu sợi) để cải thiện 1 số tính chất khi thi công và khai thác sử dụng.
2.1.1.4. Sự hình thành cường độ
Cường độ bê tông nhựa polime hình thành do thành phần lực dính và lực ma sát trong. Thành phần lực dính: đây là thành phần chủ yếu, quan trọng quyết định chất lượng của bê tông nhựa polime, được tạo ra bởi 2 yếu tố:
+ Thành phần lực dính phân tử (lực dính dạng keo): tạo ra do sự tác dụng tương hỗ giữa nhựa và mặt ngoài khoáng vật và do lực dính kết bên trong của bản thân nhựa. Thành phần này phụ thuộc nhiều vào cấu trúc, độ nhớt của nhựa, nhiệt độ của hỗn hợp, tỷ diện bề mặt của cốt liệu khoáng vật, sự tương tác lý học, hóa học giữa màng nhựa và mặt ngoài khoáng vật, chiều dày màng nhựa bao bọc các hạt khoáng và tốc độ biến dạng. Thành phần lực này đảm bảo tính dính, nâng cao cường độ bê tông nhựa khi chịu tác dụng của các lực thẳng đứng và nằm ngang.
+ Lực dính tương hỗ (lực dính móc): do sự móc vướng giữa các hạt khi dịch chuyển gây ra, có tác dụng làm tăng cường độ nhưng không chống lực ngang. Lực dính tương hỗ ít thay đổi theo nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ biến dạng, nhưng sẽ giảm đi khi bê tông nhựa chịu tải trọng trùng phục.
Thành phần lực ma sát: sinh ra do sự ma sát giữa các hạt cốt liệu trong bê tông nhựa polime. Thành phần lực này không phụ thuộc vào thời gian chịu tải nhưng giảm khi hàm lượng nhựa polime lớn. Cốt liệu càng sần sùi, sắc cạnh, thì lực ma sát trong càng lớn và cốt liệu trơn nhẵn thì ma sát kém.
Chính do cấu trúc và sự hình thành cường độ như trên mà bê tông nhựa polime có cường độ cao, chịu tải trong thẳng đứng và nằm ngang đều tốt.
2.1.1.5. Ưu nhược điểm
Ưu điểm:
Do cấu trúc và đặc điểm hình thành cường độ như trên mà lớp bê tông nhựa polime có các ưu điểm sau:
+ Kết cấu có cường độ cao và ổn định cường độ
+ Có khả năng chịu được tác dụng của cả lực thẳng đứng và nằm ngang đều tốt.
+ Kết cấu chặt kín, hạn chế được nước thấm qua.
+ Chống hao mòn tốt, mặt đường ít sinh bụi.
+ Hạt cốt liệu mịn nên dễ dàng tạo bằng phẳng cho mặt đường (làm lớp mặt trên).
+ Khả năng chống bong bật, chống các điều kiện bất lợi của thời tiết.
+ Công lu lèn nhỏ do vật liệu có tính cấp phối (so với vật liệu sử dụng theo nguyên
lý “đá chèn đá” thì công lu lèn có thể giảm đi một nửa).
+ So với bê tông nhựa thường thì bê tông nhựa polime có cường độ cao nhưng không quá dòn, tính ổn định cường độ lớn, tính đàn hồi cao, tính ổn định nhiệt và nước lớn.
Nhược điểm:
+ Nhiệt độ khi thi công cao. Đối với loại rải nóng, nhiệt dộ lu lèn hiệu quả nhất từ 130 ÷ 160oC, nhiệt độ thi công không được nhỏ hơn 130oC lúc bắt đầu lu lèn và kết thúc lu lèn khi nhiệt độ không nhỏ hơn 90oC.
+ Thời gian vận chuyển, thời gian thi công bị khống chế. Do đó việc tổ chức thi công khó khăn, phức tạp.
+ Gây nguy hiểm cho công nhân khi làm việc chung với máy trong dây chuyền.
+ Yêu cầu phải có thiết bị sản xuất và thi công chuyên dùng: trạm trộn BTN polime, máy rải, lu bánh lốp.
+ Yêu cầu sản xuất, thi công theo 1 quy trình khá khắt khe.
+ Có thể gây hiện tượng trượt, lượn sóng, dồn đống nếu cấp phối không hợp lý.
+ Mặt đường dễ trơn trượt khi ẩm ướt và dễ chảy nhựa khi nhiệt độ cao nếu cấp phối không hợp lý.
+ Giá thành đắt vì vậy chủ yếu dùng cho lớp trên của mặt đường .
2.1.1.6. Nhận xét về vật liệu
Bê tông nhựa polime thỏa mãn được các yêu cầu của vật liệu tầng mặt: có cường độ cao và ổn định cường độ, có khả năng chịu cắt tốt, có khả năng chịu bào mòn do độ cứng lớn, kích cỡ nhỏ nên dễ tạo bằng phẳng, hạn chế bong bật và tạo độ nhám cao cho mặt đường. Ngoài ra hỗn hợp BTNP có cấp phối cốt liệu liên tục, chặt, các yêu cầu về chất lượng đá dăm, cát, bột khoáng và nhựa đường polime dùng để chế tạo hỗn hợp được quy định chặt chẽ.
2.1.1.7. Các chú ý khi thi công
Bê tông nhựa polime là loại vật liệu đắt tiền, có yêu cầu rất cao nên khi thi công phải theo đúng như quy trình thi công và nghiệm thu lớp bê tông nhựa, phải đặc biệt chú ý đến các điểm sau đây:
+ Kiểm tra khi sản xuất: đảm bảo về cấp phối, nhiệt độ khi trộn và khi cho lên xe vận chuyển đến công trường.
+ Trước khi rải cần kiểm tra nhiệt độ hỗn hợp, cần phải lớn hơn nhiệt độ yêu cầu.
+ Đảm bảo thi công trong thời tiết thuận lợi, nhiệt độ không khí khi rải >150C, không có mưa.
+ Thi công đúng hoặc vượt thời gian khống chế, vì quá thời gian này việc lu lèn bê tông nhựa đã nguội không còn hiệu quả.
+ Độ chặt của bê tông nhựa có ảnh hưởng rất lớn đến cường độ vật liệu nên cần được thường xuyên kiểm tra, điều chỉnh công nghệ lu lèn cho hợp lý.
+ Tránh phân tầng khi thi công bê tông nhựa, cả về phân tầng cấp phối và phân tầng
nhiệt độ.
2.1.1.8. Đặc điểm của BTN polime Dmax 12.5 và Dmax 19
- BTN polime 12,5 có cỡ hạt danh định là 12,5mm và cỡ hạt lớn nhất là 19mm. Loại này thường dụng làm lớp mặt trên của mặt đường cấp cao, ngoài ra còn dùng làm lớp mặt dưới của mặt đường cấp cao.
- BTN polime 19 có cỡ hạt lớn nhất danh định là 19mm và cỡ hạt lớn nhất là 25mm. Loại này chỉ dùng cho lớp mặt dưới của mặt đường cấp cao.
Thành phần cấp phối hỗn hợp cốt liệu bê tông nhựa polime:
Loại BTNP
BTNP 12,5
BTNP 19
Cỡ hạt lớn nhất danh định (mm)
12,5
19
Phạm vi áp dụng
Lớp mặt trên
hoặc lớp mặt dưới
Lớp mặt
dưới
Chiều dầy rải hợp lý (cm)
5-7
5-8
Cỡ sàng mắt vuông (mm)
25
-
100
19
100
90-100
12,5
90-100
71-86
9,5
74-89
58-78
4,75
48-71
36-61
2,36
30-55
25-45
1,18
21-40
17-33
0,600
15-31
12-25
0,300
11-22
8-17
0,150
8-15
6-12
0,075
6-10
5-8
Hàm lượng nhựa tham khảo (tính theo % khối lượng hỗn hợp BTNP)
5,0-5,8
5,0-5,5
2.1.2. Lớp cấp phối đá dăm
2.1.2.1. Khái niệm
Cấp phối đá dăm là một hổn hợp cốt liệu, sản phẩm của một dây chuyền công nghệ nghiền đá (sỏi), có cấu trúc thành phần hạt theo nguyên lý cấp phối, chặt, liên tục.
2.1.2.2. Nguyên lý sử dụng vật liệu
Vật liệu được sử dụng theo nguyên lý “cấp phối”, toàn bộ cốt liệu (kể cả thành phần hạt nhỏ và hạt mịn) đều là sản phẩm nghiền từ đá sạch không lẫn đá phong hoá và hữu cơ. Sau khi rải và lu lèn sẽ tạo nên 1 kết cấu đặc chắc, cường độ cao.
2.1.2.3. Cấu trúc vật liệu
Cấp phối đá dăm là kết cấu có cấu trúc tiếp xúc. Trong cấu trúc này, các hạt khoáng trực tiếp tiếp xúc với nhau mà không thông qua 1 màng chất lỏng nào. Cấp phối đá dăm không có tính toàn khối, do đó khả năng chịu cắt kém và khi tính toán thì bỏ qua sức chống cắt của lớp vật liệu này, không kiểm tra ứng suất kéo- uốn dưới đáy lớp.
Cấp phối đá dăm gồm nhiều cỡ hạt to nhỏ khác nhau, khi rải và lu lèn thì các hạt nằm sát lại với nhau, ở giữa có lỗ rỗng. Các hạt nhỏ hơn sẽ chèn vào lỗ rỗng này, lượng hạt có kích thước nhỏ dần được tính toán sao cho lấp đủ vào lỗ rỗng để cho kết cấu đặc nhất, có cường độ cao.
2.1.2.4. Sự hình thành cường độ
Cường độ cấp phối hình thành do thành phần lực dính phân tử do thành phần hạt mịn tạo ra và do sự chèn móc ma sát giữa các hạt lớn.
Thành phần lực dính: đây là thành phần quan trọng quyết định chất lượng của cấp phối, được tạo ra bởi 2 yếu tố :
+ Thành phần lực dính phân tử (lực dính dạng keo): được hình thành nhờ lực dính của thành phần hạt nhỏ, có tác dụng làm cho cấp phối ổn định cường độ, chống lại tác dụng của các lực lực thẳng đứng và nằm ngang. So với bê tông nhựa thì thành phần lực này nhỏ hơn nên cấp phối đá dăm chịu tải trọng ngang kém hơn.
+ Lực dính tương hỗ (lực dính móc): hình thành nhờ sự tiếp xúc giữa các hạt do sự chèn móc các hạt có kích thước lớn vào với nhau, có tác dụng làm tăng cường độ nhưng không chống lực ngang. Thành phần lực này ít chịu ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm mà phụ thuộc vào kích cỡ hạt và thành phần hạt, chịu ảnh hưởng của tải trọng trùng phục. Khi cấp phối đá dăm có độ chặt lớn thì thành phần lực này tăng lên.
Thành phần lực ma sát: sinh ra do sự ma sát giữa các hạt cốt liệu lớn trong cấp phối. Thành phần lực này không phụ thuộc vào thời gian chịu tải nhưng giảm khi độ ẩm tăng lên. Vật liệu càng sần sùi, sắc cạnh, ma sát trong càng lớn.
2.1.2.5. Ưu nhược điểm
- Ưu điểm:
+ Kết cấu chặt kín cường độ cao (Eđh= 2000-3000 daN/cm2).
+ Sử dụng được các loại vật liệu địa phương.
+ Thi công đơn giản, công đầm nén nhỏ, có thể cơ giới hóa toàn bộ khâu thi công nên tốc độ thi công cao.
+ Thi công không bị khống chế về thời gian vận chuyển, thi công cũng như nhiệt độ khi rải và lu lèn như bê tông nhựa.
+ Tương đối ổn định nước, giá thành hợp lý.
- Nhược điểm:
+ Chịu lực ngang kém, khi khô hanh cường độ giảm nhiều.
+ Hao mòn sinh bụi nhiều khi khô hanh.
+ Cường độ giảm nhiều khi bị ẩm ước.
+ Hệ số bám giữa bánh xe và mặt đường nhỏ.
+ Dễ bị hao mòn, do đó được dùng làm tầng móng trong kết cấu áo đường cấp cao A1 (khi làm tầng mặt cho các loại mặt đường khác thì phải cấu tạo lớp bảo vệ, chống hao mòn ở phía trên).
+ Không có tính toàn khối.
+ Vật liệu nặng, công tác vận chuyển có khối lượng lớn.
2.1.2.6. Nhận xét về vật liệu
Cấp phối đá dăm được dùng làm lớp móng rất hợp lý về phương diện chịu lực. Hoạt tải bánh xe khi tryền đến tầng móng chỉ còn thành phần lực thẳng đứng (thành phần nằm ngang không đáng kể) và trị số đã giảm, sử dụng cấp phối đá dăm là loại vật liệu chịu được tải trọng đứng tốt, đồng thời nó không phải chịu tác dụng trực tiếp, gây bong bật và tác dụng của khí hậu, thời tiết.
2.1.2.7. Các chú ý khi thi công
Khi thi công cấp phối đá dăm phải đảm bảo theo đúng yêu cầu trong quy trình thi công và nghiệm thu lớp móng cấp phối đá dăm, và phải đặc biệt chú ý đến các điểm sau:
+ Kiểm tra thành phần hạt, đảm bảo đúng cấp phối thiết kế. Có n