1.1.1. Ý nghĩa.
Xây dựng công trình giao thông là một quá trình tổng hợp của nhiều khâu công tác có quan hệ hữu cơ với nhau. Để phối hợp chặt chẽ giữa các khâu, các bộ phận trong quá trình sản xuất về không gian và thời gian phải có tổ chức và điều hành sản xuất xây dựng thật khoa học mới tránh được sự chồng chéo, trì trệ trong quá trình tổ chức thi công dẫn đến lãng phí và chậm tiến độ.
1.1.2. Khái niệm.
Tổ chức xây dựng sản xuất xây dựng là sự kết hợp, phối hợp hợp lý về mặt không gian, thời gian giữa sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động phù hợp với các đòi hỏi khách quan của quá trình sản xuất, nhằm đạt tới tiến trình tối ưu của quá trình sản xuất, đạt thời gian xây dựng ngắn nhất và giá thành rẻ nhất.
160 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4398 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế tổ chức thi công và lập kế hoạch tác nghiệp cho phần hầm kín thuộc công trình hầm chui theo đường Nguyễn Hữu Cảnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THI CÔNG VÀ LẬP KẾ HOẠCH TÁC NGHIỆP
Ý nghĩa, khái niệm về TC ĐHSX.
Ý nghĩa.
Xây dựng công trình giao thông là một quá trình tổng hợp của nhiều khâu công tác có quan hệ hữu cơ với nhau. Để phối hợp chặt chẽ giữa các khâu, các bộ phận trong quá trình sản xuất về không gian và thời gian phải có tổ chức và điều hành sản xuất xây dựng thật khoa học mới tránh được sự chồng chéo, trì trệ trong quá trình tổ chức thi công dẫn đến lãng phí và chậm tiến độ.
Khái niệm.
Tổ chức xây dựng sản xuất xây dựng là sự kết hợp, phối hợp hợp lý về mặt không gian, thời gian giữa sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động phù hợp với các đòi hỏi khách quan của quá trình sản xuất, nhằm đạt tới tiến trình tối ưu của quá trình sản xuất, đạt thời gian xây dựng ngắn nhất và giá thành rẻ nhất.
Những đặc điểm về TCTC công trình giao thông.
Đặc điểm về sản phẩm XD giao thông.
Sản phẩm xây dựng giao thông có tính đơn chiếc, cá biệt cao. Sản phẩm xây dựng giao thông thường được sản xuất theo đơn đặt hàng đơn chiếc, được sản xuất ra ở những địa điểm, điều kiện khác nhau, chi phí cũng thường khác nhau đối với một loại sản phẩm.
Sản phẩm XDGT được sản xuất ra tại nơi sẽ tiêu thụ nó. Các công trình XDGT đều được sản xuất tại một địa điểm mà nơi đó đồng thời gắn liền với việc tiêu thụ và thực hiện giá trị sử dụng của sản phẩm.
Sản phẩm của XDGT chịu ảnh hưởng của điều kiện địa lý, tự nhiên, kinh tế xã hội của nơi tiêu thụ nó.
Thời gian sử dụng dài, trình độ kỹ thuật và mỹ thuật cao. Khác với những sản phẩm thông thường thời gian sử dụng sản phẩm giao thông là rất lớn.
Chi phi sản phẩm lớn và khác biệt theo từng công trình.
Tính chất đơn chiếc và chịu ảnh hưởng của nơi sản xây dựng làm cho chi phí sản xuất từng sản phẩm cũng rất khác nhau.
Đặc điểm về quá trình sản xuất xây dựng giao thông.
Sản xuất xây dựng giao thông có tính lưu chuyển và thiếu ổn định cao, sản phẩm cố định, dây chuyền sản xuất lưu động.
Thời gian xây dựng công trình kéo dài do khối lượng thi công lớn và ảnh hưởng nặng của điều kiện khí hậu theo mùa.
Quá trình tổ chức thi công chủ yếu được tiến hành ngoài trời, thực hiện công việc nặng nhọc, chịu ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện khí hậu.
Kỹ thuật thi công phức tạp, đòi hỏi trang bị máy móc tốn kém, nhân lực phải có trình độ tương đối cao...
Nhiệm vụ, nguyên tắc tổ chức điều hành sản xuất XDGT.
Nhiệm vụ.
Nhiệm vụ của thiết kế tổ chức và thi công là tìm kiếm biện pháp tổ chức hợp lý để xây dựng công trình trong thời hạn ngắn nhất có thể, với giá thành nhỏ nhất, chất lượng tốt nhất theo yêu cầu thiết kế. Trong thiết kế tổ chức và thi công xây dựng phải trình bày phương pháp, phương tiện, thời hạn thực hiện từng loại công tác xây lắp cũng như toàn bộ công trình. Đó là cơ sở để lập kế hoạch đầu tư vốn, cung ứng vật tư kỹ thuật, cơ sở sản xuất phụ trợ… Nó là cơ sở để lập kế hoạch thực hiện kiểm tra, báo cáo sản xuất.
Nguyên tắc.
Việc thực hiện các công tác xây lắp bắt buộc phải tuân thủ theo quy trình quy phạm đã được phê duyệt để làm chính xác, kết hợp nhịp nhàng, ăn khớp giữa các quá trình sản xuất và giữa các đơn vị tham gia xây dựng.
Đưa phương pháp sản xuất dây chuyền và tổ chức thực hiện càng nhiều càng tốt.
Bảo đảm sản xuất quanh năm, như vậy sẽ khai thác hết năng lực thiết bị, bảo đảm công ăn việc làm cho cán bộ công nhân, tạo sự phát triển ổn định cho đơn vị xây lắp trong thời gian dài.
Sử dụng cơ giới hóa đồng bộ và tự động hoá trong các quá trình xây lắp. Chọn những máy móc, cơ giới có công suất cao và giá thành hạ, sử dụng hết công suất và hệ số thời gian cao.
Sử dụng các kết cấu lắp ghép và cấu kiện sản xuất tại nhà máy để rút ngắn thời gian thi công, giảm phụ phí (cốp pha, hao hụt vật liệu..).
Thực hiện pháp lệnh phòng hộ lao động, kỹ thuật an toàn lao động cũng như pháp lệnh phòng chống cháy nổ tại công trường.
Bảo đảm thời hạn xây dựng công trình theo hợp đồng ký kết.
Nội dung tổ chức ĐH SX XDGT.
Tổ chức chuẩn bị xây dựng.
Tổ chức thi công xây lắp công trình: thiết kế tổ chức thi công, lập kế hoạch và tiến độ thi công, tổ chức tổng mặt bằng xây dựng..
Tổ chức cung cấp vật tư và kho tàng cho thi công.
Tổ chức cung ứng và sử dụng máy móc.
Tổ chức cung cấp điện, nước, hơi nén…
Tổ chức công trình tạm.
Tổ chức sản xuất phụ trợ.
Tổ chức vận chuyển xây dựng.
Tổ chức kiểm tra chất lượng.
Tổ chức kế hoạch tác nghiệp và điều độ thi công.
Các giai đoạn thiết kế tổ chức thi công.
Thiết kế tổ chức thi công chỉ đạo.
Do đơn vị thiết kế lập ở giai đoạn thiết kế, nêu ra các vấn đề về thi công có tính nguyên tắc, không đi sâu vào quá trình thi công chi tiết cụ thể.
Mục đích lập: Chọn ra các biện pháp thi công sơ bộ các hạng mục làm cơ sở để triển khai các nguồn lực phục vụ thi công.
Căn cứ lập thiết kế tổ chức thi công chỉ đạo :
Điều kiện tự nhiên, xã hội.
Hồ sơ thiết kế kỹ thuật và khối lượng công tác.
Trình độ thi công trung bình tiên tiến của ngành.
Định mức xây dựng cơ bản, văn bản quy phạm pháp luật.
Nội dung bao gồm:
Thuyết minh chung.
Điều kiện tự nhiên xã hội khu vực thi công: địa hình, khí hậu…
Thời hạn thi công từng hạng mục cũng như toàn bộ công trình, khả năng khai triển lực lượng, điều kiện mặt bằng…
Cở sở và chỉ tiêu lựa chọn các phương án thi công chính.
Khối lượng công tác.
Liệt kê khối lương công tác chuẩn bị, khối lượng công tác xây lắp, vận chuyển, dự kiến theo quý năm.
Xác định nhu cầu lao động, máy móc, phương tiện vận chuyển theo quý năm.
Tổng tiến độ.
Tiến độ chung cho các hạng mục chính, tiến độ chung cho các công trình phụ, tiến độ chung của công tác chuẩn bị.
Tổng mặt bằng thi công.
Vị trí các hạng mục công trình chính, đường vận chuyển chính, vị trí các kho bãi, cấu kiện các xưởng…
Thiết kế tổ chức thi công chi tiết.
Do đơn vị thi công lập làm hồ sơ dự thầu và trước khi thi công công trình, nhằm hướng dẫn đơn vị thi công tiến hành thi công, nó được cụ thể hóa chi tiết hóa phương án thi công.
Căn cứ lập của tổ chức thi công:
Hồ sơ thiết kế kỹ thuật và tổ chức thi công chỉ đạo.
Dự toán xây dựng, số liệu khảo sát.
Tiến độ thi công công trình.
Năng lực của đơn vị thi công công trình.
Định mức nội bộ và quy trình quy phạm thi công.
Nội dung của thiết kế tổ chức thi công chi tiết:
Thuyết minh chung.
Đặc điểm công trình, hạng mục công trình.
Thời hạn thi công của công trình và từng hạng mục công trình.
Tổ chức tổ đội lao động và vấn đề trang bị công cụ lao động cho các tổ đội .
Biện pháp thi công cho từng hạng mục công trình và luận cứ thi công cho từng hạng mục công trình đó.
Khối lượng công tác.
Phân khai khối lượng thi công cho từng tháng, tuần kỳ.
Số công nhân chuyên nghiệp yêu cầu.
Khối lượng vật liệu, cấu kiện điều phối đến tận các địa điểm thi công theo tiến độ.
Số tiện phương tiện vận chuyển của từng địa điểm thi công.
Tiến độ thi công chi tiết.
Tiến độ cho từng quá trình thi công, từng hạng mục, từng công việc.
Tiến độ cho từng công tác chuẩn bị thi công.
Tổ chức mặt bằng thi công.
Mặt bằng thi công công trình và từng hạng mục công trình.
Đường vận chuyển trong từng giai đoạn thi công.
Mặt bằng bố trí các kho, bãi, xưởng gia công, phụ trợ, nhà cửa tạm…
Bố trí các thiết bị cơ giới.
Mạng lưới điện nước, thông tin liên lạc.
Trình tự thiết kế tổ chức thi công.
Bước 1: Công tác chuẩn bị cho lập thiết kế tổ chức thi công.
Tiến hành nghiên cứu hồ sơ thiết kế kỹ thuật, các điều kiện tư nhiên và đặc điểm khu vực tổ chức thi công... Nghiên cứu khả năng cung ứng nguồn lực phục vụ cho thi công…
Bước 2: Lựa chọn biện pháp thi công.
Công trình được chia ra thành các hạng mục công trình và ấn định các biện pháp thi công. Lựa chọn biện pháp thi công nào phù hợp với yêu cầu kỹ thuật và trong khả năng đáp ứng được của đơn vị thi công.
Bước 3: Xác định khối lượng công tác.
Căn cứ vào hồ sơ thiết kế kỹ thuật, bản vẽ công trình tiến hành xác định khối lượng công tác.
Bước 4: Xác định hao phí cần thiết cho thi công.
Căn cứ vào khối lượng công tác và biện pháp thi công xác đinh nhu cầu về vật liệu, nhân công, máy thi công.
Bước 5: Tổ chức lực lượng thi công và xác định thời gian thi công.
Căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật, mặt bằng thi công, khả năng cung ứng tiến hành huy động lao đông phục vụ thi công. Từ lực lượng này tiến hành xác định thời gian thi công. Ngược lại từ yêu cầu về thời gian dự án ta xác định nhu cầu về nhân công máy thi công cho công trình để bảo đảm công trình thực hiện theo đúng tiến độ.
Bước 6: Xác định tiến độ thi công.
Tiến độ thi công công trình xác định trên cơ sở bảo đảm các yêu cầu sau: trình tự công nghệ hợp lý; phân bố điều hòa lực lượng thi công, thiết bị máy móc, vật liệu…; thời gian hoàn thành từng quá trình cũng như toàn bộ công trình.
Bước 7: Xét chọn phương án thiết kế tổ chức thi công.
Để lựa chọn phương án trước tiên tính đến các chỉ tiêu kinh tế, xã hội. Tùy mục đích xây dựng công trình để chọn các chỉ tiêu so sánh lựa chọn phương án thi công.
Bước 8:Xác định các biện pháp tổ chức thực hiện.
Xác định những nhu cầu cần thiết và biện pháp tổ chức thực hiện cung ứng vật tư, thiết bị, xe máy… Biện pháp tổ chức quản lý sản xuất, điều độ thi công. Biện pháp giám sát kỹ thuật, kiểm tra chất lượng. Biện pháp an toàn lao động.
Các phương pháp tổ chức thi công.
Tổ chức thi công theo phương pháp tuần tự.
Khái niệm:
Tổ chức thi công tuần tự là bố trí một đơn vị thi công làm toàn bộ các quá trình từ a1→an làm xong khu vực này tiến hành chuyển sang khu vực khác cho đến khi hoàn thành toàn bộ công trình. Mội công tác từ chuẩn bị cho đến khi hoàn thành đều do một đơn vị thi công thực hiện.
Chỉ tiêu tính toán.
Thời gian thi công nếu Tj= const thì T=m.Tj
Cường độ tiêu hao tài nguyên:
Trong đó: Ki : là thời gian thực hiện một quá trình.
Tj : thời gian thực hiện toàn bộ quá trình trên đoạn j.
T : thời gian thực hiện toàn bộ công trình.
Q : lượng tiêu hao tài nguyên toàn bộ công trình.
q : lượng tiêu hao tài nguyên trên một đơn vị thời gian.
Đặc điểm.
Lực lượng thi công không cần lớn.
Việc chỉ đạo thi công tập chung, không căng thẳng.
Thời gian thi công kéo dài, chậm đưa công trình vào sử dụng.
Không chuyên môn hóa dẫn đến năng suất thấp, chất lượng kém, nếu không chuyên môn hóa dẫn đến lãng phí.
Máy móc phải trang bị đầy đủ nên đẫn đến lãng phí vì không sử dụng hết công suất máy.
Đơn vị thi công phải lưu động nhiều.
Trường hợp áp dụng:
Thường áp dụng cho các công trình nhỏ yêu câu kỹ thuật không cao. Thời gian thi công công trình không hạn chế, mặt bằng thi công bị giới hạn. Công trình có nhu cầu đưa ngay từng hạng mục vào sử dụng, không cần những đội chuyên môn hóa.
Tổ chức thi công theo phương pháp song song.
Khái niệm:
Tổ chức thi công song song là trên m khu vực bố trí đơn vị thi công đồng thời trong cùng một khoảng thời gian. Mỗi đơn vị thi công đều phải thực hiện hết n quá trình trên khu vực mình đảm nhiệm, các đơn vị thi công này hoàn toàn độc lập với nhau.
Chỉ tiêu biểu hiện:
Thời gian thi công: T = max Tj nếu Tj ≠ const
T = Tj nếu Tj = const
Cường độ tiêu hao tài nguyên: q = Q/T hoặc q = Q/Tmin
Phân chia đoạn trong tổ chức thi công song song:
Khi tổ chức thi công song song thì việc chia đoạn ra để thi công phải dựa vào các yêu cầu sau đây:
Bảo đảm khối lượng công tác trên từng đoạn tuyến gần bằng nhau.
Đường biên giới các khu vực phải gần với các khu cung cấp vật liệu, các cấu kiện, thành phẩm..
Chú ý đến vấn đề khí hậu để tránh một đoạn rơi vào mùa bất lợi trong năm.
Cần chý ý xem diện thi công có đủ cho máy móc hoạt động không. Để giảm bớt thời gian chờ việc cần điều phối qua lại các bộ phận gần nhau để tăng năng suất.
Đặc điểm.
Thời gian thi công ngắn, sớm đưa công trình vào sử dụng.
Đơn vị thi công không phải lưu động nhiều.
Lực lượng thi công lớn gây khó khăn về cung ứng, bảo quản sửa chữa.
Việc chỉ đạo thi công trên diện rộng, trong thời gian ngắn, lực lượng thi công lại lớn nên rất căng thẳng trong quá trình điều hành.
Không chuyên môn hóa nên không khai thác các khả năng của người và thiết bị máy móc.
Khối lượng dở dang nhiều nên dễ gây lãng phí và không đưa từng phần công trình vào sử dụng sớm được.
Trường hợp áp dụng
Áp dụng vào việc thi công các công trình có khối lượng lớn, trải dài theo tuyến. Nhu cầu sử dụng công trình sớm, cần đưa ngay các hạng mục vào phục vụ. Để áp dụng phương pháp này đòi hỏi lực lượng thi công phải lớn huy động số lượng máy móc thiết bị nhiều vì thế khi thi công chúng ta phải xem xét khả năng của công ty để mà lựa chọn cho phù hợp.
Tổ chức thi công theo phương pháp dây chuyền.
Khái niệm:
Toàn bộ việc tổ chức thi công được chia ra thành nhiều loại công việc theo trình tự công nghệ sản xuất, mỗi công việc hoặc trình tự đều do một đơn vị chuyên nghiệp có trang bị nhân lực máy móc chuyên môn hóa thích hợp, lần lượt thực hiện phần việc của mình trên từng khu vực từ 1→m. Trên từng khu vực các đội chuyên môn hóa ứng với quá trình lần lượt vào thi công theo trình tự công nghệ đã định ( từ 1→m). Khi đơn vị chuyên nghiệp cuối cùng hoàn thành quá trình của mình trên mỗi khu vực là khu vực ấy hoàn thành. Khi đơn vị cuối cùng hoàn thành quá trình của mình trên khu vực cuối cùng thì toàn bộ công trình được hoàn thành.
Đặc điểm:
Sau thời gian khai triển dây chuyền, thì từng khu vực công trình có thể lần lượt được đưa vào sử dụng.
Máy móc tập chung theo các đơn vị chuyên môn hóa nên việc khai thác, quản lý và sử chữa sẽ tốt hơn.
Công nhân được chuyên môn hóa nên có năng suất và chất lượng hơn.
Diện thi công tập trung trong khoảng chiều dài khai triển dây chuyền nên việc chỉ đạo, kiểm tra thuận lợi.
Tạo điều kiện nâng cao tay nghề, áp dụng tiến bộ khoa học. Quá trình cung ứng vật tư đều đặn ít biến đổi. Lực lượng thi công thường xuyên lưu động.
Tổ chức thi công theo phương pháp hỗn hợp.
Phương pháp thi công hỗn hợp là phương pháp tổng hợp của các phương pháp trên. Phương pháp này tận dụng và phát huy được các ưu điểm, hạn chế các khuyết điểm của các phương pháp trên.
Lập tiến độ và quản lý thi công theo phương pháp sơ đồ mạng.
Khái niệm
Sơ đồ mạng là một hệ thống theo kiểu mạng lưới, được hình thành do sự sắp xếp có hướng theo một trật tự nhất định giữa hai yếu tố của mạng là công việc (cung) và sự kiện (đỉnh). Sự sắp xếp này nhằm thể hiện mối liên hệ phụ thuộc của các quá trình diễn biến để đi đến mục tiêu nào đó.
Ưu điểm.
Làm rõ mối liên hệ phụ thuộc về công nghệ, kỹ thuật giữa công việc trong quá trình thi công.
Chỉ ra các công việc then chốt cần tập trung chỉ đạo (công việc nằm trên đường găng) và các công việc có thời gian dự trữ có thể điều chỉnh trong quá trình thi công (công việc không găng).
Cho phép điều chỉnh tiến độ khi có sự cố xảy ra trong quá trình điều khiển thi công mà không nhất thiết phải lập lại sơ đồ mạng.
Cho phép tối ưu hoá kế hoạch, tiến độ thi công theo chỉ tiêu thời gian, giá thành
xây dựng và nhu cầu tài nguyên cho thi công. Đồng thời còn thuận tiện cho việc tự động hoá tính toán và điều khiển thi công.
Quy tắc lập sơ đồ mạng.
Các công việc được biểu diễn theo một hướng nhất định từ trái sang phải, bắt đầu sự kiện khởi công đến sự kiện hoàn thành.
Đánh số các sự kiện: Số các sự kiện được tăng dần theo chiều triển khai các công việc từ trái sang phải và từ trên xuống dưới. Số ghi của sự kiện tiếp đầu của một công việc phải nhỏ hơn số ghi của sự kiện tiếp cuối của nó.
Giữa hai sự kiện chỉ tồn tại một mũi tên công việc. Nếu có nhiều công việc nối liền giữa hai sự kiện thì phải sử dụng sự kiện phụ và công việc ảo.
Không cho phép tồn tại một sơ đồ kín trong mạng. Không vẽ mũi tên ngược hướng triển khai sơ đồ mạng.
Phải thể hiện đúng mối liên hệ phụ thuộc theo trình tự công nghệ hoặc tổ chức trong quá trình thi công.
Không nên có mũi tên cắt chéo nhau vì sẽ làm cho sơ đồ mạng trở nên rối rắm, khó xem.
Để đơn giản hóa sơ đồ mạng có thể thay một mạng nhỏ thành một công việc.
Có những công việc có thể bắt đầu khi công việc trước chưa kết thúc, để tránh phải kéo dài thời gian do chờ việc, nên chia công việc trước ra làm nhiều phần, mỗi phần cần có đủ khối lượng để công việc sau có thể bắt đầu.
Tối ưu hóa sơ đồ mạng.
Tối ưu hóa về thời gian.
Khi thiết lập sơ đồ mạng ban đầu có thể thời gian thực hiện dự án trên đường găng sẽ lớn hơn thời gian quy đinh Tgăng > [T]. Cần phải điều chỉnh để Tgăng < [T].
Tối ưu hóa sử dụng tài nguyên.
Cực tiểu hóa thời gian thi công với lượng tài nguyên giới hạn.
Với thời gian thi công đã ấn định trước cần bảo đảm sự biến động về mức độ sử dụng tài nguyên là thấp nhất.
Để tối ưu hóa sơ đồ mạng trên theo chỉ tiêu tài nguyên có hai cách: điều chỉnh tài nguyên trên sơ đồ mạng ngang và trên sơ đồ mạng có gắn trục thời gian.
Tối ưu hóa theo thời gian và chi phí.
Thời gian thực hiện dự án và chi phí cho dự án có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Khi rút ngắn thời gian thi công sẽ làm tăng chi phí thực hiện dự án.
Trình tự lập tiến độ và quản lý thi công theo sơ đồ mạng.
Liệt kê các công việc và xác định mối liên hệ giữa các công việc.
Tính toán thời gian thực hiện và các chi phí tài nguyên cho các công việc.
Xây dựng sơ đồ mạng: Lập sơ đồ mạng ban đầu; vẽ mũi tên công việc; đánh số thứ tự công việc; ghi thời hạn thực hiện và các chi phí nguồn lực trên công việc; tính các tham số sơ đồ, xác định đường găng.
Chuyển sơ đồ mạng sang sơ đồ mạng ngang hoặc sơ đồ mạng trục thời gian.
Tối ưu hóa sơ đồ mạng: Tối ưu theo các chỉ tiêu về thời gian, tài nguyên và chi phí.
Các biện pháp thi công hầm.
Phương pháp thi công đào hở.
Cùng với các phương pháp hạ dần hay hạ đoạn (caisson) và phương pháp hạ chìm hay hầm dìm, phương pháp thi công hở thuộc vào nhóm các phương pháp thi công lộ thiên. Có thể nói rằng, trong những điều kiện thông thường, phương pháp hở được coi là phương pháp kinh tế nhất trong xây dựng các công trình ngầm cỡ lớn. Chẳng hạn hình dáng các công trình có thể kiến trúc phù hợp với các yêu cầu của kỹ thuật giao thông, trong đó các giải pháp tối ưu về liên kết các hệ thống giao thông với đoạn đường chuyển giao ngắn, cũng như liên kết tốt giữa các điểm đi và đến. Chênh lệch về độ cao có thể bố trí ở mức nhỏ. Phương pháp thi công hở còn cho phép xây dựng các mặt bằng đi bộ rộng liên kết với các công trình thương mại, nhà hàng, công trình văn hóa và liên kết hợp lý với phương tiện giao thông trên mặt đất.
Để thi công cần thiết phải có mặt bằng tự do trên mặt đất vừa đủ, như tại các quảng trường, nút giao thông của các đường lớn, chẳng hạn một sân ga tàu điện ngầm có chiều dài khoảng 120m, tàu tốc hành khoảng 210m;
Do thời gian thi công lâu và diện tích sử dụng lớn, nên gây ảnh hưởng lớn đến giao thông đi lại trên mặt đất. Do vậy nhất thiết phải chú ý đến các giải pháp giảm ảnh hưởng đến giao thông trên mặt đất ;
Phương pháp xây dựng này cần loại trừ các mối nguy hiểm đối với các công trình kiến trúc lân cận, chẳng hạn do gây lún sụt, dịch chuyển đất. Vì vậy khi độ sâu thi công lớn, chẳng hạn 25m, khoảng cách đến các công trình kiến trúc không xa thì nhất thiết phải áp dụng các biện pháp đặc biệt (tường cọc nhồi, tường hào nhồi -tường trong đất);
Với phương pháp thi công hở thì các tác động xấu đến môi trường sống, như tiếng ồn, bụi bẩn, ảnh hưởng đến việc đi lại, là khó tránh khỏi. Do vậy cần phải có các giải pháp hợp lý nhằm giảm thiểu các tác động này;
Trong nhiều trường hợp phải tính đến các điều kiện của công trình kiến trúc, nền đất và nước ngầm khi phải áp dụng lâu dài và trên diện rộng giải pháp hạ mực nước ngầm;
Phải tính đến các khả năng di dời, treo tạm các hệ thống cấp thoát nước, năng lượng…, để đảm bảo hoạt động bình thường, lâu dài.
Phương pháp đào kín.
Bao gồm các phương pháp sau:
Phương pháp khoan nổ truyền thống và NATM.
Phương pháp Khiên đào (SM).
Phương pháp khoan đào (TBM).
Phương pháp kích đẩy (pipe jacking).
Phương pháp khoan nổ truyền thống và NATM.
Phương pháp thi công công trình ngầm truyền thống hay còn gọi là phương pháp mỏ được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực xây dựng hầm và công trình ngầm do khả năng áp dụng cho nhiều loại công trình ngầm khác nhau như hầm giao thông, thuỷ điện, tầng ngầm, … với những hình dạng và kích thước hình học phức tạp, và xây dựng