Hiện nay, các loại nước thải đang là vấn đề đáng lo ngại của nhiều quốc gia vì các loại nước này được xả thải một cách bừa bãi ra môi trường xung quanh mà không qua xử lý, gây ô nhiễm môi trường trầm trọng và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người.
Nước sạch sau khi sử dụng được xả thải ra ngoài môi trường, chứa rất nhiều chất độc hại, vi sinh vật gây bệnh không chỉ làm môi trường bị ô nhiễm mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Để hạn chế đến mức tối đa, mức độ gây ô nhiễm do các loại nước thải này, chúng ta cần xây dựng một hệ thống thoát nước thải phù hợp với khu vực dân cư, xí nghiệp, để vận chuyển về các trạm xử lý một cách nhanh chóng, kịp thời xử lý và xả ra nguồn tiếp nhận.
Một mặt chúng ta có một hệ thống thoát nước an toàn,mặt khác cần phải có một hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn chất lượng nước để xả ra nguồn. Vì vậy, việc thiết kế một trạm xử lý nước thải đảm bảo về mặt vệ sinh là cần thiết và cần phải được chú trọng.
Giải quyết được vấn đề này, sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho một quốc gia. Không chỉ giải quyết được vấn đề môi trường mà còn giúp bảo vệ sức khỏe con người và thúc đẩy sự phát triển đất nước.
82 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3601 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế trạm xử lý nước thải sinh hoạt cho Quận 8, quy hoạch đến năm 2030 công suất Q=69.200 m3/ngđ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG 4
Nhiệm Vụ Đồ Án Môn Học 4
1.2 Nội Dung Thực Hiện 4
1.3 Giới Thiệu Khu Vực Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt 4
1.3.1 Vị Trí Địa Lý 5
1.3.2 Địa Hình 5
1.3.3 Khí Hậu 5
Chương 2: XÁC ĐỊNH CÔNG SUẤT THIẾT KẾ, ĐẶC TÍNH NƯỚC THẢI,
LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ 6
2.1 Lưu Lượng Nước Dùng Cho Khu Dân Cư 6
2.2 Lưu Lượng Nước Dùng Trong Các Công Trình Công Cộng 7
2.2.1 Trường Học 7
2.2.2 Bệnh Viện 7
2.2.3 Siêu Thị 8
2.2.4 Khách Sạn 8
2.2.5 Khu Vực Hành Chính 9
2.2.6 Khu Vui Chơi Giải Trí 9
2.3 Đặc Tính Nước Thải, Lựa Chọn Công Nghệ Xử Lý 10
2.3.1 Đặc Tính Nước Thải 10
2.3.2 Phương Pháp Xử Lý Nước Thải 10
Chương 3: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI THEO PHƯƠNG ÁN 1 17
3.1 Song chắn rác 17
3.1.1 Tính Toán Mương Đặt SCR 17
3.1.2 Tính Toán Song Chắn Rác 19
3.2 Bể lắng cát ngang 22
3.2.1 Tính Toán Bể Láng Cát Ngang 22
3.2.2 Thể Tích Phần Lắng Của Bể Lắng Cát 24
3.2.3 Tính Mương Thu Cát Hình Thang 25
3.2.4 Tính Máng Thu Nước Đầu Ra 25
3.2.5 Sân Phơi Cát 25
3.3 Bể điều hòa 27
3.3.1 Tính Toán Bể Điều Hòa 28
3.3.2 Tính Toán Hệ Thống Phân Phối Khí 29
3.4 Bể lắng đợt 1 31
3.4.1 Tính Toán Kích Thước Vùng Lắng 31
3.4.2 Hiệu Quả Khử BOD và SS 33
3.4.3 Tính Toán Vùng Phân Phối Nước Vào 34
3.4.4 Tính Toán Máng Thu Nước Đã Lắng 35
3.4.5 Tính Toán Vùng Khử Căn 36
3.4.6 Kích Thước Xây Dựng Bể Lắng 38
3.5 Bể thổi khí 39
3.5.1 Điều Kiện Thiết Kế Và Giả Thiết 39
3.5.2 Các Thông Số Sử Dụng Trong Thiết Kế 40
3.5.3 Xác Định Lượng Bùn Phát Sinh 40
3.5.4 Xác Định Nồng Độ Và Khối Lượng VSS, TSS Trong Bể Thổi Khí 41
3.5.5 Xác Định Thể Tích Và Thời Gian Lưu Nước Của Bể Thổi Khí 42
3.5.6 Xác Định F/M Và Tải Trọng BOD 43
3.5.7 Xác Định Hệ Số Yobs Dựa Vào TSS Và VSS 43
3.5.8 Tính Nhu Cầu Oxy Tiêu Thụ 44
3.5.9 Tính Lưu Lượng Khí Cần Theo Q 44
3.5.10 Xác Định Tỷ Số Tuần Hoàn 47
3.5.11 Ước Tính BOD Sau Xử Lý 47
3.6 Bể Lắng Đợt 2 48
3.7 Bể Tiếp Xúc 52
3.7.1 Tính Toán Lượng Clo Khử Trùng 52
3.7.2 Tính Toán Máng Trộn Vách Ngăn Có Lỗ 54
3.7.3 Tính Toán Bể Tiếp Xúc 55
3.7.4 Tính Toán Ống Dẫn Nước Vào Bể Tiếp Xúc 56 3.7.5 Tính Toán Công Trình Xả Nước Thải Sau Xử Lý Vào Sông 56
3.8 Các Công Trình Xử Lý Bùn 57
3.8.1 Tính Toán Bể Nén Bùn 57
3.8.2 Tính Toán Bể Metan 59
Chương 4: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ THEO
PHƯƠNG ÁN 2 64
4.1 Bể Lắng Cát Thổi Khí 64
4.1.1 Tính Toán Bể Lắng Cát Thổi Khí 64
4.1.2 Hệ Thống Thổi Khí 65
4.1.3 hệ Thống Bơm Phun Tia 66
4.1.4 Tính Toán Máng Thu Nước Hình Thang 67
4.1.5 Tính Máng Thu Nước Đầu Ra 67
4.1.6 Sân Phơi Cát 67
4.2 Bể Lọc Nhỏ Giọt 69
4.2.1 Điều Kiện Và Giả Thiết 69
4.2.2 Xác Định Hệ Số K20 69
4.2.3 Xác Định Lưu Lượng, Diện Tích, Thể Tích, Đường Kính Bể 70
4.2.4 Xác Định Tốc Độ Và Tỷ Lệ Tuần Hoàn 70
4.2.5 Xác Định Tốc Độ Tưới Bình Thường và Tăng Cường 71
4.2.7 Xác Định Đường Kính Bể Lắng 2 72
Chương 5: TÍNH TOÁN KINH TẾ 73
5.1 Chi Phí Xử Lý Cho Phương Án 1 73
5.1.1 Chi Phí Vật Tư 73
5.1.2 Chi Phí Hóa Chất Và Năng Lương 74
5.1.3 Nhân Công Vận Hành 74
5.1.4 Chi Phí Xử Lý 75
5.1.5 Thời Gian Hoàn Vốn 76
5.2 Chi Phí Xử Lý Cho Phương Án 2 76
5.2.1 Chi Phí Vật Tư 76
5.2.2 Chi Phí Hóa Chất Và Năng Lương 77
5.2.3 Nhân Công Vận Hành 78
5.2.4 Chi Phí Xử Lý 79
5.2.5 Thời Gian Hoàn Vốn 79
Chương 6: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 80
6.1 Kết Luận 80
6.2 Kiến Nghị 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
Chương 1
GIỚI THIỆU CHUNG
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN MÔN HỌC
Đồ án có nhiệm vụ thiết kế một hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu vực Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh. Nước thải sinh hoạt được vận chuyển từ khu dân cư, các công trình phục vụ nhu cầu sinh hoạt, vui chơi giải trí của con người đến trạm xử lý nước thải. Tại đây, nước thải sinh hoạt được xử lý theo yêu cầu xả thải của nguồn tiếp nhận. Nước thải sinh hoạt sau xử lý đạt yêu cầu xả thải được xả vào nguổn tiếp nhận.
NỘI DUNG THỰC HIỆN
Bản thuyết minh
Thu thập, phân tích số liệu, giới thiệu khu vực thiết kế
Xác định lưu lượng, đặc tính nguồn nước thải sinh hoạt và lựa chọn công nghệ xử lý.
Tính toán thiết kế các công trình đơn vị theo phương án đã chọn.
Tính kinh tế.
Bản vẽ
Mặt bằng trạm xử lý nước thải
Mặt cắt thủy lực trạm xử lý nước thải
Bản vẽ từng công trình
GIỚI THIỆU KHU VỰC XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT
Hình 1.1: Bản đồ quận 8
Theo cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh 2008, quận 8
Diện tích: 19,18 km2
Dân số: 381721 người
Mật độ dân số: 19,902 người/km2
Tỉ lệ tăng dân số: r = 1,06 %
Vị Trí Địa Lý
Quận 8 có hình dáng thon dài theo hướng Đông Bắc-Tây Nam và bị chia cắt mạnh bởi một hệ thống kênh rạch chằng chịt như kênh Bến Nghé, kênh Tàu Hũ, rạch Ông Lớn, Ông Nhỏ, Xóm Củi, Ông Nhã, Ruột Ngựa, rạch Cát, Bà Tàng, Lòng Đèn, rạch Cùng, Lò Gốm, kênh Ngang số 1, kênh Ngang số 2, kênh Ngang số 3.
Phía Bắc giáp Quận 5 và Quận 6 với ranh giới tự nhiên là kênh Tàu Hũ và kênh Ruột Ngựa.
Phía Đông giáp Quận 4 và Quận 7 với ranh giới tự nhiên là rạch Ông Lớn.
Phía Tây giáp Quận Bình Tân.
Phía Nam giáp Huyện Bình Chánh, ranh giới không rõ ràng vì đây là vùng trũng và nhiều đồng ruộng.
Địa Hình
Địa hình đất liền tương đối bằng phẳng, có hướng thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Chế độ bán nhật triều làm cho sông nước ở quận 8 bị nhiễm phèn, mặn, nhất là khu vực các phường 11, 12, 13 và 16. Song, quận cũng có nhiều vùng được phù sa các sông bồi đắp, tạo nên diện tích nông nghiệp rộng gần ½ diện tích tổng thể.
Khí Hậu
Quận 8 thuộc thành phố Hồ Chí Minh nên chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, chia thành 2 mùa mưa và khô rõ rệt:
Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4
Mùa mưa kéo dài tứ tháng 5 đến tháng 11
/ Khí hậu bình quân của Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Trung bình cao °C (°F)
32 (90)
33 (91)
34 (93)
34 (93)
33 (91)
32 (90)
31 (88)
32 (90)
31 (88)
31 (88)
30 (86)
31 (88)
Trung bình thấp °C (°F)
21 (70)
22 (72)
23 (73)
24 (75)
25 (77)
24 (75)
25 (77)
24 (75)
23 (73)
23 (73)
22 (72)
22 (72)
Lượng mưa mm (inch)
14
(0.6)
4
(0.2)
12
(0.5)
42
(1.7)
220
(8.7)
331
(13)
313 (12.3)
267
(10.5)
334 (13.1)
268
(10.6)
115 (4.5)
56 (2.2)
Nguồn: Đại sứ quán Việt Nam tại London[7] 26 tháng 2 năm 2008.
Chương 2
XÁC ĐỊNH CÔNG SUẤT THIẾT KẾ,
ĐẶC TÍNH NƯỚC THẢI, LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ.
Dân số dự đoán đến năm 2030:
N = N0 * (1 + r)n = 381721 * (1 + 0.0106)22 = 481.383 (người)
Trong đó: N: dân số năm 2030
N0: dân số năm 2008
r: tỉ lệ tăng dân số hằng năm
n: số năm (2008 – 2030).
2.1 LƯU LƯỢNG NƯỚC THẢI TỪ KHU DÂN CƯ
=
= = 67.394
Trong đó: Qngd: lưu lượng nước thải khu dân cư
q0: tiêu chuẩn nước thải cho khu dân cư: q0 = 140(Lai, 2009).
N: số dân cư năm 2030.
Kc: hệ số không điều hòa. (Lai, 2009)
LƯU LƯỢNG NƯỚC THẢI TỪ CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG
2.2.1 Trường Học
Theo QCXDVN 01:2008/BXD:
Cứ 1000 người ( 40 ghế
481383 người ( N1 ghế
Tổng số ghế:
N1 = = 19.225 (ghế)
Lưu lượng nước dùng cho trường phổ thông:
= = 240 .
Với: : tiêu chuẩn nước thải trường phổ thông: 20 (Lai, 2009)
N01: số học sinh phổ thông.
Lưu lượng nước dùng cho trường đại học:
= = 686 .
Với: : tiêu chuẩn nước thải trường đại học: 95 (Lai, 2009)
N02: số học sinh, sinh viên đại học.
2.2.2 Bệnh Viện
Theo QCXDVN 01:2008/BXD:
Cứ 1000 người ( 4 giường.
481383 người ( N2 giường.
Tổng số giường:
Xây dựng 2 bệnh viện: mỗi bệnh viện 500 giường
Lưu lượng nước dùng cho bệnh viện:
= = 625
Với: q02: tiêu chuẩn nước thải bệnh viện: 625 (Trịnh Xuân Lai, 2009)
Siêu Thị
Số nhân viên trong siêu thị: N3 = 500 người
Lưu lượng nước thải từ siêu thị:
= = 19
Với: q03: tiêu chuẩn nước thải siêu thị: 38 (Lai, 2009)
Khách Sạn
Số nhân viên: 200 người
Khách: 400 người
Lưu lượng nước thải từ khách sạn:
=
Với: : tiêu chuẩn nước thải cho nhân viên khách sạn: 40
: tiêu chuẩn nước thải cho khách: 180 (Lai, 2009)
Khu Vực Hành Chính
Số cán bộ, nhân viên: N5 = 250 người
Lưu lượng nước thải từ khu vực hành chính:
Với: q05: tiêu chuẩn nước thải khu vực hành chính: 50(Lai, 2009)
Khu Vui Chơi Giải Trí
Lượng khách trung bình trong ngày: 3000 người
Với: q06: tiêu chuẩn nước thải khu vực hành chính: 20(Lai, 2009)
Tổng lưu lượng nước thải sinh hoạt khu vực quận 8:
= QTH + QBV + QST + QKS + QCQ + QVCGT
= 67394 + 240 + 686 + 625 +19 +80 +12,5 = 69116,5
Lưu lượng thiết kế được tính toán như sau:
Qmax = 7,52% 2602 m3/h = 723 l/s = 0,72 m3/s
Qmin = 1,23% = 426 m3/h = 118 l/s = 0,12 m3/s
Qtb = 1442 m3/h = 400,56 l/s = 0,4 m3/s
ĐẶC TÍNH NƯỚC THẢI – LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
Đặc Tính Nước Thải
Bảng 2.1: Kết quả phân tích mẫu nước thải sinh hoạt Quận 8
STT
Các chỉ tiêu
Đơn vị
Nước thải sinh hoạt
Quy chuẩn
(QCVN
14 – 2008) nguồn loại A
Tiêu chuẩn
(TCVN 6772-2000) mức I
Tiêu chuẩn
Cmax = C*k
(k = 1,0)
1
pH
6
5 - 9
5 – 9
2
SS
mg/l
200
50
50
3
COD
mg/l
600
50
50
4
BOD5
mg/l
350
30
30
5
N-NH3
mg/l
5
5
5
6
N-NO3-
mg/l
6
30
30
7
Dầu mỡ động, thực vật
mg/l
8
10
10
8
P-PO43-
mg/l
5
6
6
9
Tồng chất rắn hòa tan
mg/l
250
500
500
10
Coliform
MPN/100ml
106
3000
3000
Nhận xét: thành phần nước thải sinh hoạt quận 8 có đặc tính tương đối ổn định với pH trung tính, nồng độ SS không cao, các chất trong nước dễ phân hủy sinh học (tỷ lệ BOD/COD khoảng 0,8), nồng độ Nitơ rất thấp dưới tiêu chuẩn cho phép. Coliform hơi cao phải xử lý để đạt tiêu chuẩn xả thải.
Với đặc tính nước thải này cần xử lý: COD, BOD, SS, Coliform.
Phương Pháp Xử Lý Nước Thải
Có nhiều loại thiết bị và công trình dùng trong quá trình xử lý nước thải, các thiết bị và công trình này có khi thực hiện đồng thời 3 nhiện vụ : xử lý cơ học, xử lý hóa học và xử lý sinh học. Nhưng còn có cách phân loại theo công đoạn như sau: xử lý sơ bộ, xử lý bậc 2 và xử lý bậc 3
Xử Lý Bậc 1 ( Xử Lý Sơ Bộ )
Xử lý bậc 1 là giai đoạn không thể thiếu trong hệ thống xử lý nước thải. Xử lý bậc 1 gồm các công trình song chắn rác, bể lắng cát hoặc bể tách dầu mở - vật nổi làm nhiệm vụ bảo vệ máy bơm và loại bỏ phần lớn cặn nặng (cát), vật nổi (dầu mỡ,bọt) cản trở cho các công trình tiếp theo. Trường hợp nếu lưu lượng không ổn định thì phải có thêm bể điều hòa lưu lượng nhằm ổn định chế độ làm việc cho các công trình phía sau.
Xử Lý Bậc Hai
Xử lý bậc hai là giai đoạn xử lý tiếp theo của xử lý bậc một. Là công đoạn phân hủy sinh học hiếu khí các chất hữu cơ, chuyển chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học thành các chất vô cơ và chất hữu cơ ổn định kết thành bông cặn dễ loại bỏ ra khỏi nước thải. Tùy theo tác nhân gây ô nhiễm mà giai đoạn xử lý có thể áp dụng các phương pháp xử lý sau: hóa học, hóa lý, hoặc sinh học.
Phương Pháp Hóa Học
Phương pháp này dùng để khử các chất hòa tan, xử lý sơ bộ trước khi xử lý sinh học. Tùy thuộc vào đặc tính của chất bẩn, để làm sạch nước thải, người ta có thể sử dụng các phương pháp khác nhau như: trung hòa, oxy hóa khử.
Phương Pháp Trung Hòa
Giá trị pH của các dòng thải có thể dao động trong khoảng rộng trong khi đó quá trình xử lý hóa lý hoặc sinh học đều đòi hỏi một giá trị pH nhất định để đạt được hiệu quả xử lý tốt nhất. Nên trước khi đưa sang thiết bị xử lý, nước thải cần được điều chỉnh pH tới giá trị thích hợp. Trung hòa có thể thực hiện bằng cách trộn dòng thải có tính axít với dòng thải có tính kiềm hoặc sử dụng các hóa chất như H2SO4, HCl, NaOH, CO2. Điều chỉnh pH thường kết hợp với bể điều hòa hay bể chứa nước thải.
Phương Pháp Oxy Hóa Khử
Để làm sạch nước thải, người ta có thể sử dụng các chất oxy hóa ở dạng khí hay hóa lỏng để oxy hóa các chất độc hại trong nước thải thành các chất ít độc hại hơn. Nhược điểm của phương pháp này là tốn nhiều tác nhân hóa học, chỉ dùng với các tạp chất gây nhiễm bẩn trong nước không thể tách bằng các phương pháp khác.
Phương Pháp Xử Lý Hóa Lý
Quá trình xử lý hóa lý là quá trình xử lý đối với các loại nước thải có hàm lượng chất lơ lửng cao, chứa chất độc hại có độ màu cao. Có thể sử dụng phương pháp keo tụ, tạo bông. Lượng chất lơ lửng, được tách ra nhờ bể lắng. Quá trình xử lý này giúp cho quá trình xử lý sinh học phía sau tốt hơn. Ưu điểm của phương pháp xử lý hóa lý: áp dụng cho nguồn nước thải dao động lớn, hiệu quả xử lý cặn cao, thiết bị gọn nhẹ,… Tuy vậy phương pháp này vẫn còn một số hạn chế: hiệu quả xử lý không cao bằng phương pháp sinh học, chi phí hóa chất cao.
Phương Pháp Hấp Phụ
Phương pháp hấp thụ có khả năng dùng để xử lý các chất thải không có khả năng phân hủy sinh học và các chất hữu cơ không hoặc khó xử lý bằng phương pháp sinh học.
Các chất hấp phụ thường dùng là than hoạt tính, than nâu, đất sét, cacbonat magie, trong đó than hoạt tính là chất hấp phụ có bề mặt riêng lớn 400-1500 m2/g.
Nhu cầu về than hoạt tính để xử lý nước thải có độ màu rất khác nhau, cần phải sử dụng sao cho kinh tế nhất, trong đó cần tính đến sự tổn thất cho quá trình hoạt hóa nhiệt cho than từ 5-10%. Chẳng hạn khi thí nghiệm cho nhu cầu than là 0,5 kg/m3 nước thải, như vậy phải tính thêm sự tổn thất là 0,025-0,05 kg/m3 nước thải.
Phương Pháp Sinh Học
Sau khi xử lý hóa lý, nước thải cần được xử lý sinh học để khử các chất hữu cơ. Xử lý sinh học là dựa vào khả năng sống và hoạt động của vi sinh vật có tác dụng phân hủy những chất hữu cơ.
Xử Lý Sinh Học Hiếu Khí
Trong xử lý nước thải bằng phương pháp hiếu khí cần kiểm tra tỉ lệ BOD/COD và tỉ lệ chất dinh dưỡng cho quá trình phân hủy. Nếu hàm lượng Nitơ và Photpho trong nước thải cao thì biện pháp hiệu quả nhất là trộn các nước thải sinh hoạt đưa vào xử lý sinh học. Các phương pháp xử lý hiếu khí bao gồm các công trình như bể bùn hoạt tính, hồ sinh học, hoặc kết hợp với lọc sinh học nhiều bậc.
Xử Lý Bậc Ba (Xử Lý Bổ Sung)
Bao gồm các phương pháp tiếp xúc thường được dùng là: clo hóa nước, ozon, tia cực tím nhằm tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh đạt tiêu chuẩn xả thải ra môi trường hoặc tái xử dụng. Phương pháp khử khuẩn bằng clo dạng khí, dạng lỏng, các hipoclorit là thường sử dụng.
Ngoài ra, công đoạn này có thể phải tiếp tục nâng cao chất lượng nước đã xử lý để tái sử dụng hoặc để xả vào nguồn yêu cầu cao.
Do đó cần áp dụng thêm các phương pháp xử lý như:
Vi lọc hoặc lọc cát, lọc qua màng…để lọc trong nước.
Kết tủa và đông tụ.
Hấp phụ qua than hoạt tính để khử các kim loại nặng, chất hữu cơ, chất mùi…
Trao đổi ion, thẩm thấu ngược, điện thẩm tích…để ổn định chất lượng nước.
Các phương pháp xử lý bùn
Phương Pháp Lắng Trọng Lực
Phương pháp này có thể hòa tan hàm lượng chất rắn trong bùn từ 1-2% lên đến 6-10%. Đối với bùn sinh học hoặc bùn của quá trình keo tụ bằng hóa chất, nồng độ bùn chỉ tăng lên 4-6%, sau đó thực hiện quá trình làm khô trong không khí, lọc chân không, ly tâm hay lọc ép để tăng nồng độ bùn, khi nồng độ bùn lớn hơn 20% thì mới dừng.
Phương Pháp Ly Tâm Bùn
Phương pháp này có thể vừa nén bùn vừa tách nước. Bùn sau khi xử lý có hàm lượng chất rắn 30-35%. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi đầu tư vận hành và bảo dưỡng. Công suất tối thiểu của máy ly tâm bùn là 5m3/h, nên chỉ ứng dụng cho các hệ thống xử lý nước thải có công suất lớn hơn 120 m3/ngày.
Với kết quả phân tích các phương pháp xử lý trên cùng với các yêu cầu chất lượng nước thải quận 8 cần xử lý ta đưa ra các sơ đồ dây chuyền công nghê xử lý
Sơ Đồ Công Nghệ Xử Lý 1
Quy trình hoạt động:
Nước thải sinh hoạt được dẫn vào ngăn tiếp nhận có song chắn rác. Sau khi qua song chắn rác, nước thải tiếp tục được đưa qua công trình thứ 2: bể lắng cát, nó có nhiệm vụ là loại bỏ cặn thô, nặng như cát, sỏi, mảnh vỡ thủy tinh……để bảo vệ các thiết bị cơ khí dễ bị mài mòn, giảm cặn nặng ở các công đoạn xử lý sau. Nước qua bể lắng 1 để tách các chất rắn có khả năng lắng tốt.
Nước thải sau khi qua bể lắng đợt 1 sẽ được dẫn qua bể thổi khí, ở đây lượng vi sinh vật (VSV) hiếu khí trong bể sẽ phân hủy các chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học trong nước thải. Lượng bùn sinh ra sẽ được dẫn sang bể lắng đợt 2, một phần lượng bùn tuần hoàn từ bể lắng 2 qua bể thổi khí, tại bể có tiến hành sục khí cung cấp oxy cho vi sinh vật hoạt động.
Sau thời gian lưu trong bể thổi khí nước thải chảy qua bể lắng đợt 2. Tại đây các bùn hoạt tính được loại bỏ khỏi nước thải nhờ quá trình lắng trọng lực của bùn.
Bùn lắng từ bể lắng 2 một phần được bơm tuần hoàn lại bể thổi khí, phần bùn dư được đưa qua bể nén bùn. Phần bùn sau khi nén được đưa vào bể chứa bùn.
Trước khi thải vào nguồn nước thải phải qua công đoạn khử trùng, đây là khâu do bể tiếp xúc thực hiện.
Ưu điểm:
Hiệu quả xử lý nước thải cao.
Quản lý đơn giản
Dễ khống chế các thông số vận hành
Các công trình cấu tạo đơn giản, không quá lớn nên tiết kiệm được diện tích đất.
Nhược điểm:
Chi phí năng lượng cao
Có thể có mùi hôi do quá trình phân hủy bùn thải.
Chỉ áp dụng cho các loại nước thải có nồng độ COD, BOD5 thấp
Lượng bùn sinh ra tương đối nhiều.
Sơ đồ công nghệ xử lý 2
Quy trình hoạt động:
Trong phương án này gồm các công trình: song chắn rác, sau đó qua bể lắng cát thổi khí để tang hiệu quả khử cát trong bể. Tiếp tục nước qua bể điều hòa rồi chảy qua bể lắng 1.
Nước sau khi qua bể lắng 1 sẽ qua bể lọc sinh học nhỏ giọt. Trong bể lọc, chất các lớp vật liệu có độ rỗng và diện tích mặt tiếp xúc trong một đơn vị thể tích lớn nhất trong điều kiện có thể. Nước thải được hệ thống phân phối phun thành giọt đều khắp trên bề mặt lớp vật liệu. Nước sau khi chạm lớp vật liệu chia thành hạt nhỏ chảy thành màng mỏng qua khe lớp vật liệu đi xuống dưới. Trong quá trình chảy dần dần hình thành lớp màng vi sinh vật bám quanh lớp vật liệu và lớp màng vi sinh vật này sẽ phân hủy các hợp chất hữu cơ. Nước sẽ được tuần hoàn lại trong quá trình lọc để hình thành lớp màng vi sinh vật và nâng cao hiệu quả xử lý của bể lọc. Sau một thời gian lớp màng vi sinh vật sẽ dày lên và các tế bào già sẽ chết và tróc ra khỏi lớp vật liệu lọc bị nước cuốn xuống phía dưới. Trên lớp vật liệu lọc hình thành lớp màng mới, hiện tượng này lập đi, lập lại và nước thải sẽ được xử lý. Nước sau bể lọc sinh học có nhiều bùn lơ lửng do màng vi sinh vật tróc ra nên phải xử lý bằng bể lắng đợt 2. Cuối bể lắng 2 nước thải được đưa qua bể tiếp xúc (châm Clo để diệt Coliform) rồi đi ra nguồn tiếp nhận.
Bùn từ bể lắng đợt 1 và bể lắng đợt 2 được đưa qua bề chứa bùn sau đó qua bể nén bùn, bể mê tan, tại đay có thiết bị thu hồi khí, phần còn lại dc dùng làm phân compost.
Ưu điểm:
Hiệu quả xử lý cao hơn phương án 1.
Quản lý đơn giản
Không cần hệ thống cấp không khí
Nhược điểm:
Yêu cầu có trạm khí nén, trạm bơm nên công suất trạm lớn.
Nhạy cảm với sự thay đổi của nhiệt độ
Khó khống chế các thông số vận hành
Vận hành tương đối phức tạp hơn, dẫn đến lượng công nhân vận hành nhiều, yêu cầu có kinh nghiệm cao.
Chương 3
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ
CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI
THEO PHƯƠNG ÁN 1
Toàn bộ công trình xử lý nước thải tính toán theo 2 đơn nguyên với Q = 69.200 m3/ngđ
Tính toán cho 1 đơn nguyên Q = 34.600 m3/ngđ
Qmaxs = 0,72 (m3/s)
Qtbs = 0,4 (m3/s)
Qmins = 0,12 (m3/s)
Ngăn Tiếp Nhận Nước Thải
Dựa vào lưu lượng tính toán đã được tính toán đã được xác định Qmax,h =2599,97 m3/h và các số liệu lưu lượng nước thải ở bảng 3-4 (Triết,2008 ), chọn ngăn tiếp nhận với các thông số sau
Đường ống áp lực từ trạm bơm đến ngăn tiếp nhận: ống với đường kính d = 800 mm
Kích thước ngăn tiếp nhận như sau:
Chiều rộng A = 2400 mm
Chiều dài B = 2300 mm
Chiều cao H = 2000 mm
Chiều cao H1 =1600 mm
Chiều cao h = 750 mm
Chiều cao h1 = 900 mm
S