Từ khi hình thành xã hội loài người, con người đã luôn quan tâm, tìm hiểu và lý giải cái đẹp - một phạm trù thẩm mỹ thuộc tính nhân sinh. Nó được thể hiện bằng sự toàn vẹn, hài hoà giữa hình thức và nội dung. Nó luôn tồn tại trong cuộc sống, ẩn chứa trong các sự vật hiện tượng và người nghệ sĩ sáng tạo nó thông qua các ngành nghệ thuật như: Văn học, hội hoạ, điêu khắc, âm nhạc, kiến trúc cùng với sự phát triển của xã hội loài người khi nhu cầu cái đẹp và sự sáng tạo cái đẹp đã trở thành một đòi hỏi bức thiết, thì việc con người càng ngày hướng tới sự hoàn thiện của cái đẹp là điều tất yếu.
Ngày nay, trong xã hội văn minh hiện đại cái đẹp không chỉ hiện hữu trong các lĩnh vực nghệ thuật thuần tuý, mà ngay cả những vật dụng hàng ngày, ngoài người tiêu dùng chấp nhận. Chính vì vậy MTCN ra đời và ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong sản xuất và đời sống. Với cái nhìn tinh tế và óc tư duy sáng tạo, các hoạ sĩ MTCN đã cải tạo thế giới vật dụng ngày một đẹp hơn, gần gũi hơn, phục vụ tốt hơn cho con người. Từ việc lập ra đề án, thiết kế sản phẩm công nghiệp, máy móc, các mặt hàng dân dụng cho đến quảng cáo, giới thiệu những mẫu mã hàng hoá mới với nhiều tính năng cải tiến sẽ được đưa ra thị trường.
Hoạt động của MTCN ngày càng có thêm khả năng tiếp cận với việc giải quyết các vấn đề về chất lượng sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ của người tiêu dùng và từ đó tăng độ hấp dẫn của hàng hoá, kích thích nhu cầu của xã hội, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
MTCN đã trở thành một môn khoa học thực sự tác động đến nhiều mặt của việc cải thiện chất lượng cuộc sống. Vì thế, MTCN có khả năng vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao, vừa có tác dụng nâng cao trình độ thẩm mỹ của con người.
Trong sự phát triển chung của MTCN, tạo dáng công nghiệp có vị trí rất quan trong, nó bao trùm lên phần lớn các hoạt động: Kinh tế, quảng cáo, thể hiện đưa ra những định hướng thẩm mỹ cho con người, xã hội cũng như các sản phẩm công nghiệp. Trong đó ngành thời trang đóng một vai trò không nhỏ, phục vụ nhu cầu mặc đẹp của con người.
Với chất xúc tác vô cùng quan trọng là sự du nhập và giao lưu quốc tế, dưới góc độ nghệ thuật và thương mại, thời trang ngày nay càng có chỗ đứng trong xã hội. Nhu cầu lớn về thời trang đã tạo ra một ngành công nghiệp khổng lồ, một thị trường vô số các nhà mốt, các công ty thời trang hoạt động và phát triển ở mọi quy mô trên toàn cầu. Ngày càng nhiều chuyên gia, nghệ sĩ, doanh nghiệp đi sâu vào nghiên cứu, sáng tạo, kinh doanh trong lĩnh vực mốt thời trang và trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới như: Chanel, Dior, Yvé Saint Laurent, Gtivenchy (Pháp), Valentino, Moschino (Ý) , Milisimon (Anh), Kenzo (Nhật) Hàng năm, những trung tâm thời trong hàng đầu thế giới như: London, Paris, New York, Milan sôi động bởi các màn trình diễn sưu tập thời trang của các nhà tạo mốt lừng danh. Đó là công nghiệp thời trang ở các nước phương Tây với biểu hiện muôn màu muôn vẻ và sự phát triển như vũ bão cùng tốc độ của khoa học kĩ thuật. Trong bối cảnh lịch sử của nước ta hiện nay, các điều kiện: Kinh tế, chính trị, xã hội đang thúc đẩy nền công nghiệp thời trang nước nhà phát triển. Với mục đích đáp ứng nhu cầu ngày một mạnh mẽ của quần chúng, nhu cầu mặc đẹp và nhất là góp phần thể hiện sự lớn mạnh toàn diện của Việt Nam. Trên thực tế, thời trang Việt Nam đã có được những bước tiến đáng kể .
Sự phát triển của thời trang Việt Nam xét trên hai lĩnh vực: Thời trang ứng dụng và thời trang biểu diễn đều đạt được một số thành quả nhất định. Trước hết nói về thời trang nghệ thuật trước đây gọi là thời trang biểu diễn - lĩnh vực được hình thành chưa lâu ở nước ta. Tuy còn non trẻ nhưng nó cũng đã có được tiếng nói riêng của mình. Và hơn thế nữa, thời trang nghệ thuật của Việt Nam đang tiến nhanh trên con đường vượt khỏi lãnh thổ của mình để cùng hoà nhập vào làng thời trang khu vực và thế giới. Hiện nay, các hoạt động trình diễn thời trang vô cùng sôi động trên các sân khấu lớn nhỏ trong toàn quốc, đặc biệt là TPHCM và HN.
Xu hướng chủ yếu của thời trang nghệ thuật ngày nay là cách tân biến đổi từ trang phục dân tộc truyền thống kết hợp với kỹ thuật cắt may hiện đại và rất độc đáo. Sự thành công của thời trang Việt Nam cũng là nhờ một phần vào sự phát triển của ngành dệt, các chất liệu vải của nước ta hiện nay đã phong phú hơn trước rất nhiều. Một số loại vải lần đầu tiên xuất hiện đã được ứng dụng rộng rãi như: Lụa, Tapta, gấm Thái Tuấn Đến nay, đã có các loại tơ tằm với các tính năng ưu việt như: không nhàu, không phai, phong phú về màu sắc, đa dạng về chủng loại. Chính các vật liệu được ưu chuộng này đã đóng vai trò quyết định cho xu hướng thời trang Việt Nam.
Xu hướng hiện nay của thời trang Việt Nam là gọn nhẹ, lịch sự, hấp dẫn nhưng không quá táo bạo. Màu sắc không quá rực rỡ, đường nét trang trí rất đơn giản, đôi khi được trang trí bằng khăn quàng, túi xách. Trong một tương lai gần, thời trang Việt Nam sẽ đạt được những thành tựu cao hơn nữa, nhiều xu hướng mới sẽ xuất hiện theo quy luật phát triển của thời đại
24 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2390 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thời trang lấy cảm hứng từ trang sức thời Đông Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1: PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ THIẾT KẾ THỜI TRANG
1. Mỹ thuật công nghiệp và thiết kế thời trang trong cuộc sống xã hội
Từ khi hình thành xã hội loài người, con người đã luôn quan tâm, tìm hiểu và lý giải cái đẹp - một phạm trù thẩm mỹ thuộc tính nhân sinh. Nó được thể hiện bằng sự toàn vẹn, hài hoà giữa hình thức và nội dung. Nó luôn tồn tại trong cuộc sống, ẩn chứa trong các sự vật hiện tượng và người nghệ sĩ sáng tạo nó thông qua các ngành nghệ thuật như: Văn học, hội hoạ, điêu khắc, âm nhạc, kiến trúc…cùng với sự phát triển của xã hội loài người khi nhu cầu cái đẹp và sự sáng tạo cái đẹp đã trở thành một đòi hỏi bức thiết, thì việc con người càng ngày hướng tới sự hoàn thiện của cái đẹp là điều tất yếu.
Ngày nay, trong xã hội văn minh hiện đại cái đẹp không chỉ hiện hữu trong các lĩnh vực nghệ thuật thuần tuý, mà ngay cả những vật dụng hàng ngày, ngoài người tiêu dùng chấp nhận. Chính vì vậy MTCN ra đời và ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong sản xuất và đời sống. Với cái nhìn tinh tế và óc tư duy sáng tạo, các hoạ sĩ MTCN đã cải tạo thế giới vật dụng ngày một đẹp hơn, gần gũi hơn, phục vụ tốt hơn cho con người. Từ việc lập ra đề án, thiết kế sản phẩm công nghiệp, máy móc, các mặt hàng dân dụng…cho đến quảng cáo, giới thiệu những mẫu mã hàng hoá mới với nhiều tính năng cải tiến sẽ được đưa ra thị trường.
Hoạt động của MTCN ngày càng có thêm khả năng tiếp cận với việc giải quyết các vấn đề về chất lượng sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ của người tiêu dùng và từ đó tăng độ hấp dẫn của hàng hoá, kích thích nhu cầu của xã hội, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
MTCN đã trở thành một môn khoa học thực sự tác động đến nhiều mặt của việc cải thiện chất lượng cuộc sống. Vì thế, MTCN có khả năng vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao, vừa có tác dụng nâng cao trình độ thẩm mỹ của con người.
Trong sự phát triển chung của MTCN, tạo dáng công nghiệp có vị trí rất quan trong, nó bao trùm lên phần lớn các hoạt động: Kinh tế, quảng cáo, thể hiện…đưa ra những định hướng thẩm mỹ cho con người, xã hội cũng như các sản phẩm công nghiệp. Trong đó ngành thời trang đóng một vai trò không nhỏ, phục vụ nhu cầu mặc đẹp của con người.
Với chất xúc tác vô cùng quan trọng là sự du nhập và giao lưu quốc tế, dưới góc độ nghệ thuật và thương mại, thời trang ngày nay càng có chỗ đứng trong xã hội. Nhu cầu lớn về thời trang đã tạo ra một ngành công nghiệp khổng lồ, một thị trường vô số các nhà mốt, các công ty thời trang hoạt động và phát triển ở mọi quy mô trên toàn cầu. Ngày càng nhiều chuyên gia, nghệ sĩ, doanh nghiệp đi sâu vào nghiên cứu, sáng tạo, kinh doanh trong lĩnh vực mốt thời trang và trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới như: Chanel, Dior, Yvé Saint Laurent, Gtivenchy (Pháp), Valentino, Moschino (Ý) , Milisimon (Anh), Kenzo (Nhật)… Hàng năm, những trung tâm thời trong hàng đầu thế giới như: London, Paris, New York, Milan… sôi động bởi các màn trình diễn sưu tập thời trang của các nhà tạo mốt lừng danh. Đó là công nghiệp thời trang ở các nước phương Tây với biểu hiện muôn màu muôn vẻ và sự phát triển như vũ bão cùng tốc độ của khoa học kĩ thuật. Trong bối cảnh lịch sử của nước ta hiện nay, các điều kiện: Kinh tế, chính trị, xã hội đang thúc đẩy nền công nghiệp thời trang nước nhà phát triển. Với mục đích đáp ứng nhu cầu ngày một mạnh mẽ của quần chúng, nhu cầu mặc đẹp và nhất là góp phần thể hiện sự lớn mạnh toàn diện của Việt Nam. Trên thực tế, thời trang Việt Nam đã có được những bước tiến đáng kể….
Sự phát triển của thời trang Việt Nam xét trên hai lĩnh vực: Thời trang ứng dụng và thời trang biểu diễn đều đạt được một số thành quả nhất định. Trước hết nói về thời trang nghệ thuật trước đây gọi là thời trang biểu diễn - lĩnh vực được hình thành chưa lâu ở nước ta. Tuy còn non trẻ nhưng nó cũng đã có được tiếng nói riêng của mình. Và hơn thế nữa, thời trang nghệ thuật của Việt Nam đang tiến nhanh trên con đường vượt khỏi lãnh thổ của mình để cùng hoà nhập vào làng thời trang khu vực và thế giới. Hiện nay, các hoạt động trình diễn thời trang vô cùng sôi động trên các sân khấu lớn nhỏ trong toàn quốc, đặc biệt là TPHCM và HN.
Xu hướng chủ yếu của thời trang nghệ thuật ngày nay là cách tân biến đổi từ trang phục dân tộc truyền thống kết hợp với kỹ thuật cắt may hiện đại và rất độc đáo. Sự thành công của thời trang Việt Nam cũng là nhờ một phần vào sự phát triển của ngành dệt, các chất liệu vải của nước ta hiện nay đã phong phú hơn trước rất nhiều. Một số loại vải lần đầu tiên xuất hiện đã được ứng dụng rộng rãi như: Lụa, Tapta, gấm Thái Tuấn… Đến nay, đã có các loại tơ tằm với các tính năng ưu việt như: không nhàu, không phai, phong phú về màu sắc, đa dạng về chủng loại. Chính các vật liệu được ưu chuộng này đã đóng vai trò quyết định cho xu hướng thời trang Việt Nam.
Xu hướng hiện nay của thời trang Việt Nam là gọn nhẹ, lịch sự, hấp dẫn nhưng không quá táo bạo. Màu sắc không quá rực rỡ, đường nét trang trí rất đơn giản, đôi khi được trang trí bằng khăn quàng, túi xách. Trong một tương lai gần, thời trang Việt Nam sẽ đạt được những thành tựu cao hơn nữa, nhiều xu hướng mới sẽ xuất hiện theo quy luật phát triển của thời đại
2. Khái quát lịch sử thời trang
2.1. Khái niệm về thời trang
Thời trang là trang phục đương thời, là tập hợp những thói quen và thị hiếu phổ biển trong cách ăn mặc thịnh hành trong một môi trường nhất định. Bản chất sâu xa của hiện tượng là ở chổ trang phục luôn gắn liền với một thời đại nào đó.
Mốt có thể nói là “hơi thở của cuộc sống”. Mốt, thời trang là hai khái niệm riêng biệt nhưng khi giao thoa với nhau sẽ cho ta khái niệm mốt thời trang, do đó mốt thời trang có hai tính chất phổ biến: tính văn hoá xã hội và tính nghệ thuật. Mốt được thể hiện rõ qua trang phục, tính cách, trình độ văn hoá của mỗi con người.
Mỗi một thời kì, mốt lại được thể hiện một cách khác nhau do quan niệm xã hội và mức sống của người dân. Nhìn chung mốt vẫn luôn gắn liền với cuộc sống, đi vào ngõ ngách của cuộc đời, mang lại các giá trị vật chất và tinh thần. Mốt chính là một thứ giá trị nghệ thuật cao được chắt lọc từ cuộc sống để mỗi người tự tìm tòi, ứng dụng cho mình.
2.2. Các vấn đề lý luận về thời trang
Ngành thời trang là một phần trong khái niệm chung về MTCN thời trang phục vụ thiết thực cho đời sống hàng ngày của con người. Từ thủa sơ khai của loài người, trang phục đã được tạo ra để bảo vệ cơ thể tránh được sự tác động của khí hậu và môi trường sống. Chúng được tạo ra từ những chất liệu hết sức thô sơ như: vỏ cây, lá cây… cho đến thời đồng thau phát triển người dân thời này đã sinh sống bằng săn bắn, hái luợm và trồng trọt…họ không dùng vỏ cây làm áo nữa mà đã biết trồng gai, đay, nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải.
Khi xã hội loài người có những bước tiến vượt bậc về khoa học kỹ thuật, tạo ra nhiều của cải vật chất phục vụ cho con người và khi đó con người tự đặt ra cho mình những mục tiêu để phát triển, một trong những mục tiêu đó là cái đẹp. Cái đẹp đã dần dần hiện hữu trong cuộc sống của con người, đặc biệt rõ nét qua trang phục. Những ý tưởng đầu tiên về thời trang mới trở thành một ngành công nghiệp phồn thịnh, và khi đó vẻ đẹp ”thắt đáy lưng ong” của các quý cô đã được thể hiện bằng cách chít eo thật chặt, áo chật ngực, tay bồng cùng bộ váy được phồng bởi khung thép.
Những thay đổi về trào lưu văn hoá - xã hội cũng như thay đổi trong quan niệm về thế giới cuối thế kỉ XIX đã dần thay đổi trong thiết kế thời trang. Xu hướng trước, khoe được thể hiện trong các kiểu đầm để giúp họ dựng xe đạp một cách dễ dàng và thời gian này ra đời khái niệm “catalogus” do các cửa hàng quần áo xuất hiện khắp nơi cùng với số lượng bản vẽ cũng như mẫu mốt ngày càng nhiều.
Đến đầu thế kỷ XX trong trang phục đã có sự thay đổi một cách đáng kể, nay được thả rộng hơn, ngắn lên, eo và ngực không bó sát nữa và được may với dáng xuông, bên cạnh đó thì việc sử dụng nữ trang và các phụ trang đi kèm đã bắt đầu xuất hiện.
Ngày nay với xu hướng toàn cầu hoá đã mang đến cho ngành công nghiệp thời trang những yêu cầu và đòi hỏi mới, vì vậy mà các nhà tạo mẫu say mê tìm hiểu tinh hoa văn hoá, truyền thống bốn phương, họ luôn khám phá tìm hiểu về nguồn gốc xa xưa của dân tộc. Bên cạnh đó việc sáng tạo và sử dụng nhiều loại phụ liệu mới trong ngành công nghiệp thời trang đã làm nên bộ mặt mới nhiều màu sắc với nhiều sự thay đổi mới.
2.3. Tính chất của thời trang
Từ xa xưa khi con người sống trong cảnh hoang sơ mông muội, họ cũng đã biết dùng vỏ cây, lá cây, sợi đay, gai, lông thú… làm vật dụng che chắn và bảo vệ cơ thể của mình. Không những thế họ còn biết sáng tạo ra đồ trang sức bằng: xương thú, răng thú, sừng, da…để làm đẹp và phân chia thứ bậc của mình. Từ đó đến nay trải qua quá trình lao động, sáng tạo con người đã biết đưa cái đẹp vào sản phẩm, đồ dùng nhằm phục vụ nhu cầu cuộc sống của họ trên cơ sở làm theo quy luật của cái đẹp. Đó cũng là mốc đánh dấu sự khác nhau giữa loài người và loài vật.
Ví như loài chim xây tổ để nuôi và bảo vệ con cái gia đình mình và chúng đều có chung những ngôi nhà giống nhau; nhưng con người chúng ta lại khác, với từng quốc gia, từng dân tộc, từng vùng… lối sống tập quán sinh hoạt rất phong phú và đa dạng mỗi nơi một vẻ điều này đã góp phần tạo nên nét độc đáo riêng trong cách ăn mặc, đời sống xã hội cho tới công trình kiến trúc của con người: nhà của người Mông Cổ khác nhà của người Pháp, Mỹ… cho tới nhà của các tộc người sống trong cùng một đất nước đều khác nhau, không đâu giống nhau.
Con người chú ý đến làm đẹp cuộc sống: ăn mặc phù hợp với người bên cạnh và phù hợp với môi trường sống.
Ví như: quần áo vừa mang tính chất thực dụng: không chỉ bảo vệ cơ thể con người mà còn mang tính chất văn hoá. Mỗi một dân tộc đều tìm thấy cho mình một đặc điểm riêng, điều này thể hiện rất rõ trong trang phục.
Sự khác biệt này còn được thể hiện qua từng thời kỳ: phong cách Baroque (thể hiện rõ sự phô trương, ăn mặc cầu kỳ, sa hoa nhiều chất liệu phong phú…); tới thế kỷ 18 (tư tưởng dân chủ phát triển con người thời kỳ này hướng tới sự lãng mạn, trữ tình: những đường cong phức tạp đã nhường chỗ cho đường cong duyên dáng, phô trương vẻ đẹp thanh nhã của con người). Tuy nhiên ngày nay do nhu cầu của xã hội cũng như điều kiện xẫ hội đã ảnh hưởng rất lớn tới nhu cầu làm đẹp và cuộc sống của con người. Cùng với sự phát triển của lịch sử, con ngưòi ngày càng làm cho quần áo của mình có ích hơn, tiện lợi hơn, khoa học hơn. Không những thế quần áo còn thể hiện phẩm chất đạo đức, địa vị xã hội, đặc điểm nghề nghiệp của mỗi người trong xã hội.
Chúng ngày càng đẹp hơn và làm cho con người đẹp hơn đúng như những lời cha ông ta đã nói: “ Người đẹp vì lụa…”
Như vậy, ăn mặc thể hiện chân, thiện, mỹ hội tụ đủ cả ba đức tính: khoa học, đạo đức, tính thẩm mỹ.
2.4. Tính chất và đặc điểm của thời trang
Thời trang là một phạm trù liên quan đến thói quen, thị hiếu thẩm mỹ trong cách ăn mặc. Nó có một số đặc điểm cơ bản sau:
- Thời trang luôn gắn liền với một không gian nhất định, có khuynh hướng gắn với một bộ phận xã hội, một dân tộc hoặc một vùng thế giới.
- Thời trang là một lĩnh vực liên quan mật thiết đến hoạt động may mặc.
- Thời trang là cách ăn mặc thịnh hành gắn liền với một thời kỳ lịch sử.
Từ những đặc điểm cơ bản trên đã quy định nên tính chất của ngành thời trang như sau:
· Tính văn hoá xã hội:
Như chúng ta đã biết trang phục là tất cả những gì mà con người mang khoác trên cơ thể với mục đích làm đẹp, làm sang cho người sử dụng. Tuy nhiên trang phục của người phương Tây và trang phục của người châu á cũng như trang phục của các vùng, miền khác…lại hoàn toàn khác nhau với những đặc trưng riêng: người phương Tây ăn mặc phóng khoáng, thoải mái với những sắc màu tươi tắn rực rỡ; còn người phương Đông lại ăn mặc theo kiểu nhẹ nhàng, kín đáo, thoáng mát, hoà sắc trầm hơn.Sự khác nhau trong trang phục phản ánh đẳng cấp của con người, cho biết vị trí xã hội, giá trị của cải mà một người chiếm hữu.
· Tính nghệ thuật:
Cuộc sống không thể không có nghệ thuật, và thời trang luôn là nghệ thuật. Nói tới thời trang là nói tới cái đẹp, thời trang “chuyên chở” cái đẹp không phải trong ý niệm trừu tượng mà ở cách thể hiện cụ thể, là phương tiện để mọi người cùng tìm đến cái đẹp trong trang phục, cũng như trong cuộc sống.Phải nói rằng không có thời trang thì cũng như ban ngày mà không có mặt trời, bởi lẽ chúng ta thử tưởng tượng xem trong một xã hội ai cũng mặc quần áo, đầu tóc, trang điểm…như nhau thì thử hỏi cuộc sống ảm đạm và thiếu vắng sắc màu nhường nào.
· Tính thời sự mới lạ:
Cái mới lạ là đặc tính cơ bản của thời trang. Một kiểu quần áo hay một kiểu mẫu mốt nào đó muốn trở thành một xu hướng thời trang mới thì nó phải mang tính thời sự, nghĩa là phải mới hơn các kiểu đang thịnh hành, phải lạ hơn đủ để thu hút sự chú ý của mọi người. Tuy nhiên vào bất kì thời điểm nào, xu hướng thời trang luôn phát triển xen cài với nhau. Xu hướng thời trang mới luôn xuất hiện gắn liền với sự kế thừa và phát huy những ưu điểm của xu hướng thời trang trước đó.
· Tính tâm lý xã hội:
Con người luôn luôn có bản tính so sánh mình với người khác. Đây chính là cơ sở để mốt thời trang lan truyền trong xã hội. Như một quy luật tất yếu, xu hướng thời trang mới luôn xuất hiện một cách bất ngờ. Đầu tiên xuất phát từ tầng lớp cá nhân luôn muốn đi tìm cái mới, cái khác lạ…dần dần ảnh hưởng sang tầng lớp chính thống, chiếm số đông trong đời sống xã hội. Kiểu trang phục nào được tầng lớp chính thống chấp nhận thì coi như quá trình xã hội hoá của một xu hướng thời trang được hoàn tất. Có thể thấy rằng, về thực chất cơ chế tác động của xu hướng sử dụng các sản phẩm thời trang trên cơ sở tâm lý xã hội, khi mà con người ta không muốn bị coi là kém hơn người khác.
· Tính chu kỳ:
Các nhà nghiên cứu về thời trang cho thấy rằng thời kì phồn vinh và suy tàn của các vấn đề tự nhiên và xã hội thường xen kẽ và tuân theo một chu kì xác định. Đối với các sản phẩm thời trang cũng tương tự như vậy. Tính chu kì thể hiện sự gia tăng dần lên, ổn định trông thấy và lại suy thoái đột ngột nhường chỗ cho một sản phẩm, một seri các trang phục với những phong cách, chất liệu kiểu dáng mới.
Sự thay đổi sản phẩm thời trang bắt nguồn từ sự thay đổi những chi tiết đặc trưng của sản phẩm đó. Tiếp đến là sự thay đổi về chất liệu, về các phương pháp liên kết các loại vật liệu để tạo nên một bộ trang phục.
Có thể nói rằng sản phẩm thời trang mang tính chu kì rõ rệt và trong chu kì phát triển đi lên nhưng cũng có thể có những bước nhắc lại nếu như thị hiếu và xu hướng thẩm mĩ của xã hội vẫn chấp nhận.
PHẦN 2:TÊN ĐỀ TÀI
Lý do chọn đề tài
Thời gian trôi đi mang dấu ấn ngàn xưa vọng lại, như là những minh chứng cho sự suy tàn cũng như vẻ vang của từng thời đại. Với câu hỏi: “Vào thời kì khởi thuỷ xa xăm kia, con người trên mảnh đất Viêt Nam xưa đã sinh sống và lao động ra sao? “ Câu hỏi đó đã khiến cho biết bao nhà khảo cổ học, nhân chứng học, các nhà nghiên cứu lịch sử… đã dày công nghiên cứu, tìm tòi.
Ngược dòng thời gian về văn hoá Đông Sơn vào khoảng 5000 năm trước công nguyên, chúng ta thấy: lối sống, phong tục tập quán, hình thức lao động tạo ra của cải thật đáng kinh ngạc. Văn hoá Đông Sơn có được sự rực rỡ để đến nay chúng ta vẫn tự hào và bạn bè nể phục một phần cũng nhờ cái địa lợi đó, cách đây khoảng 2700 năm. Địa vực châu thổ 3 con sông lớn là mảnh đất màu mỡ tạo điều kiện cho một nền nông nghiệp trồng lúa nước phát triển nhanh. Người Việt cần mẫn trên những thửa ruộng Lạc Điền, theo ”thuỷ triều” của những con sông mà cấy cầy.
Khảo cổ cũng chứng minh được rằng vào thời đó người Việt cổ thường quần cư ở các làng ven sông được bồi đắp bởi phù sa hàng năm. Cái địa lợi thứ hai mà không phải dân tộc nào thời bấy giờ cũng có đó là nguồn mỏ dồi dào. Có lẽ hơi khập khiễng chăng khi giả định rằng nếu không có nguồn mỏ, không có luyện kim thì cũng không có một nền văn minh đồ đồng Đông Sơn.
Dựa trên những kiệt tác bất hủ đó, đặc biệt là đồ trang sức và những công cụ bằng đồng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của người Việt cổ đã tạo cho tôi nguồn cảm hứng sáng tác mang tên ”Bước vọng nhạc”.
Chương 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ CẢM HỨNG SÁNG TÁC
1. Khái quát nền văn minh Việt cổ
Từ lâu, sự phát triển rực rỡ của văn hoá Đông Sơn đã đi vào lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới với một sự kinh ngạc của các học giả trong và ngoài nước. Hàng nghìn di vật vô cùng tinh xảo được chế tác từ bàn tay khéo léo của người Việt cổ đã được phát hiện. Đây là minh chứng sống động nhất về tài năng và sự sáng tạo của cha ông chúng ta.
Năm 1924, một người câu cá ngẫu nhiên tìm được một số đồ đồng bên sông Mã, thuộc làng Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Được tin đó, ông L.Pajol một quan chức thuế người Pháp bắt đầu tiến hành những cuộc đào bới ở khu vực này. Mãi đến năm 1929, Trường Viễn Đông Bắc Cổ mới công bố những di vật tìm thấy ở làng Đông Sơn, cùng với nhỡng di vật tìm thấy ở lưu vực sông Hồng. Nghệ thuật thời đại Đồng thau ở Việt Nam được nhiều người biết đến, người nước ngoài gọi đó là Thời đại Đồng thau ở Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ. Nền văn hoá Đồng thau này được mang tên là Văn hoá Đông Sơn vào năm 1934, do nhà nghiên cứu người Áo R.Heine Geldern khởi xướng.
Văn hoá Đông Sơn có vị trí và vai trò đặc biệt trong tiến trình lịch sử Việt Nam. Trải qua 80 năm phát hiện và nghiên cứu, Văn hoá Đông Sơn được biết đến như là cơ sở vật chất cho sự ra đời của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc, nhà nước đầu tiên thời đại các Vua Hùng.
Ra đời và phát triển rực rỡ dựa trên nền tảng của cả một quá trình hội tụ lâu dài, nguồn gốc cơ bản để hình thành nền Văn hoá Đông Sơn là các giai đoạn Tiền Đông Sơn với hai phổ hệ chính là Phùng Nguyên - Đông Sơn tại khu vực đồng bằng sông Hồng, và phổ hệ Cồn Chân Tiên - Đông Sơn ở ngã ba sông Mã, sông Chu. Kỹ thuật luyện kim và đúc đồng thời kỳ này đã đạt đến một trình độ hoàn mỹ với một hệ thống hoa văn trang trí vô cùng phong phú phản ánh một cách tương đối đầy đủ diện mạo xã hội Việt Nam thời Sơ sử. Về sau này các nhà nghiên cứu nước ngoài đã đề cập đến những thành tựu nghiên cứu trên của Việt Nam, họ đều công nhân tính bản địa và độc đáo của văn hoá Đông Sơn, coi văn hoá Đông Sơn là một trung tâm phát triển ở khu vực Đông Nam Á.
Sự phát triển của văn hoá Đông Sơn đã được thể hiện qua các phổ hệ văn hoá gồm nhiều giai đoạn và mang đặc trưng riêng biệt theo lưu vực của các dòng sông: sông Hồng, sông Mã và sông Cả. Với trên 200 di chỉ khảo cổ đã được phát hiện trong 80 năm qua, văn hoá Đông Sơn đã để lại cho chúng ta ngày nay một sưu tập hiện vật khổng lồ, đa dạng về loại hình, phong phú về chất liệu. Điển hình là những nhóm loại hình di vật như nhóm công cụ sản xuất (lưỡi cầy, cuốc, đục, rìu lưỡi xéo trang trí hoa văn hình người chèo thuyền, chó săn hươu, cá sấu), nhóm vũ khí (mũi tên, dao găm, đặc biệt là kiếm ngắn trang trí hình người, hình củ hành.), nhóm đồ dùng sinh hoạt (thố, bình, âu, thạp trang trí nhiều hoa văn hình người, hình thú), nhóm nhạc cụ (trống đồng, chuông đồng), và cuối cùng là loại hình di tích mộ táng (gồm mộ huyệt đất và hình thuyền hay còn gọi là quan tài thân cây khoét rỗng, trong đó loại mộ hình thuyền là hình thức mai táng độc đáo của người Đông Sơn).
Văn hoá Đông Sơn là đỉnh cao của thời đại đồ đồng và sơ kỳ đồ sắt ở Việt Nam tồn tại vào thế kỷ VII trước CN dến thế ky I – II sau CN. Đây là thời đại người Việt hoàn toàn làm chủ nguyên liệu và kỹ thuật chế tác đồng thau vô cùng độc đáo và tinh xảo. Bằng chứng là đã phát hiện nhiều khuôn đúc đồng bằng đá và đất nung, đặc biệt là những mảnh khuôn đúc trống đồng. Trống đồng được đúc bằng khuôn phá vì vậy cho đến ngày nay không có chiếc trống đồng nào có hình dáng và hoa văn giống nhau. Và để tạo hoa văn trên trống đồng, thạp đồng người thợ tạo khuôn chắc chắn phải hết sức khéo léo và có trình độ thẩm mỹ cao. Bởi lẽ, do yêu cầu của kỹ thuật đúc đồng nên hoạ tiết hoa văn trang trí phải được khắc âm bản trên khuôn. Việc khắc âm