Việt Nam từkhi chuyển đổi từcơchếquản lý kinh tếkếhoạch tập trung
sang cơchếthịtrường, nhất là từnăm 2007 Việt Nam chính thức trởthành
thành viên của tổchức Thương mại Thếgiới (WTO), các doanh nghiệp đã rất
lúng túng trong công tác hoạch định chiến lược.
Trong xu thếtoàn cầu hóa nhưhiện nay, các doanh nghiệp đang đứng
trước những cơhội lớn đểxây dựng, phát triển lên một tầm cao mới và cũng
phải đối mặt với những thách thức lớn. Đểtồn tại và phát triển, các doanh
nghiệp cần phải xây dựng cho mình những định hướng, chiến lược kinh doanh
phù hợp. Xuất phát từthực tiễn đó, việc xây dựng chiến lược kinh doanh là hết
sức cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Nó giúp cho doanh nghiệp có định
hướng, mục tiêu kinh doanh rõ ràng, hướng các bộphận, cá nhân đến mục tiêu
chung của doanh nghiệp, tránh tình trạng cục bộ, phân tán nguồn lực sẽlàm
suy yếu doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh ngày càng phát triển và phức
tạp, cạnh tranh mang tính toàn cầu đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn năng động,
sáng tạo đểthích nghi và hoà nhập với sựthay đổi đó.
63 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3022 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MASTER OF BUSINESS ADMINISTRATION
(Bilingual)
Hanoi Intake 3
Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh
(Hệ song ngữ)
Lớp MBA‐EV9‐HN
Subject code (Mã môn học): MGT510
Subject name (Tên môn học): Quản trị chiến lược
Assignment No. (Tiểu luận số):
Student Name (Họ tên học viên): Dương Quang Sơn
Student ID No. (Mã số học viên): E0900065
Dương Quang Sơn Đồ án tốt nghiệp: Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn 1
TÊN KHÓA HỌC: Tích (√) vào ô lựa chọn
HELP
MBA
√
Họ tên học viên : Dương Quang Sơn
Lớp : EV9
Môn học : Quản trị chiến lược
Mã môn học : MGT510
Họ tên giảng viên Việt Nam : Ngô Quý Nhâm
Tiểu luận số :
Hạn nộp : 10/01/2011
Số từ : 8560
CAM ĐOAN CỦA HỌC VIÊN
Tôi xin khẳng định đã biết và hiểu rõ quy chế thi cử của Đại học HELP và tôi xin
cam đoan đã làm bài tập này một cách trung thực và đúng với các quy định đề ra.
Ngày nộp bài: …..10/01/2011................... Chữ ký:
LƯU Ý
• Giáo viên có quyền không chấm nếu bài làm không có chữ ký
• Học viên sẽ nhận điểm 0 nếu vi phạm cam đoan trên
Dương Quang Sơn Đồ án tốt nghiệp: Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn 2
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp này, tôi xin trân trọng cám ơn giảng
viên hướng dẫn Mr. Ngô Quý Nhâm. Xin cám ơn các thầy, cô giảng viên và
cán bộ, nhân viên khoa quốc tế trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội đã nhiệt tình
hướng dẫn, giúp đỡ, cung cấp thông tin và tài liệu giảng dậy giúp cho tôi có
điều kiện tốt nhất trong việc học tập và triển khai đề tài nghiên cứu này.
TÓM TẮT
Việt Nam từ khi chuyển đổi từ cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch tập trung
sang cơ chế thị trường, nhất là từ năm 2007 Việt Nam chính thức trở thành
thành viên của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các doanh nghiệp đã rất
lúng túng trong công tác hoạch định chiến lược.
Trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, các doanh nghiệp đang đứng
trước những cơ hội lớn để xây dựng, phát triển lên một tầm cao mới và cũng
phải đối mặt với những thách thức lớn. Để tồn tại và phát triển, các doanh
nghiệp cần phải xây dựng cho mình những định hướng, chiến lược kinh doanh
phù hợp. Xuất phát từ thực tiễn đó, việc xây dựng chiến lược kinh doanh là hết
sức cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Nó giúp cho doanh nghiệp có định
hướng, mục tiêu kinh doanh rõ ràng, hướng các bộ phận, cá nhân đến mục tiêu
chung của doanh nghiệp, tránh tình trạng cục bộ, phân tán nguồn lực sẽ làm
suy yếu doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh ngày càng phát triển và phức
tạp, cạnh tranh mang tính toàn cầu đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn năng động,
sáng tạo để thích nghi và hoà nhập với sự thay đổi đó.
Dương Quang Sơn Đồ án tốt nghiệp: Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn 3
Để hoạch định được chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp được đúng
hướng, các nhà quản trị sử dụng các công cụ để đánh giá thực trạng chiến lược
của đơn vị mình từ đó đưa ra các giải pháp thực hiện hoặc điều chỉnh, cải tiến
cho phù hợp và hiệu quả hơn. Đề tài này sử dụng Mô hình Delta Project, Bản
đồ chiến lược và các công cụ hỗ trợ khác để phân tích và đánh giá thực trạng
chiến lược phát triển kinh doanh viễn thông của công ty điện lực Bắc Kạn giai
đoạn 2008 - 2010. Từ kết quả thu được sẽ có những đề xuất cho việc xây dựng
chiến lược phát triển kinh doanh của công ty đến năm 2015, nhằm mục đích
giúp cho công ty kinh doanh đạt hiệu quả cao và phát triển bền vững.
Dương Quang Sơn Đồ án tốt nghiệp: Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn 4
MỤC LỤC
Trang
Chương 1: Giới thiệu chung 6
1.1. Lý do chọn đề tài 6
1.2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 7
1.3. Bố cục của đồ án 7
Chương 2: Tổng quan lý thuyết 10
2.1. Lịch sử về lý thuyết quản trị chiến lược 10
2.2. Một số khái niệm cơ bản về quản trị chiến lược: 10
2.3. Tầm quan trọng của Quản trị chiến lược 12
2.4. Quy trình quản trị chiến lược 12
2.5 Giới thiệu mô hình căn bản của Quản trị chiến lược 13
2.6 Giới thiệu 5 nhiệm vụ cơ bản phải thực hiện trong quản trị
chiến lược 14
2.7. Các công cụ chính sử dụng để nghiên cứu quản trị chiến lược 16
2.8. Một số công cụ hỗ trợ để phân tích quản trị chiến lược 18
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu 21
3.1. Hướng tiếp cận 21
3.2. Quy trình nghiên cứu 21
Chương 4: Thực trạng chiến lược kinh doanh viễn thông của
Công ty Điện lực Bắc Kạn. 24
4.1 Giới thiệu Công ty Điện lực Bắc Kạn 24
4.2 Hiện trạng chiến lược kinh doanh viễn thông của Công ty
Điện lực Bắc Kạn 25
Chương 5: Đánh giá chiến lược kinh doanh hiện thời của Công
ty Điện lực Bắc Kạn. 44
5.1 Hoạt động kinh doanh 44
Dương Quang Sơn Đồ án tốt nghiệp: Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn 5
5.2 Hiệu quả kinh doanh 44
5.3 Đổi mới, cải tiến 44
5.4 Xác định khách hàng mục tiêu 44
5.5 Về mặt nội tại công ty 45
5.6 Về mặt tài chính 45
5.7 Khả năng học và phát triển 45
Chương 6: Kết luận và một số giải pháp 46
6.1. Những đề xuất cho việc xây dựng chiến lược kinh doanh
của Công ty điện lực Bắc Kạn 46
6.2. Kết luận 48
Tài liệu tham khảo 50
Phụ lục 1: Kết quả kinh doanh viễn thông của Công ty Điện lực
Bắc Kạn. 51
Phụ lục 2: Bảng so sánh kết quả kinh doanh giữa Công ty Điện lực
Bắc Kạn với các đối thủ cạnh tranh từ năm 2008-2010 52
Phụ lục 3: Phiếu phỏng vấn hoạt động kinh doanh viễn thông của
Công ty Điện lực Bắc Kạn 53
Phụ lục 4: Phiếu phỏng vấn hoạt động kinh doanh viễn thông của
Công ty Điện lực Bắc Kạn 58
Dương Quang Sơn Đồ án tốt nghiệp: Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn 6
CÔNG TY ĐIỆN LỰC BẮC KẠN
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH DOANH VIỄN THÔNG
GIAI ĐOẠN 2008 – 2010 VÀ ĐỀ XUẤT GIAI ĐOẠN 2011- 2015
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 Lý do chọn đề tài:
Công ty Điện lực Bắc Kạn (Công ty ĐLBK) (tiền thân là Điện lực Bắc
Kạn), là một đơn vị trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), là một
ngành chủ lực của đất nước, giữ vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế - xã hội
của nước ta. Ngoài chức năng, nhiệm vụ truyền thống là sản xuất, phân phối
kinh doanh điện năng ra, từ năm 2007, công ty chính thức bổ sung thêm một
lĩnh vực kinh doanh mới đó là kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ Viễn thông.
Công ty ĐLBK là một doanh nghiệp lớn trực thuộc EVN, EVN là Tập đoàn
kinh tế hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam và khu vực và cũng là
nhà mạng đứng thứ 3 trong lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ viễn thông tại Việt
Nam. Kinh doanh các dịch vụ viễn thông là một lĩnh vực có tính cạnh tranh
khốc liệt trên thị trường và cũng là lĩnh vực có nhiều tiềm năng, do đó đòi hỏi
các doanh nghiệp cần phải xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh thật phù
hợp và đòi hỏi doanh nghiệp phải thật sự năng động mới có thể phát triển bền
vững được. Đối với công ty điện lực Bắc Kạn, là một đơn vị tham gia vào lĩnh
vực kinh doanh viễn thông mới được 03 năm, đi sau rất nhiều so với các doanh
nghiệp khác trong lĩnh vực kinh doanh viễn thông trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn và
cũng là đơn vị có doanh thu cũng như thị phần rất nhỏ so với các doanh nghiệp
khác. Chính vì vậy mà công ty điện lực Bắc Kạn muốn chiếm được thị phần lớn
hơn để tăng doanh thu và phát triển được thì cần phải phân tích, đánh giá thật
cụ thể chiến lược kinh doanh hiện tại và từ đó xây dựng một chiến lược kinh
doanh cho giai đoạn tiếp theo thật sự phù hợp với năng lực của mình cũng như
tương xứng với tiềm năng của thị trường.
Dương Quang Sơn Đồ án tốt nghiệp: Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn 7
1.2 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
1.2.1 Mục tiêu tổng quát và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu và đánh giá chiến lược phát triển kinh doanh dịch vụ viễn
thông giai đoạn 2008 - 2010 và một số đề xuất xây dựng chiến lược phát triển
kinh doanh viễn thông của Công ty Điện lực Bắc Kạn giai đoạn 2011 – 2015.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích, đánh giá chiến lược kinh doanh viễn thông hiện tại của công ty
điện lực Bắc Kạn. Để làm rõ những bất cập, những điểm yếu và điểm mạnh,
những điểm chưa phù hợp của việc xây dựng và triển khai chiến lược kinh
doanh của công ty.
- Từ những phân tích và đánh giá sẽ đề xuất một số giải pháp cho việc xây
dựng chiến lực kinh doanh cho giai đoạn tiếp theo của công ty điện lực Bắc
Kạn, bảo đảm cho công ty kinh doanh có hiệu quả và phát triển bền vững.
1.2.3 Kết quả dự kiến
- Từ việc đánh giá thực trạng chiến lược kinh doanh của công ty điện lực
Bắc Kạn bằng việc sử dụng mô hình Delta Project và khung bản đồ chiến lược
cùng các công cụ hỗ trợ, ta thấy rõ được những điểm yếu và không phù hợp, đã
làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty. Xác định được lợi thế cạnh
tranh và phân tích nghành được cụ thể của công ty.
- Từ kết quả đánh giá sẽ có những đề xuất cho việc xây dưng và triển khai
chiến lược kinh doanh có tầm nhìn và hiệu quả kinh doanh của công ty được tốt
nhất trong giai đoạn tiếp theo.
1.3 Bố cục của đồ án:
Chương 1: Giới thiệu chung
Chương 1 tập trung giới thiệu về công ty điện lực Bắc Kạn, chức năng
nhiệm vụ cũng như bối cảnh của công ty. Nêu những cơ hội cũng như thách
Dương Quang Sơn Đồ án tốt nghiệp: Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn 8
thức mà công ty phải đối mặt. Đề ra mục tiêu nghiên cứu và dự kiến kết quả
của quá trình nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan lý thuyết
Chương này nêu một số khái niệm về quản trị chiến lược, xác định cấp độ
chiến lược và nêu tầm quan trọng của quản trị chiến lược. Giới thiệu quy của
quản trị chiến lược, các công cụ cơ bản và một số công cụ hỗ trợ để sử dụng
trong việc phân tích đánh giá chiến lược kinh doanh hiện tại của công ty cũng
như việc đề xuất xây dựng chiến lược kinh doanh cho giai đoạn tiếp theo của
công ty như :Mô hình Delta Project và khung bản đồ chiến lược, phân tích
SWOT, mô hình PEST, mô hình 5 thế lực cạnh tranh của M.Porter.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3 gới thiệu các qui trình nghiên cứu, đề ra chiến lược nghiên cứu,
các phương pháp và hình thức thu thập thông tin cũng như việc xử lý các thông
tin để thu được kết quả.
Chương 4: Thực trạng chiến lược kinh doanh viễn thông của công ty
điện lực Bắc Kạn.
Giới thiệu về công ty điện lực Bắc Kạn, cơ cấu và mô hình tổ chức của
công ty, nêu các lĩnh vực hoạt động chính và đi sâu vào phân tích, kết quả kinh
doanh trong mấy năm gần đây, đánh giá chiến lược kinh doanh hiện thời của
công ty như: Tầm nhìn và sứ mệnh, giá trị cốt lõi. Từ việc sử dụng các công cụ
cơ bản và một số công cụ hỗ trợ để đánh giá cụ thể chiến lược kinh doanh của
công ty và xác định được vị thế cạnh tranh của công ty.
Chương 5. Phân tích và đánh giá thực trạng chiến lược kinh doanh
của công ty điện lực Bắc Kạn
Từ kết quả dánh giá và phân tích của chương 4 sẽ đánh giá việc triển khai
chiến lược dinh doanh của công ty, hiệu quả kinh doanh, đổi mới và cải tiến,
xác định khách hàng mục tiêu của công ty và về mặt nội tại của công ty.
Dương Quang Sơn Đồ án tốt nghiệp: Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn 9
Chương 6. Kết luận và đề xuất
Chương 6, từ thực trạng của công ty điện lực Bắc Kạn và xu hướng của
thực tiễn, đưa ra một số đề xuất cho việc xây dựng chiến lược kinh doanh của
công ty trong giai đoạn 2011 – 2015, bảo đảm cho công ty phát triển bền vững.
Kết luận.
Dương Quang Sơn Đồ án tốt nghiệp: Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn 10
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.1. Lịch sử về lý thuyết quản trị chiến lược:
Khái niệm chiến lược có từ thời Hy lạp cổ đại. Trong lịch sử loài người,
rất nhiều các nhà lý luận quân sự như Tôn Tử, Napoleon, Douglas MacArthur
đã đề cập và viết về chiến lược trên nhiều góc độ khác nhau. “Luận điểm cơ
bản của chiến lược là một bên có thể đè bẹp đối thủ, thậm chí là đối thủ mạnh
hơn, đông hơn, nếu họ dẫn dắt thế trận và đưa đối thủ vào trận địa thuận lợi cho
việc triển khai các khả năng của mình” (Giới, Liêm, Hải, 2009, p7).
Trong thế giới kinh doanh, các đối thủ cạnh tranh không đối mặt trực tiếp
như trong quân sự, họ cạnh tranh với nhau trong môi trường ngành hướng đến
phân đoạn thị trường mục tiêu và những nỗ lực thu hút khách hàng.Đặc trưng
của chiến lược kinh doanh là làm cho sức mạnh và năng lực tạo ra sự khác biệt
phù hợp với môi trường theo cách thức mà người lãnh đạo doanh nghiệp mong
muốn để tạo lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ trong cùng một môi trường.
Do các khả năng này, mà chiến lược kinh doanh không chỉ bao gồm một mà có
thể là một vài quyết định khác nhau. Điều quan trọng là luôn khám phá ra cơ
hội mới, ngăn chặn và đẩy lùi các đe dọa tiềm tàng, vượt qua các điểm yếu hiện
tại và dịch chuyển sức mạnh đến các lĩnh vực mới. Mỗi doanh nghiệp cần phải
ứng phó với các quyết định chiến lược một cách liên tục. Tuy nhiên, một số các
quyết định chiến lược có thể trở nên bức thiết và mang tính lấn át trong một vài
thời kỳ nào đó tùy thuộc vào bối cảnh cụ thể (Robert A. Pitts and David Lei,
2000, P7).
2.2. Một số khái niệm cơ bản về quản trị chiến lược:
Quản trị chiến lược là tập hợp các quyết định và hành động quản trị có ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh dài hạn của một doanh nghiệp. Nó bao gồm
Dương Quang Sơn Đồ án tốt nghiệp: Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn 11
tất cả các chức năng quản trị cơ bản như: Lập kế hoạch; Triển khai và kiểm
soát chiến lược.
Chiến lược là phương hướng và phạm vi hành động của một tổ chức về
dài hạn để nhằm mục tiêu đạt được lợi thế kinh doanh thông qua việc xác định
nguồn lực hiện có có thể sử dụng trong môi trường kinh doanh xác định nhằm
thỏa mãn nhu cầu của thị trường và đảm bảo lợi ích cho tất cả các tác nhân liên
quan (stakeholder)
Có nhiều khái niệm về chiến lược là gì, mỗi khái niệm có ít nhiều điểm
khác nhau tùy thuộc vào quan niệm của mỗi tác giả. Theo thuyết kinh điển “
Mục tiêu chiến lược của bất kỳ công việc kinh doanh nào là gặt hái được lợi
nhuận trên số vốn bỏ ra. Nếu trong trường hợp lợi nhuận dài hạn không như
mong đợi, doanh nghiệp hoặc sẽ điều chỉnh sự sai lệch, hoặc sẽ bỏ mảng kinh
doanh đó” (Nguồn: Alfred Sloan của General Motor - Tài liệu của Trường
Help)
Theo quan điểm tiến trình, các nhà kinh tế học có một số quan niệm như
sau: Chiến lược là phương pháp ra quyết định có tính cảm tính, một thiết bị để
đơn giản hóa hiện thực dưới dạng một bản thể khác mà các nhà quản lý có thể
đương đầu ở thời điểm hiện tại.
Và: Chiến lược không phải chỉ là về chuyện chọn thị trường và sau đó đưa
ra các chính sách hướng tới hiệu quả mà còn là về việc chăm chút nuôi dưỡng
các khả năng nội lực.
((Nguồn: Giáo trình Quản trị chiến lược – Đại học Help, Maylaysia)
Theo thuyết hệ thống, nổi bật là phân tích ngành của Porter thực hiện trên
5 lực lượng cạnh tranh.
Ngoài ra, còn một số các khái niệm khác như: Quản trị chiến lược là khoa
học và nghệ thuật về chiến lược nhằm xây dựng phương hướng và mục tiêu
kinh doanh, triển khai, thực hiện kế hoạch ngắn hạn và dài hạn trên cơ sở
Dương Quang Sơn Đồ án tốt nghiệp: Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn 12
nguồn lực hiện có nhằm giúp cho mỗi tổ chức có thể đạt được các mục tiêu dài
hạn của nó (Tài liệu bài giảng của trường Help)
Hoặc: Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại
cũng như trong tương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức đề ra, thực hiện
và kiểm tra việc thực hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu đó trong
môi trường hiện tại cũng như trong tương lai.
Đặc điểm quan trọng là tất cả các chiến lược kinh doanh khi hình thành
được quan tâm và nó được dùng để phân biệt các kế hoạnh kinh doanh chính là
“lợi thế cạnh tranh”. Thực tế cho thấy rằng không có đối thủ cạnh tranh nào mà
không cần đến chiến lược, vì các chiến lược có mục đích duy nhất và bảo đảm
cho các doanh nghiệp tìm và giành được lợi thế bền vững của mình đối với các
đối thủ.
2.3. Tầm quan trọng của Quản trị chiến lược.
Với bất kỳ công ty nào, chiến lược được coi như bộ xương sống giúp công
ty có thể chủ động định hình trước cách thức điều hành công việc kinh doanh,
gắn kết các hành động và quyết định độc lập, riêng rẽ của các nhà quản lý và
nhân viên sắp vào khuôn khổ một “Kế hoạch tác chiến” thống nhất, cấu kết
chặt chẽ toàn công ty.
2.4. Quy trình quản trị chiến lược.
Quy trình quản trị chiến lược là một quy trình gồm tám bước bao gồm lập
kế hoạch chiến lược, triển khai và đánh giá chiến lược. Mặc dù sáu bước đầu
tiên mô tả diễn tiến của quy trình lập kế hoạch, nhưng bước triển khai và đánh
giá cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Ngay cả những chiến lược được
xem là hoàn hảo nhất cũng có thể thất bại nếu nhà quản trị không biết cách
triển khai và đánh giá các chiến lược đó một cách phù hợp.
Dương Quang Sơn Đồ án tốt nghiệp: Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn 13
Hình 1. Mô hình quy trình của Quản trị chiến lược
(Nguồn: Giáo trình Quản trị chiến lược – Đại học Help, Maylaysia)
2.5 Giới thiệu mô hình căn bản của Quản trị chiến lược:
Hình 2. Mô hình căn bản của Quản trị chiến lược
(Nguồn: Giáo trình Quản trị chiến lược – Đại học Help, Maylaysia)
Mô hình căn bản của quản trị chiến lược biểu thị các bước tiến hành trong
quá trình quản trị của doanh nghiệp liên quan đến các vấn đề như: Việc nghiên
cứu thị trường trên phương diện toàn diện, từ đó giúp cho doanh nghiệp định
2
Nghiên cứu toàn
diện môi trường
Sứ mệnh, Mục tiêu, Chiến
lược, Chính sách
Chương trình, Ngân sách, Quy trình
Đánh giá và
kiểm soát Hiệu quả
Phản hồi
1
3
4
Xem xét tình hình ngoại cảnh và
nội bộ sử dụng phép phân tích SWOT
Thực thi
chiến lược
Hình thành
chiến lược
Dương Quang Sơn Đồ án tốt nghiệp: Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn 14
hình và xây dựng chiến lược trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như
việc thực thi chiến lược đó một cách hiệu quả nhất, đồng thời có sự đánh giá,
kiểm soát việc thực thi chiến lược đó có hiệu quả không, từ đó có sự phản hồi
xem xét một cách toàn diện cả quá trình hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp …
2.6 Giới thiệu 5 nhiệm vụ cơ bản phải thực hiện trong quản trị chiến
lược:
Thảo
Chiến lược
để đạt được
Các Mục tiêu
đặt ra
Lập ra các
Mục tiêu
Phát triển
Sứ mệnh và
Viễn cảnh
chiến lược
của công ty
Ứng dụng
Thi hành
Chiến lược
Cải thiện /
Thay đổi
Xem lại,
sửa đổi
nếu cần
Xem lại,
sửa đổi
nếu cần
Cải thiện /
Thay đổi
Phục hồi
các nội dung
cũ nếu cần
Nhiệm
vụ 1
Nhiệm
vụ 2
Nhiệm
vụ 3
Nhiệm
vụ 4
Nhiệm
vụ 5
Giám sát,
Đánh giá,
Và Sửa chữa
sai sót
Hình 3. Năm nhiệm vụ phải thực hiện trong quản trị chiến lược
(Nguồn: Giáo trình Quản trị chiến lược – Đại học Help, Maylaysia)
Nhiệm vụ 1: Xác định tầm nhìn chiến lược
- Bao gồm việc phải suy nghĩ một cách chiến lược về: Kế hoạch kinh
doanh trong tương lai của Công ty; “Điểm đến” mong muốn của Công ty.
- Những việc phải làm bao gồm: Vẽ sơ đồ hành trình cho tương lai; Quyết
định chọn vị trí kinh doanh trong tương lai để đầu tư vào; Định ra định hướng
lâu dài; Xác định điểm độc đáo của Công ty.
Nhiệm vụ 2: Đặt ra mục tiêu
- Chuyển từ sứ mệnh và viễn cảnh chiến lược sang các chỉ tiêu hoạt động
cụ thể.
- Xác lập thước đo kiểm tra hiệu quả hoạt động.
Dương Quang Sơn Đồ án tốt nghiệp: Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện lực Bắc Kạn 15
- Thúc đẩy công ty trở nên sáng tạo và tập trung vào kết quả.
- Giúp ngăn chặn sự tự mãn và tự hài lòng quá sớm.
Nhiệm vụ 3: Lập chiến lược
- Chiến lược bao gồm việc trả lời các câu hỏi:
- Nên tập trung vào một công việc kinh doanh nhất định hay nhiều việc
cùng một lúc (đa chức năng).
- Phục vụ cho nhiều nhóm khách hàng trọng tâm hay một thị trường còn
trống.
- Phát triển dòng sản phẩm rộng hoặc hẹp.