1.1. Lý do chọn đề tài:
Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế giữa Việt Nam và các nước
trong khu vực đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển. Song
sự biến động khó lường của nền kinh tế thế giới và khu vực, sự cạnh tranh khốc
liệt của môi trường kinh tế trong và ngoài nước đã và đang đặt ra cho các doanh
nghiệp những khó khăn, thách thức. Để có thể tồn tại và phát triển, đòi hỏi mỗi
doanh nhgiệp phải có chiến lược phát triển đúng đắn trong môi trường cạnh
tranh toàn cầu.
Việc đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá của Việt Nam, cùng với sự
kêu gọi mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư nước ngoài, các khu công nghiệp có cơ hội
phát triển, kéo theo đó là các doanh nghiệp được xây dựng. Đây là thị trường
rộng lớn và tiềm năng cho ngành xây dựng và lắp máy Việt Nam. Công ty cổ
phần Lilama 69 -1 đã nhanh chóng nắm bắt được xu thế này, họ đã và đang có
những chiến lược phát triển một cách đúng đắn trong hoạt động sản xuất kinh
doanh.
Từ thực trạng trên, đồng thời để vận dụng những kiến thức đã học và thực
tiễn, đáp ứng yêu cầu của trường Help về nhiệm vụ làm đồ án tốt nghiệp của học
viên cao học quản trị kinh doanh, tác giả chọn đề tài “Thực trạng hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Lilama 69 – 1”, làm đồ án tốt nghiệp của
mình.
1.2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu:
1.2.1. Mục tiêu chung:
Dựa vào mô hình Delta Project và bản đồ chiến lượng để đánh giá thực
trạng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Lilama 69-1,
trên cơ sở đó tác giả sẽ đánh giá, nhận xét những điểm mạnh, điểm yếu, cô hội
và thách thức cả ở môi trường trong và ngoài công ty, từ đó đưa ra một số những
giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Liama 69 -1 đến năm 2015 theo mô hình Delta Project và bản đồ chiến lược.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
Đồ án sẽ đánh giá chiến lược sản xuất kinh doanh hiện tại của Công ty cổ
phần Lilama 69 -1. Đề xuất, triển khai và thực hiện chiến lược sản xuất kinh
doanh của Công ty, từ đó đưa ra một số những giải pháp nhằm góp phần xây
dựng và nâng cao chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần
Lilama 69 – 1 từ nay đến năm 2015.
78 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2889 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Lilama 69-1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đồ án tốt nghiệp…Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Lilama 69-1
……..Nguyễn Huy Bẩy………………………………………….Lớp Thạc sỹ Quản trị kinh doanh (EV9)……. 1
MARTER OF BUSINESS
ADMINITRATION
(Bilingual)
June Intake, 2009
Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh
(Hệ song ngữ)
Nhập học:6/2009
Subject code (Mã môn học): MGT510
Subject name (Tên môn học): QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
Assignment No. (Tiểu luận số):
Student Name (Họ tên học viên): Nguyễn Huy Bẩy
Mã số học viên: E0900077
Đồ án tốt nghiệp…Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Lilama 69-1
……..Nguyễn Huy Bẩy………………………………………….Lớp Thạc sỹ Quản trị kinh doanh (EV9)……. 2
TÊN KHOÁ HỌC: Trích ( √ ) vào ô lựa chọn HELP
MBA
Họ tên học viên: Nguyễn Huy Bẩy
Khoá học (Thời điểm nhập học): 6/2009
Môn học: Quản trị chiến lƣợc
Mã môn học: MGT510
Họ tên giảng viên: TS. Ravi Varmman Kanniappan
Giảng viên hƣớng dẫn: Th.s. Ngô Quý Nhâm
Bài tập số:
Hạn nộp: 10/01/2011
Số từ: 10.833
CAM ĐOAN CỦA HỌC VIÊN:
Tôi xin khẳng định đã biết và hiểu rõ quy chế thi cử của Đại học HELP và tôi
xin cam đoan đã làm bài tập này một cách trung thực và đúng các quy định đề
ra.
Ngày nộp bài:............10/01/2011...................
Chữ ký:..............................................................
Lưu ý:
- Giáo viên có quyền không chấm nếu bài làm không có chữ ký.
- Học viên sẽ nhận điểm 0 nếu vi phạm cam đoan trên.
Đồ án tốt nghiệp…Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Lilama 69-1
……..Nguyễn Huy Bẩy………………………………………….Lớp Thạc sỹ Quản trị kinh doanh (EV9)……. 3
Chƣơng I
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế giữa Việt Nam và các nước
trong khu vực đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển. Song
sự biến động khó lường của nền kinh tế thế giới và khu vực, sự cạnh tranh khốc
liệt của môi trường kinh tế trong và ngoài nước đã và đang đặt ra cho các doanh
nghiệp những khó khăn, thách thức. Để có thể tồn tại và phát triển, đòi hỏi mỗi
doanh nhgiệp phải có chiến lược phát triển đúng đắn trong môi trường cạnh
tranh toàn cầu.
Việc đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá của Việt Nam, cùng với sự
kêu gọi mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư nước ngoài, các khu công nghiệp có cơ hội
phát triển, kéo theo đó là các doanh nghiệp được xây dựng. Đây là thị trường
rộng lớn và tiềm năng cho ngành xây dựng và lắp máy Việt Nam. Công ty cổ
phần Lilama 69 -1 đã nhanh chóng nắm bắt được xu thế này, họ đã và đang có
những chiến lược phát triển một cách đúng đắn trong hoạt động sản xuất kinh
doanh.
Từ thực trạng trên, đồng thời để vận dụng những kiến thức đã học và thực
tiễn, đáp ứng yêu cầu của trường Help về nhiệm vụ làm đồ án tốt nghiệp của học
viên cao học quản trị kinh doanh, tác giả chọn đề tài “Thực trạng hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Lilama 69 – 1”, làm đồ án tốt nghiệp của
mình.
1.2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu:
1.2.1. Mục tiêu chung:
Dựa vào mô hình Delta Project và bản đồ chiến lượng để đánh giá thực
trạng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Lilama 69-1,
trên cơ sở đó tác giả sẽ đánh giá, nhận xét những điểm mạnh, điểm yếu, cô hội
và thách thức cả ở môi trường trong và ngoài công ty, từ đó đưa ra một số những
Đồ án tốt nghiệp…Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Lilama 69-1
……..Nguyễn Huy Bẩy………………………………………….Lớp Thạc sỹ Quản trị kinh doanh (EV9)……. 4
giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Liama 69 -1 đến năm 2015 theo mô hình Delta Project và bản đồ chiến lược.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
Đồ án sẽ đánh giá chiến lược sản xuất kinh doanh hiện tại của Công ty cổ
phần Lilama 69 -1. Đề xuất, triển khai và thực hiện chiến lược sản xuất kinh
doanh của Công ty, từ đó đưa ra một số những giải pháp nhằm góp phần xây
dựng và nâng cao chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần
Lilama 69 – 1 từ nay đến năm 2015.
1.3. Kết quả dự kiến của luận văn:
Luận văn sẽ hệ thống hoá một cách gắn gọn lý thuyết về quản trị chiến lược
theo mô hình Delta Project và bản đồ chiến lược, từ đó áp dụng những lý thuyết
này để đánh giá cụ thể thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ
phần Lilama 69 – 1, đồng thời đưa ra một số những giải pháp mang tính hệ
thống nhằm góp phần nâng cao hiệu quả chiến lược sản xuất kinh doanh của
Công ty cổ phần Lilama 69 -1 đến 2015, dựa trên mô hình Delta Project và bản
đồ chiến lược.
1.4. Phạm vi nghiên cứu.
Luận văn sẽ đánh giá chiến lược sản xuất kinh doanh hiện thời và đề ra một
số những giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty Lilama 69 -1 đến năm 2015.
1.5. Cấu trúc của luận văn: Luận văn có bố cục gồm 6 chương:
Chương I: Giới thiệu.
Chương này sẽ giới thiệu chung về bối cảnh về môi trường kinh tế, môi
trường ngành, cơ hội và thách thức đối và sự thích ứng của Công ty cổ phần
Lilama 69 -1 đối với môi trường kinh tế. Đồng thời nêu ra được mục tiêu nghiên
cứu cũng như là kết quả dự kiến đạt được của luận văn và trình bày bố cục của
luận văn.
Đồ án tốt nghiệp…Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Lilama 69-1
……..Nguyễn Huy Bẩy………………………………………….Lớp Thạc sỹ Quản trị kinh doanh (EV9)……. 5
Chương II: Cơ sở lý luận về quản trị chiến lƣợc.
Chương này sẽ trình bày một cách khái quát có hệ thống lý thuyết về quản
trị chiến lược thông qua mô hình Delta project và bản đồ chiến lược, cũng như
mô hình Swot, lợi thế cạnh tranh..
Chương III: Phƣơng pháp nghiên cứu.
Chương này sẽ trình bày cụ thể những phương pháp nghiên cứu mà tác giả
sẽ áp dụng để viết luận văn như; phương pháp định tính, phương pháp thu thập
thông tin, phương pháp xử lý thông tin.
Chương IV: Thực trạng chiến lƣợc kinh doanh của Công ty cổ phần
Lilama 69 -1.
Chương này sẽ giới thiệu chung về Công ty cổ phần Lilam 69 -1, bao gồm;
tên công ty, quy mô, tầm nhìn sứ mệnh, lĩnh vực hoạt động, sản phẩm dịch vụ
chính, phạm vi cạnh tranh, nhóm khách hàng chính, nhóm sản phẩm, dịch vụ,
công nghệ chính, năng lực cốt lõi, cấu trúc ngành, xác định vị thế cạnh tranh của
công ty và xây dựng bản đồ chiến lược hiện tại của công ty theo môt hình Delta
project và bản đồ chiến lược.
Chương V: Đánh giá chiến lƣợc kinh doanh của Công ty cổ phần
Lilama 69 -1.
Chương này sẽ đánh giá chiến lược kinh doanh hiện tại của Công ty cổ
phần Lilama 69 -1, trên cơ sở thu thập thông tin, phân tích thông tin dựa theo mô
hình Delta project và bản đồ chiến lược của Công ty cổ phần Lilama 69 -1.
Chương VI: Kết luận và một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao
hiệu quả chiến lƣợc sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Lilama 69 -1.
Chương này sẽ đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu chiến lược hoạt động
sản xuất kinh doanh hiện thời, đồng thời trên cơ sở đó đưa ra một số những giải
pháp nhằm góp phần nâng cao chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty cổ phần Lilama 69 -1 đến năm 2015.
Đồ án tốt nghiệp…Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Lilama 69-1
……..Nguyễn Huy Bẩy………………………………………….Lớp Thạc sỹ Quản trị kinh doanh (EV9)……. 6
Chƣơng 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƢỢC
2.1. Chiến lƣợc là gì?
Trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế hiện nay, việc đứng vững để tồn tại và
phát triển là một bài toán vô cùng khó khăn đối các doanh nghiệp. Để làm được
điều này thì không gì khác là doanh nghiệp cần phải xây dựng cho một chiến
lược phát triển kinh doanh phù hợp, đồng thời phải triển khai, thực hiện hiệu quả
mới đạt được sự thành công trong môi trường kinh tế cạnh tranh khốc liệt như
hiện nay. Vậy, „chiến lược là gì?”.
Chiến lược là việc tạo ra một vị thế duy nhất và có giá trị nhờ việc triển
khai một hệ thống các hoạt động khác biệt với những gì đối thủ cạnh tranh thực
hiện. (Quý Nhâm 2010).
Theo nhà kinh tế học kinh điển Alfed D. Chandler cho rằng; “Chiến lược là
xác định các mục đích và mục tiêu cơ bản và lâu dài của một doanh nghiệp và
tiến hành một loạt các hoạt động và phân bổ các nguồn lực cần thiết cho các mục
tiêu này”. (Chander, A.(1962).
Năm 1980, Quinn đã đưa ra định nghĩa có tính khái quát hơn: “Chiến lược
là mô thức hay kế hoạch tích hợp các mục tiêu chính yếu, các chính sách, và
chuỗi hành động vào một tổng thể được cố kết một cách chặt chẽ”. Quinn, J, B.
(1980).
Hay theo quan điểm của Johnson và Scholes: “Chiến lược là định hướng và
phạm vi của một tổ chức về dài hạn nhằm giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức
thông qua việc định dạng các nguồn lực của nó trong môi trường thay đổi, để
đáp ứng nhu cầu thị trường và thoả mãn mong đợi của các bên hữu quan”,
(Johnson, G, Scholes, K. (1999)..
2. 2. Tầm quan trọng của Quản trị chiến lƣợc.
Với bất kỳ công ty nào, chiến lược được coi như bộ xương sống giúp công
ty có thể chủ động định hình trước cách thức điều hành công việc kinh doanh,
gắn kết các hành động và quyết định độc lập, riêng rẽ của các nhà quản lý và
nhân viên sắp vào khuôn khổ một “Kế hoạch tác chiến” thống nhất, cấu kết chặt
chẽ toàn công ty.
Đồ án tốt nghiệp…Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Lilama 69-1
……..Nguyễn Huy Bẩy………………………………………….Lớp Thạc sỹ Quản trị kinh doanh (EV9)……. 7
2. 3. Quản trị chiến lƣợc là gì?
Quản trị chiến lược là tập hợp các quyết định và hành động quản trị có ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh dài hạn của một tổ chức. Nó bao gồm tất cả các
chức năng quản trị cơ bản: lập kế hoạch, tổ chức, triển khai và kiểm soát chiến
lược (Quý Nhâm. 2010).
Quản trị chiến lược là một bộ các quyết định quản trị và các hành động xác
định hiệu suất dài hạn của một công ty. Quản trị chiến lược bao gồm các hành
động liên tục: soán xét môi trường (cả bên trong lẫn bên ngoài); xây dựng chiến
lược; thực thi chiến lược và đánh giá kiểm soát chiến lược. Do đó, nghiên cứu
chiến lược nhấn mạnh vào việc theo dõi và đánh giá các cơ hội và đe dọa bên
ngoài trong bối cảnh của các sức mạnh và điểm yếu bên trong. [ Lê Thế Giới –
Nguyễn Thanh Liêm – Trần Hữu Hải (2007)].
2. 4. Quy trình quản trị chiến lƣợc.
Quy trình quản trị chiến lược là một quy trình gồm tám bước bao gồm lập
kế hoạch chiến lược, triển khai và đánh giá chiến lược. Mặc dù sáu bước đầu tiên
mô tả diễn tiến của quy trình lập kế hoạch, nhưng bước triển khai và đánh giá
cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Ngay cả những chiến lược được xem
là hoàn hảo nhất cũng có thể thất bại nếu nhà quản trị không biết cách triển khai
và đánh giá các chiến lược đó một cách phù hợp (Hình…).
Hình 1: Mô hình quy trình quản trị chiến lƣợc.
2. 5. Lợi ích của Quản trị chiến lƣợc.
Các nghiên cứu cho thấy nếu áp dụng chiến lược tổ chức sẽ đạt hiệu suất tốt
hơn so với các tổ chức không thực hiện quá trình này. [T.J. Andersen,( 2000)].
Nếu đạt được sự phù hợp giữa môi trường của tổ chức với chiến lược, cấu trúc
và các quá trình của nó sẽ tạo ra hiệu ứng tích cực lên hiệu suất của tổ chức. [E.J
1. Xác đị nh
sứ mạng, mục
tiêu và chiến
lược hiện tại
của tổ chức
2. Phân tích
môi trường.
4. Phân tích
các nguồn lực
của tổ chức
6. Xây
dựng
các chiến
lược
7. Triển
khai
các chiến
lược
3.Xác đị nh
các cơ hội và
đe dọa
5. Xác đị nh
điểm mạnh và
điểm yếu
8. Đánh
giá
kết
quả
Đồ án tốt nghiệp…Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Lilama 69-1
……..Nguyễn Huy Bẩy………………………………………….Lớp Thạc sỹ Quản trị kinh doanh (EV9)……. 8
Zajac, M.S. Kraatz, R,F.Bresser. (2000)]. Lợi ích của quản trị chiến lược đã
được kiểm nghiệm trong nhiều ngành khác nhau, với nhiều loại công ty với quy
mô khác nhau, có thể tóm lại với ba điểm cơ bản nhất, đó là: Làm rõ ràng hơn
viễn cảnh chiến lược cho công ty; tập trung chính xác hơn vào những điều có ý
nghĩa quan trọng của chiến lược; cải thiện nhận thức về sự thay đổi nhanh chóng
của môi trường. [Wilson (1994)].
2.6. Mô hình căn bản của quản trị chiến lƣợc.
Hình 2: Mô hình căn bản của quản trị chiến lƣợc.
Mô hình căn bản của quản trị chiến lược biểu thị các bước tiến hành trong
quá trình quản trị của doanh nghiệp liên quan đến các vấn đề như: Việc nghiên
cứu thị trường trên phương diện toàn diện, từ đó giúp cho doanh nghiệp định
hình và xây dựng chiến lược trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như việc
thực thi chiến lược đó một cách hiệu quản nhất, đồng thời có sự đánh giá, kiểm
soát việc thực thi chiến lược đó có hiệu quả không, từ đó có sự phản hồi xem xét
một cách toàn diện cả quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp …
Giải pháp
khách hàng toàn diện
4 quan điểm khác nhau
Tài chính, khách hàng, quá trình nội bộ, học hỏi và tăng trưởng
Xem xét tình hình ngoại cảnh
và nội bộ sử dụng phép phân
tích SWOT
Hình thành chiến lược Sứ mệnh, Mục tiêu, Chiến lược,
Chính sách
Thực thi chiến lược
Đánh giá và kiểm soát
Chương trình, Ngân sách, Quy
trình
Hiệu quả
Phản hồi
Đồ án tốt nghiệp…Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Lilama 69-1
……..Nguyễn Huy Bẩy………………………………………….Lớp Thạc sỹ Quản trị kinh doanh (EV9)……. 9
2. 7.Các công cụ đƣợc sử dụng để nghiên cứu quản trị chiến lƣợc.
2. 7.1. Mô hình Delta Project và bản đồ chiến lược.
2. 7.1.1. Mô hình Delta Project.
Hình 3: Mô hình Delta Project
* Ý nghĩa của mô hình:
Mô hình Delta Project đó là tam giác phản ánh 03 định vị chiến lược của
doanh nghiệp bao gồm: Giải pháp khách hàng, Chi phí thấp, Khác biệt hóa.
Các thành phần cố định vào hệ thống
Các giải pháp khách hàng
toàn diện
Sản phẩm tốt nhất
Sứ mệnh kinh doanh
Xác định vị trí cạnh tranh Cơ cấu ngành
Công việc kinh doanh Lịch chiến lược
Đổi mới cải tiến Hiệu quả hoạt động
Xác định khách hàng mục tiêu
Lịch trình chiên lược cho quá trình thích ứng
4 quan điểm khác nhau
Tài chính, Khách hàng, Quá trình nội bộ, Học hỏi và Tăng trưởng
Ma trận kết hợp và ma trận hình cột
Thử nghiệm và Phản hồi
Sơ đồ chiến lược
Đồ án tốt nghiệp…Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Lilama 69-1
……..Nguyễn Huy Bẩy………………………………………….Lớp Thạc sỹ Quản trị kinh doanh (EV9)……. 10
Mở ra một cách tiếp cận chiến lược mới cho doanh nghiệp trên cơ sở xác
định sản phẩm tốt (Chi phí thấp hay khác biệt hóa) không phải con đường duy
nhất dẫn đến thành công.
Quy trình Delta Project được thể hiện với 03 nội dung: Hiệu quả hoạt động;
đổi mới; định hướng khách hàng.
2.7.2. Bản đồ chiến lƣợc.
Bản đồ chiến lược mô tả phương thức một tổ chức tạo ra các giá trị kết nối
mục tiêu chiến lược với nhau trong mối quan hệ nhân quả rõ ràng. Các mục tiêu
được nói đến là: Tài chính, khách hàng, quá trình, kinh nghiệm và mở rộng. Bản
đồ chiến lược có các nguyên tắc chủ yếu như: Chiến lược cân bằng các nguồn
mâu thuẫn; chiến lược hướng đến khách hàng với các giá trị khác nhau; các giá
trị được tạo ra nhờ nội lực của doanh nghiệp; chiến lược bao gồm các đề tài bổ
sung nhau và đồng thời; sự liên kết chiến lược xác định giá trị của những tài sản
vô hình. Bằng cách kết nối các yếu tố như sự hình thành giá trị cổ đông, quản lý
quan hệ khách hàng, điều hành, quản lý chất lượng, năng lực hạt nhân, cải tiến,
nhân sự, khoa học công nghệ, cơ cấu tổ chức trên một biểu đồ, bản đồ chiến lược
sẽ được hình dung cụ thể hơn và giúp quá trình trao đổi giao tiếp giữa các nhà
điều hành với nhau và với nhân viên. Theo cách này, sự liên kết có thể được tạo
ra xoay quanh chiến lược, điều này giúp việc thực thi chiến lược dễ dàng hơn.
Với bản đồ chiến lược, tất cả các thông tin (về 4 phương diện: Tài chính,
khách hàng, nội bộ, đào tạo và phát triển) sẽ được tổng hợp trên một trang giấy,
điều này giúp quá trình giao tiếp trao đổi dễ dàng hơn. Lĩnh vực tài chính sẽ
nhằm vào việc hình thành giá trị cổ đông dài hạn và xây dựng cấu trúc chi phí
tận dụng tài sản dựa trên chiến lược năng suất, và một chiến lược phát triển mở
rộng cơ hội, tăng cường giá trị khách hàng. Bốn yếu tố cuối cùng của sự cải tiến
chiến lược được hỗ trợ bởi giá cả, sự sẵn có, sự chọn lọc, công năng, dịch vụ, tối
tác và nhãn hiệu. Nhìn từ phía nội bộ công ty, quá trình điều hành và quản lý
quan hệ khách hàng sẽ góp phần điều chỉnh, cải tiến hình ảnh về sản phẩm và
dịch vụ.Tất cả những quá trình này sẽ được phản ánh qua sự điều hành nhân sự,
Đồ án tốt nghiệp…Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Lilama 69-1
……..Nguyễn Huy Bẩy………………………………………….Lớp Thạc sỹ Quản trị kinh doanh (EV9)……. 11
quản lý thông tin và vốn công ty. Vốn công ty được hiểu là văn hóa công ty, ban
lãnh đạo, sự liên kết và làm việc nhóm. Cuối cùng, mối quan hệ nguyên nhân –
hệ quả được miêu tả và hình các mũi tên.
Hình 4: Bản đồ chiến lƣợc.
2.8. Các công cụ hỗ trợ khác trong nghiên cứu Quản trị chiến lƣợc.
2.8.1. Phân tích môi trường vĩ mô (Mô hình PEST).
Trên thực tế, các ngành và doanh nghiệp ở trong một môi trường vĩ mô
rộng lớn, bao gồm sáu phân đoạn: Kinh tế, công nghệ, văn hóa xã hội, nhân khẩu
học, chính trị luật pháp và toàn cầu. Những thay đổi trong môi trường vĩ mô có
thể có tác động trực tiếp đến bất kỳ lực lượng nào đó trong ngành, do đó, làm
biến đổi sức mạnh tương đối đến các thế lực khác và với chính nó, cuối cùng là
làm thay đổi tính hấp dẫn của một ngành. [PGS.TS Lê Thế Giới; TS. Nguyễn
Thanh Liêm; ThS. Trần Hữu Hải, (2009)].
Đồ án tốt nghiệp…Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Lilama 69-1
……..Nguyễn Huy Bẩy………………………………………….Lớp Thạc sỹ Quản trị kinh doanh (EV9)……. 12
2.8.2. Phân tích môi trường ngành (Mô hình 05 lực lượng cạnh tranh
của PORTER.)
Một ngành là một nhóm các công ty cung cấp các sản phẩm hay dịch vụ có
thể thay thế chặt chẽ với nhau. Trong cạnh tranh, các công ty trong ngành có ảnh
hưởng lẫn nhau. Nói chung, mỗi ngành bao gồm một hỗn hợp và đa dạng các
chiến lược cạnh tranh mà các công ty theo đuổi để cố đạt được mức thu nhập cao
hơn trung bình. Trong phân tích ngành, chúng ta thường sử dụng mô hình cạnh
tranh năm thế lực của Michael E. Porter, giáo sư trường quản trị kinh doanh
Harvard để phân tích và đánh giá.
Hình 5: Mô hình cạnh tranh năm thế lực
2.8..3. Ngoài ra, trong phân tích quản trị chiến lược còn sử dụng công cụ
phân tích khác như: Phân tích môi trường bên trong (Mô hình SWOT), Áp dụng
tiêu chí GREAT để đánh giá chiến lược.
Mô hình Cạnh tranh Năm thế lực
Sản phẩm Thay thế
(của các công ty ở các
ngành khác)
Cạnh tranh
giữa
các công ty
bán
Những nhà cung
ứng các khoản
đầu vào đầu vào
chính
Người mua
Các công ty mới
có thể gia nhập ngành
Đồ án tốt nghiệp…Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Lilama 69-1
……..Nguyễn Huy Bẩy………………………………………….Lớp Thạc sỹ Quản trị kinh doanh (EV9)……. 13
2.9. Năm nhiệm vụ phải thực hiện trong Quản trị chiến lƣợc.
Hình 6: Năm nhiệm vụ thực hiện trong quản trị chiến lƣợc.
Nhiệm vụ 1: Xác định tầm nhìn chiến lƣợc
Bao gồm việc phải suy nghĩ một cách chiến lược về: Kế hoạch kinh doanh
trương tương lai của công ty, điểm đến mong muốn của công ty. Vẽ sơ đồ hành
trình cho tương lại; Quyết định chọn vị trí kinh doanh trong tương lai để đầu tư
vào; Định ra định hướng lâu dài; Xác định điểm độc đáo của công ty.
Nhiệm vụ 2: Đặt ra mục tiêu.
Chuyển từ sứ mệnh và viễn cảnh chiến lược sang các chỉ tiêu hoạt động cụ
thể; xác lập thước đo kiểm tra hiệu quả hoạt động; thúc đẩy công ty trở nên sáng
tạo và tập trung vào kết quả; giúp ngăn chặn sự tự mãn và tự hài lòng quá sớm.
Phát triển Sứ
mệnh và Viễn
cảnh chiến lược
của công ty
Lập ra các
Mục tiêu
Thảo Chiến lược
để đạt được các
Mục tiêu đặt ra
Ứng dụng Thi
hành Chiến
lược
Giám sát, Đánh
giá, và Sửa chữa
sai sót
Phục hồi các
nộidung cũ nếu
cần
Cải thiện /
Thay đổi
Cải thiện /
Thay đổi
Xem lại, sửa đổi
nếu cần
Xem lại, sửa đổi
nếu cần
Nvụ 1 Nvụ 2 Nvụ 3 Nvụ 4 Nvụ 5
Đồ