Đồ án Thực trạng vai trò ngân sách Nhà nước ở Việt Nam hiện nay

Trong lịch sử loài người, Nhà nước ra đời trong cuộc đấu tranh của xã hội có giai cấp, nó là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp, Nhà nước xuất hiện với tư cách là cơ quan có quyền lực công cộng để thực hiện các chức năng va nhiệm vụ về nhiều mặt như quản lý hành chính, chức năng kinh tế, chức năng chấn áp và các nhiệm vụ xã hội. Để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình Nhà nước cần phải có nguồn lực tài chính – ngân sách Nhà nước, đó là cơ sở vật chất cho Nhà nước tồn tại và hoạt động. Ngày nay kinh tế thị trường càng phát triển thì vị chí và vai trò của tài chính nhà nước ngày càng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội. vì vậy, xây dựng nền tài chính tự chủ vững mạnh là yêu cầu cơ bản cấp bách trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta, trong đó ngân sách Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc gia. Ngân sách nhà nước là nơi tập trung quỹ tiền tệ lớn nhất trong nền kinh tế, có mối quan hệ chặt chẽ với tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân cùng mối quan hệ khăng khít với tất cả các khâu của hệ thống tài chính. Ngân sách nhà nước là công cụ huy động nguồn tài chính để đảm bảo cho các chi tiêu của Nhà nước, và là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, đảm bảo cho sự ổn định phát triển đồng đều giữa các nền kinh tế, và đảm bảo thu nhập cho người dân. Trên cơ sở nhận thức tầm quan trọng của vai trò ngân sách Nhà nước đó nhóm 6 – CD11C1 đã thảo luận và cùng phân tích các vai trò của ngân sách Nhà nước. Bài viết gồm 3 phần: Phần 1: Những lý luận chung về ngân sách Nhà nước Phần 2: Phân tích vai trò của ngân sách Nhà nước Phần 3: Liên hệ việc phát huy vai trò ngân sách Nhà nước ở Việt Nam

doc19 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5166 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đồ án Thực trạng vai trò ngân sách Nhà nước ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Lời nói đầu............................................ .................................................. ... 2 PHẦN 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 3 1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân sách Nhà nước....................... 3 2. Khái niệm ngân sách Nhà nước........................................... ..................... 3 3. Đặc điểm của ngân sách Nhà nước........................................... ............... 4 4. Khái quát vai trò ngân sách Nhà nước........................................... ........... 6 PHẦN 2: PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC...... 7 PHẦN 3: LIÊN HỆ VIỆC PHÁT HUY CÁC VAI TRÒ CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM.................................................. ............................................. 10 1. Thực trạng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam............................................ 12 2. Thực trạng vai trò ngân sách Nhà nước ở Việt Nam hiện nay..................... 12 Kết luận .................................................. .................................................. . 19 Lời nói đầu Trong lịch sử loài người, Nhà nước ra đời trong cuộc đấu tranh của xã hội có giai cấp, nó là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp, Nhà nước xuất hiện với tư cách là cơ quan có quyền lực công cộng để thực hiện các chức năng va nhiệm vụ về nhiều mặt như quản lý hành chính, chức năng kinh tế, chức năng chấn áp và các nhiệm vụ xã hội. Để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình Nhà nước cần phải có nguồn lực tài chính – ngân sách Nhà nước, đó là cơ sở vật chất cho Nhà nước tồn tại và hoạt động. Ngày nay kinh tế thị trường càng phát triển thì vị chí và vai trò của tài chính nhà nước ngày càng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội. vì vậy, xây dựng nền tài chính tự chủ vững mạnh là yêu cầu cơ bản cấp bách trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta, trong đó ngân sách Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc gia. Ngân sách nhà nước là nơi tập trung quỹ tiền tệ lớn nhất trong nền kinh tế, có mối quan hệ chặt chẽ với tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân cùng mối quan hệ khăng khít với tất cả các khâu của hệ thống tài chính. Ngân sách nhà nước là công cụ huy động nguồn tài chính để đảm bảo cho các chi tiêu của Nhà nước, và là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, đảm bảo cho sự ổn định phát triển đồng đều giữa các nền kinh tế, và đảm bảo thu nhập cho người dân. Trên cơ sở nhận thức tầm quan trọng của vai trò ngân sách Nhà nước đó nhóm 6 – CD11C1 đã thảo luận và cùng phân tích các vai trò của ngân sách Nhà nước.  Bài viết gồm 3 phần: Phần 1: Những lý luận chung về ngân sách Nhà nước Phần 2: Phân tích vai trò của ngân sách Nhà nước Phần 3: Liên hệ việc phát huy vai trò ngân sách Nhà nước ở Việt Nam Nhóm 6 – lớp CD11C1  PHẦN 1 : NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC I.Quá trình hình thành và phát triển của ngân sách Nhà nước. Sự ra đời và tồn tại của ngân sách Nhà nước luôn gắn liền với sự ra đời và tồn tại của Nhà nước và sự xuất hiện của sản xuất hàng hóa. Khi Nhà nước ra đời để đảm bảo cho sự tồn tại của mình Nhà nước đã đặt ra chế đọ thuế khóa sử dụng công cụ chủ yếu là luật pháp để bắt người dân phải nộp các khoản thu, các khoản thu này hình thành nên quỹ tiền tệ của Nhà nước và nó được sử dụng để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Trong buổi bình minh phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, giai cấp tư sản cần một không gian kinh tế, tài chính thông thoáng cho sự tự do phát triển sản xuất kinh doanh. Song những quy định về thể chế kinh tế tài chính của giai cấp phong kiến trong bước suy tàn đã cản trở sự tự do kinh doanh của giai cấp tư sản. Đặc biệt là chế độ thuế khóa vô lý tùy tiện, chế độ chi tiêu thiếu rõ rang minh bạch của giai cấp phong kiến đã gây nên sự phản ánh mạnh mẽ đối với giai cấp tư sản. Họ đấu tranh để có một chế độ thuế khóa theo luật định đảm bảo tính pháp lý, tính công bằng, một chế độ chi tiêu thiếu minh bạch giữa chi tiêu chung của Nhà nước với chi tiêu trong bản thân gia đình của các vua chúa. Những khoản chi tiêu chung của Nhà nước phải được thể chế bằng pháp luật và được cơ quan đại diện dân chúng kiểm soát. Kết quả cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản trên lĩnh vực thuế khóa và chi tiêu của Nhà nước đã đua đến sự thay đổi lớn trong quản lý tài chính của Nhà nước và thuật ngữ “ ngân sách Nhà nước” cũng chính thức ra đời. II.Khái niệm ngân sách Nhà nước. Trong hệ thống tài chính, ngân sách Nhà nước là bộ phận chủ đạo, là điều kiện vật chất quan trọng của Nhà nước do hiến pháp quy định, nó còn là công cụ quan trọng của Nhà nước có tác dụng điều tiết vĩ mô nền kinh tế xã hội, muốn sử dụng tốt công cụ nây phải nhận thức được những lý luận cơ bản về ngân sách Nhà nước. Ngân sách nhà nước, hay ngân sách chính phủ, là một thành phần trong hệ thống tài chính. Thuật ngữ "Ngân sách nhà nước" được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế, xã hội ở mọi quốc gia. Song quan niệm về ngân sách nhà nước lại chưa thống nhất, người ta đã đưa ra nhiều định nghĩa về ngân sách nhà nước tùy theo các trường phái và các lĩnh vực nghiên cứu: Các nhà kinh tế Nga quan niệm: Ngân sách nhà nước là bảng liệt kê các khoản thu, chi bằng tiền trong một giai đoạn nhất định của quốc gia. Ngoài ra, Điều 1 Luật NSNN đã được Quốc Hội nước C.H.X.H.C.N Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 20/03/1996 có ghi: Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước Dù được định nghĩa hay hiểu như nào thì ngân sách Nhà nước đều có những đặc điểm chung sau. Thứ nhất, ngân sách Nhà nước là bản dự toán thu - chi tài chính của Nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. Thứ hai, ngân sách Nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước, là kế hoạch tài chính cơ bản của Nhà nước. Thứ ba, ngân sách Nhà nước là những quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình huy động và sử dụng các nguồn tài chính khác nhau. Từ các quan điểm trên, ta có thể xác định: Ngân sách Nhà nước là hệ thống các mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và các chủ thể trong xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động và sử dụng nguồn tài chínhquốc gia nhằm đảm bảo yêu cầu thực hiên các chứ năng của Nhà nước về mọi mặt như kinh tế, chính trị-xã hội, quân sự… theo nguyên tắc không hoàn trả là chủ yếu. Để làm dõ quan niệm về ngân sách Nhà nước cần thiết phải chỉ ra các đặc điểm và vị trí của ngân sách Nhà nước. III.Đặc điểm của ngân sách Nhà nước Để hiểu thế nào là ngân sách Nhà nước thì có rất nhiều quan niệm khác nhau, hiện nay có hai quan niệm phổ biến về ngân sách Nhà nước. Quan niệm thứ nhất cho rằng: ngân sách Nhà nước là bản dự toán thu chi tài chính của Nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. Quan niệm thứ hai cho rằng: ngân sách Nhà nước là quỹ tiền tệ của Nhà nước. Các quan niệm trên về ngân sách Nhà nước đã kootj tả được mặt cụ thể, mặt vật chất của ngân sách Nhà nước, nhưng lại chưa thể hiện được nội dung kinh tế xã hội của ngân sách Nhà nước. Tròn thực tế, nhìn bề ngoài hoạt động ngân sách Nhà nước là hoạt động thu chi tài chính của Nhà nước. Hoạt động đó được biểu hiện một cách đa dạng và phong phú, được tiến hành hầu hết trên các lĩnh vực văn hóa, chính trị xã hôi, kinh tế…. nó tác động đến mọi chủ thể kinh tế xã hội. Tuy vậy, nhưng chúng có những đặc điểm chung sau: - Thứ nhất. việc tạo lập và sử dụng quỹ ngân sách Nhà nước luôn gắn liền với quyền lực của Nhà nước và phuc vụ cho việc thực hiện các chức năng của Nhà nước, được Nhà nước tiến hành trên cơ sở luật định. Đây cũng chính là điểm khác biệt gũa ngân sách Nhà nước với các khoản tìa chính khác. Các khoản thu NSNN đều mang tính chất pháp lý, còn chi ngân sách Nhà nước mang tính chất cấp phát “ không hoàn trả trực tiếp”. Do nhu cầu chi tiêu của mình để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội Nhà nước đã sử dụng để quy định hệ thống pháp luật tài chính, buộc mọi pháp nhân và thể nhân phải nộp một phần thu nhập của mình cho Nhà nước với tư cách là một chủ thể. Các hoạt động thu chi NSNN đều tiến hành theo cơ sở nhất định đó là các luật thuế, cế độ thu chi…do Nhà nước ban hành, đồng thời các hoạt động luôn chịu sự kiểm tra của các cơ quan Nhà nước. Ngân sách Nhà nước nó luôn luôn chứa đựng nhựng lợi ích về mặt kinh tế, chính trị, ngoại giao, xã hội… Nhưng lợi ích quốc gia, lợi ích tổng thể bao giờ cũng phải được đặt lên hàng đầu và chi phối các lợi ích khác. - Thứ hai, ngân sách Nhà nước luôn gắn chặt vơi Nhà nước chưa đụng những lợi ích chung và công, hoạt động thu chi của ngân sách Nhà nước là thể hiện qua các mặt kinh tế - xã hội của Nhà nướcNgân sách Nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước được chia ra làm nhiều quỹ nhỏ, mỗi một quỹ nhỏ có những tác dụng riêng rồi sau đó mới được chia dung cho những mục đích.  - Thứ ba: , cũng như các quỹ tiền tệ khác ngân sách Nhà nước cũng có đặc điểm riêng của một quỹ tiền tệ, nó là quỹ tiền tệ tập chung của Nhà nước được chia ra thành nhiều quỹ nhỏ. Mỗi quỹ có tác dụng riêng rồi sau đó mới được chia dung cho những mục đích. - Thứ tư, hoạt động thu cho ngân sách Nhà nước được thể hiện theo nguyên tắc không hoàn trả lại trực tiêp đối với người có thu nhập cao nhằm mục đích rútruts ngắn khoản thời gian giữa người giàu và người nghèo nhằm công bằng cho xã hội. ví dụ: xây dựng đường xá, an ninh quốc phòng…” người chịu thuế sẽ được hưởng lợi từ hàng hóa này nhưng hoàn trả một cách trực tiếp. Bên cạnh đó ngân sách còn chi cho các quỹ chính sách, trợ cấp thiên tai… IV. Vai trò của ngân sách Nhà nước Ngân sách Nhà nước được thể hiện trên các mặt sau: - Ngân sách Nhà nước là công cụ huy động huy động nguồn tài chính để đảm bảo các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. - Ngân sách Nhà nước là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế: vai trò được thể hiện trên 2 mặt sau: + Thứ nhất, Ngân sách Nhà nước là công cụ định hướng hình thành cơ cấu nền kinh tế mới, khích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền. + Thứ hai, ngân sách Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, chống lạm phát. - Ngân sách Nhà nước là công cụ điều tiết thu nhập giữa các thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư nhằm đảm bảo công bằng xã hội.  PHẦN 2:PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC. Kinh tế thị trường là kinh tế hàng hóa – tiền tệ phát triển ở giai đoạn cao; tức là khi tất cả các quan hệ kinh tế trong quá trình tái sản xuất xã hội đều được tiền tệ hoá, các yếu tố của sản xuất như: đất đai và tài nguyên, vốn bằng tiền và vốn vật chất, sức lao động, công nghệ và quản lý, các sản phẩm dịch vụ tạo ra, chất xám đều là đối tượng mua - bán và hàng hoá. Sự vận hành của nền kinh tế chịu sự tác động của các quy luật kinh tế khách quan như: quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật lưu thông tiền tệ, ….đã bộc lộ những ưu thế cũng như khuyết tật của nền kinh tế thị trường, đó là: - Kinh tế thị trường chú trọng đến những nhu cầu có khả năng thanh toán, không chú ý đến những nhu cầu cơ bản của xã hội. - Kinh tế thị trường, đặt lợi nhuận lên hàng đầu , cái gì có lãi thì làm, không có lãi thì thôi nên nó không giải quyết được cái gọi là “hàng hoá công cộng” (đường xá, các công trình văn hoá, y tế và giáo dục .v.v.) - Trong nền kinh tế thị trường có sự phân biệt giàu nghèo rõ rệt: giàu ít, nghèo nhiều, bất công xã hội. Do tính tự phát vốn có, kinh tế thị trường có thể mang lại không chỉ có tiến bộ mà còn cả suy thoái, khủng hoảng và xung đột xã hội nên cần phải có sự can thiệp của Nhà nước. Để hạn chế và khắc phục những khuyết tật đó của nền kinh tế thị trường, Nhà nước can thiệp vào quá trình vần hành của nền kinh tế. Sự can thiệp của Nhà nước sẽ đảm bảo hiệu quả cho sự vận động của thị trường được ổn định, nhằm tối đa hoá hiệu quả kinh tế, bảo đảm định hướng chính trị của sự phát triển kinh tế, sửa chữa khắc phục những khuyết tật vốn có của kinh tế thị trường, tạo ra những công cụ quan trọng để điều tiết thị trường ở tầm vĩ mô. Bằng cách đó Nhà nước mới có thể kiềm chế tính tự phát của kinh tế thị trường, đồng thời kính thích đối với sản xuât thông qua trao đổi hàng hoá dưới hình thức thương mại.. Sự can thiệp đó của Nhà nước vào nền kinh tế thị trường là sụ can thiệp gián tiếp thông qua các công cụ chủ yếu như: pháp luật, kế hoạch, tổ chức tài chính tiền tệ,… trong đó ngân sách Nhà nước được coi là là công cụ quan trọng nhất của Nhà nước. Vài trò quan trọng đó của ngân sách Nhà nước được thể hiện trên các mặt sau đây: - Ngân sách Nhà nước là công cụ huy động nguồn tài chính để đảm bảo các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Đây là vai trò truyền thống của ngân sách Nhà nước trong mọi mô hình kinh tế, nó gắn chặt với các chi phí của Nhà nước trong quá trình tồn tại và thực hiện nhiệm vụ của mình. Ngân sách Nhà nước cung cấp nguồn kinh phí để Nhà nước đầu tư cho cơ sở kết cấu hạ tầng, sản kinh doanh, tạo tư liệu sản xuất… Nhà nước huy động nguồn tài thông qua công cụ như thuế, lệ phí, lợi tức của Nhà nước, các khoản vay trong nước hoặc nước ngoài, viên trợ từ các nước tổ chức trên thế giới,… - Ngân sách Nhà nước là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế.  Vai trò này xuất phát từ yêu cầu khắc phục những khuyết tật vốn có của nền kinh tế thị trường. Vai trò này được thể hiện trên các mặt sau: + Thứ nhất, ngân sách Nhà nước là công cụ định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền. Để khắc phục những khuyết tật của nền kinh tế thị trường, Nhà nước phải hướng những hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế đi vào quỹ đạo mà Nhà nước đã hoạch định, để hình thành nên cơ cấu kinh tế tố ưu, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững. Thông qua công cụ là ngân sách Nhà nước đảm bảo cung cấp kinh phí để Nhà nước đầu tư cho cơ sở kết cấu hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp thuộc các nghành then chốt, trên cơ sở đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Mặt khác, trong những điều kiện cụ thể, nguồn kinh phí ngân sách cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp, đảm bảo cho tính ổn định về cơ cấu hoặc chuẩn bị cho việc chuyển sang cơ cấu kinh tế mới hợp lý hơn. Bằng việc huy động nguồn tài chính thông thông qua các khoản thuế và chính sách thuế sẽ đảm bảo vai trò định hướng đầu tư, kích thích hoặc hạn chế sản xuất kinh doanh. Việc đặt ra các loại thuế với thuế suất ưu đãi, các quy định miễn thuế, giảm thuế... có tác dụng kích thích mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp. Một chính sách thuế có lợi sẽ thu hút được doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư vào nơi cần thiết; ngược lại, một chính sách thuế khắt khe sẽ giảm bớt luồng di chuyển vốn vào nơi cần hạn chế sản xuất kinh doanh Độc quyền, trong kinh tế học, độc quyền là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người bán và sản xuất ra sản phẩm không có sản phẩm thay thế gần gũi. Đây là một trong những dạng của thất bại thị trường, là trường hợp cực đoan của thị trường thiếu tính cạnh tranh. Mực dù trên thực tế hầu như không thể tìm được trường hợp đáp ứng hoàn hảo hai tiêu chuẩn của độc quyền và do đó độc quyền thuần túy có thể coi là không tồn tại nhưng những dạng độc quyền không thuần túy đều dẫn đến sự phi hiệu quả của lợi ích xã hội. Độc quyền được phân loại theo nhiều tiêu thức: mức độ độc quyền, nguyên nhân của độc quyền, cấu trúc của độc quyền... Độc quyền gây ra rất nhiều tổn thất phúc lợi cho xã hội vì vậy, việc cấp vốn hình thành các doanh nghiệp là một trong những biện pháp căn bản để chống độc quyền và giữ cho thị trường khỏi rơi vào tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo, một trong những nguyên nhân kìm hãm phát triển nền kinh tế + Thứ hai, ngân sách Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc điều tiết thị trường, bình ổn giá cả và chống lạm phát. Trong nền kinh tế thị trường, sự biến động không ngừng của giá cả có nguyên nhân từ sự mất cân đối giữa cung và cầu. Bằng công cụ thuế, phí, lệ phí, vay và chính sách chi tiêu của ngân sách Nhà nước, Nhà nước có tác động vào khía cạnh cung hoặc cầu để bình ổn giá cả. Đặc biệt sự hình thành quỹ dự phòng trong ngân sách Nhà nước để đối phó với với sự biến động của thị trường đóng vai trò quan trọng để bình ổn giá cả: o Đối với thị trường hàng hoá: hoạt động điều tiết của Chính phủ được thực hiện thông qua việc sử dụng các quỹ dự trữ nhà nước ( bằng tiền, bằng ngoại tệ, các loại hàng hoá, vật tư chiến lược,...) được hình thành từ nguồn thu ngân sách.  o Đối với thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường sức lao động... hoạt động điều tiết của Chính phủ thông qua việc thực hiện một cách đồng bộ giữa các công cụ tài chính, tiền tệ, giá cả... trong đó công cụ ngân sách với các biện pháp như phát hành công trái, chi trả nợ, các biện pháp tiêu dùng của Chính phủ cho toàn xã hội, đào tạo... Mặt khác, hoạt động thu chi của ngân sách Nhà nước có mối quan hệ chặt chẽ với vấn đề lạm phát. Lạm phát là căn bệnh nguy hiểm đối với nền kinh tế và chống lạm phát là một nội dung quan trọng trong quá trình điều chỉnh thị trường.  Lạm phát (trong kinh tế học) là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. Thông thường theo nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu là lạm phát của đơn vị tiền tệ trong phạm vi nền kinh tế của một quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu là lạm phát của một loại tiền tệ trong phạm vi thị trường toàn cầu. Phạm vi ảnh hưởng của hai thành phần này vẫn là một chủ đề gây tranh cãi giữa các nhà kinh tế học vĩ mô. Ngược lại với lạm phát là giảm phát. Một chỉ số lạmphát bằng 0 hay một chỉ số dương nhỏ thì được người ta gọi là sự ổn định giá cả. Lạm phát gây ra rất nhiều hiệu ứng tiêu cực cho đất nước nói chung và cho nền kinh tế nói chung.Nguyên nhân gây ra và thúc đẩy lạm phát có rất nhiều và xuất phát từ nhiều lĩnh vực, như:lạm phát cho chi phí đẩy, lạm phát do cơ cấu đẩy, lạm phát do xuất nhập khẩu, lạm phát do tiền tệ… trong đó có lĩnh vực thu chi tài chính của Nhà nước. Do đó, bằng các biện pháp đúng đắn, trong các quá trình thu chi của ngân sách Nhà nước như: thắt chặt và nâng cao hiệu quả hiệu quả của các khoản chi tiêu của ngân sách Nhà nước, tăng thuế tiêu dung, giảm thuế đối với đầu tư, thắt chặt chi tiêu của ngân sách Nhà nước… Ngoài ra, để kiềm chế lạm phát, nhà nước có thể tăng cường các khoản vay trong dân góp phần làm giảm lượng tiền mặt trong nền kinh tế; triệt để không phát hành tiền tệ để bù đắp thiếu hụt ngân sách…., Nhà nước có thể hạn chế và kiểm soát lạm phát. - Ngân sách Nhà nước là công cụ điều tiết thu nhập giữa các thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư nhằm đảm bảo công bằng xã hội. Từ năm 1968 nền kinh tế Việt Nam chuyển đổi cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước với muạc tiêu xây dựng một xã hội thịnh vượng, công bằng và văn minh. Nhưng nền kinh tế thị trường với những khuyết tật vốn có của nó là phân hoá giai cấp, phân hoá giàu nghèo, bất công bằng xã hội…. Do vậy, Nhà nước phải sử dụng công cụ ngân sách Nhà nước để điều tiết thu nhập, giảm bớt khoảng cách về thu nhập giữa các tầng lớp trong xã hội. Việc điều tiết này được thực hiện thông qua hoạt động thu chi của ngân sách. Thông qua hoạt động thu ngân sách, dưới hình thức kết hợp thuế giảm thu và thuế trực thu Nhà nước điều tiết bớt một phần thu nhập của tầng lớp có thu nhập cao trong xã hội, hướng dẫn tiêu dung hợp lý, tiết kiệm, đảm bảo thu nhập chính đáng của người lao động. Mặt khác, thông qua hoạt động chi ngân sách dưới các hình thức chứng khoán cấp phát, trợ cấp trong các chính sách về dân số kế hoách hóa gia đình về bảo trợ xã hội, việc làm… Nhà nước hỗ trợ để nâng cao đời sống của từng lớp người nghèo trong xã hội.  PHẦN 3: LIÊN HỆ VIỆC PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM. I. Thực trạng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. Bước vào thời kỳ
Luận văn liên quan