Đồ án Tìm giải pháp xửlý bãi rác Gò Cát, ởquận Bình Tân – Tp. HồChí Minh

Bãi rác Gò Cát (hay gọi là Khu xửlý chất thải rắn Gò Cát) được hình thành từ “Dựán đầu tưnâng cấp chất lượng công trình xửlý rác Gò Cát” với quy mô 25ha, tọa lạc tại khu phố9 – phường Bình Hưng Hòa – quận Bình Tân – thành phốHồChí Minh. Dựán này đã được Ủy ban nhân dân (UBND) thành phốHồChí Minh (Tp.HCM) phê duyệt tại quyết định số2807/QĐ-UB ngày 19/5/1996 và UBND đã có tờtrình số 2355/UB-KT ngày 3/7/1997 xin Thủtướng Chính phủphê duyệt. Ngày 13/9/1997 Chính phủ đã ra quyết định số762/TTg phê duyệt báo cáo nghiên cứu khảthi. Dựán đã được Công ty Vermeer của Hà Lan thiết kếvà triển khai xây dựng nhưsau: - Diện tích đất sửdụng: 25ha, được chia thành 3khu vực chính: + Khu vực văn phòng, nhà xưởng, cầu cân diện tích 1,5ha. Trong khu vực này có các công trình sau: văn phòng 150m 2 , xưởng bảo trì 208m 2 , sân rửa xe 600m 2 , nhà bảo vệ9m 2 (3m x 3m), bãi đậu xe 240m 2 . + Cơsởhạtầng và các góc của bãi rác, diện tích 1,5ha (7,5%), bao gồm: trạm xửlý nước thải 800m 2 (20m x 40m), sàn phân loại rác 6.000m 2 (40m x 150m), trạm phát điện và đầu đốt 148m 2 (8m x 18,5m). + Khu vực hốchôn chất thải, diện tích 17,5ha (85%). Bao gồm: 5ô, mỗi ô có diện tích bềmặt trung bình 3,5ha, sức chứa trung bình 730.000tấn. - Tổng công suất: 3.650.000tấn. Khảnăng xửlý rác: 4.000 ÷ 5.000tấn/ngày. - Thời gian tiếp nhận rác: từ12/2000 đến 7/2007. - Tổng mức đầu tư: khoảng 242tỷ đồng, trong đó: + Vốn viện trợkhông hoàn lại của Chính phủHà Lan: 176,9tỷ đồng (theo Hiệp định tài trợgiữa Chính phủHà Lan và Chính phủViệt Nam – 24/5/2000). + Vốn đối ứng trong nước bằng ngân sách địa phương 65,1tỷ đồng. (Nguồn: Công ty môi trường đô thịTp.HCM). Trang: GVHD: PGS.TS. Hoàng HưngSVTH: Nguyễn Hoàng Đệ 1 Đồán tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xửlý bãi rác Gò Cát, ởquận Bình Tân – Tp. HồChí Minh”.  Vịtrí địa lý của bãi rác Gò Cát: tại toạ độ10°47'42"N và 106°36'1"E  Phía Bắc giáp khu dân cưhiện hữu và Đường số10.  Phía Nam giáp khu dân cưvà Trường trung cấp kinh tế- kỹthuật Phương Nam.  Phía Đông giáp kênh Đen.  Phía Tây giáp quốc lộ1A, bên cạnh trạm thu phí An Sương – An Lạc.

pdf85 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2448 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tìm giải pháp xửlý bãi rác Gò Cát, ởquận Bình Tân – Tp. HồChí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI 1.1. Sự cần thiết phải tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát 1.1.1. Giới thiệu sơ lược về bãi rác Gò Cát Bãi rác Gò Cát (hay gọi là Khu xử lý chất thải rắn Gò Cát) được hình thành từ “Dự án đầu tư nâng cấp chất lượng công trình xử lý rác Gò Cát” với quy mô 25ha, tọa lạc tại khu phố 9 – phường Bình Hưng Hòa – quận Bình Tân – thành phố Hồ Chí Minh. Dự án này đã được Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) phê duyệt tại quyết định số 2807/QĐ-UB ngày 19/5/1996 và UBND đã có tờ trình số 2355/UB-KT ngày 3/7/1997 xin Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ngày 13/9/1997 Chính phủ đã ra quyết định số 762/TTg phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi. Dự án đã được Công ty Vermeer của Hà Lan thiết kế và triển khai xây dựng như sau: - Diện tích đất sử dụng: 25ha, được chia thành 3khu vực chính: + Khu vực văn phòng, nhà xưởng, cầu cân diện tích 1,5ha. Trong khu vực này có các công trình sau: văn phòng 150m2, xưởng bảo trì 208m2, sân rửa xe 600m2, nhà bảo vệ 9m2 (3m x 3m), bãi đậu xe 240m2. + Cơ sở hạ tầng và các góc của bãi rác, diện tích 1,5ha (7,5%), bao gồm: trạm xử lý nước thải 800m2 (20m x 40m), sàn phân loại rác 6.000m2 (40m x 150m), trạm phát điện và đầu đốt 148m2 (8m x 18,5m). + Khu vực hố chôn chất thải, diện tích 17,5ha (85%). Bao gồm: 5ô, mỗi ô có diện tích bề mặt trung bình 3,5ha, sức chứa trung bình 730.000tấn. - Tổng công suất: 3.650.000tấn. Khả năng xử lý rác: 4.000 ÷ 5.000tấn/ngày. - Thời gian tiếp nhận rác: từ 12/2000 đến 7/2007. - Tổng mức đầu tư: khoảng 242tỷ đồng, trong đó: + Vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Hà Lan: 176,9tỷ đồng (theo Hiệp định tài trợ giữa Chính phủ Hà Lan và Chính phủ Việt Nam – 24/5/2000). + Vốn đối ứng trong nước bằng ngân sách địa phương 65,1tỷ đồng. (Nguồn: Công ty môi trường đô thị Tp.HCM). Trang: GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ 1 Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”.  Vị trí địa lý của bãi rác Gò Cát: tại toạ độ 10°47'42"N và 106°36'1"E  Phía Bắc giáp khu dân cư hiện hữu và Đường số 10.  Phía Nam giáp khu dân cư và Trường trung cấp kinh tế - kỹ thuật Phương Nam.  Phía Đông giáp kênh Đen.  Phía Tây giáp quốc lộ 1A, bên cạnh trạm thu phí An Sương – An Lạc. Hình 1.1: Sơ đồ vị trí bãi rác (khu xử lý chất thải rắn) Gò Cát 1.1.2. Tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực bãi rác Gò Cát 1.1.2.1 Giai đoạn hoạt động (12/2000 – 7/2007) Trong thời gian vận hành tiếp nhận rác từ 12/2000 đến 7/2007, bãi rác Gò Cát đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho khu vực xung quanh, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và đời sống của cộng đồng dân cư. a. Chất lượng không khí xung quanh Theo kết quả quan trắc của Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường – VITTEP (2003), chất lượng không khí và mức độ ô nhiễm không khí tại 18vị trí quan trắc ở bãi rác Gò Cát và khu dân cư bên cạnh được ghi nhận trong bảng 1.1: Trang: GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ 2 Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”. Bảng 1.1: Kết quả quan trắc chất lượng không khí xung quanh bãi rác Gò Cát (2003) STT Chỉ tiêu ĐVT Giá trị TCVN 5937:1995 5938:1995(*) I. Trong khu vực bãi rác Gò Cát 1 Bụi mg/m3 0,15 - 0,68 0,3 2 NO2 mg/m3 0,032 - 0,096 0,4 3 CO2 mg/m3 455 – 815 - 4 NH3 mg/m3 0,511 - 1,431 0,2* 5 SO2 mg/m3 0,078 - 0,187 0,5 6 CO mg/m3 4,5 - 9,1 40 7 CH4 mg/m3 1,4 - 3,5 - 8 H2S mg/m3 0,158 - 0,642 0,008* 9 Mercaptan (CH3SH) mg/m3 0,0001 - 0,0017 - II. Khu dân cư ngoài bãi rác Gò Cát 1 CO2 mg/m3 450 – 655 - 2 NH3 mg/m3 0,349 - 0,669 0,2* 3 CH4 mg/m3 1,0 - 1,6 - 4 H2S mg/m3 0,155 - 0,340 0,008* 5 Mercaptan (CH3SH) mg/m3 < 0,0001 - Nguồn: VITTEP (11/2003). Kết quả quan trắc của VITTEP tại bảng trên cho thấy: cả trong và ngoài bãi rác Gò Cát đều bị ô nhiễm bởi NH3 (Amoniac) và H2S (Hydro Sulfure), vượt tiêu chuẩn Việt Nam – TCVN 5938:1995 (Chất lượng không khí – Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh) gấp nhiều lần. Trong khu vực bãi rác Gò Cát, nồng độ các chất ô nhiễm cao hơn do quá trình phân hủy và bốc thoát từ các khu lưu trữ và xử lý nước rỉ rác. Các chất khí ô nhiễm khác vẫn còn nằm trong giới hạn cho phép của tiêu Trang: GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ 3 Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”. chuẩn Việt Nam – TCVN 5937:1995 (Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh). b. Chất lượng nước ngầm khu vực xung quanh Theo kết quả quan trắc của Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường – VITTEP (2003), chất lượng nước ngầm và mức độ ô nhiễm nước ngầm tại 14vị trí quan trắc trong bãi rác Gò Cát và khu dân cư bên cạnh được ghi nhận tại bảng 1.2: Bảng 1.2: Kết quả quan trắc chất lượng nước ngầm xung quanh bãi rác Gò Cát (2003) STT Chỉ tiêu ĐVT Giá trị TCVN 5944:1995 1 Nhiệt độ 0C 28,3 – 30,9 - 2 pH - 5,0 – 5,8 6,5 – 8,5 3 Độ dẫn điện µS/cm 130 – 550 - 4 Đồ màu Pt-Co 2 – 17 5 – 50 5 SS mg/l 60 – 280 750 – 1.500 6 N-NO2- mg/l 0 - 7 N-NO3- mg/l 0,1 – 0,21 45 8 P-PO43- mg/l 0,01 – 0,09 - 9 SO42- mg/l < 5 – 12 200 – 400 10 Tổng độ cứng mg/l < 5 – 23 300 – 500 11 N-NH4 mg/l 0 – 0,62 - 12 Ca mg/l < 2 – 3 - 13 Mg mg/l 0,4 – 4,2 - 14 Mn mg/l 0,01 – 0,05 0,1 – 0,5 15 Cd mg/l < 0,01 0,01 16 Ni mg/l < 0,01 - 17 As mg/l 0 0,05 18 Cr mg/l < 0,01 0,05 Trang: GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ 4 Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”. 19 Pb mg/l < 0,01 0,05 20 Hg mg/l 0 0,001 21 Tổng Coliform MPN/100ml 0 – 9 3 22 Feacal Coliform MPN/100ml 0 0 Nguồn: VITTEP (11/2003). Kết quả phân tích các mẫu nước giếng khoan (nước ngầm) được khảo sát xung quanh khu vực bãi rác Gò Cát của VITTEP trong tháng 11/2003 cho thấy: - Giá trị pH dao động khoảng 5,0 ÷ 5,8 và không đạt tiêu chuẩn Việt Nam – TCVN 5944:1995 (Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm). - Mức độ ô nhiễm hóa lý và kim loại nặng đều thấp. Không phát hiện As, Hg, N-NO2-. Nồng độ Nitrate và phosphate rất thấp. - Ở một số vị trí lấy mẫu, chỉ tiêu vi sinh cao gấp 3lần so với giới hạn cho phép của TCVN 5944:1995. Biện pháp cải thiện đã và đang áp dụng Nguồn nước ngầm xung quanh bãi rác Gò Cát có pH thấp và bị ô nhiễm vi sinh nên không thể sử dụng trực tiếp mà phải qua xử lý để phục vụ cho sinh hoạt của cộng đồng cư dân trong khu vực. c. Chất lượng nước mặt khu vực xung quanh (trên kênh 19/5) Theo kết quả quan trắc của Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường – VITTEP (2003), chất lượng nước mặt và mức độ ô nhiễm nước mặt tại 5vị trí quan trắc xung quanh bãi rác Gò Cát (trên kênh 19/5) được ghi nhận trong bảng 1.3: Bảng 1.3: Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt xung quanh bãi rác Gò Cát (2003) S T T Chỉ tiêu ĐVT Giá trị TCVN 5942:1995 Cột B TCVN 5945:1995 Cột B 1 Nhiệt độ 0C 29,3 – 32,0 - 40 2 pH - 7,1 – 7,6 5,5 – 9 5,5 – 9 3 Độ dẫn điện µS/cm 710 – 1.560 - - 4 Độ đục NTU 39 – 78 5 – 50 - Trang: GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ 5 Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”. 5 DO mgO2/l 0,3 – 0,6 ≥ 2 - 6 BOD5 mgO2/l 90 – 135 < 25 50 7 COD mgO2/l 160 – 250 < 35 100 8 SS mg/l 8 – 90 80 100 9 Tổng N mg/l 47 – 89 - 60 10 Tổng P mg/l 0,91 – 4,03 - 6 11 SO42- mg/l 32 – 40 - 0,5 12 Tổng Coliform MPN/100ml 75.105 – 24.107 10.000 10.000 13 Feacal Coliform MPN/100ml 9.105 – 46.106 - - 14 Cu mg/l 0,01 – 0,02 1 1 15 Mn mg/l 0,15 – 0,42 0,8 1 16 Cd mg/l < 0,01 0,02 0,02 17 Pb mg/l < 0,01 0,1 0,5 18 Ni mg/l < 0,01 1 1 19 Cr mg/l 0,003 – 0,005 0,05 0,1 20 As mg/l 0,001 0,1 0,1 21 Hg µg/l 0 0,002 0,005 22 Dầu mỡ mg/l 0,27 – 0,70 0,3 10 Nguồn: VITTEP (11/2003). Kết quả phân tích chất lượng nước mặt trên kênh 19/5 vào tháng 11/2003 của VITTEP cho thấy: - Ô nhiễm hóa lý: ô nhiễm do Nitơ tổng và Phospho tổng luôn ở mức cao, Nitơ tổng tại nhiều vị trí vượt qua giới hạn cho phép của tiêu chuẩn Việt Nam – TCVN 5945:1995 cột B (Nước thải công ngiệp – Tiêu chuẩn thải). - Ô nhiễm hữu cơ: + Nồng độ Oxy hòa tan (DO) từ 0,3 ÷ 0,6mg/l, rất thấp so với giá trị giới hạn Trang: GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ 6 Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”. cho phép của tiêu chuẩn Việt Nam – TCVN 5942:1995 cột B (Chất lượng nước – Tiêu chuẩn nước mặt), độ đục cũng cao hơn tiêu chuẩn. + Nồng độ BOD5, COD và SO42- đều vượt TCVN 5945:1995. + Nồng độ dầu mỡ nhiều nơi cao hơn nhiều so với TCVN 5942:1995. - Ô nhiễm vi sinh: mức độ ô nhiễm rất cao, nồng độ tổng Coliform từ 75.105 ÷ 24.107MPN/100ml và Feacal Coliform từ 9.105 ÷ 46.107MPN/100ml. Tất cả đều vượt quy định của TCVN 5942:1995 và TCVN 5945:1995. 1.1.2.2 Giai đoạn đóng cửa (7/2007 đến nay) Từ khi bãi rác Gò Cát đóng cửa vào tháng 7 năm 2007 đến nay, chất lượng môi trường không khí xung quanh được cải thiện một phần, tuy nhiên chất lượng nước mặt và nước ngầm trong khu vực vẫn còn bị tác động mạnh do các chỉ tiêu ô nhiễm từ lượng nước rỉ rác thải ra hàng ngày. a. Chất lượng không khí xung quanh - Theo kết quả 3đợt quan trắc của Trung tâm nghiên cứu ứng dụng về công nghệ và quản lý môi trường – CENTEMA (tháng 08, tháng 10, và tháng 12 năm 2009), chất lượng không khí và mức độ ô nhiễm không khí tại 6vị trí quan trắc trong khu vực bãi rác Gò Cát được ghi nhận trong bảng 1.4: Bảng 1.4: Kết quả quan trắc chất lượng không khí xung quanh bãi rác Gò Cát (2009) STT Chỉ tiêu ĐVT Giá trị TCVN 5937:2005 ; 5938:2005(*) 1 Bụi mg/m3 0,07 - 0,19 0,3 2 CO mg/m3 0,47 – 2,52 30 3 NH3 mg/m3 0,021 – 0,124 0,2* 4 H2S mg/m3 0,005 – 0,082 0,042* 5 CH4 mg/m3 < 0,01 – 1,21 - 6 Mercaptan (CH3SH) mg/m3 < 0,004 - 0,005 0,05* Nguồn: CENTEMA (2009). Trang: GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ 7 Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”. Kết quả quan trắc của CENTEMA (2009) tại bãi rác Gò Cát cho thấy: - Nồng độ bụi, CO, NH3, CH4, Mercaptan đều đạt các tiêu chuẩn Việt Nam – TCVN 5937:2005 (Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh) và TCVN 5938:2005 (Chất lượng không khí – Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh). - Riêng chỉ tiêu H2S quan trắc tại trạm xử lý nước rỉ rác của Công ty cổ phần kỹ thuật SEEN ở các thời điểm đều vượt TCVN 5937:2005 và TCVN 5938:2005 từ 1,5 đến 2lần do quá trình phân hủy và bốc thoát nước rỉ rác. b. Chất lượng nước ngầm khu vực xung quanh - Theo kết quả 3đợt quan trắc của Trung tâm nghiên cứu ứng dụng về công nghệ và quản lý môi trường – CENTEMA (tháng 08, tháng 10, và tháng 12 năm 2009), chất lượng nước ngầm và mức độ ô nhiễm nước ngầm tại 3vị trí quan trắc khu vực trong và bên cạnh bãi rác Gò Cát được ghi nhận trong bảng 1.5: Bảng 1.5: Kết quả quan trắc chất lượng nước ngầm xung quanh bãi rác Gò Cát (2009) STT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị QCVN 09:2008 1 pH - 4,6 – 5,9 5,5 - 8,5 2 COD mgO2/l 0 – 12 4 3 BOD5 mgO2/l 0 – 1 - 4 SS mg/l 0 – 2 - 5 TDS mg/l 40 - 79 1.500 6 Tổng độ cứng mg/l 5 – 48 500 7 Fe mg/l 1,9 - 12 5 8 N tổng mg/l 0,2 – 2,1 - 9 P tổng mg/l 0 – 0,4 - 10 Coliform MPN/100ml 0 – 3 3 Nguồn: CENTEMA (2009). Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm khu vực trong và bên cạnh bãi rác Gò Cát cho thấy: Trang: GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ 8 Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”. - pH và COD tại các vị trí quan trắc ở nhiều thời điểm không đạt quy chuẩn Việt Nam – QCVN 09:2008 (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước ngầm). - Có một vị trí, mẫu nước ngầm chứa hàm lượng sắt khá cao, gấp 2,4lần so với giới hạn cho phép của QCVN 09:2008. Biện pháp cải thiện đã và đang áp dụng Nguồn nước ngầm xung quanh bãi rác Gò Cát ở giai đoạn này có pH thấp, hàm lượng COD và Fe cao, nên phải qua xử lý trước khi sử dụng phục vụ sinh hoạt. c. Chất lượng nước mặt khu vực xung quanh (trên kênh Đen) - Theo kết quả 3đợt quan trắc của Trung tâm nghiên cứu ứng dụng về công nghệ và quản lý môi trường – CENTEMA (tháng 08, tháng 10, và tháng 12 năm 2009), chất lượng nước mặt và mức độ ô nhiễm nước mặt tại 3vị trí quan trắc khu vực xung quanh bãi rác Gò Cát (trên kênh Đen, 1 điểm tại cửa xả hệ thống xử lý nước thải của Công ty cổ phần kỹ thuật SEEN và 2điểm cách đó 500m về 2phía) đã được ghi nhận trong bảng 1.6: Bảng 1.6: Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt xung quanh bãi rác Gò Cát (2009) QCVN 08:2008 STT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị B1 B2 1 pH - 6,9 – 7,1 5,5 – 9 5,5 – 9 2 DO mgO2/l 0,2 – 0,8 ≥ 4 ≥ 2 3 COD mgO2/l 103 – 377 30 50 4 BOD5 mgO2/l 27 – 240 15 25 5 SS mg/l 57 – 213 50 100 6 N-NO3 - mg/l 10,2 – 41,5 10 15 7 P-PO4 3- mg/l 0,6 – 7,4 0,3 0,5 8 Coliform MPN/100ml 11.103 – 11.106 7.500 10.000 (Nguồn: CENTEMA, 2009). Kết quả phân tích chất lượng nước mặt xung quanh bãi rác Gò Cát (trên kênh Đen) cho thấy: Trang: GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ 9 Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”. - Trong 8chỉ tiêu quan trắc, chỉ có chỉ tiêu pH đạt giới hạn cho phép của quy chuẩn Việt Nam – QCVN 08:2008 (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt). - Hàm lượng Oxy hòa tan (DO): trong tất cả các mẫu đều thấp hơn rất nhiều lần so với quy chuẩn. Có mẫu thấp hơn cột B1 đến 20lần và cột B2 đến10lần. - Các chỉ tiêu còn lại gồm: COD, BOD5, SS, N-NO3-, P-PO43-, và Coliform đều vượt quy chuẩn rất nhiều lần. Đặc biệt nhất là Coliform, cao hơn quy chuẩn đến hàng ngàn lần. 1.1.3. Hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội quận Bình Tân – Tp.HCM Theo nội dung quy hoạch của quận Bình Tân đã được UBND Tp. Hồ Chí Minh phê duyệt, từ nay đến năm 2020 quận sẽ đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội về hai hướng: phía Đông và phía Tây quốc lộ 1A. - Khu vực phía Đông quốc lộ 1A (tiếp giáp với các quận 6, 8, Tân Phú): hướng phát triển chủ yếu là cải tạo, chỉnh trang, tận dụng quỹ đất trống để hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, xây dựng khu tái định cư, các công trình phúc lợi. Khu vực này bao gồm cả diện tích của bãi rác Gò Cát. - Khu vực phía Tây quốc lộ 1A (tiếp giáp huyện Bình Chánh): sẽ hình thành khu đô thị mới hoàn chỉnh. - Ngoài ra, quận còn đặt mục tiêu phát triển các khu trung tâm: khu trung tâm quận sẽ có diện tích khoảng 20ha, khu trung tâm các phường có quy mô 20 ÷ 25ha. Khu y tế kỹ thuật cao 47ha ở phường Bình Trị Đông. Trung tâm hành chính quận sẽ triển khai xây dựng tại khu trung tâm thương mại dịch vụ ở phường Tân Tạo A. Quận Bình Tân có diện tích gần 5188,02ha, theo định hướng quy hoạch như trên thì dân số toàn quận đến năm 2020 sẽ rất đông do thu hút nhiều cơ sở đầu tư và lao động. Khi đó, nhu cầu nhà ở sẽ rất lớn, nhất là nhà ở cho người lao động làm thuê. 1.2. Mục đích của việc tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát Việc tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát là nhằm vào những mục đích sau: - Để thực hiện điều chỉnh quy hoạch chung Tp.HCM đến năm 2025 theo quyết Trang: GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ 10 Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”. định số 24/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt ngày 1/1/2010 nhằm phát triển thành phố theo hướng công nghiệp hiện đại, cần phải xử lý triệt để các vấn đề môi trường đang tồn tại: di dời tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh và các công trình khác gây ô nhiễm môi trường ra khỏi các quận trung tâm thành phố; khắc phục các hậu quả xấu và từng bước cải thiện chất lượng môi trường, đầu tư phát triển cảnh quan đô thị. - Để thực hiện thành công định hướng quy hoạch của quận Bình Tân đến năm 2020 nhằm phát triển kinh tế - xã hội của toàn quận: giải quyết nhanh và dứt điểm các vấn đề môi trường, cải thiện đời sống dân sinh; hoàn chỉnh về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, sử dụng hiệu quả quỹ đất, đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi xã hội và phát triển mạnh những khu trung tâm. - Để tiết kiệm ngân sách của thành phố, tránh chi tiền vào những việc không có ích hoặc không hiệu quả: mỗi ngày Tp.HCM phải chi gần 50triệu đồng để duy tu, bảo dưỡng các công trình cơ bản và vận hành hệ thống xử lý nước rỉ rác tại bãi rác Gò Cát (Nguồn: Công ty môi trường đô thị Tp.HCM). - Để cho bãi rác Gò Cát không còn là một trong 3khu vực ô nhiễm trọng điểm của quận Bình Tân (nghĩa trang Bình Hưng Hòa, bãi rác Gò Cát và kênh Đen), gây bức xúc đối với người dân địa phương; và để phá vỡ bước trở ngại lớn trong quá trình phát triển hạ tầng, chỉnh trang đô thị của quận Bình Tân cũng như Tp.HCM. Mục đích cuối cùng là: xử lý bãi rác Gò Cát một cách triệt để nhưng đảm bảo cân đối lợi ích giữa 3khía cạnh: môi trường, kinh tế và xã hội. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Muốn tìm ra được giải pháp tốt nhất để xử lý bãi rác Gò Cát, ta cần nghiên cứu về các đối tượng như sau: - Các biện pháp quản lý và quy trình công nghệ xử lý môi trường (khí thải và nước rỉ rác) đang áp dụng tại bãi rác này. Trang: GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ 11 Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”. - Các giải pháp kinh tế - kỹ thuật đã và đang được thế giới áp dụng để xử lý các bãi chôn lấp rác sau khi đóng cửa. - Điều kiện thực tế của bãi rác này: hiện trạng môi trường xung quanh, tình hình phân hủy của chất thải đã chôn lấp, điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội trong khu vực, … 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Giải pháp xử lý được tìm kiếm và nghiên cứu phương thức thực hiện trên phạm vi toàn bộ diện tích sử dụng của bãi rác Gò Cát, bao gồm: - Trạm trung chuyển, phân loại chất thải. - Các ô chôn lấp (5ô). - Hệ thống đường giao thông nội bộ. - Văn phòng điều hành và các cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất khác. - Hai khu xử lý nước rỉ rác của Công ty Vermeer (Hà Lan) và Công ty cổ phần kỹ thuật SEEN do các đơn vị quản lý. - Hệ thống thu khí và phát điện đang được các đơn vị quản lý và vận hành. 1.4. Ý nghĩa của việc tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát 1.4.1. Ý nghĩa khoa học Tìm ra giải pháp mới, hiệu quả cao, kinh tế và khả thi để thay thế cho các biện pháp quản lý và công nghệ xử lý môi trường kém hiệu quả đang áp dụng tại bãi rác Gò Cát. 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn - Xử lý triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực bãi rác Gò Cát và giải quyết êm đẹp nỗi bức xúc của cộng đồng dân cư xung quanh. - Sử dụng hợp lý quỹ đất và nguồn ngân sách nhà nước. - Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội quận Bình Tân theo định hướng quy hoạch phát triển lâu dài của quận và của thành phố. Trang: GVHD: PGS. TS. Hoàng Hưng SVTH: Nguyễn Hoàng Đệ 12 Đồ án tốt nghiệp: “Tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát, ở quận Bình Tân – Tp. Hồ Chí Minh”. 1.5. Phương pháp nghiên cứu để tìm giải pháp xử lý bãi rác Gò Cát - Thu thập số liệu về hiện trạng của bãi rác Gò Cát từ cơ quan chủ quản là Công ty môi trường đô thị Tp.HCM và từ các trung tâm khoa học công nghệ, các viện nghiên cứu có liên quan, và các cơ quan chức năng khác. Số liệu cần thiết bao gồm: + Số liệu quan trắc định kỳ chất lượng môi trường (không khí, nước mặt, nước ngầm) tại bãi rác Gò Cát và khu vực xung quanh. + Số liệu về hiện trạng quản lý, mức độ đầu tư các công trình xử lý môi trường (khí thải và nước rỉ rác) tại bãi rác này và kết quả vận hành các công trình đó. + Số liệu về khối lượng, thành phần, kích cỡ, và một số tính chất khác của
Luận văn liên quan