Đồ án Tìm hiểu bơm ly tâm NPS 65/35-500 trong vận chuyển dầu khí, các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng hút của máy bơm và phương pháp khắc phục

Nền kinh tế của đất nước ta trong những năm gần đây đã có những bước tiến vượt bậc với sự tăng trưởng luôn duy trì ổn định ở mức tương đối cao. Đóng góp một phân không nhỏ vào các thành tựu phát triển đó, ngành công nghiệp dầu khí của chúng ta, và điển hình là Xí nghiệp liên doanh “VIETSOVPETRO”, mặc dù là ngành công nghiệp còn non trẻ nhưng đã không ngừng học hỏi, tích lũy kinh nghiệm sản xuất, tiến bộ của khoa học kỹ thuật để trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn, chủ lực của đất nước như ngày nay. Xí nghiệp liên doanh dầu khí Vietsovpetro là đơn vị đi đầu trong công tác thăm dò, tìm kiếm, khai thác. Hiện nay xí nghiệp có 12 giàn cố định và một số giàn nhẹ, tất cả đều ở trên biển do đó đòi hỏi phải có hệ thống trang thiết bị phù hợp, hiện đại. Đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng cũng như tuổi thọ của thiết bị cũng là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Thiết bị trong vận chuyển dầu khí hết sức đa dạng trong đó bơm ly tâm là thiết bị cơ bản được dùng rất phổ biến, đặc biệt là bơm ly tâm NPS 65/35-500. Do đó trong quá trình thực tập, nghiên cứu, đồng thời với sự đồng ý của bộ môn Thiết Bị Dầu Khí Và Công Trình, Khoa Dầu Khí, Trường Đại Học MỎ ĐỊA CHẤT, em đã được giao đề tài: ‘‘Tìm hiểu bơm ly tâm NPS 65/35 - 500 trong vận chuyển dầu khí’’. Và với chuyên đề: “Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng hút của máy bơm và phương pháp khắc phục”. Dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy Trần Văn Bản và các thầy trong bộ môn Thiết Bị Dầu Khí Và Công Trình, cùng với sự cố gắng của bản thân đến nay em đã hoàn thành xong đồ án này. Đồ án gồm có 4 nội dung chính, chia làm 4 chương như sau: Chương I: Đặc điểm công tác vận chuyển dầu và việc sử dụng các loại bơm ly tâm tại Xí nghiệp liên doanh “VIETSOVPETRO”. Chương II: Lý thuyết cơ bản về bơm ly tâm. Chương III: Tổ hợp bơm ly tâm NPS 65/35 - 500. Chương IV: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hút của máy bơm và phương pháp khắc phục.

doc81 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4651 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tìm hiểu bơm ly tâm NPS 65/35-500 trong vận chuyển dầu khí, các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng hút của máy bơm và phương pháp khắc phục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Nền kinh tế của đất nước ta trong những năm gần đây đã có những bước tiến vượt bậc với sự tăng trưởng luôn duy trì ổn định ở mức tương đối cao. Đóng góp một phân không nhỏ vào các thành tựu phát triển đó, ngành công nghiệp dầu khí của chúng ta, và điển hình là Xí nghiệp liên doanh “VIETSOVPETRO”, mặc dù là ngành công nghiệp còn non trẻ nhưng đã không ngừng học hỏi, tích lũy kinh nghiệm sản xuất, tiến bộ của khoa học kỹ thuật để trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn, chủ lực của đất nước như ngày nay. Xí nghiệp liên doanh dầu khí Vietsovpetro là đơn vị đi đầu trong công tác thăm dò, tìm kiếm, khai thác. Hiện nay xí nghiệp có 12 giàn cố định và một số giàn nhẹ, tất cả đều ở trên biển do đó đòi hỏi phải có hệ thống trang thiết bị phù hợp, hiện đại. Đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng cũng như tuổi thọ của thiết bị cũng là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Thiết bị trong vận chuyển dầu khí hết sức đa dạng trong đó bơm ly tâm là thiết bị cơ bản được dùng rất phổ biến, đặc biệt là bơm ly tâm NPS 65/35-500. Do đó trong quá trình thực tập, nghiên cứu, đồng thời với sự đồng ý của bộ môn Thiết Bị Dầu Khí Và Công Trình, Khoa Dầu Khí, Trường Đại Học MỎ ĐỊA CHẤT, em đã được giao đề tài: ‘‘Tìm hiểu bơm ly tâm NPS 65/35 - 500 trong vận chuyển dầu khí’’. Và với chuyên đề: “Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng hút của máy bơm và phương pháp khắc phục”. Dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy Trần Văn Bản và các thầy trong bộ môn Thiết Bị Dầu Khí Và Công Trình, cùng với sự cố gắng của bản thân đến nay em đã hoàn thành xong đồ án này. Đồ án gồm có 4 nội dung chính, chia làm 4 chương như sau: Chương I: Đặc điểm công tác vận chuyển dầu và việc sử dụng các loại bơm ly tâm tại Xí nghiệp liên doanh “VIETSOVPETRO”. Chương II: Lý thuyết cơ bản về bơm ly tâm. Chương III: Tổ hợp bơm ly tâm NPS 65/35 - 500. Chương IV: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hút của máy bơm và phương pháp khắc phục. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do kiến thức thực tế, kiến thức bản thân còn hạn chế nên không tránh khỏi nhưng sai sót, em rất mong được sự góp ý của thầy cô và bạn bè. Qua đây, em cũng bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy Trần Văn Bản, các thầy trong bộ môn Thiết Bị Dầu Khí Và Công Trình, công nhân và cán bộ thuộc Xí nghiệp liên doanh Vietsovptro và bàn bè đã giúp đỡ em nhiệt tình chu đáo. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội: Tháng 06 năm 2010 Sinh Viên: Nguyễn Danh Công CHƯƠNG I: HỆ THỐNG THU GOM VẬN CHUYỂN DẦU Ở MỎ BẠCH HỔ VÀ CÁC LOẠI BƠM LY TÂM DÙNG TRONG QUÁ TRÌNH THU GOM VẬN CHUYỂN DẦU 1.1 HỆ THỐNG THU GOM XỬ LÝ VẬN CHUYỂN DẦU Ở MỎ BẠCH HỔ 1.1.1 Khái niệm chung về hệ thống thu gom , vận chuyển dầu khí Sản phẩn khai thác lên từ giếng là một hỗn hợp gồm nhiều pha, rất phứt tạp (dầu, khí, các tạp chất cơ học….). Và do tính chất đặc thù của sản phẩn dầu khí là không có tính tập trung cao và dễ cháy nổ, do sản phẩm được khai thác từ các giếng khác nhau trên cùng một giàn và từ các giàn khác nhau của cùng một mỏ. Vì vậy, ta phải tiến hành thu gom tập hợp và xử lý đó là công đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất dầu thô thương phẩm. Hệ thống thu gom vận chuyển là hệ thông kéo dài từ miệng đến các điểm cất chứa sản phẩm thương mại. Hệ thống này bao gồm hệ thống đường ống, các công trình trên mặt, các thiết bị tách pha, thiết bị đo lường, bể chứa, các thiết bị xử lý sản phẩm, các trạm bơm nén, các thiết bị chao đổi nhiệt… Sau đó hệ thống thu gom phải đảm bảo 4 nhiệm vụ sau: + Tập trung tất cả sản phẩn từ các giếng riêng rẽ các khu vực khác nhau trong một mỏ lại với nhau. + Đo lường chính xác cả về số lượng của sản phẩn khai thác và của từng giếng theo mục đích khác nhau. Việc đo lường này được thực hiện theo định kỳ với mỗi giếng, thời hạn tùy thuộc mức độ phức tạp. Để việc đo lường chính xác thì trước tiên phải tách riêng các pha thông qua bình tách. Ở công đoạn này, nhiệm vụ chủ yếu là xác định số lượng và tỷ lệ các pha. Xản phẩm luân chuyển trong hệ thống thu gom, phải qua các thiết bị công nghệ để xử lý. Cùng với việc đo số lượng cần phải thực hiện kiểm tra chất lượng, chủ yếu là hàm lượng các tạp chất có trong mỗi loại sản phẩm. + Xử lý sản phẩm thô đạt tiêu chuẩn dầu thô thương mại. Chất lưu được khai thác còn gọi là chất lỏng giếng, khai thác lên là hỗn hợp dầu , khí, nước, bùn, cát. Trong đó còn có các hóa chất không phù hợp vơi yêu cầu vận chuyển và chế biến như: C2,H2O, các loại muối tan và không tan. Nên việc thu gom phải đảm bảo tách pha, trước hết là pha khí, nước và muối. Sau đó mỗi pha phải được tiếp tục xử lý. Đối với pha khí, sau khi ra khỏi các chi tiết còn mang một tỷ lệ các thành phần nặng (từ propan trở lên), mang theo nước tự do ngưng tụ , hơi nước và có thể là CS chua như H2S, CO2 Để xử lý dầu thương mại, cần tiếp tục tách nước, tach muối và các tạp chất cơ học. + Phải đảm bảo yêu cầu về môi sinh. Riêng với pha nước, thường được gọi là nước thải của công nghiệp dầu mỏ chủ yếu là nước vỉa, trước khi thải ra môi trường, hoặc tái xử dụng cần phải xử lý, trước hết là lọc hết váng dầu để đảm bảo yêu cầu về môi trường. Để hệ thống thu gom, xử lý đảm bảo được 4 nhiệm vụ trên thì nó phải thỏa mãn các yêu cầu sau: - Phải đo lường chính xác cả số lượng và chất lượng. - Giảm tổn hao sản phẩm đến mức thấp nhât. Sự hụt các sản phẩm dầu khí có thể do bay hơi các thành phần nhẹ, do rò rỉ qua đường ống và các thiết bị công nghệ. Nên cần phải hạn chế tối đa tổn hao. - Việc xử lý phải đạt tiêu chuẩn cao nhất theo yêu cầu thương mại. - Phải đạt tiêu chuẩn kinh tế đầu tư và vận hành. Tiêu hao kim loại và chi phí nhân lực cho một đơn vị sản phẩm phải thấp. - Hệ thống thu gom phải có tính vạn năng hoặc mức độ thích ứng cao. - Hệ thống thu gom vận chuyển phải có mức độ tự động hóa cao, đặc biệt là khâu đo lường sản phẩm và vận hành hệ thống kiểm soát khóa, van , thông số thiết bị. 1.1.2 Tính chất lý hóa của dầu thô ở mỏ Bạch Hổ và ảnh hưởng của nó tới hệ thông thu gom xử lý và vận chuyển Tính chất lý, hóa là một đặc điểm có ảnh hưởng trực tiếp rất lớn đến công tác vận chuyển dầu trong khu vực mỏ Bạch Hổ và mỏ Rồng. Ở đây ta chỉ xem xét đến một số tính chất cơ bản, có ảnh hưởng quan trọng trực tiếp đến công tác vận chuyển, tồn trữ chứ không thể đi sâu vào các tính chất công nghệ hóa dầu cùng tính thương phẩm của chúng. 1.1.2.1 Khối lượng riêng ( Hiện nay dầu thô của chúng ta khai thác được chủ yếu tập trung ở các tầng sản phẩm Mioxen hạ, Oligen hạ và tầng móng kết tinh. Chúng thuộc loại dầu nhẹ vừa phải, khối lượng riêng nằm trong khoảng giới hạn (0,83 ( 0,85).103kg/m3. Dầu thô ở khu vực mỏ Bạch Hổ có khối lượng riêng khoảng 0,8319.103 kg/m3 (38o6API), đó là một thuận lợi đối với công tác vận chuyển dầu, bởi vì mặc dù theo công thức tính lưu lượng của bơm Q= CmПDb = ((  Dn) (. D. (K1.D) = K( D3n và cột áp H=  ta không thấy có sự ảnh hưởng nào của khối lượng riêng chất lỏng công tác, nhưng nó lại ảnh hưởng đáng kể đến công suất thủy lực (NTL) của các máy bơm : NTL = G.H = ((.g.Q).H. Điều đó có nghĩa là nếu ( nhỏ, việc cung cấp năng lượng (điện năng) cho các trạm bơm vận chuyển dầu giảm đáng kể . 1.1.2.2 Độ nhớt ( Là khả năng của chất lỏng có thể chống lại được lực trượt (lực cắt), nó được biểu hiện dưới dạng lực ma sát trong (nội ma sát) khi có sự chuyển dịch tương đối của các lớp chất lỏng kề nhau. Bởi vậy độ nhớt là tính chất đặc trưng cho mức độ di động của chất lỏng. Độ nhớt của chất lỏng thay đổi trong một phạm vi rộng theo nhiệt độ, khi nhiệt độ tăng thì ( giảm và ngược lại. Ngoài ra khi áp suất tăng thì độ nhớt của chất lỏng cũng tăng, trừ một và chất lỏng đặc biệt như nước. Khi vận chuyển dầu, chúng ta phải đưa chúng vào trạng thái chuyển động, muốn vậy phải đặt vào chúng một lực nhất định bằng sự tác dụng của các cánh bơm. Chuyển động của chất lỏng chỉ xuất hiện khi ứng suất ma sát vượt quá một giới hạn nào đó, gọi là ứng suất trượt ban đầu. Như vậy rõ ràng độ nhớt của chất lỏng công tác ảnh hưởng rất lớn đến dòng chuyển động của nó, mặc dù trong các công thức tính toán cơ bản của các máy bơm dùng để vận chuyển chất lỏng (dầu thô) này không có mặt trực tiếp của đại lượng (, nhưng chính nó là yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất gây nên tổn thất của dòng chảy. ( càng lớn thì tổn thất thủy lực của dòng chảy càng lớn, làm tăng tổn thất công suất và giảm lưu lượng của các máy bơm . Dầu thô của chúng ta, theo các kết quả nghiên cứu phân tích của Công ty DMC (Việt Nam) và Viện hóa dầu COPAH ( Tomsk – CHLB Nga ), có độ nhớt khá lớn . Độ nhớt động ( (trong đó ( ) của dầu tầng Mioxen ở 500C thay đổi trong một khoảng rộng từ 8,185 (16,75 Cst. Độ nhớt động ( của dầu ở tầng Oligoxen vào khoảng 6,614 Cst, của tầng móng vào khoảng 6,686 Cst ở 500C. Điều đó gây khó khăn rất lớn cho công tác vận chuyển dầu của chúng ta. 1.1.2.3 Ảnh hưởng của các tính chất lý, hóa khác Dầu thô của chúng ta là loại sạch, chứa rất ít các độc tố, các kim loại nặng như chì (1,39ppm), Vanadium(0,46ppm), Magiê(7,270ppm), Lưu huỳnh (0,005% trọng lượng ). Đây là một điều tốt cho hệ thống vận chuyển dầu cũng như hệ thống công nghệ của chúng ta. Tuy nhiên, từ kết quả phân tích phần cặn (chiếm một tỷ lệ khá cao, đến 21,5% trọng lượng đối với dầu thô Bạch Hổ) có nhiệt độ sôi trên 5000C trong quá trình chưng cất chân không, ta thấy dầu thô của chúng ta chứa hàm lượng Parafin rắn khá cao, đến 44,12%trọng lượng (phần cặn), điều đó làm giảm tính linh động của chúng ở nhiệt độ thấp, và ngay cả ở nhiệt độ bình thường. Chính sự có mặt của Parafin với hàm lượng lớn làm cho nhiệt độ đông đặc của dầu thô tăng lên. Đối với dầu thô khu vực mỏ Bạch Hổ, nhiệt độ đông đặc ở mức khá cao, đến 330C. Đây thực sự là một trở ngại lớn cho hệ thống vận chuyển dầu của chúng ta bởi chúng rất dễ làm tắc nghẽn các tuyến đường ống, nhất là ở tại các điểm nút hoặc tại các tuyến ống ở xa trạm tiếp nhận và có lưu lượng thông qua thấp, hoặc không liên tục mà bị gián đoạn trong một thời gian lâu. Đấy chính là nhược điểm căn bản trong tính chất lý, hóa của dầu thô Việt Nam, và việc xử lý, khắc phục chúng đòi hỏi cả một quá trình công nghệ phức tạp và tốn kém. Để cải thiện các tính chất lý hóa của dầu, phục vụ cho công tác vận chuyển, tồn trữ chúng, người ta sử dụng nhiều biện pháp nhằm làm giảm độ nhớt hoặc gia nhiệt cho chúng để chống sự đông đặc làm tắc nghẽn đường ống của dầu. Ví dụ, bằng phương pháp cấy vi sinh vào môi trường nước ép vỉa, người ta đã làm tăng tối đa các quá trình phản ứng men ôxy hóa hydrocacbon của dầu có độ nhớt cao, điều đó làm tăng khả năng thu hồi dầu ở các tầng sản phẩm và làm tăng được tính lưu biến của chúng . Ngoài các ảnh hưởng trên, yếu tố địa lý, khí hậu, thủy văn cũng có sự tác động không nhỏ đối với công tác vận chuyển và các quá trình công nghệ khai thác dầu. Vùng biển thềm lục địa phía Nam này chịu ảnh hưởng gió mùa nhiệt đới, hình thành 2 mùa rõ rệt: + Mùa mưa có gió Tây – Nam, được đặc trưng bởi lượng mưa lớn và nhiều sương mù kéo dài từ khoảng tháng 4 đến tháng 10. Vào mùa này khí hậu thường nóng, do vậy dầu thô khai thác được khi qua các công đoạn xử lý công nghệ trên giàn ít bị mất nhiệt, hạn chế được khả năng đông đặc của chúng. + Vào mùa khô thường từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, có gió Đông – Bắc với cường độ lớn, gọi là mùa gió chướng. Trong khoảng thời gian này, hay xuất hiện những cơn bão hay áp thấp nhiệt đới với sức gió đến 25(30m/s, nhiệt độ không khí giảm xuống rõ rệt. Vì vậy ở các giàn khai thác có các giếng với sản lượng thấp thường hay xảy ra hiện thượng dầu bị đông đặc, hoặc chí ít thì tính linh động của dầu cũng giảm xuống rõ rệt, gây khó khăn cho việc vận chuyển dầu. Đó là chưa kể đến những sự cố bất thường xảy đến cho tuyến vận chuyển dầu (tắc nghẽn, gẫy vỡ đường ống) và các trạm tiếp nhận cũng thường hay xảy ra trong mùa thời tiết không mấy thuận lợi này. Ngoài ra, điều kiện khí hậu nhiệt đới, độ ẩm không khí lớn, và môi trường biển này có hại đến tuổi thọ, độ bền của máy móc, thiết bị công nghệ cũng như các tuyến đường ống vận chuyển dầu. Các cấu trúc, kết cấu kim loại của máy móc thiết bị công nghệ ngồi việc chịu tải trọng lớn khi làm việc, còn chịu tác động ăn mòn với cường độ lớn do môi trường biển gây ra. Trong thực tế, có trên 50% các trường hợp sự cố đối với cac đường ống ngầm vận chuyển dầu là do tác động của ăn mòn kim loại. Vì vậy khi tính toán thiết kế, lắp đặt các hệ thống thiết bị công nghệ trên các công trình biển, phải nên đặt điều kiện làm việc này (môi trường biển, độ ẩm lớn, khí hậu nhiệt đới ... ) lên mối ưu tiên hàng đầu . 1.1.2 Hệ thống thu gom vận chuyển dầu khí tại mỏ Bạch Hổ Theo hình (1.1), hệ thống thu gom của mỏ Bạch Hổ và mỏ Rồng được nối với nhau thành một hệ thống thống nhất bằng đường ống gôm 4 đoạn: Đoạn đầu tiên nối giàn cố định RP-1 với cụm van phân dòng ngầm của tàu chứa FSO-3 của mỏ Rồng, với chiều dài 6000m, đường kính 325×16mm. Đoạn thứ hai có đường kính và chiều dài tương tự cụm van phân dòng ngầm tàu chứa 3 đến chân đế giàn vệ tinh RC-1. Đoạn cuối cùng nối với giàn CTP-2 (giàn công nghệ trung tâm) của mỏ Bạch Hổ có chiều dài 10000m và đường kính 426×16mm. Toàn bộ đường ống được thiết kế và xây dựng không có lớp bọc cách nhiệt và được đặt ngay trên đáy biển. Tuy nhiên ta chỉ xét đến hệ thống thu gom ở mỏ Bạch Hổ gồm có 3 kho nổi xuất chứa dầu; 2 giàn công nghệ trung tâm CTP-2 và CTP-3: 10 giàn cố định MSP và 8 giàn BK. Toàn bộ hệ thống này được chia làm hai phần: vòm bắc và vòm nam. + Hệ thống thu gom ở vòm bắc Ở vòm bắc, dầu được vận chuyển từ các dàn cố định (MSP-11, MSP-9, MSP-10, MSP-5, MSP-7, MSP-3, MSP-4) qua các giàn cố định (MSP-1, MSP-8, MSP-6), về đến kho cất chứa dầu (FSO-1, FSO-2) và từ đây dầu được bán cho các tàu chứa nước ngoài. Để thuận tiện cho quá trình vận chuyển và tránh gây tổn thất cho máy bơm và tất cả các thiết bị trong hệ thống vận chuyển, nên các thiết bị vận chuyển được bố trí theo trạm trung chuyển (tiếp điểm nhận dầu). Cụ thể vòm bắc gồm có hai điểm tiếp nhận là: - Điểm trung chuyển MSP-6: Đây là điểm nút mà dầu được vận chuyển từ các giàn MSP-3, MSP-4, MSP-5, MSP-7 và trường hợp dầu từ giàn MSP-9, MSP-10, MSP-11 được trung chuyển về. Và từ đây dầu được bơm về các tàu chứa Chí Linh. - Điểm tiếp nhận và trung chuyển MSP-8: Đây là điểm tiếp nhận lượng dầu trung chuyển lớn từ các điểm trung chuyển phía nan (thông qua MSP-1) và các giàn MSP-9,MSP-10, MSP-11. Dầu từ đây được bơm vận chuyển về tàu chứa Chí Linh. Để đảm bảo được quá trình vận chuyển dầu, ở vòm bắc gồm có các thiết bị vận chuyển sau: Kho chứa xuất dầu FSO-1 (BA VÌ) được liên kết với các giàn cố định MSP-1 bằng đường ông ngầm. Kho chứa xuất dầu này có thể tiếp nhận dầu với hàm lượng không lớn hơn 10%. Dầu sau khi đến kho nổi chứa xuất dầu được gia nhiệt lại để đáp ứng hiệu quả của quá trình xử lý dầu. Nước được tách ra khỏi bằng công nghệ lắng trong FSO-2. Từ đây dầu thương phẩm được đưa về các hầm chứa, nước được tách ra được vận chuyển về két nước thải và đưa xuống biển sau khi đã được xử lý. Khí dư tách ra từ dầu được thải vào không khí qua van thải nhanh. Dầu thương phẩm được xuất cho các khách hang sang tàu chứa bằng phương pháp cặp mạn. FSO-2 (Chí Linh) có chức năng giống FSO-1, nhưng nó có được trang bị thêm thiết bị có thể xử lý dầu với hàm lượng nước đến 20%. Hệ thống đường ống ngầm nối liền các giàn cố định với nhau. Hệ thống gồm mạng lưới các đường ống ngầm đường kính 219×12mm hoặc 312×16mm cho phép vận chuyển sản phẩm khai thác đã tách khí từ giàn cố định đến điểm thu gom trên kho nổi chứa xuất dầu hoặc giàn công nghệ trung tâm. Đường ống vận chuyển dầu vào bờ gồm 2 đoạn: Đoạn ngoài biển dài 126 km, có đường kính 426×16mm và đoạn trên bờ cho đến tận tổ hợp xử lý dầu tại Tuy Ha đường kính 530×9mm dài 35,8km. Trên giàn,bơm trung chuyển được đặt cách giàn công nghệ trung tâm mỏ Bạch Hổ theo tuyến ống là 41km. Đoạn ống gần bờ từ độ sâu 30m nước trở vào được trong bể bê tông và chôn sâu xuống biển. Phần còn lại không được bọc bê tông nhưng cũng được chôn sâu xuống biển. Công suất thiết kế của giàn công nghệ trung tâm và đường ống vận chuyển là 3,5 triệu tấn dầu/ năm.  Hình 1.1: Sơ đồ thu gom, vận chuyển trên toàn mỏ Bạch Hổ FSO: Kho nổi chứa suất dầu CTP: Giàn công nghệ trung tâm BK: Giàn nhẹ trên mỏ Bạch Hổ MSP: Giàn cố định trên mỏ Bạch Hổ RC: Giàn nhẹ trên mỏ Rồng RP: Giàn cố định trên mỏ rồng + Hệ thống thu gom vận chuyển ở vòm nam Khác với vòm bắc, ở vòm nam dầu không được vận chuyển từ các giàn cố định mà được vận chuyển từ các giàn nhẹ BK (BK-3, BK-1, BK-5, BK-8, BK-6, BK-7) về giàn BK-2 và giàn BK-4. Rồi từ các giàn BK-2 và BK-4, dầu tiếp tục được chuyển về các kho chứa xuất dầu FSO-1 và FSO-4 qua các giàn công nghệ trung tâm FSO-2 và FSO-4. Sở dĩ ở vòm nam không xây dựng các giàn cô định mà xây giàn nhẹ BK là do: ở vòm nam, dầu được khai thác chủ yếu là dầu tầng móng. Cũng tương tự như ở vòm bắc, vòm nam gồm có ba điểm tiếp nhận và bơm dầu chính sau: - Điểm tiếp nhận dầu từ giàn MSP-1: Đây là điểm tiếp nhận và trung chuyển dầu quan trọng, liên kết hệ thống thu gom ở hai vòm bắc và nam lại với nhau. Dầu ở đây có thể được vận chuyển về tàu chứa Ba Vì hoặc chuyển về giàn công nghệ trung tâm 2. - Điểm tiếp nhận dầu và bơm dầu từ CTP-3: Đây là điểm tiếp nhận dầu quan trọng nhất ở phía nam. CTP-3 không những tiếp nhận dầu ở phía nam của mở Bạch Hổ mà còn tiếp nhận toàn bộ lượng dầu được chuyển qua từ bên mở Rồng đến tàu chứa Vietsovpetro 01. 1.2 CÁC LOAI BƠM LY TÂM DÙNG TRONG QUÁ TRÌNH THU GOM VẬN CHUYỂN DẦU Hiện nay có rất nhiều loại máy bơm được sử dụng trong công tác dầu khí: máy bơm pitston, máy bơm ly tâm, máy bơm hướng trục, máy bơm phun tia… Mỗi loại máy bơm đều có công dụng và phạm vi sử dụng khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu đặt ra trong công việc. Trong công tác vận chuyển người ta hay dùng máy bơm ly tâm bởi so với các loại máy bơm khác máy bơm ly tâm có ưu điểm sau: - Đặc tính của bơm có độ nghiêng đều nên khoảng làm việc của bơm lớn, phù hợp với nhiều chế độ làm việc - Phạm vi sử dụng và năng suất cao, cụ thể như sau: + Cột áp từ 10 đến hàng nghin mét cột nước. + Lưu lượng từ 2 đến 70 m3/h. + Công suất từ 1÷ 6000 kW. + Trị số vòng quay có thể đạt đến 40000 vòng/phút (và có thể nối trực tiếp với động cơ cao tốc không qua hộp giảm tốc). + Kết cấu nhỏ gọn, làm việc chắc chắn, tin cậy. + Hiệu suất tương đối cao khi bơm chất lỏng có μ = 0,65 ÷ 0,95 + Và có hiệu quả kinh tế cao. Với tính năng kỹ thuật cao, chỉ tiêu kinh tế tốt, phạm vi sử dụng rộng rãi nên các bơm ly tâm được dùng chủ yếu trong công tác vận chuyển dầu của XNLD “VIETSOVPETRO”. Tùy theo sản lượng khai thác và nhu cầu thực tế trên mỗi giàn cố định mà người ta sử dụng chủng loại và số lượng bơm ly tâm khác nhau. Hiện nay tại các trạm bơm vận chuyển dầu trên các công trình biển của XNLD “VIETSOVPETRO”, chúng ta đang sử dụng các chủng loại bơm dầu ly tâm như sau: 1.2.1 Máy bơm NPS 65/35 –500 Là tổ hợp bơm dầu ly tâm kiểu nằm ngang, nhiều tầng (cấp), trục bơm được làm kín bằng các dây salnhic mềm hoặc bộ phận làm kín kiểu mặt đầu. Bơm NPS65/35 –500 được sử dụng để bơm dầu thô, các loại khí hydrocacbon hóa lỏng, các sản phẩm dầu khí ở nhiệt độ từ -300C đến 2000C và các loại chất lỏng khác có tính chất lý hóa tương tự. Các chất lỏng công tác này không được chứa các tạp chất cơ học có kích thước lớn hơn 0,2mm và hàm lượng không vượt quá 0,2% khối lượng. Tổ hợp bơm được trang bị động cơ điện loại BAO 22 - 280M - 2T2,5 với công suất N= 160KW, U=380V, 50Hz và các thiết bị bảo vệ, làm mát, làm kín khác theo đúng yêu cầu, quy phạm láp đặt vận hành chúng . Một số các thông số đặc tính kỹ thuật cơ bản của tổ hợp bơm NPS 65/35 –500 như sau: Lưu lượng định mức tối ưu (m3/h ) : 65(35) Cột áp (m) : 500 Tần số quay (s -1, V/ph) : 49,2 (2950) Độ xâm thực cho phép (m) : 4,2 Áp suất đầu vào không lớn hơn ( MПa, KG/cm2 ) Với kiểu làm kín mặt đầu : 2,5 (25) Làm kín bằng salnhic : + Kiểu CГ : 1,0 (10) + Kiểu CO : 0,5 (5) Công suất thủy lực yêu cầu của bơm (KW) : 160 Trọng lượng của bơm (KG) : 1220 Công suất của động cơ điện (KW) : 160 Điện áp (V