Đồ án Tìm hiểu cấu tạo, tính toán lưu lượng, áp suất, lắp đặt, vận hành và sửa chữa máy bơm khoan YHБ-600

Quá trình khoan một giếng khoan dầu khí là một công trình hình trụ thi công trong lòng đất, công trình đó có kích thước về chiều rộng nhỏ hơn rất nhiều so với chiều sâu của giếng. Giếng khoan được sử dụng trong công tác khoan thăm dò khai thác dầu khí có nhiều dạng và có nhiều quan điểm để phân loại. Tuy nhiên có một số loại chính sau: - Giếng khoan thăm dò. - Giếng khoan khai thác. - Giếng khoan dùng để bơm ép. - Giếng khoan chuẩn. Tuy nhiên các giếng khoan thăm dò, giếng khoan khai thác và bơm ép có thể chuyển đổi cho nhau. Công tác thi công một giếng khoan gồm có: - Khoan thuần túy (phá hủy đất đá.). - Nâng thả bộ dụng cụ, ống chống (khi thay choòng, chống ống.). - Rửa giếng khoan. - Quá trình gia cố thành giếng khoan. Trong đó quá trình gia cố thành giếng có vai trò quan trọng tránh hiện tượng xập lở, gây kẹt. Có hai cách gia cố thành giếng khoan: - Gia cố tạm thời: Gia cố tạm thời thành giếng khoan tới đâu gia cố tới đó nhờ vào dung dịch khoan (dung dịch sét, dung dịch nhũ tương). Dung dịch khoan tác động một áp suất tĩnh Ph lên thành giếng tránh không cho chất lỏng chảy vào giếng khoan. - Gia cố vĩnh viễn: Sau khi khoan ta gia cố tạm thời thành giếng. Sau đó ta thả vào giếng các cột ống chống và tráng xi măng cách li hoàn toàn giếng với môi trường xung quanh. Khi khoan giếng khoan dầu khí, người ta còn tiến hành đồng thời một số công tác như: Lấy mẫu, đo carota, đo độ cong, thử vỉa dầu. Trong trường hợp xảy ra các sự cố cho giếng khoan làm kẹt cần khoan, đứt cần thì phải tiến hành các công tác cứu chữa sự cố.

doc74 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2527 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tìm hiểu cấu tạo, tính toán lưu lượng, áp suất, lắp đặt, vận hành và sửa chữa máy bơm khoan YHБ-600, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I CÔNG TÁC KHOAN THĂM DÒ - KHAI THÁC DẦU KHÍ HIỆN NAY 1.1. Công tác khoan Quá trình khoan một giếng khoan dầu khí là một công trình hình trụ thi công trong lòng đất, công trình đó có kích thước về chiều rộng nhỏ hơn rất nhiều so với chiều sâu của giếng. Giếng khoan được sử dụng trong công tác khoan thăm dò khai thác dầu khí có nhiều dạng và có nhiều quan điểm để phân loại. Tuy nhiên có một số loại chính sau: - Giếng khoan thăm dò. - Giếng khoan khai thác. - Giếng khoan dùng để bơm ép. - Giếng khoan chuẩn. Tuy nhiên các giếng khoan thăm dò, giếng khoan khai thác và bơm ép có thể chuyển đổi cho nhau. Công tác thi công một giếng khoan gồm có: - Khoan thuần túy (phá hủy đất đá...). - Nâng thả bộ dụng cụ, ống chống (khi thay choòng, chống ống...). - Rửa giếng khoan. - Quá trình gia cố thành giếng khoan. Trong đó quá trình gia cố thành giếng có vai trò quan trọng tránh hiện tượng xập lở, gây kẹt. Có hai cách gia cố thành giếng khoan: - Gia cố tạm thời: Gia cố tạm thời thành giếng khoan tới đâu gia cố tới đó nhờ vào dung dịch khoan (dung dịch sét, dung dịch nhũ tương). Dung dịch khoan tác động một áp suất tĩnh Ph lên thành giếng tránh không cho chất lỏng chảy vào giếng khoan. - Gia cố vĩnh viễn: Sau khi khoan ta gia cố tạm thời thành giếng. Sau đó ta thả vào giếng các cột ống chống và tráng xi măng cách li hoàn toàn giếng với môi trường xung quanh. Khi khoan giếng khoan dầu khí, người ta còn tiến hành đồng thời một số công tác như: Lấy mẫu, đo carota, đo độ cong, thử vỉa dầu... Trong trường hợp xảy ra các sự cố cho giếng khoan làm kẹt cần khoan, đứt cần thì phải tiến hành các công tác cứu chữa sự cố. 1.2. Các phương pháp khoan trong khoan dầu khí Trong khoan dầu khí có hai phương pháp khoan là: - Phương pháp khoan đập cáp. - Phương pháp khoan xoay cơ học. Ở Việt Nam thường sử dụng phương pháp khoan xoay cơ học . Trong phương pháp khoan xoay cơ học thông thường sử dụng hai phương pháp cơ bản sau: - Khoan rôto. - Khoan động cơ đáy (khoan tuabin, khoan trục vít). Phương pháp khoan Rôto: Phương pháp này sử dụng choòng khoan ba chóp xoay hoặc choòng khoan liền khối như các dụng cụ có gắn kim cương hay choòng PDC. Với nguyên lý truyền chuyển động quay từ bàn rôto đến choòng thông qua cột cần khoan, chuyển động này làm cho choòng khoan quay tiến hành phá hủy đất đá. Ưu điểm của phương pháp này là có thể bơm liên tục chất lỏng công nghiệp xuống đáy giếng khoan, để đưa mùn khoan ra ngoài giếng khoan. Phương pháp khoan tuabin: Phương pháp này được sử dụng rộng rãi từ năm 1923 đến năm 1940-1941. Đặc biệt năm 1944 việc sử dụng tuabin để khoan được sử dụng ở các nước có mỏ dầu khí, và phương pháp này ngày càng được hoàn thiện. Ưu điểm của phương pháp này so với phương pháp khoan rôto: - Trong quá trình khoan cột cần khoan không quay do đó khi làm việc nó chịu tải nhỏ hơn. - Hiện tượng mỏi sinh ra do tải trọng động đặc biệt là ứng suất uốn sẽ có giá trị rất nhỏ hoặc bị triệt tiêu. Do đó sự cố về đứt cần khoan bị hạn chế. - Cột cần khoan không quay sẽ giảm được mài mòn cần và các chi tiết khác trong bộ dụng cụ khoan. - Sử dụng tuabin khoan để khoan định hướng dễ hơn và nhanh hơn khoan bằng rôto. Nguyên lý làm việc của khoan tuabin là dùng năng lượng thủy lực của dòng dung dịch được chuyển hoá thành cơ năng để làm quay trục tuabin có mang theo choòng khoan. Khoan tuabin có hai dạng: - Đơn: Có một tuabin làm việc. - Nối: gồm nhiều tuabin đơn nối lại với nhau. Trong đó vỏ của tuabin nối với nhau bằng ren và trục của các tuabin đơn nối với nhau bằng trục có rãnh. 1.3. Nhiệm vụ của công tác rửa giếng Khi quá trình khoan được thực hiện, choòng khoan được đưa xuống để phá huỷ đất đá, một nhiệm vụ được đặt ra là phải đưa mùn khoan lên trên bề mặt nhằm khoan giếng đạt được những độ sâu cần thiết. Những ngày đầu sơ khai là công việc đưa mùn khoan ra khỏi giếng đó là nhờ những chiếc gầu múc từng gầu một. Ngày nay với sự thông minh của loài người và những ứng dụng khoa học vào trong lao động sản xuất, người ta đã sử dụng máy bơm nhằm tạo ra áp lực đưa chất lỏng xuống và sẽ đưa mùn khoan từ đáy giếng qua khoảng không vành xuyến đưa chất lỏng lên trên bề mặt. Dung dịch lỏng đó có tác dụng hoà tan mùn khoan, quấn mùn khoan theo cùng đi theo lên trên bề mặt, đồng thời gia cố tạm thời thành giếng khoan, làm sạch giếng khoan nhằm giảm thiểu cản trở tối đa do ma sát đối với cần khoan. Do vậy, công việc rửa giếng khoan là hết sức quan trọng bởi nó quyết định đến độ sâu của giếng khoan và hiệu quả của quá trình khoan. 1.4. Các loại máy bơm được dùng trong Liên Doanh Vietsovpetro Trước đây, các thiết bị máy móc phục vụ cho công tác khoan. Khai thác một giếng khoan, hầu như do Liên Xô cũ (nay là Nga) chế tạo và lắp đặt. Máy bơm khoan cũng thế, tuy nhiên hiện nay các loại máy này còn rất ít do không còn đáp ứng được yêu cầu của sản xuất. Để thay thế các thiết bị do Nga (Liên Xô cũ) chế tạo, trong liên doanh đã dùng một số loại thiết bị của tư bản sản xuất như của Canada. Hiện nay liên doanh dầu khí đang sử dụng các loại máy bơm như: - Máy bơm YHБ-600 do Nga chế tạo và một số máy bơm: 12T-Đireco, 12T-Direce, 14T do Canada chế tạo. Các loại máy bơm có mác trên được dùng để bơm dung dịch khoan. - Máy bơm FMC, ADENA cũng do Canada chế tạo được dùng để bơm ép vỉa. Chương II MÁY BƠM KHOAN YHБ-600 2.1. Tổng quát về máy bơm khoan 2.1.1. Công dụng của máy bơm khoan Máy bơm khoan là thiết bị không thể thiếu được trong mỗi một tổ hợp thiết bị khoan. Nó có nhiệm vụ đẩy chất lỏng vào giếng khoan thông qua bộ cần khoan tạo dòng chảy để đưa mùn khoan từ đáy giếng lên làm sạch giếng khoan, làm mát choòng khoan. Ngoài ra máy bơm khoan còn tạo năng lượng cho chất lỏng để làm quay tuốc bin khoan trong quá trình khoan bằng tuốc bin. Trong một số trường hợp máy bơm khoan còn được dùng để ép chất lỏng vào vỉa để duy trì áp suất vỉa tăng tuổi thọ khai thác cho vùng mỏ. 2.1.2. Cấu tạo chung của máy bơm  Máy bơm khoan gồm 2 phần chính: + Phần cơ khí + Phần thủy lực Phần cơ khí có nhiệm vụ mômen truyền động từ hệ thống dẫn động và biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến trên con trượt cũng như trục trung gian truyền đến phần thuỷ lực để máy hút và đẩy chất lỏng vào giếng khoan. Phần cơ gồm có các bộ phận chủ yếu sau: Trục bánh đai (trục chủ động); trục khuỷu; tay biên; con trượt; trục trung gian và thân máy. Phần thủy lực của máy là nơi lắp ráp các cụm chi tiết như xylanh, piston, van hút, van nén, van an toàn và bình ổn áp. Phần thủy lực của máy bơm là nơi tiếp nhận năng lượng từ phần cơ của máy bơm để truyền năng lượng đó tới chất lỏng và đẩy chất lỏng đó từ bể chứa qua đường ống xả vào giếng khoan. 2.1.3. Ưu nhược điểm và đặc tính kỹ thuật của máy bơm khoan YHБ-600 Máy bơm khoan có nhiều loại nhưng hiện nay trên các giàn khoan cố định chúng ta thường sử dụng loại máy bơm có ký hiệu YHБ-600 vì nó có những ưu điểm là: - Công suất khá lớn đảm bảo đáp ứng đủ công suất, lưu lượng, áp suất cho nhu cầu khoan trên các vùng biển của Việt Nam. - Làm việc ổn định ít xảy ra hỏng hóc lớn, thiết bị không quá phức tạp vì vậy dễ dàng trong việc bảo dưỡng, sửa chữa khắc phục khi có sự cố hỏng hóc máy bơm. - Giá thành thấp tuổi thọ cao đảm bảo yêu cầu kinh tế khi sử dụng loại máy bơm này. Song máy bơm này cũng có một số nhược điểm như: - Thiết bị cồng kềnh nặng nề vì vậy khó khăn trong việc tháo dỡ, di chuyển máy bơm về xưởng sửa chữa khi xảy ra hỏng hóc lớn hoặc phải chuyển máy bơm sang giàn khoan khác và rất tốn diện tích mặt sàn đặt máy bơm. - Do sử dụng hai động cơ diezel dẫn động nên máy bơm tạo tiếng ồn rất lớn khi làm việc ảnh hưởng đến môi trường làm việc, sức khoẻ của người lao động khi tiếp xúc trực tiếp với máy bơm. Máy bơm YHБ-600 là máy bơm hai xylanh tác động kép dùng để khoan các giếng khoan có độ sâu đến 5600m, ngoài ra nó còn được dùng để làm quay tubin trong khi khoan bằng tuabin, đặc tính kỹ thuật của máy như sau: - Công suất máy bơm : 600 KW - Công suất có ích : 475 KW - Chiều dài hành trình piston : 400 mm - Đường kính ty bơm : 70 mm - Số hành trình kép lớp nhất : 1,083 m/s (65 lần/phút) - Tốc độ quay lớn nhất của trục bánh đai : 327 v/ph; 5,3 m/s - Áp suất bơm lớn nhất : 250 KG/cm2 - Số lượng xylanh : 2 - Môđun bánh răng truyền động : mH = 14; góc nghiêng: 9014'55" - Tỷ số bộ truyền động bánh răng : 4,92 - Chiều dầy của bánh răng : 300mm - Số dây đai của bộ truyền : 16 - Chiều dây đai của bánh đai : 815 mm - Đường kính bánh đai : (1400; (1700; (1800 Trọng lượng máy bơm tương ứng với các loại pu ly ( 1400 nặng 22250 kg ( 1700 nặng 25750 kg (1800 nặng 26050 kg - Đường kính trục bánh đai: ( 175 - Van an toàn dạng màng - Bình ổn áp loại: (K - 70 - 250 Thể tích 70 lít; áp suất làm việc 250 kg/cm2 - Nhiệt độ chất lỏng bơm ( 800C. - Lượng cát lẫn trong chất lỏng < 0,5% về thể tích - Đường kính trục trung gian ( = 120 - Số hiệu vòng bi gối đỡ trục khuỷu: 07352 - Kích thước vòng bi trục khuỷu: 260 x 540 x 110 - Số hiệu vòng bi tay biên: 10078/710 - Kích thước vòng bi tay biên: 710 x 950 x 114 - Kích thước của máy bơm: Rộng: 3020; Dài: 5100; Cao: 3300 Bảng 2.1: Các thông số kỹ thuật của xylanh ( xylanh (mm)  Lưu lượng bơm không nhỏ hơn m3/h (L/s)  Áp suất bơm không nhỏ hơn MPa (Kg/cm2)   200  184  (51,9)  10  (100)   190  164  (45,7)  11  (110)   180  151  (42)  12,5  (125)   170  130  (36)  14,5  (145)   60  113  (31,5)  16,5  (165)   150  99  (27,5)  19,0  (190)   140  84  (23,3)  22,5  (225)   130  71  (19,7)  25,0  (250)   2.1.4. Sơ đồ động học máy bơm YHБ-600 Toàn bộ sơ đồ động học máy bơm được thể hiện trên (H-2.2).  Bảng 2.2. Các chi tiết trên hình vẽ sơ đồ động học máy bơm TT  Tên gọi  TT  Tên gọi   1  Máy Diezel B2-500  15  Con trượt   2  Khớp nối mềm  16  Bể dung dịch   3  Hộp giảm tốc  17  Xy lanh   4  Côn hơi M( 500  18  Van chặn   5  Puly  19  Đường ống cao áp   6  Đai E38 x 5600  20  Tybơm   7  Puly  21  Pittông   8  Puly dẫn động máy bơm  22  Van an toàn   9  Đai E38 x 10.000  23  Đường ống hút   10  Puly máy bơm  24  Bình ổn áp   11  Bánh răng chủ động  25  Trục chủ động   12  Trục khuỷu  26  ổ bi   13  Bánh răng bị động  27  ổ bi khuỷu   14  Ty trung gian  28  ổ bi tay biên   a: van hút; b: van hút; c: van hút; d: van hút; e: van nén; f: van nén; g: van nén; h: van nén. Hoạt động của hệ thống động học như sau: Máy Diezel 1 và 2 làm việc với chiều quay cố định như trên hình vẽ, toàn bộ mômen truyền động sẽ được truyền qua hộp giảm tốc, côn hơi và hoà tải vào puly 8. Puly 8 truyền chuyển động cho puly 10 qua bộ truyền đai 9 làm cho trục 25 quay cùng bánh răng chủ động 11. Bánh răng chủ động 11 quay sẽ dẫn động cho bánh răng bị động 13 quay theo. Bánh răng 13 quay làm trục khuỷu 12 quay và biến chuyển động quay của trục khuỷu thành chuyển động tịnh tiến của pittông để thực hiện quá trình nén hút. Với cách bố trí như vậy nên hoạt động của máy bơm theo hành trình kép nghĩa là cả hai chiều máy đều thực hiện đồng thời hai chức năng, nén chất lỏng và ống cao áp để vào giếng khoan và hút chất lỏng từ bể vào xylanh để chuẩn bị cho hành trình nén tiếp theo. Khi piston chuyển động theo hình mũi tên van b, d, e, g đóng lại còn các van a, c, mở ra để cho dung dịch đi vào đường cao áp xuống giếng, đồng thời các van f, h, mở ra để dung dịch từ bể chứa đi vào buồng hút xylanh chuẩn bị cho hành trình nén tiếp theo. Khi piston chuyển động theo chiều ngược lại thì các van đóng mở sẽ theo quy trình ngược lại. Quy trình cứ lặp đi lặp lại như vậy, lượng chất lỏng được đẩy vào giếng khoan một cách liên tục. Để đảm bảo áp suất cũng như lưu lượng đầu ra luôn ổn định ở một áp suất tương đối nào đó người ta lắp trên đầu ra của đường ống cao áp bình ổn áp 24. Bình ổn áp này có tác dụng tích trữ và giải phóng năng lượng để ổn định cho áp suất đầu ra. Để bảo đảm an toàn cho máy cũng như các thiết bị khác người ta lắp van an toàn 22 giữa đường hút máy bơm với đường cao áp, khi áp suất trên đường cao áp vượt quá giá trị cho phép sẽ làm thủng màng van 22 đưa chất lỏng từ ống cao áp về đường hút nhờ vậy mà bảo đảm an toàn cho đường ống cũng như máy bơm. Kết cấu của từng bộ phận máy bơm sẽ được trình bày cụ thể ở những phần sau. 2.2. Hệ thống dẫn động máy bơm khoan 2.2.1. Tổng quát về hệ thống dẫn động bơm 2.2.1.1. Chức năng và nhiệm vụ Hệ thống dẫn động cho máy bơm khoan 1 tổ hợp máy và thiết bị nhằm truyền năng lượng từ nguồn động lực là cụm 2 máydiezel qua hộp giảm tốc P(C 1,53; côn hơi M(500 hoà tải vào cụm puly dẫn động cho máy bơm YHБ-600. Tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của máy bơm mà người ta điều chỉnh tốc độ vòng quay của máy Diezel. Cụm máy động lực gồm 2 máy Diezel B2-500, có tốc độ vòng quay lớn nhất 1600v/ph. 2.2.1.2. Cấu tạo chung của hệ thống dẫn động  1- Máy Diezel B2-500; 2- Khớp nối mềm; 3- Hộp giảm tốc P(C 1.53; 4- Côn hơi M(500; 5- Puly; 6- Bộ truyền đai 38 x 5600; 7 - Côn hơi đúp M(500 8- Puly tổng hợp; 9- Vòng bi; 10- Bộ truyền đai 38 x 10000; 11- Puly máy bơm khoan; 12- Trục chủ động máy bơm. Hoạt động của hệ thống như sau: Máy Diezel 1 làm việc sẽ truyền chuyển động cho hộp giảm tốc 3 thông qua khớp nối mềm 2. Hộp giảm tốc 3 truyền chuyển động đến côn hơi 4. Khi cần cho máy làm việc ta cungcấp khí cho côn hơi 4 làm việc. Côn hơi 4 làm việc sẽ truyền chuyển động cho puly 5. Puly 5 cùng hoà tải đến puly 8 để truyền chuyển động cho bánh đai 11 thông qua bộ truyền đai 10 làm trục chủ động 12 quay để cho máy bơm làm việc. 2.2.2. Cấu tạo của các cụm thiết bị trong hệ thống dẫn động bơm 2.2.2.1. Khớp nối mềm Trong quá trình hoạt động của máy bơm khi bắt đầu khởi động thì mômen truyền từ động cơ đến các trục của hộp giảm tốc rất lớn và đột ngột vì vậy có thể gây nứt, gẫy trục hoặc bánh răng của hộp giảm tốc. Để khắc phục hiện tượng này người ta lắp khớp nối mềm nhằm tránh sự truyền mômen lớn trực tiếp và đột ngột từ động cơ đến hộp giảm tốc. Khớp nối mềm là phần nối truyền động giữa động cơ B2-500 với hộp giảm tốc PЦC1,53. Để đảm bảo nhanh chóng và thuận lợi trong lắp ráp và tháo máy người ta phải lắp khớp nối mềm giữa máy với hộp giảm tốc. Trên (H.2.3) chi tiết số 2 là ký hiệu khớp nối mềm. Cấu tạo của khớp nối mềm được thể hiện trên hình vẽ (H-2.4).  1. Bạc lót hình nêm  2. Máy Diezel  3. Bánh đà   4. Bánh răng đề  5. Cao su hình số 8  6. Chốt   7. Tang truyền lực  8. Bạc lót hình nêm  9. Nắp giữ   10. Cữ so  11. Trục hộp giảm tốc  12. Cữ so   13. Êcu hãm  14. Vít cấy  15. Êcu hãm   16. Vòng găng  17. Chốt  18. Vít cấy   Bánh đà được lắp đặt vào trục máy Diezel nhờ vòng găng (16). chốt (6) được lắp đặt với bánh đà (3). Ngoài ra trên bánh đà người ta còn lắp thêm bánh răng đề (4), tang trống (7) được lắp chặt với trục hộp giảm tốc, chốt (17) được lắp trên tang (7). Giữa chốt của tang được nối với chốt của bánh đà bởi cao su truyền lực số (5). Sự hoạt động của khớp nối như sau: khi máy Diezel quay làm bánh đà (3) quay và chốt (6) quay; chốt (6) sẽ truyền lực sang tay côn (7) tức là sang trục (11) của hộp giảm tốc nhờ cao su (5). Ưu điểm của khớp nối: không đòi hỏi quá khắt khe trong quá trình lắp ráp, truyền động êm, thay thế các chi tiết đơn giản, không tốn nhiều thời gian. - Căn chỉnh ban đầu: khi lắp đặt khớp nối hoặc thay thế các chi tiết có liên quan ta cần phải căn chỉnh lại độ đồng tâm của trục máy Diezel với trục hộp giảm tốc. Tức là cân bằng nửa khớp nối công xôn ở hai bộ phận lắp ráp được nối với nhau bởi khớp nối mềm. Có ba loại sai lệch về độ đồng trục khi lắp ráp đó là: - Sự dịch chuyển dọc trục; Dịch chuyển theo chiều ngang và sai số về góc. Để hạn chế đến mức cho phép ta cần lắp ráp các đầu dò theo hình 2, yêu cầu các mặt chuẩn phải làm sạch bùn đất gỉ sét. Phải có đủ ánh sáng để quan sát, phải có các tấm lá căn cũng như thước nhét. Trình tự tiến hành bằng cách ta đánh dấu và đo ở 4 vị trí với giá trị góc quay tương ứng là: 900, 1800, 2700, 3600. 2.2.2.2. Hộp giảm tốc PЦC1.53 2.2.2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ Hộp giảm tốc có nhiệm vụ giảm tốc độ vòng quay từ máy Diezel và truyền chuyển động cho puly của bộ truyền đai thông qua khớp nối mềm. Đồng thời trên trục bị động người ta tạo rỗng (10 ở tâm trục để dẫn khí nén cung cấp cho côn hơi M(500. Cấu tạo của hộp giảm tốc như trên (H-2.5). Vỏ hộp giảm tốc gồm hai phần: Thân trên và thân dưới được bắt với nhau bằng bulông. Xung quanh thân người ta đúc thêm các gân tăng bền nhằm tăng độ cứng vững cho hộp giảm tốc và nó cũng là những lá tản nhiệt cho máy. Thân là nơi chứa các trục và cặp bánh răng truyền động.  Bảng 2.3: Các chi tiết trên hộp giảm tốc TT  Tên chi tiết  Số lượng  TT  Tên chi tiết  Số lượng   1  Thân trên  1  11  Nắp ổ  04   2  Thân dưới  1  12  Lỗ dẫn khí đến côn hơi  01   3  Trục chủ động  1  13  Trục bị động  01   4  Bulông nắp ổ  4  14  Gioăng làm kín  02   5  Lỗ bắt bulông mặt bích  8  15  Ống lót  01   6  Lỗ bắt đầu tiếp hơi  1  16  Nắp ổ  04   7  Bulông nắp ổ  16  17  Vòng bi  02   8  Vòng bi   18  Lỗ bu lông nắp ổ  02   9  Ống lót  2  19  Nút tháo dầu  01   10  Bánh răng  1      Ngoài ra đối với hộp giảm tốc người ta còn lắp đặt một hệ thống đường ống để làm mát dầu trong điều kiện nhiệt độ môi trường quá lớn hoặc làm nóng dầu bôi trơn cho hộp giảm tốc khi làm việc ở môi trường nhiệt độ quá thấp, chúng ta không trình bày kỹ ở đây. Thân dưới còn là nơi chứa dầu bôi trơn cho hộp giảm tốc. Trục và các chi tiết trên trục của hộp giảm tốc. Hộp giảm tốc được thiết kế đơn giản chỉ có 1 tốc độ. Trục 3 có kết cấu bánh răng liền trục với số răng Z1 = 30. Trục 13 là trục bị động; trên trục 13 có lắp bánh răng 10 với số răng Z2 = 46. Tỷ số truyền của hộp giảm tốc:  Công suất hộp giảm tốc: 330KW, nặng 720 kg. Số vòng quay cho phép lớn nhất: 1600 v/ph. Vòng bi lắp trên trục 1 loại bi đỡ chặn 2 dãy (hay còn gọi là bi tự lựa). Số hiệu vòng bi: 53522. 2.2.2.2.2. Bôi trơn hộp giảm tốc Hộp giảm tốc làm việc trong điều kiện rất khắt khe, tải trọng lớn số vòng quay lớn. Vậy vấn đề bôi trơn hộp giảm tốc cần phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt đúng yêu cầu kỹ thuật. Hộp giảm tốc được bôi trơn bằng dầu công nghiệp 30 của Liên Xô cũ nay tương đương với dầu VIETRA - 100. Phương pháp bôi trơn bằng cách văng dầu (bắn toé). Do cấu tạo đặc biệt ở thành trong của thân hộp người ta gia công 1 rãnh có lắp lá chắn hình bán nguyệt nó có tác dụng chặn một lượng dầu văng lên để bôi trơn cho ổ bi. Mức dầu được kiểm tra nhờ que thăm. Mức dầu phải nằm trong khoảng đã được đánh dấu trên que thăm. 2.2.2.3. Bộ truyền đai và côn hơi 2.2.2.3.1. Bộ truyền đai Bộ ruyền đai trên (H-2.3), bộ truyền đai được dùng để truyền động gộp lực giữa hai máy Diezel (số 6 trên hình 2.3) là loại đai có ký hiệu E38 x 5600, là bộ gồm 16 dây đai tương ứng với 16 rãnh đai trên puly, còn bộ truyền đai để truyền động tới puly máy bơm (số 11 trên hình 2.3) là loại đai E 38 x 1000. Trên các trục của puly có các gối đỡ vòng bi.  1.Trục chủ động của hộp giảm tốc; 2. Hộp giảm tốc; 3. Côn hơi M(500 4. Gối đỡ; 5. Puly Puly của hệ thống truyền động trong cụm thiết bị khoan đều dùng loại puly rãnh đai thang. Puly được lắp với trục puly bằng then bằng. Puly được chế tạo, cân bằng tĩnh và động ở nhà máy chế tạo, một số puly phía trong có gắn các thanh kim loại nhằm cân bằng cho puly. Trong quá trình sử dụng ta phải chú ý không để các thanh này rời ra. Puly bộ truyền dùng cho bộ đai E 38x5600 có đường kính ( = 500mm; còn dùng cho bộ truyền đai E 38 x 10000 là ( 630 với hệ thống dẫn động, puly của máy bơm có ba

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdoancuadat.doc
  • doc2bia.doc
  • dwgban ve chuan A0.dwg
  • docdanh muc cac hinh ve.doc
  • docLoi mo dau.doc
Luận văn liên quan