Đồ án Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất một số biện pháp

Mỗi học sinh trong qúa trình học tập bậc trung học phổ thông và sau khi tốt nghiệp cuối bậc học, đều lựa chọn cho bản thân một ngành nghề nhất định. Nếu chọn ngành nghề phù hợp với đặc điểm bản thân, thì các em phát huy được năng lực, sở trường để cống hiến sức lao động, mang lại lợi ích thiết thực cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội. Khi chuẩn bị chọn cho mình một nghề trong tương lai, các em thường bỡ ngỡ trước thế giới nghề nghiệp rất phức tạp và đa dạng vì các em thiếu hiểu biết về ngành nghề, không đánh giá bản thân mình chính xác, nên việc chọn nghề không phù hợp. Muốn khắc phục được tình trạng này, các cấp giáo dục cần làm tốt công tác giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường

pdf86 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1283 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất một số biện pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất một số biện pháp Nguyễn Hữu Thiện MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI . Mỗi học sinh trong qúa trình học tập bậc trung học phổ thông và sau khi tốt nghiệp cuối bậc học, đều lựa chọn cho bản thân một ngành nghề nhất định. Nếu chọn ngành nghề phù hợp với đặc điểm bản thân, thì các em phát huy được năng lực, sở trường để cống hiến sức lao động, mang lại lợi ích thiết thực cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội. Khi chuẩn bị chọn cho mình một nghề trong tương lai, các em thường bỡ ngỡ trước thế giới nghề nghiệp rất phức tạp và đa dạng vì các em thiếu hiểu biết về ngành nghề, không đánh giá bản thân mình chính xác, nên việc chọn nghề không phù hợp. Muốn khắc phục được tình trạng này, các cấp giáo dục cần làm tốt công tác giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường Hướng nghiệp ở bậc trung học phổ thông có hiệu quả sẽ giúp cho học sinh không những định hướng chọn nghề mà còn giúp cho các em tự điều chỉnh, phấn đấu vươn lên trong học tập. Hoạt động hướng nghiệp nhằm đáp ứng những mục tiêu cá nhân của học sinh, của gia đình các em, và các quan hệ đến kế hoạch phát triển của cộng đồng, của quốc gia. Nói cách khác, công tác giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông chưa thực sự coi trọng. Từ những vấn đề nêu trên, đề tài “Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất một số biện pháp” được thực hiện nhằm góp phần phản ánh thực trạng và đề xuất một số biện pháp tăng cường việc quản lý hoạt động hướng nghiệp ở bậc học trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. Khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động hướng nghiệp ở một số trường trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động hướng nghiệp, giúp học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh lựa chọn ngành nghề phù hợp. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU. - Đối tượng nghiên cứu : Công tác quản lý hoạt động hướng nghiệp ở các trường trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh. - Khách thể nghiên cứu : Ban giám hiệu, giáo viên, học sinh thuộc 3 trường trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh. 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC . Nếu thực hiện đồng bộ và có các biện pháp quản lý công tác giáo dục hướng nghiệp có hiệu quả, thì việc phân luồng học sinh cuối cấp sau khi tốt nghiệp đi vào lao động sản xuất hoặc tiếp tục lựa chọn con đường học tập cao hơn sẽ đúng hướng và hợp với nguyện vọng hơn. Giả thuyết này khả thi sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố và vùng lân cận. 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU . - Xây dựng cơ sở lý luận về công tác quản lý hoạt động hướng nghiệp. - Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động hướng nghiệp ở các trường trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian vừa qua. - Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông, nhằm hướng cho học sinh lựa chọn ngành nghề phù hợp khả năng, đáp ứng được yêu cầu kinh tế xã hội. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . a). Phương pháp nghiên cứu lý luận: nghiên cứu các văn bản, tài liệu, sách, báo, tham khảo các vấn đề có liên quan đến đề tài. b). Phương pháp điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến và xử lý số liệu : - Xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến mở: Phiếu trưng cầu ý kiến mở được xây dựng dựa vào lý luận, mục đích, nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu, phiếu trưng cầu gồm 2 câu hỏi mở để xin ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh của 3 Trường. - Phiếu trưng cầu ý kiến chính thức: Có hai loại: + Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho cán bộ quản lý cấp trường, giáo viên với 34 câu hỏi, các câu hỏi gồm 4 lựa chọn. + Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho học sinh của 3 khối 10, 11 và 12 với 45 câu hỏi cũng gồm 4 lựa chọn. c). Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê áp dụng trong nghiên cứu Tâm lý học và Giáo dục học. d). Phương pháp điều tra, xin ý kiến chuyên gia, hỏi ý kiến hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và giáo viên ở các trường. 7. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI. - Do điều kiện nghiên cứu còn hạn chế, luận văn chỉ đề cập đến công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở một số trường trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể gồm các trường trung học phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai (quận 3), trường trung học phổ thông Lý Thường Kiệt (huyện Hốc Môn), trường trung học phổ thông Trần Phú (quận Tân Bình). - Luận văn chỉ khảo sát trên cán bộ quản lý là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên (giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên kỹ thuật) và trên học sinh gồm các khối 10, 11, 12 của 3 trường. PHẦN NỘI DUNG Chương 1 LƯỢC SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Hướng nghiệp là một bộ phận quan trọng của nền giáo dục phổ thông. Đổi mới phương pháp quản lý, nội dung giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường hiện nay là một yêu cầu ngày càng cấp thiết, vì công tác giáo dục hướng nghiệp phải đóng góp hơn nữa vào việc giải quyết việc làm cho thanh niên. Vấn đề đặt ra ở đây không phải tạo ra việc làm thật nhiều cho thế hệ trẻ, mà là định hướng cho thế hệ trẻ vào những ngành nghề phù hợp với khả năng và nhu cầu phát triển chung của đất nước, tạo cho mỗi thanh niên nhiều cơ hội để lựa chọn ngành nghề thích hợp, thành thạo một nghề. Vấn đề chọn nghề của thanh niên không những ảnh hưởng quyết định đến tương lai, hạnh phúc, cuộc đời của các em mà còn gắn liền đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, liên quan đến “quốc kế dân sinh”. 1.1 . Công tác hướng nghiệp một số nước trên thế giới. - Cộng hòa Pháp : Sau trung học sơ sở, cấp trung học phổ thông là quá trình dần định hướng học sinh đi vào trung học chuyên ban gồm ba phương thức đào tạo: phổ thông học trong 3 năm cho văn bằng tú tài phổ thông; công nghệ học trong 3 năm cấp bằng tú tài công nghệ và học trong hai năm cấp bằng kỹ thuật viên; chuyên nghiệp cấp các văn bằng: chứng chỉ khả năng nghiệp vụ hoặc chứng chỉ học chuyên nghiệp và bằng tú tài chuyên nghiệp [15;263] - Vương Quốc Anh : Học sinh của chương trình giai đoạn từ 11 đến 14 tuổi và giai đoạn từ 14 đến 16 tuổi có thể lựa chọn nghề nghiệp của mình theo bảng danh mục (ví dụ như của Ủy ban giáo dục hướng nghiệp Xcốtlen) và hoàn thành chương trình hướng nghiệp này họ sẽ nhận được một chứng chỉ để làm cơ sở cho việc nhận bằng quốc gia Mục đích của giáo dục phổ thông là nhằm trang bị cho học sinh vốn kiến thức tiếp thu chương trình đào tạo hướng nghiệp và giáo dục đại học ở những giai đoạn sau. Tất cả các học sinh 16 tuổi đều phải có hai tuần thử việc ở các công ty địa phương như là một phần của chương trình đào tạo hướng nghiệp chung. [15;287] - Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa: Giáo dục nghề nghiệp không những là trụ cột quan trọng của việc xã hội hoá sản xuất và hiện đại hoá phát triển, mà là khâu quan trọng thúc đẩy trình độ lực lượng sản xuất không ngừng nâng cao. Trước sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sự thay thế ngành nghề nhanh chóng, giáo dục nghề nghiệp phải không ngừng điều chỉnh phương pháp, nội dung, phương tiện giáo dục để thích ứng với yêu cầu của sự tiến bộ kỹ thuật và sự điều chỉnh ngành nghề. Sự phát triển của giáo dục nghề nghiệp trong giai đoạn chiến lược này sẽ quá độ từ giáo dục nghề nghiệp sơ cấp, trung cấp là chủ yếu sang giáo dục nghề nghiệp cao cấp là chính, từ giáo dục mang tính đặc thù sang giáo dục chung, từ giáo dục cụ thể sang giáo dục thông dụng. [15;317] - Hợp chủng Quốc Hoa Kỳ : Bước vào thế kỷ XXI, Hoa Kỳ đang có nhiều nỗ lực để nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục, tăng cường kết quả học tập của học sinh nhằm bảo đảm cung cấp một lực lượng lao động có trình độ, có khả năng cạnh tranh và thích ứng linh hoạt trong điều kiện nền kinh tế toàn cầu... Người ta đã đưa ra nhiều hướng giải quyết và đưa ra các nội dung cần tăng cường với các chiến lược quan trọng, trong đó có tăng cường mối liên hệ giữa trường trung học với doanh nghiệp theo hướng chuyển dần thành trường đào tạo nghề chuyên nghiệp. Một phần của chiến lược này là tạo cơ hội cho học sinh tham gia làm việc bán thời gian tại xí nghiệp [15;356]. Đây là một hình thức giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông là “học đi đôi với hành, học gắn liền với lao động sản xuất”. - Malaixia: Giáo dục trung học phổ thông phân ra các ban : ban văn chương, ban khoa học, ban kỹ thuật và dạy nghề. Học sinh chọn học các ban khác nhau căn cứ vào kết quả thi hết lớp 9. Trong khuôn khổ chương trình tích hợp, ngoài các môn chính ra, học sinh lớp 10 và 11 ở các trường trung học phổ thông được phép chọn học các môn học tự chọn trong các nhóm môn học khác nhau. Kỳ thi tú tài của Malaixia được tổ chức khi học sinh học hết 11. Một số học sinh trượt kỳ thi này có thể gia nhập thị trường lao động.[15;400] Giáo dục nghề nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong việc đào tạo đủ về số lượng đội ngũ sinh viên có trình độ, giỏi về toán, khoa học kỹ thuật cơ bản. Ngoài ra, các môn dạy nghề, kỹ thuật và cơ khí cũng được đưa vào chương trình trung học, phù hợp với chính sách cho phép học sinh các trường phổ thông có cơ hội học các môn này. [15;405] - Nhật Bản : Các trường trung học phổ thông được nhóm thành: chương trình phổ thông, chương trình dạy nghề và chương trình phối hợp toàn diện. Năm thứ nhất của trường trung học phổ thông được dành cho giáo dục phổ thông cho tất cả học sinh. Năm thứ hai chương trình được chia thành dự bị đại học và dạy nghề. Năm thứ ba, chương trình dành cho học sinh sẽ lên học đại học lại được chia thành khoa học nhân văn và xã hội, khoa học và công nghệ. Vì vậy, ngay cả các trường trung học phổ thông chung cũng có ba chuyên ngành sau khi tốt nghiệp. Các chương trình dạy nghề dành ít thời gian hơn cho các môn văn hóa và tất nhiên nhấn mạnh các môn hướng vào nghề đặc thù. Khi đủ 15 tuổi các em nhập học trung học phổ thông và sẽ quyết định sẽ theo chương trình phổ thông, dạy nghề hay chương trình phối hợp toàn diện.... Ngay ở lớp học đầu tiên bậc trung học phổ thông, nền giáo dục Nhật Bản đã quan tâm đến công tác hướng nghiệp cho các em học sinh, tuỳ theo chương trình mà có môn học đặc thù để các em hướng vào nghề nghiệp tương lai. [15;453] - Hàn Quốc : Chương trình của cấp trung học bậc trung gồm có 11 môn cơ sở, các môn tự chọn, các hoạt động ngoại khóa. Trong các môn tự chọn có các khóa đào tạo kỹ thuật nghề nhằm tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa giáo dục và nghề nghiệp cho học sinh.[15;463] - Cuba : Ở cấp trung học phổ thông, ngoài các trường bình thường, có trường trung học phổ thông được tổ chức theo mô hình quân sự và trường năng khiếu sư phạm. Tổ chức lao động sản xuất trong nhà trường phổ thông được Chính phủ Cuba đặc biệt coi trọng. Ở tất cả các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông nông thôn, trường vừa học vừa làm, trung học phổ thông năng khiếu đã tham gia lao động sản xuất 15 tiết/tuần. Học sinh trung học phổ thông thành phố phải về nông thôn tham gia thu hoạch mía, cà phê, thuốc lá ... 30 ngày/ năm ... [15;503] 1.2 . Công tác hướng nghiệp ở Việt Nam. Trung học phổ thông là bậc học cuối của hệ thống giáo dục phổ thông, là giai đoạn chuẩn bị tích cực, trực tiếp cho thế hệ trẻ đi vào cuộc sống lao động sản xuất và cuộc sống xã hội, làm nghĩa vụ công dân, đồng thời là giai đoạn chuẩn bị cho một bộ phận thanh niên học sinh học tiếp lên bậc cao hơn. Giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận quan trọng của nền giáo dục phổ thông, có một vị trí đặc biệt quan trọng nhằm bồi dưỡng, hướng dẫn học sinh chọn nghề phù hợp với thể lực, năng khiếu, sở thích của cá nhân và nhu cầu của xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông, ngày 19/3/1981 của Hội đồng Chính phủ đã ban hành Quyết định 126/CP về “Công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông và việc sử dụng hợp lý học sinh các cấp phổ thông cơ sở và phổ thông trung học tốt nghiệp ra trường”. Trong quyết định nêu rõ vai trò, vị trí, nhiệm vụ công tác hướng nghiệp, phân công cụ thể chính quyền các cấp, các ngành kinh tế, văn hoá từ trung ương đến địa phương có nhiệm vụ tạo mọi điều kiện thuận lợi trực tiếp giúp đỡ các trường phổ thông trong việc đào tạo, sử dụng hợp lý và tiếp tục bồi dưỡng học sinh phổ thông sau khi ra trường; Và thông tư 31-TT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục hướng dẫn thực hiện Quyết định 126/CP của Hội đồng Chính phủ. Nội dung thông tư nêu rõ mục đích, nhiệm vụ và hình thức hướng nghiệp cho học sinh trong nhà trường phổ thông, đồng thời phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên đang công tác tại trường phổ thông, cho dù đang đảm nhận chức vụ công tác nào điều phải hoàn thành nhiệm vụ được giao trong công tác giáo dục hướng nghiệp. Vấn đề hướng nghiệp, chọn nghề của học sinh bậc trung học phổ thông không phải là vấn đề mới. Đây là một vấn đề được tất cả các cấp, ban ngành trong xã hội, từ trung ương đến địa phương, từ các nhà quản lý giáo dục đến cha mẹ học sinh và các em học sinh thực sự quan tâm. Hiện nay, từ cấp độ quản lý, các nhà giáo dục vẫn chưa giải quyết tốt vấn đề này. Vì thế, đây là một vấn đề thật sự nóng bỏng, mà các nhà khoa học giáo dục trong thời gian qua thật sự quan tâm; có nhiều đề tài nghiên cứu, tài liệu, báo cáo khoa học bàn về hoạt động hướng nghiệp, như : - Đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm tâm lý của học sinh phổ thông trung học tại thành phố Hồ Chí Minh và bước đầu xây dựng bộ trắc nghiệm hướng nghiệp và chọn nghề”. Quang Dương (chủ nhiệm đề tài), Viện Nghiên cứu Giáo dục và Đào tạo phía Nam, thành phố Hồ Chí Minh 1998. Đề tài đã đánh giá thực trạng nguồn nhân lực tại Thành phố Hồ Chí Minh ở vào thời điểm cuối những năm 1990 của thế kỷ XX mất cân đối rất nghiêm trọng về trình độ kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ giữa bậc đại học, cao đẳng với công nhân kỹ thuật. Bên cạnh đó, các tác giả cũng khảo sát thực trạng tâm lý chọn nghề của học sinh lúc bấy giờ chủ yếu là thi vào các trường đại học. Trong việc chọn nghề, các em còn lúng túng và chọn theo cảm tính. Chỉ có số nhỏ các em có phân tích, cân nhắc, tìm hiểu thông tin trước khi chọn trường, chọn nghề. Qua đó cho thấy công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông cần xem xét lại một cách đầy đủ hơn. - Đề tài : “Nghiên cứu một số giải pháp khả thi trong việc ứng dụng triển khai công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh phổ thông cấp 2, 3 ở thành phố Hồ Chí Minh - Tư vấn hướng nghiệp. Thực trạng và giải pháp”. Nguyễn Toàn (chủ nhiệm đề tài), Trung tâm Kỹ thuật và Hướng nghiệp Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh 1998. Đề tài khảo sát thực trạng chọn nghề của học sinh hiện nay, với kết quả đa số các em hiện nay chọn nghề dựa vào cảm tính và nêu ra một số sai lầm của học sinh khi chọn nghề mắc phải. Theo kết quả khảo sát, ngành giáo dục cần phải định hướng các em thông qua công tác tư vấn hướng nghiệp, dựa vào cơ sở khoa học của việc xác định các yêu cầu nghề nghiệp và các trắc nghiệm tư vấn hướng nghiệp. Cuối cùng đưa ra những biện pháp mang tính thực tiễn nhằm giải quyết tốt việc hướng nghiệp chọn nghề cho học sinh hiện nay. - Đề tài : “Quản lý công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông bậc trung học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Thực trạng và giải pháp”. Luận văn Thạc sĩ của học viên Huỳnh Thị Tam Thanh. Đề tài nêu ra thực trạng quản lý công tác giáo dục hướng nghiệp học sinh tại các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường quản lý công tác này. Ưu điểm của đề tài là xác định được các đầu việc quản lý của lãnh đạo nhà trường trong quản lý giáo dục hướng nghiệp, và đưa ra những biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả của công tác này. Bên cạnh đó, đề tài chưa xây dựng được một cơ sở lý luận hoàn chỉnh để làm nền tảng cho việc giải quyết phần nội dung, đề tài cần phải nghiên cứu thêm về tâm lý lứa tuổi của học sinh thanh niên. Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ công tác giáo dục hướng nghiệp cần quán triệt vấn đề : Mức độ nội dung, hình thức và phương pháp hướng nghiệp phải phù hợp với lứa tuổi, đề tài chưa nêu rõ vai trò, trách nhiệm của từng cán bộ giáo viên trong trường đối với công tác này. Tuy trách nhiệm chính trong quản lý ở nhà trường là hiệu trưởng, nhưng người giáo viên chủ nhiệm lớp cũng chịu trách nhiệm trực tiếp trước tập thể lớp mình phụ trách. Ngoài ra còn một số đề tài nghiên cứu của các sinh viên quan tâm đến lĩnh vực này: - Luận văn tốt nghiệp của sinh viên Ngô Thị Kim Ngọc với đề tài “Tìm hiểu hiện trạng và nguyên nhân chọn nghề của học sinh lớp 11 và 12 nội thành thành phố Hồ Chí Minh”. Năm 1996. - Luận văn tốt nghiệp của sinh viên Phạm Thị Thiều Anh với đề tài “Tìm hiểu động cơ chọn nghề của học sinh lớp 12 ở một số trường trung học phổ thông nội thành thành phố Hồ Chí Minh”. Năm 1996. - Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành tâm lý học của sinh viên Vũ Anh Tuấn với đề tài “Tìm hiểu việc chọn nghề của học sinh
Luận văn liên quan