Đồ án Tìm hiểu và tính toán thiết kế bồn chứa LPG dung tích 420 m3

Đã từ lâu, ở các quốc gia có trữ lượng khí tự nhiên và khí dầu mỏ đáng kể, việc khai thác và đưa vào sử dụng khí đã đem lại một nguồn lợi ích kinh tế rất lớn. Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp hoá học trong vài thập kỉ gần đây, kèm theo đó là sự phát triển của ngành dầu khí và công nghệ các sản phẩm hoá dầu, nguồn nguyên liệu từ khí thiên nhiên, khí đồng hành và dầu mỏ đã chuyển ngành tổng hợp hoá học sang tổng hợp hoá dầu. Hiện nay ở Việt Nam, qua nhiều năm thăm dò và tìm kiếm đã tìm ra được rất nhiều mỏ dầu khí, trong đó tiêu biểu phải kể đến các mỏ như mỏ Bạch Hổ, Đại Hùng, Rồng, Lan Tây, Lan Đỏ và rất nhiều mỏ dầu khí khác. Trong những năm qua việc khai thác tài nguyên từ các mỏ này đã đem lại lợi ích không nhỏ cho nền kinh tế Việt Nam. Dầu thô được khai thác ở quy mô công nghiệp từ năm 1986 nhưng một lượng lớn khí đồng hành vẫn bị đốt bỏ ngay tại mỏ cho đến năm 1997. Hình ảnh những ngọn lửa rực sáng trên các giàn khoan trong đêm đã một thời là hình ảnh nổi tiếng và có phần tự hào về nền công nghiệp dầu khí non trẻ của Việt Nam. Việc xử lý khí đồng hành với khối lượng lớn cần lượng máy móc đồ sộ mà điều kiện khai thác trên biển không cho phép thực hiện. Đến nay, ngành công nghiệp chế biến khí đã phát triển mạnh mẽ do nhu cầu của con người là sử dụng nguồn nguyên liệu sạch và kinh tế khai thác từ các mỏ khí tự nhiên và khí đồng hành. Do đó cần phải có một hệ thống tàng trữ và phân phối sản phẩm khí nói chung và khí hoá lỏng ( LPG ) nói riêng một cách hoàn chỉnh và đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ. Đây cũng là vấn đề rất cần được quan tâm khi thiết kế, xây dựng các nhà máy lọc – hoá dầu nhất là trong thời gian tới đây dự án xây dựng khu liên hợp lọc – hoá dầu Nghi Sơn sẽ được tiến hành. Sau khi tìm hiểu, thu thập tài liệu và được sự đồng ý của bộ môn Lọc Hoá Dầu khoa Dầu Khí trường đại học Mỏ - Địa chất em đã lựa chọn đề tài cho đồ án tốt nghiệp của mình là “ Tìm hiểu và tính toán thiết kế bồn chứa LPG dung tích 420 m3”. Nội dung của đồ án bao gồm các vấn đề chính là: - Tổng quan về công nghiệp dầu khí ở Việt Nam - Giới thiệu chung về LPG và bồn chứa . - Tính toán thiết kế một bể chứa propan dung tích 420 m3. - An toàn phòng chống cháy nổ đối với khu bồn bể chứa LPG và trong các nhà máy lọc hóa dầu. Trong quá trình làm đồ án, do thời gian có hạn và nhũng hiểu biết của em còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em rất mong nhận được sư giúp đỡ của quý thầy cô và ý kiến đóng góp của các bạn cùng lớp để đồ án của em được hoàn thiện hơn. Thông qua đồ án này em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo trường đại học Mỏ - Địa chất, các thầy cô giáo trong bộ môn Lọc Hóa Dầu khoa Dầu khí, đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến giáo viên hướng dẫn – TS Nguyễn Thị Bình đã tận tình giúp đỡ em tiến hành thực hiện và thu thập số liệu cần thiết để em hoàn thành bản đồ án này.

doc49 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3429 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tìm hiểu và tính toán thiết kế bồn chứa LPG dung tích 420 m3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Đã từ lâu, ở các quốc gia có trữ lượng khí tự nhiên và khí dầu mỏ đáng kể, việc khai thác và đưa vào sử dụng khí đã đem lại một nguồn lợi ích kinh tế rất lớn. Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp hoá học trong vài thập kỉ gần đây, kèm theo đó là sự phát triển của ngành dầu khí và công nghệ các sản phẩm hoá dầu, nguồn nguyên liệu từ khí thiên nhiên, khí đồng hành và dầu mỏ đã chuyển ngành tổng hợp hoá học sang tổng hợp hoá dầu. Hiện nay ở Việt Nam, qua nhiều năm thăm dò và tìm kiếm đã tìm ra được rất nhiều mỏ dầu khí, trong đó tiêu biểu phải kể đến các mỏ như mỏ Bạch Hổ, Đại Hùng, Rồng, Lan Tây, Lan Đỏ… và rất nhiều mỏ dầu khí khác. Trong những năm qua việc khai thác tài nguyên từ các mỏ này đã đem lại lợi ích không nhỏ cho nền kinh tế Việt Nam. Dầu thô được khai thác ở quy mô công nghiệp từ năm 1986 nhưng một lượng lớn khí đồng hành vẫn bị đốt bỏ ngay tại mỏ cho đến năm 1997. Hình ảnh những ngọn lửa rực sáng trên các giàn khoan trong đêm đã một thời là hình ảnh nổi tiếng và có phần tự hào về nền công nghiệp dầu khí non trẻ của Việt Nam. Việc xử lý khí đồng hành với khối lượng lớn cần lượng máy móc đồ sộ mà điều kiện khai thác trên biển không cho phép thực hiện. Đến nay, ngành công nghiệp chế biến khí đã phát triển mạnh mẽ do nhu cầu của con người là sử dụng nguồn nguyên liệu sạch và kinh tế khai thác từ các mỏ khí tự nhiên và khí đồng hành. Do đó cần phải có một hệ thống tàng trữ và phân phối sản phẩm khí nói chung và khí hoá lỏng ( LPG ) nói riêng một cách hoàn chỉnh và đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ. Đây cũng là vấn đề rất cần được quan tâm khi thiết kế, xây dựng các nhà máy lọc – hoá dầu nhất là trong thời gian tới đây dự án xây dựng khu liên hợp lọc – hoá dầu Nghi Sơn sẽ được tiến hành. Sau khi tìm hiểu, thu thập tài liệu và được sự đồng ý của bộ môn Lọc Hoá Dầu khoa Dầu Khí trường đại học Mỏ - Địa chất em đã lựa chọn đề tài cho đồ án tốt nghiệp của mình là “ Tìm hiểu và tính toán thiết kế bồn chứa LPG dung tích 420 m3”. Nội dung của đồ án bao gồm các vấn đề chính là: Tổng quan về công nghiệp dầu khí ở Việt Nam Giới thiệu chung về LPG và bồn chứa . Tính toán thiết kế một bể chứa propan dung tích 420 m3. An toàn phòng chống cháy nổ đối với khu bồn bể chứa LPG và trong các nhà máy lọc hóa dầu. Trong quá trình làm đồ án, do thời gian có hạn và nhũng hiểu biết của em còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em rất mong nhận được sư giúp đỡ của quý thầy cô và ý kiến đóng góp của các bạn cùng lớp để đồ án của em được hoàn thiện hơn. Thông qua đồ án này em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo trường đại học Mỏ - Địa chất, các thầy cô giáo trong bộ môn Lọc Hóa Dầu khoa Dầu khí, đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến giáo viên hướng dẫn – TS Nguyễn Thị Bình đã tận tình giúp đỡ em tiến hành thực hiện và thu thập số liệu cần thiết để em hoàn thành bản đồ án này. Em xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày tháng 06 năm 2009 Sinh viên thực hiện Lê Trọng Hùng Chương I : Tổng quan về công nghiệp dầu khí ở Việt Nam 1.1 Khái niệm về khí tự nhiên Khí tự nhiên là tập hợp những hydrocacbon khí CH4, C2H6, C3H8, C4H10… có trong lòng đất. Chúng thường tồn tại trong các mỏ riêng rẽ hoặc tồn tại trên các lớp dầu mỏ. Khí tự nhiên cũng chứa các khí vô cơ như N2, H2S, CO2, khí trơ, mercaptan và hơi nước. Trong nghĩa hẹp, khí tự nhiên được hiểu là khí trong các mỏ ở đó gần như chỉ có khí mà không có dầu. Metan chiếm từ 70 – 98 % thể tích khí tự nhiên. Theo nghĩa rộng, khí tự nhiên được gồm cả khí đồng hành, đó là khí hòa tan trong dầu mỏ hay lượng khí trong các mỏ khí ở trên cùng các mỏ dầu. Metan chiếm từ 48 – 80 % thể tích khí đồng hành. Khí tự nhiên có thể chia thành các loại sau : * Khí không đồng hành : là khí nằm trong các mỏ khí riêng biệt, không nằm trong mỏ dầu. * Khí đồng hành : là các khí nằm trong các mỏ dầu và được tách ra trong quá trình khai thác dầu. Cũng như dầu mỏ, khí tự nhiên là nguồn nguyên liệu, nhiên liệu vô cùng quí giá, gần như không tái sinh, đóng vai trò cực kì quan trọng, nếu không nói là quyết định trong hoạt động kinh tế, sản xuất và trong đời sống của con người trong thời đại văn minh hiện nay. 1.2 Nguồn gốc của dầu và khí Hiện nay người ta chưa biết chính xác nguồn gốc dầu mỏ và khí tự nhiên mà chỉ có thể giải thích bằng các thuyết khác nhau. Trong các thuyết đó, thuyết nguồn gốc hữu cơ là được nhiều người chấp nhận nhất. Theo thuyết này, có lẽ xác thực vật, động vật, mà chủ yếu là các loại tảo phù du sống trong biển đã lắng đọng, tích tụ cùng với các lớp đất đá trầm tích vô cơ xuống đáy biển từ hang triệu năm về trước đã biến thành dầu mỏ, sau đó thành khí tự nhiên. Có thể quá trình lâu dài đó xảy ra theo ba giai đoạn : biến đối sinh học bởi vi khuẩn, biến đổi hóa học dưới tác dụng của các điều kiện địa hóa thích hợp và sự di chuyển tích tụ các sản phẩm trong vỏ trái đất. Giai đoạn biến đổi sinh học : xác động thực vật bị phân hủy bởi các vi khuẩn ưa khí, sau đó bởi các vi khuẩn kị khí trong quá trình trầm lắng dần trong nước biển. Các albumin bị phân hủy nhanh nhất, các hydrat cacbon bị phân hủy chậm hơn. Các khí tạo ra như H2S, NH3, N2, CO, CH4… hòa tan trong nước rồi thoát ra ngoài, phần chất hữu cơ còn lại bị chôn vùi ngày càng sâu trong lớp đất đá trầm tích. Không gian ở đó xảy ra quá trình phân hủy sinh học trên gọi là vùng vi khuẩn. Giai đoạn biển đổi hóa học : ở giai đoạn hóa học tiếp theo, vật liệu hữu cơ còn lại, chủ yếu là các chất lipid, nhựa, sáp, terpen, axit béo, axit humic tham gia các phản ứng hóa học dưới tác dụng xúc tác của các chất vô cơ trong đất đá ở điều kiện áp suất lớn hàng trăm, thậm chí hàng nghìn atmotphe, ở một vài trăm độ bách phân. Các chất vô cơ khác nhau, đặc biệt là các aluminosilicat, có thể đóng vai trò chất xúc tác. Quá trình biến đổi hóa học xảy ra vô cùng chậm. Càng xuống sâu, thời gian càng lớn, sự biến đổi đó càng xảy ra sâu xa. Phản ứng chủ yếu xảy ra trong giai đoạn hóa học là phản ứng cracking, trong đó mạch cacbon của phân tử chất hữu cơ bị đứt gãy dần. Kết quả là các chất hữu cơ đơn giản hơn, chủ yếu là các hydrocacbon, sinh ra ngày càng nhiều. Đồng thời với việc xảy ra các phản ứng cracking phân hủy đó là quá trình ngưng tụ, kết hợp một số chất hữu cơ tương đối đơn giản vừa tạo thành để tạo ra các chất hữu cơ phức tạp hơn : các chất nhựa, asphalten. Các chất nhựa, asphalten tan kém, nặng hơn, nên phần lớn bị kết tủa, sa lắng, phần ít còn lại lơ lửng, phân tán trong khối chất lỏng hydrocacbon sinh ra bởi quá trình cracking. Tập hợp các phản ứng địa hóa đó đã biến dần các vật liệu hữu cơ thành dầu mỏ và khí tự nhiên. Như vậy có thể coi khí tự nhiên là sản phẩm của quá trình phân hủy hóa học của dầu mỏ, do đó mỏ khí tự nhiên thường ở sâu hơn mỏ dầu, tuổi của khí tự nhiên thường cao hơn tuổi của dầu mỏ. Dầu mỏ càng già sẽ càng nhẹ đi, càng chứa nhiều chất ít phức tạp, càng biến nhiều thành khí. Giai đoạn di chuyển tích tụ tạo thành mỏ : dầu mỏ đang được tạo thành ở dạng hỗn hợp lỏng có thể bị di cư từ chỗ này sang chỗ khác dưới tác dụng vận động của vỏ trái đất. Chúng thẩm thấu, chui qua các lớp đất đá xốp, chúng chảy theo các khe nứt và có thể bị tập trung, bị giữ trong những tầng đá đặc khít, tạo ra các túi dầu mà ta thường gọi là các mỏ dầu. Trong các mỏ dầu các quá trình hóa học vẫn tiếp tục xảy ra, dầu vẫn liên tục biến thành khí, tạo ra các mỏ khí. Quá trình hình thành dầu và khí xảy ra rất chậm, kéo dài hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu năm rồi và vẫn đang xảy ra, do đó tuổi của dầu mỏ, của khí tự nhiên là rất lớn. 1.3 Thành phần của khí tự nhiên Người ta phân thành phần của khí thiên nhiên và khí đồng hành ra làm hai nhóm : nhóm các hợp chất hydrocacbon và nhóm các hợp chất phi hydrocacbon. 1.3.1 Các hợp chất hydrocacbon Hàm lượng các cấu tử chủ yếu là khí metan và đồng đẳng của nó như : C2H6, C3H8, C4H10, iC4H10, ngoài ra còn có một ít hàm lượng các hợp chất C5, C6 . Hàm lượng các cấu tử trên thay đổi theo nguồn gốc của khí. Đối với khí thiên nhiên thì cấu tử chủ yếu là metan còn các cấu tử nặng hơn như C3, C4 là rất ít và thành phần của khí trong một mỏ ở bất kì vị trí nào đều như nhau, nó không phụ thuộc vào vị trí khai thác. Đối với khí đồng hành thì hàm lượng các cấu tử C3 , C4 cao hơn và thành phần của nó phụ thuộc vào vị trí khai thác và thời gian khai thác. 1.3.2 Các hợp chất phi hydrocacbon Ngoài các thành phần chính là hydrocacbon, trong khí thiên nhiên và khí đồng hành còn chứa các hợp chất phi hydrocacbon như : CO2, N2, H2S, He, Ar, Ne...Trong đó cấu tử thường chiếm nhiều nhất là N2. Đặc biệt, có những mỏ khí chứa hàm lượng He khá cao, như các mỏ khí thiên nhiên ở Mỹ. Ví dụ mỏ Kandas chứa 1,28 % He, mỏ Texas chứa 0,9 % He. 1.4 Phân loại khí tự nhiên 1.4.1 Phân loại theo nguồn gốc hình thành : người ta chia thành ba loại: * Khí thiên nhiên : là các khí chứa trong các mỏ riêng biệt mà thành phần chủ yếu là metan ( 80 – 95 %, có mỏ lên đến 99 %), còn lại là các khí khác như etan, propan, butan... * Khí đồng hành : là khí nằm trong dầu. Khi khai thác dầu, có sự giảm áp ta sẽ thu được khí này. Thành phần chủ yếu vẫn là metan nhưng hàm lượng cấu tử nặng hơn ( C2+) tăng lên đáng kể . * Khí ngưng tụ : thực chất là dạng trung gian giữa dầu và khí, bao gồm các hydrocacbon như propan, butan... 1.4.2 Phân loại theo hàm lượng khí axit Theo cách phân loại này ta có hai loại khí như sau : * Khí chua : là khí có hàm lượng H2S > 1% thể tích, và hàm lượng CO2 > 2 % thể tích. * Khí ngọt : là khí có hàm lượng các khí axit ít : H2S < 1% thể tích, và hàm lượng CO2 < 2 % thể tích. 1.4.3 Phân loại theo hàm lượng C3+ Theo cách phân loại này thì có hai loại khí : khí béo và khí gầy. Khí béo : là khí có hàm lượng C3+ > 150 g/ cm3 , có thể sản xuất ra khí tự nhiên hóa lỏng LNG ( liquefied natural gas), khí dầu mỏ hóa lỏng (liquefied petroleum gas) và sản xuất một số hydrocacbon riêng biệt cho công nghệ tổng hợp hữu cơ hóa dầu. Khí gầy : là khí có hàm lượng C3+ < 50 g/ cm3 , dùng làm nhiên liệu cho công nghiệp và sưởi ấm. 1.4.4 Phân loại theo hàm lượng C2+ : có hai loại * Khí khô : là khí có hàm lượng C2+ < 10% thể tích . * Khí ẩm : là khí có hàm lượng C2+ > 10% thể tích. 1.5 Sơ lược các ứng dụng của sản phẩm khí Khí dầu mỏ có ứng dụng rất rộng rãi trong công nghiệp và trong đời sống : dùng cho sản xuất điện, cho các hộ công nghiệp, cho sản xuất phân urê, cho hóa chất, cho tiêu thụ trong gia đình, cho giao thông vận tải. 1.5.1 Sử dụng làm nhiên liệu Ở nhiều nước đã dùng khí để phát điện ( chiếm 70 – 80 % sản lượng khí) bằng các nhà máy điện chạy bằng tuabin khí, tuabin khí chu trình hỗn hợp. Trong các ngành công nghiệp khác có thể sử dụng trong các lò đốt trực tiếp trong các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, luyện cán thép, sản xuất đồ gốm, thủy tinh cao cấp, sản xuất hơi cho các mục đích sấy, tẩy rửa... và yêu cầu công nghệ khác của các nhà máy chế biến thực phẩm, dệt, sợi... Trong giao thông vận tải LPG / CNG ( khí tự nhiên nén) có thể thay thế các loại nhiên liệu được sử dụng trước đây là xăng, diesel cho các loại xe ô tô. Nó là loại nhiên liệu sạch, ít gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra khí còn làm chất đốt lý tưởng dùng cho đun nấu trong gia đình và các dịch vụ ( khách sạn, nhà hàng) khí còn dùng cho các hệ thống sưởi ấm hoặc điều hòa nhiệt độ ở những trung tâm lớn. 1.5.2 Sử dụng khí làm nguyên liệu * Sản xuất phân đạm urê cho nông nghiệp, chất nổ cho khai khoáng và quốc phòng. * Sản xuất metanol bán sản phẩm, từ đó có thể điều chế ra MTBE ( là một loại phụ gia tăng chỉ số octan cho xăng thì chì, giảm độc hại môi trường ), sợi tổng hợp; metanol là nguyên liệu chính để sản xuất nhiều sản phẩm công nghiệp quan trọng như fomalin, axeton, metyl metacylat (MMA),dymetyltelephtalat( DMT), olefin... * Sản xuất sắt xốp theo công nghệ hoàn nguyên trực tiếp thay cho phương pháp cốc hóa than truyền thống. * Đặc biệt có thể sử dụng rộng rãi trong công nghiệp hóa dầu, để từ đó sản xuất các loại chất dẻo PVC, PE, sợi tổng hợp PA, PES, sơn tổng hợp, chất tẩy rửa tổng hợp... 1.6 Tổng quan về thị trường khí Việt Nam 1.6.1 Tiềm năng khí Việt Nam Trữ lượng khí tại Việt Nam được đánh giá là rất lớn, lượng khí tiềm năng dự đoán vào khoảng 3 – 4,5 tỉ m3 quy dầu, các mỏ khí phân bố rộng rãi từ Bắc đến Nam trong đó chủ yếu tập trung tại hai vùng trũng Nam Côn Sơn và Sông Hồng. Bể Sông Hồng : trữ lượng tiềm năng thu hồi khoảng 550 – 700 triệu tấn quy dầu trong đó chủ yếu là khí, chiếm 14 % tổng tiềm năng của Việt Nam. Đến nay đã phát hiện 250 tỉ m3 khí, chủ yếu là CO2, do đó tiềm năng kinh tế thấp. Bể Phú Khánh : tiềm năng 300 – 700 triệu tấn quy dầu, chiếm 10% trữ lượng tiềm năng của Việt Nam. Bể Cửu Long : được đánh giá có trữ lượng tiềm năng lớn nhất 700 – 800 triệu m 3 quy dầu, chiếm 20%. Trong đó bao gồm 270 triệu tấn dầu, 56 tỉ m3 khí đồng hành. Hiện đang khai thác mỏ Bạch Hổ ( 1986 ), mỏ Rồng ( 1994), mỏ Rạng Đông ( 1998 ) và mỏ Ruby ( 1998 ). Tính đến tháng 12/ 2004 từ bể Cửu Long khai thác được hơn 100 triệu tấn dầu và khoảng 11 tỉ m3 khí. Bể Nam Côn Sơn : có trữ lượng 650 – 750 triệu tấn quy dầu, chiếm 17 % tổng tiềm năng trong đó lượng khí chiếm 35 – 38 % trữ lượng. Theo đánh giá trữ lượng của bể bao gồm 74 triệu tấn dầu, 15 tỉ m3 khí đồng hành, 159 tỉ m3 khí không đồng hành và 23 triệu tấn condensat. Đặc điểm ưu việt là lượng CO2 chiếm không đáng kể. Hiện đang khai thác mỏ Lan Tây, Lan Đỏ. Bể Malay – Thổ Chu : tiềm năng của bể chiếm khoảng 5% ( 150 – 230 triệu tấn quy dầu), trong đó có 12 triệu tấn dầu, 3 tỉ m3 khí đồng hành, 13 tỉ m3 khí không đồng hành và 2 triệu tấn condensat. Tuy nhiên lượng khí tại bể này cũng bị nhiễm khí CO2. Bể Vũng Mây : tiềm năng vào khoảng 1 – 1,5 tỉ m3 khí quy dầu, chiếm 30% tổng lượng khí Việt Nam, chủ yếu trong bể là khí. Bề mặt tiềm năng, hai bể Nam Côn Sơn và Sông Hồng có triển vọng về khí và bể Cửu Long có triển vọng về dầu nhưng đồng thời cũng có một lượng khí đồng hành rất lớn. Ngoài ra còn có ba mỏ khí phát hiện tại Đà Nẵng, trong đó có 2 mỏ lớn có trữ lượng khai thác dự báo khoảng 700 tỉ m3 , tuy nhiên lượng CO2 trong bể cũng khá cao do đó tiềm năng kinh tế cũng thấp. Bảng 1.1 Trữ lượng khí tiềm năng ( nguồn Petro Việt Nam ) Bể Khí ( tỉ m3 ) Đồng hành Không đồng hành Nam Côn Sơn 4 158 Cửu Long 40 - Malay – Thổ Chu 13 - Sông Hồng - 200 Bể khác - 2 Tổng 57 360 1.6.2 Tình hình khai thác và sử dụng khí ở Việt Nam Phải tới ngày 30/4/1995, dòng khí đốt đầu tiên mới được đưa vào sử dụng. Đây là sự kiện có ý nghĩa đánh dấu bước khởi đầu cho một ngành công nghiệp mới – công nghiệp khí đốt Việt Nam. Hiện tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đang thực hiện một số công trình khai thác cũng như chế biến các sản phẩm dầu và khí, bên cạnh đó một số dự án có quy mô lớn đang được tiến hành, ngoài ra hiện tại cũng còn một số dự án đang chờ chính phủ phê duyệt. Chúng ta có thể điểm qua một số công trình và dự án trọng điểm sau : Mỏ Bạch Hổ : từ năm 1993 – 1995, hệ thống đường ống dẫn khí ngoài khơi được hoàn thành, dẫn khí đồng hành từ mỏ Bạch Hổ vào bờ với công suất 1 triệu m3 khí/ ngày, vận chuyển vào nhà máy điện Bà Rịa thay thế cho 180 nghìn tấn dầu DO/ năm và đã được mở rộng vào năm 1997 nâng công suất lên 3 triệu m3 / ngày cung cấp đồng thời cho nhà máy điện Phú Mỹ 2. Hiện nay, sản lượng khí từ hệ thống này đã trên 5 triệu m3/ngày. Bên cạnh đó, dự án nhà máy GPP Dinh Cố hoàn thành vào tháng 11/ 1998 đã khởi động cho lĩnh vực chế biến khí ở Việt Nam, tận dụng nguồn khí hóa lỏng đáp ứng cho nhu cầu nhiên liệu dân dụng. Khí thiên nhiên Nam Côn Sơn đã đưa được vào bờ với năng suất ổn định 2,7 tỉ m3 khí / năm cho thị trường công nghiệp và trong tương lai đảm bảo cung cấp 7 – 8 tỉ m3 khí/ năm. Chương trình khí Tây Nam : sản lượng khí từ năm 2003 vào khoảng 2,5 tỉ m3 khí/ năm, khai thác ổn định 15 – 17 năm với trữ lượng xác minh 45 tỉ m3 ( tiềm năng 60 tỉ m3 ) với mục tiêu phát triển đồng bằng sông Cửu Long, đến 2010 vùng này sản xuất được 1200 – 1300 MW, xây dựng hệ thống ống dẫn khí dài 500 km và các nhà máy điện môn ( 60 MW ), Sóc Trăng ( 475 MW), và xây dựng một tổ hợp điện đạm ở Cà Mau, hoàn tất vào năm 2008 – 2010 . Hiện nay, bên cạnh các dự án khai thác khí, Petro Việt Nam đang triển khai dự án đường ống Phú Mỹ – TP Hồ Chí Minh với công suất 2 tỉ m3 khí/ năm, vốn đầu tư khoảng 70 triệu USD sẽ vận chuyển một phần khí từ bể Cửu Long và Nam Côn Sơn bề cung cấp cho các nhà máy điện Hiệp Phước, Thủ Đức và các khu công nghiệp dọc tuyến ống. Tuyến ống được thiết kế ba đoạn : Phú Mỹ – Nhơn Trạch ( dài 35,6 km), Nhơn Trạch – Hiệp Phước ( 11,09 km) xuất phát từ nhà máy phân phối khí Phú Mỹ. 1.6.3 Nhu cầu sử dụng khí ở Việt Nam Ở Việt Nam khí được sử dụng chủ yếu vào các ngành : sản xuất điện, công nghiệp, nhiên liệu dân dụng, sản xuất phân bón hóa học... 1.6.3.1 Nhu cầu khí cho ngành điện Nhu cầu về điện năng tiêu thụ là rất lớn, cứ bình quân khi thu nhập đầu người tăng 1 % thì cần tăng 2 – 3 % năng lượng. Từ cuối thập niên 80 nhu cầu về điện tăng khoảng 12 – 15 % /năm và khi đường dây 500 KV Bắc Nam hình thành, nhu cầu tăng vọt lên 20%/ năm, do đó hiện tại ngành điện phía Nam vẫn còn nhiều khó khăn đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng tăng theo tốc độ phát triển kinh tế. Việc xây dựng mới các nhà máy thủy điện còn nhiều hạn chế trong khi việc sử dụng khí thiên nhiên làm nguồn nhiên liệu lại thể hiện nhiều ưu việt so với các nguồn nhiên liệu khác: Thứ nhất : sử dụng khí cho phát điện có các thuận lợi về mặt công nghệ và vận hành. Về công nghệ, có thể đáp ứng được cho các tổ máy có công suất cao, và về vận hành cho phép khởi động máy nhanh, vận hành đơn giản và có độ tin cậy cao. Thứ hai : giảm chi phí đầu tư, chi phí vận hành và bảo dưỡng. Trong khi đầu tư cho nhà máy điện nguyên tử là 3000 USD/ KW thì công suất đầu tư cho nhà máy nhiệt điện tuabin khí chu trình hỗn hợp thấp hơn nhiều, chỉ khoảng 500 USD/ KW. Thứ ba : thời gian xây dựng cho nhà máy điện chạy khí ngắn hơn và không chiếm nhiều diện tích . Thứ tư : hiệu suất nhiệt của nhiệt điện khí cao, đạt trên 60% trong khi hiệu suất nhiệt điện than và