Đồ án Tìm hiểu về các loại khóa kéo sử dụng trong ngành công nghiệp may Phần chuyên môn: Tổ chức triển khai sản xuất trên dây chuyền may

Khóa kéo có thể được chia thành 3 phần: dây khoá, răng khóa và củ khóa. Ngoài ra khóa có 2 bộ phận nhỏ là chốt trên và chốt dưới .Hình 1.1: Cấu tạo khóa - Củ khóa: Củ khóa kết hợp hoặc tách các răng khóa khi khóa đóng hoặc mở. Củ khóa gồm có: Chốt khóa, tay kéo, miệng, vai. một số loại củ khóa có thêm phần cam ở tay kéo để tăng độ bền và sự thuận tiện cho người sử dụng Hình 1.2 Cấu tạo củ khóa - Răng khóa: là những bộ phận trên 2 bên dây khóa. Răng khóa liên kết với nhau hoặc tách ra khi củ khóa đi qua. - Dây khóa: Đây là một loại băng được dùng riêng cho khóa. Dây khóa thường được là từ polyester, nhưng cũng tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Dây khóa cũng có thể làm từ sợi tổng hợp, sợi vinyl hoặc sợi bông.

doc81 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 5061 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tìm hiểu về các loại khóa kéo sử dụng trong ngành công nghiệp may Phần chuyên môn: Tổ chức triển khai sản xuất trên dây chuyền may, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --------------- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------ NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thế Hưng tô đậm Số hiệu sinh viên: 2005C199 Khoá: K50 Khoa: CN Dệt- May và TT Ngành: Công nghệ May Đầu đề thiết kế: Phần chuyên đề: Tìm hiểu về các loại khóa kéo sử dụng trong ngành công nghiệp may Phần chuyên môn: Tổ chức triển khai sản xuất trên dây chuyền may tô đậm Các số liệu ban đầu: Đơn hàng được triển khai sản xuất trên dây chuyền may của công ty Maxport. Tài liệu khách hàng chuyển giao gồm: mẫu mỏng các cỡ, tỷ lệ cỡ số và màu sắc, bản vẽ mô tả sản phẩm và yêu cầu kĩ thuật, bảng thông số kích thước thành phẩm Nội dung các phần thuyết minh và tính toán: Giới thiệu chung về các loại khóa kéo Đặc điểm và phân loại các loại khóa kéo Xác định các dữ liệu ban đầu và nhiệm vụ thiết kế Xây dựng tài liệu kỹ thuật Tổ chức triển khai sản xuất trên dây chuyền may Các bản vẽ, đồ thị: Sơ đồ quy trình công nghệ may sản phẩm Sơ đồ kế hoạch sản xuất và mặt bằng bố trí thiết bị của dây chuyền may Biểu đồ phụ tải và các thông số kỹ thuật của dây chuyền may Họ và tên cán bộ hướng dẫn: Nguyễn Thị Thuý Ngọc Ngày giao nhiệm vụ đồ án: 22/02/2010 Ngày hoàn thành đồ án: 04/6/2010 Ngày 04 tháng 6 năm 2010 Chủ nhiệm Bộ môn Cán bộ hướng dẫn (Ký, ghi rõ hộ tên) (Ký, ghi rõ hộ tên) Nguyễn Thị Thúy Ngọc Sinh viên đã hoàn thành và nộp đồ án tốt nghiệp ngày 04 tháng 6 năm 2010. Người duyệt (Ký, ghi rõ hộ tên) Lời cảm ơn Đồ án tốt nghiệp là sản phẩm đúc kết lại toàn bộ kiến thức qua quá trình học tập và nghiêm cứu của mỗi sinh viên sau những năm ngồi trên giảng đường đại học. Cũng là sự thể hiện kiến thức mà sinh viên tiếp nhận được qua các bài giảng, bài tập lớn, đồ án môn học và nhiều tài liệu phục vụ trong suốt thời gian học. Việc hoàn thành đồ án không chỉ là mốc đánh dấu kết thúc việc học trong nhà trường mà còn là sự chuẩn bị sẵn sàng về kiến thức của sinh viên để bước sang giai đoạn làm việc - ứng dụng kiến thức, kỹ năng có được vào công việc thực tế. Đồ án tốt nghiệp của em với hai nhiệm vụ chính: - Xây dựng bộ dữ liệu về khóa kéo sử dụng trong ngành công nghiệp may - Triển khai sản xuất đơn hàng áo jắc- két nam Trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp, em cũng gặp rất nhiều khó khăn, bỡ ngỡ. Nếu không có sự hướng dẫn và động viên của rất nhiều người có lẽ em sẽ khó hoàn thiện đồ án tốt nghiệp của mình. Em xin tỏ lòng biết ơn chân thành đến: Cô Nguyễn Thị Thúy Ngọc, người trực tiếp chỉ dạy và hướng dẫn em hoàn thiện đồ án tốt nghiệp này. Cô đã tạo điều kiện, giúp đỡ và chỉ cho em thấy những thiếu sót của mình trong suốt thời gian làm đồ án. Đồng thời em muốn gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong Khoa công nghệ Dệt May và Thời Trang trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập tại trường. Và cuối cùng em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ em về mọi mặt để em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này. Do còn hạn chế về kiến thức nên đồ án của em không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để em có thể hoàn thiện kiến thức của mình hơn. Em xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC Phần chuyên đề: Xây dựng bộ dữ liệu về khóa kéo sử dụng trong ngành công nghiệp maytô đậm Chương 1- Giới thiệu chung về các loại khóa kéo 7 1.1. Giới thiệu chung về cấu trúc các loại khóa kéo 7 1.2. Phân loại khóa kéo 8 1.2.1. Phân loại theo vật liệu làm răng khóa 8 1.2.2. Phân loại theo cấu tạo 10 1.2.3. Phân loại theo kích thước răng khóa 11 1.2.4. Phân loại theo củ khóa 12 1.2.5. Một số loại khóa đặc biệt 14 1.3. Hệ thống mã hóa 15 Phần chuyên môn: Triển khai sản xuất đơn hàng áo jắc- két namtô đậm Chương 2-Nghiên cứu đơn hàng và điều kiện sản xuất 2.1. Dữ liệu về đơn hàng 18 2.1.1. Đặc điểm cấu trúc sản phẩm 18 2.1.2. Đặc điểm đơn hàng 19 2.2. Điều kiện sản xuất 21 2.2.1. Đặc điểm về lao động 21 2.2.2. Đặc điểm về thiết bị 22 2.3. Xác định nhiệm vụ thiết kế 24 2.3.1 Nhiệm vụ sản xuất 24 2.3.2 Sản xuất 25 Chương 3-Xây dựng tài liệu kỹ thuật 27 3.1. Phân tích sản phẩm 27 3.2. Xây dựng định mức vật liệu 32 3.2.1. Giác sơ đồ 32 3.2.2. Xây dựng định mức vật liệu chính 39 3.2.3. Xác định định mức phụ liệu 40 3.2.4. Xác định định mức chỉ 41 3.3. Xây dựng quy trình công nghệ sản xuất 44 3.3.1. Quy trình cắt 44 3.3.2 Quy trình may 48 3.3.3 Quy trình hoàn tất 56 3.4. Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm 59 3.5. Lập kế hoạch sản xuất 59 3.5.1 Kế hoạch chuẩn bị sản xuất 59 3.5.2 Lập kế hoạch nhập nguyên vật liệu và giao hàng 59 3.5.3 Lập kế hoạch cắt 60 3.5.4 Lập kế hoạch may 65 3.5.5 Lập kế hoạch hoàn tất, đóng gói 66 Chương 4- Tổ chức triển khai sản xuất trên dây chuyền may 67 4.1. Xác định các thông số chuyền may 67 4.1.1. Chọn hình thức tổ chức chuyền 67 4.1.2. Xác định công suất chuyền 68 4.1.3 Xác các thông số cơ bản của chuyền may 68 4.2. Tổ chức phối hợp các nguyên công 69 4.2.1 Các yêu cầu khi xây dựng nguyên công tổ chức 69 4.2.2 Xây dựng nguyên công phối hợp, xác định số lượng công nhân và nhịp riêng của nguyên công 70 4.2.3 Chính xác thông số của chuyền 73 4.3 Phân công lao động trên chuyền 75 4.3.1 Quy hoạch chỗ làm việc 75 4.3.2 Sắp xếp chỗ làm việc và bố trí mặt bằng dây chuyền 77 Phần chuyên đề Tìm hiểu về các loại khóa kéo sử dụng trong ngành công nghiệp may Chương 1- Giới thiệu chung về các loại khóa kéo 1.1. Giới thiệu chung về cấu trúc các loại khóa kéo Khóa kéo có thể được chia thành 3 phần: dây khoá, răng khóa và củ khóa. Ngoài ra khóa có 2 bộ phận nhỏ là chốt trên và chốt dưới Dây khóa Răng khóa củ khóa chốt khóa trên chốt khóa dưới . Hình 1.1: Cấu tạo khóa - Củ khóa: Củ khóa kết hợp hoặc tách các răng khóa khi khóa đóng hoặc mở. Củ khóa gồm có: Chốt khóa, tay kéo, miệng, vai. một số loại củ khóa có thêm phần cam ở tay kéo để tăng độ bền và sự thuận tiện cho người sử dụng Hình 1.2 Cấu tạo củ khóa - Răng khóa: là những bộ phận trên 2 bên dây khóa. Răng khóa liên kết với nhau hoặc tách ra khi củ khóa đi qua. - Dây khóa: Đây là một loại băng được dùng riêng cho khóa. Dây khóa thường được là từ polyester, nhưng cũng tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Dây khóa cũng có thể làm từ sợi tổng hợp, sợi vinyl hoặc sợi bông. 1.2. Phân loại khóa kéo 1.2.1. Phân loại theo vật liệu làm răng khóa a. Khóa răng kim loại (metal): Kim loại dùng làm răng khóa thường là đồng, kẽm. Những vật liệu này được chọn vì chúng có độ bền cao, chịu được nước và có khả năng chống oxi hóa cao. - Các cỡ răng thường gặp: Số 3 Số 4 Số 5 Số 7 Số 8 Số 10 Số 3 Số 4 Số 5 Số 8 Hình 1.3. Một số kích thước răng khóa thường gặp Một số màu sắc thường gặp: Màu nhôm Màu đồng thau Màu Đen Vàng oxi hóa Bạc oxi hóa Màu nikel Hình 1.4 Một số màu khóa kim loại thường gặp b. Khóa răng nhựa (coil): Khóa có răng nhựa thường có màu sắc đa dạng hơn. Khóa răng nhựa dễ chế tạo và có độ bền cao. Số 1 Số 2 Số 3 Số 4,5 Số 5 Số 8 Số 10 Hình 1.5 Khóa răng nhựa c. Các loại răng vislon: Các loại khóa răng vislon có răng chủ yếu được làm từ nhựa, nhưng cấu tạo răng to hơn so với khóa răng coil và vật liệu làm răng cứng hơn. Khóa răng vislon có thể được xem như sụ kết hợp giữa khóa răng metal và khóa răng coil Số 3 Số 4 Số 5 Số 8 Số 10 Số 15 Hình 1.6. Khóa răng vislon 1.2.2. Phân loại theo cấu tạo: Tùy theo yêu cầu và chức năng sử dụng, khóa có nhiều kiểu cấu tạo đa dạng, được thể hiện trong hình 1.7: (a) (b) (c) (d) (e) Hình 1.7. Phân loại khóa theo cấu tạo a: Khóa có chốt chặn ở cuối không mở được b: khóa có chốt chặn ở cuối có thể mở được c: Khóa có 2 củ khóa quay đầu vào nhau, 1 chốt chặn có thể mở, 1 chốt không thể mở được. d: Khóa có 2 củ khóa quay đuôi vào nhau. 2 chốt chặn không mở được. e: Khóa có 2 củ khóa quay đuôi vào nhau. 2 chốt chặn đều có thể mở được. 1.2.3. Phân loại theo kích thước răng khóa Răng khóa có nhiều kích thước khác nhau phụ thuộc vào yêu cầu của người sử dụng. Kích thước răng khóa thường được kí hiệu bằng số. Thường gặp là các số: 3, 4, 5, 7, 8, 10, 15. Số càng lớn thì kích thước răng càng to. Số 1 Số 2 Số 3 Số 4 Số 5 Số 7 Số 8 Số 10 Số 15 Hình 1.8. Một số kích thước răng khóa 1.2.4. Phân loại theo củ khóa Chức năng của khóa phụ thuộc rất nhiều vào củ khóa. Các loại củ khóa thường gặp: Củ khóa không chốt: Tay kéo không khóa ở bất kỳ vị trí nào trên thân khóa. Củ khóa không có chế độ khóa. Củ khóa chốt tự động: củ khóa sẽ tự động đóng chốt khi không có lực tác động lên củ khóa Củ khóa chốt không tự động: khi tay kéo khóa hạ xuống, chốt khóa đóng lại. Khi tay kéo khóa được nâng lên, chốt khóa mở ra. Củ khóa có chốt ghim (pin lock): Trên củ khóa có chốt nằm trên tay kéo mà có thể cài vào thân của củ khóa. Người sử dụng có thể đóng chốt bằng cách ấn ghim chốt vào thân củ khóa. Củ khóa đảo chiều: Tay kéo chuyển động xoay quanh đường ray nằm trên củ khóa. Khóa có thể đóng hoặc mở từ phía trước hoặc phía sau Củ khóa có chìa khóa: có thể sử dụng chìa khóa để mở hoặc khóa chốt của củ khóa: - Củ khóa có 2 tay kéo: Có thể mở hoặc đóng khóa từ 2 phía trước và sau; Củ khóa khóa bằng tay: khi chốt nhỏ ở cuối thân củ khóa bị bẻ cong xuống, củ khóa bị khóa lại. - Củ khóa làm bằng nhựa: răng khóa được làm bằng kim loại 1.2.5. Một số loại khóa đặc biệt - Khóa có tay kéo làm bằng cao su - Khóa vislon có phần chân răng được bổ sung thêm phần đuôi được gắn vào dây khóa làm tăng độ bền và tạo yếu tố thẩm mỹ cho khóa - Khóa răng làm bằng kim loại nhưng hình dạng như răng nhựa (coil) Khóa có dây khóa được trang trí màu sắc, tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm: Khóa có dây được tráng phủ PU, tạo khả năng chống thấm, được sử dụng rộng rãi trong sản xuất hàng thể thao. 1.3 Hệ thống mã hóa: Tài liệu mã hóa cho một kiểu khóa kéo được thể hiện như sau: Hình 1.9. Kết cấu hệ thống mã hóa củ khóa Trong đó: 1: Thể hiện kích thước răng và vật liệu 2: Thể hiện thông số về củ khóa: D: Thể hiện vật liệu làm củ khóa A: Chức năng của củ khóa DR 15: Thể hiện thông số tay kéo khóa 3: Mô tả chi tiết củ khóa. - Bảng mã hóa vật liệu làm củ khóa Mã Vật liệu A Đồng pha nhôm B Đồng D Hợp kim kẽm G Đồng thau K Đồng thau (dùng cho những loại khóa to) N Nylon S Không gỉ T PBT (poly butylene torephthalate) - Bảng mã hóa chức năng củ khóa: Mã Chức năng củ khóa Hình vẽ mô tả F Không khóa P Khóa bằng nẫy C Khóa bằng cam N Khóa bằng nẫy trên rãnh răng vảo củ khóa (notch) A Khóa tự động D 2 tay kéo, Khóa bằng nẫy trên rãnh răng vảo củ khóa W 2 tay kéo, củ khóa không có chế độ khóa X 2 tay kéo, khóa tự động R Củ khóa 2 mặt, khóa bằng nẫy trên rãnh răng vảo củ khóa U Củ khóa 2 mặt, khóa tự động K Củ khóa có chìa khóa Z Khóa bằng tay PHẦN CHUYÊN MÔN Triển khai sản xuất đơn hàng áo jắc-két nam Chương 2- Nghiên cứu đơn hàng và điều kiện sản xuất 2.1. Dữ liệu về đơn hàng Đơn hàng gia công của công ty: Maxport. Khách hàng : ODLO. Mã hàng: 522042. Ký hiệu:S10P04.Chủng loại sản phẩm:Jacket nam .Số lượng sản phẩm:1690 Số lượng cỡ: 4 cỡ (S-M-L-XL).Số lượng màu:3 màu. Thời hạn sản xuất: từ 15/3/2010 – 21/4/2010 2.1.1. Đặc điểm cấu trúc sản phẩm: Hình 2.1: hình vẽ mô tả sản phẩm Aó khoác ngoài một lớp, kiểu dáng xuông thẳng, khoá nẹp kéo suốt dọc theo nẹp áo Thân trước gồm 3 mảnh: thân trước, cầu vai và đề cúp sườn áo. Kéo khoá từ cửa gấu lên đến hết cổ áo. Thân sau được chia làm 3 phần: thân trên, thân dưới và đề cúp sườn áo. Phần để cúp được chia thành 2 phần, phần trên kéo dài qua khủy tay và thân trước, phần đề cúp dưới chỉ xuất hiện ở phần thân sau. Tay áo được chia làm nhiều mảnh, cửa tay có phần đề cúp. Tay trái có khóa kéo giọt nước ở bắp tay. - Cổ áo bo cao 2.1.2. Đặc điểm đơn hàng: Tài liệu của khách hàng bao gồm: - Mẫu mỏng các cỡ (S, M, L, XL) - Bảng tỷ lệ cỡ số và màu sắc - Bản vẽ kỹ thuật mô tả sản phẩm và yêu cầu kĩ thuật sản phẩm - Bảng thông số kích thước thành phẩm Bảng 2.1. Tỷ lệ số lượng cỡ số và màu sắc Đơn vị: Chiếc Màu Ký hiệu S M L XL Tổng Black 15000 120 300 360 240 1020 Estate blue 20400 40 120 150 90 400 Methyl blue 25800 30 90 90 60 270 Tổng 195 510 600 390 1690 * Các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm: a. Yêu cầu ngoại quan: - Bề mặt sản phẩm phải phẳng đều, sạch sẽ, không có đầu chỉ, xơ vải, vết bẩn, phấn, đánh dấu. - Màu sắc các chi tiết trên một sản phẩm phải giống nhau, cùng chiều canh sợi. - Các chi tiết phải đảm bảo tính đối xứng, cân xứng: cổ, cầu vai, đề cúp sườn - Vải không bị lỗi. - Bề mặt sản phẩm không được phồng, rộp, co dúm và bề mặt phải phẳng đều, không bị biến màu. - Sau khi hoàn thành, bề mặt sản phẩm phải được là hơi phẳng. Sản phẩm sau khi là hơi xong phải phẳng mịn, không bị vàng hoặc bóng bề mặt, không gây dúm vặn. - Sản phẩm phải được gấp cân đối và theo đúng khuôn mẫu yêu cầu. Hai đầu vai áo bằng nhau, khóa ở đúng giữa áo gấp. b. Yêu cầu kĩ thuật: - Mật độ mũi chỉ chắp/diễu: 12 mũi/1 inch - Mật độ mũi chỉ vắt sổ : 12 mũi/1 inch - Tất cả dây chun, chun, dây dệt phải đảm bảo đường may 1cm và vải phải cắt bằng nhiệt - Đầu dây lõi chun dùng vải chính hoặc vải 210T để bọc đầu, di bọ khoảng 3/8’ ( khoảng 23 mũi ) - Chỉ diễu trên dùng Epic Tex 40 với vải chính ( A1, A2 , A3,….B ) - Chỉ suốt với vải chính và chỉ vắt sổ/ may vải lót dùng Epic Tex 30. Chỉ di bọ và thùa khuyết dùng Astra 60/3 - Các đường dán phải được cắt xén tự động - Tiêu chuẩn thử nước 3PSI/2 phút. Thử nước sau 5h giặt, nếu không bị ra nước thì tiếp tục giặt thêm 10h nữa. Yêu cầu sau 5h giặt thử nước không bị ra nước và sau 15h giặt băng dán không bị bong. - Chiều đóng khoá: tất cả các khoá đều kéo lên khi đóng Bảng 2.2: thông số kích thước thành phẩm Đơn vi : inch STT Vị trí đo Cỡ Dung sai S M L XL 1 ½ vòng ngực 52.5 55.5 58.5 62.5 1/2 2 ½ vòng gấu 48.5 51.5 54.5 58.5 1/2 3 Dài thân trước 56.5 59.5 62.5 65.5 1/2 4 Dài thân sau 70 73 76 79 1/2 5 Rộng vai con 15.5 16.25 17 18.25 1/2 6 Dài tay 64.5 67.75 70 72.25 1/4 7 Rộng bắp tay 25 25.75 26.5 27.25 1/4 8 ½ cửa tay 11.5 12 12.5 13 1/4 9 Rộng đỉnh cổ 22.5 23 23.5 24 1/4 10 Rộng chân cổ 23.5 24 24.5 25 1/4 11 Cao bản cổ sau 7.5 7.5 7.5 7.5 1/8 12 Khóa chính 63 66 69 72 1/4 13 Khóa túi eo 18 18 18 18 1/4 14 Dài khóa túi lót 10 10 10 10 1/8 15 Dài khóa túi tay 13 13 13 13 1/8 16 Cao bản cổ trước 7 7 7 7 1/4 2.2. Điều kiện sản xuất: 2.2.1. Đặc điểm về lao động * Nơi sản xuất: Tổ 1 phân xưởng 2 công ty may Maxport Cơ cấu chuyền: 1 tổ trưởng, 2 tổ phó, 1 kỹ thuật tổ, 40 công nhân. + Tổ trưởng có trách nhiệm điều hành chung về sản lượng và tiến độ. + Tổ phó chịu trách nhiệm kiểm tra và nhận vật tư (bán thành phẩm và phụ liệu). + Kỹ thuật tổ hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân + Số lao động trong chuyền 42 nữ, 2 nam + Với cấp bậc tay nghề từ bậc 2 đến bậc 4. + Độ tuổi trung bình 27 tuổi. * Trình độ quản lý: Trình độ quản lý nhìn chung tốt, đáp ứng được nhu cầu sản xuất các đơn hàng có độ khó cao. 2.2.2. Đặc điểm về thiết bị Trang thiết bị sử dụng trong chuyền đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm và khả năng hoàn thành nhiệm vụ các đơn hàng có độ khó cao. Việc bố trí thiết bị trên chuyền phụ thuộc vào tính chuyên môn hóa trên sản phẩm, để đảm bảo việc này phải cấp đủ máy cho quá trình hoạt động thực hiện tốt. 10 12 12 13 25 23 22 21 20 18 17 16 15 9 14 16 17 19 14 11 12 11 20 21 22 24 25 24 25 24 24 24 24 24 24 Hình 2.2: Hình vẽ sơ đồ bố trí thiết bị trước khi triển khai sản xuất đơn hàng Thiết bị trên chuyền đang trong tình trạng hoạt động tốt do thường xuyên đuợc bảo dưỡng. Tổ chức chuyên môn hóa cao và luôn được ưu tiên sản xuất đơn hàng jacket phức tạp. Bảng 2.3:Thống kê các thiết bị sử dụng đang có trên chuyền: Chủng loại máy Số lượng 1 kim 27 1 kim xén 8 Máy dán 5 2.3. Xác định nhiệm vụ thiết kế Nguyên phụ liệu và mẫu mã của mã hàng đều do khách hàng cung cấp. Do đó nhiệm vụ chủ yếu của công ty là: - Kiểm tra số lượng và chất lượng của vật liệu - Hoàn chỉnh tài liệu kỹ thuật công nghệ - Lập kế hoạch sản xuất và tổ chức sản xuất 2.3.1.Chuẩn bị sản xuất Do đặc điểm đơn hàng là gia công cho công ty Maxport nên số lượng, mẫu mã và nguyên phụ liệu đều do khách hàng cung cấp. Vì vậy, cần quan tâm chú trọng đến các công việc sau: a). Công tác giao nhận vật liệu - Giao nhận vật liệu + kiểm tra hóa đơn giao nhận vật liệu chính, phụ liệu. + Kiểm tra số lượng nguyên liệu, phụ liệu. - Kiểm tra vật liệu, phụ liệu + Kiểm tra độ dày vải, độ đều màu + Kiểm tra lỗi vải thường gặp: xước bề mặt vải, bỏ mũi chỉ, loang màu, ố màu. - Bảo quản vật liệu + Đưa vật liệu vào kệ, để theo hướng dẫn của kho. - Đếm và cấp phát vật tư xuống từng tổ sản xuất. b). Công tác kỹ thuật sản phẩm Nghiên cứu kỹ thuật sản phẩm, tài liệu của khách hàng. * Xây dựng tài liệu Thiết kế kỹ thuật sản phẩm - Kiểm tra độ chính xác của mẫu mỏng cỡ trung bình bằng phương pháp may mẫu thử, sửa và hiệu chỉnh - Bản vẽ mẫu mỏng cỡ trung bình sau khi hiệu chỉnh mẫu mỏng - Giác mẫu * Xây dựng tài liệu kỹ thuật công nghệ - Xây dựng định mức nguyên phụ liệu. - Xây dựng quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm: +) Quy trình trải vải. +) Quy trình cắt. +) Quy trình đánh số đồng bộ, phối kiện. +) Quy trình may. +) Quy trình treo nhãn, gấp gói, đóng hòm. - Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. - Xây dựng hưỡng dẫn sử dụng sản phẩm 2.3.2. Sản xuất - Lập kế hoạch sản xuất + Lập kế hoạch chuẩn bị sản xuất + Kế hoạch cắt + Kế hoạch may + Kế hoạch hoàn tất sản phẩm Triển khai sản xuất trên dây chuyền may + Bộ phận sản xuất nhận gia công đơn hàng phải chịu trách nhiệm về: phân công tổ chức lao động. + Kiểm tra chất lượng sản phẩm trên chuyền may: để có gì sai hỏng phải khắc phục ngay. Chương 3- Xây dựng tài liệu kỹ thuật 3.1. Phân tích sản phẩm - Áo khoác ngoài một lớp, kiểu dáng xuông thẳng, khoá nẹp kéo suốt dọc theo nẹp áo Thân trước gồm 3 mảnh: thân trước, cầu vai và đề cúp sườn áo, đối xứng nhau, có túi ở 2 bên hông. Thân sau được chia làm 3 phần: thân trên, thân dưới và đề cúp sườn áo. Phần để cúp được chia thành 2 phần, phần trên kéo dài qua khủy tay và thân trước, phần đề cúp dưới chỉ xuất hiện ở phần thân sau. - Khóa nẹp từ cửa gấu lên đến hết cổ áo. Nẹp áo ở phía trong khóa nẹp Tay áo được chia làm nhiều mảnh, cửa tay có phần đề cúp. Tay trái có khóa kéo giọt nước ở bắp tay. - Cổ áo bo cao - Phân tích cấu trúc sản phẩm: B B A C C D D E E A Hình 3.1: hình vẽ mô tả mặt cắt sản phẩm Bảng 3.1: Bảng mô tả kết cấu cụm chi tiết sản phẩm STT Tên chi tiết Tên mặt cắt Kết cấu liên kết tại cụm chi tiết Giải thích kí hiệu 1 Túi sườn B_B 1 2 4 3 6 5 a 7 b c d e a. Đề cúp sườn b. Băng hai mặt c. Đáp bao túi d. Bao túi trên e. Bao túi dưới 1,2.Gim, diễu đáp túi với bao túi dưới 3,4. Gim, diễu đáp túi, bao túi với khóa 5. Gim bao túi trên với khóa. 6. Vắt sổ bao túi 7. Dán khóa, bao túi vào thân 2 Khoá nẹp A_A đáp khóa trái nẹp áo lớp trong dựng nẹp nẹp áo lớp ngoài đáp khóa phải thân áo lớp ngoài phải Thân áo lớp ngoài trái khóa dựng đáp khóa trái dựng đáp khóa phải đường may can nẹp áo đường may diễu nẹp áo đường may diễu nẹp áo đường may khóa vào nẹp may cụm khóa nẹp vào đáp khóa và thân áo đường may mí và diễu may khóa vào thân áo phải 8. may mí và diễu 3 Cổ áo E_E cổ áo lớp ngoài cổ áo lớp trong thân áo lớp ngoài đáp cổ f. dựng cổ áo đường may can hai lá cổ đường may diễu cổ 3.4. đường may cổ áo vào thân áo 5. đường may diễu 4 Gấu áo D_D a b c c 1 2 3 a.Thân áo b.Đáp gấu c. Lót áo 1,2. Gim, diễu đáp gấu với thân áo 3. Diễu 2 kim đáp gấu 5 Cửa tay C_C 4 a 3 c b 2 d tay áo lớp ngoài măng xéc lớp ngoài măng xéc lớp lót dựng măng xéc đường may can hai măng xéc đường may diễu đường m

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc27672- sua.doc
  • pptNew Microsoft PowerPoint Presentation- sua(2).ppt