Kính gửi đến quý thầy Bài tập lớn của nhóm chúng em, với đề tài được
chọn là “Tìm hiểu về Mạng Cảm Biến “. Trong đề tài gồm 4 Chương:
- Chương I: Sự phát tiển của Mạng Cảm Biến
- Chương II: Cấu trúc & Kiến trúc giao thức
- Chương III: Chọn đường tron WSN
- Chương IV: Các kỷ thuật phân nhóm trong các mạng cảm biến vô tuyến
Vì đề tài em được chọn là đề tài em đang theo học theo tiến trình học ở lớp
nên em chưa thể đi sâu, những kiến thức tìm hiểu được, chưa được chi tiết. Vậy khi
em gửi đề tài này đến thầy kính mong Cô xem xét, hướng dẫn thêm cho em!
Với đề tài “Tìm hiểu về Mạng Cảm Biến “ em muốn hiểu rõ và sâu hơn
về cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của Mạng Cảm Biến.
Đây là một phần rất quan trọng trong môn Truyền Số Liệu vì nó được ứng
dụng rộng rãi trong thực tế.
29 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2926 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tìm hiểu về mạng cảm biến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỒ ÁN:
TÌM HIỂU VỀ MẠNG CẢM BIẾN
Tìm hiểu về Mạng Cảm Biến
GVHD: Lê Nguyễn Mai Duyên Lớp:K12T3 -- 2 --
Lời nói đầu
Kính gửi đến quý thầy Bài tập lớn của nhóm chúng em, với đề tài được
chọn là “Tìm hiểu về Mạng Cảm Biến “. Trong đề tài gồm 4 Chương:
- Chương I: Sự phát tiển của Mạng Cảm Biến
- Chương II: Cấu trúc & Kiến trúc giao thức
- Chương III: Chọn đường tron WSN
- Chương IV: Các kỷ thuật phân nhóm trong các mạng cảm biến vô tuyến
Vì đề tài em được chọn là đề tài em đang theo học theo tiến trình học ở lớp
nên em chưa thể đi sâu, những kiến thức tìm hiểu được, chưa được chi tiết. Vậy khi
em gửi đề tài này đến thầy kính mong Cô xem xét, hướng dẫn thêm cho em!
Với đề tài “Tìm hiểu về Mạng Cảm Biến “ em muốn hiểu rõ và sâu hơn
về cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của Mạng Cảm Biến.
Đây là một phần rất quan trọng trong môn Truyền Số Liệu vì nó được ứng
dụng rộng rãi trong thực tế.
Em xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình hướng dẫn của Cô Lê Nguyễn Mai
Duyên, chính những điều đó đã giúp em được thuận lợi hơn trong quá trình làm đề
tài. Sau khi thực hiện đề tài em đã thu được rất nhiều kiến thức bổ ích, thiết thực,
góp phần rất lớn cho quá trình học và công việc của bản thân em sau này.
Tuy nhiên, vì đây là đề tài mang tính chất tìm hiểu, kinh nghiệm trình bày
một vấn đề, một đề tài chưa có nên chúng em không thể tránh khỏi những thiếu sót.
Vậy em kính mong quý cô xem xét và góp ý cho em để em có thể hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Nhóm Sinh Viên thực hiện
Tìm hiểu về Mạng Cảm Biến
GVHD: Lê Nguyễn Mai Duyên Lớp:K12T3 -- 3 --
Chương 1:
SỰ PHÁT TRIỂN CÙA MẠNG CẢM BIẾN
Khái niệm Wireless Sensor Network (WSN) tương đối còn lạ lẫm đối với
nhiều người làm việc trong lãnh vực Telecom. Thread này được sử dụng để giới thiệu
tổng quan về hệ thống WSN và những ứng dụng của WSN (trong quân sự, công nghiệp
và cuộc sống hằng ngày)
1. Giới thiệu
2. Đặc trưng và cấu hình mạng cảm biến
3. Môt số chuẩn mạng cảm biến
4. Ứng dụng của mạng cảm biến
I. GIỚI THIỆU :
Mạng cảm biến vô tuyến (WSN) có thể hiểu đơn giản là mạng liên kết các
node với nhau bằng kết nối sóng vô tuyến (RF connection) trong đó các node mạng
thường là các (thiết bị) đơn giản , nhỏ gọn, giá thành thấp ... và có số lượng lớn, được
phân bố một cách không có hệ thống (non-topology) trên một diện tích rộng (phạm vi
hoạt động rộng), sử dụng nguồn năng lượng hạn chế (pin), có thời gian hoạt động lâu
dài (vài tháng đến vài năm) và có thể hoạt động trong môi trường khắc nghiệt (chất độc,
ô nhiễm, nhiệt độ ...).
Các node mạng thường có chức năng sensing (sensor node): cảm ứng, quan sát
môi trường xung quanh như;nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng ... theo dõi hay định vị các mục
tiêu cố định hoặc di động ... Các node giao tiếp ad-hoc với nhau và truyền dữ liệu về
trung tâm (base station) một cách gián tiếp bằng kỹ thuật multi-hop.
Lưu lượng (traffic) dữ liệu lưu thông trong WSN là thấp và ko liên tục (không
hẳn với tracking và localization aplication). Do vậy để tiết kiệm năng lượng, các sensor
node thường có nhiều trạng thái hoạt động (active mode) và trạng thái nghỉ (sleep
mode) khác nhau. Thông thường thời gian 1 node ở trạng thái nghỉ lớn hơn ở trạng thái
hoạt động rất nhiều.
Như vậy, đặc trưng cơ bản nhất để phân biệt 1 mạng cảm biến và 1 mạng
wireless khác chính là giá thành, mật độ node mạng, phạm vi hoạt động, cấu hình mạng
(topology), lưu lượng dữ liệu, năng lượng tiêu thụ và thời gian ở trạng thái hoạt động
(active mode).
II. ĐẶC TRƯNG VÀ CẤU HÌNH MẠNG CẢM BIẾN :
Một node trong mạng WSN thông thường bao gồm 2 phần: phần cảm biến
(sensor) hoặc điều khiển và phần giao tiếp vô tuyến (RF transceiver). Do số lượng node
trong WSN là lớn và không cần các hoạt động bảo trì, nên yêu cầu thông thường đối
với 1 node mạng là giá thành thấp (10 - 50 usd) và kích thước nhỏ gọn ( diện tích bề
mặt vài đến vài chục cm2).
Do giới hạn về nguồn năng lượng cung cấp (pin...), giá thành và yêu cầu hoạt
động trong một thời gian dài, nên vấn đề tiêu thụ năng lượng là tiêu chí thiết kế quan
trọng nhất trong mạng cảm biến:
Tìm hiểu về Mạng Cảm Biến
GVHD: Lê Nguyễn Mai Duyên Lớp:K12T3 -- 4 --
- Lớp vật lý (physical layer) tương đối đơn giản, gọn nhẹ do ràng buộc về kích
thước và khả năng tính toán của node. Kỹ thuật điều chế tín hiệu số : O-QPSK, FSK cải
thiện hiệu suất bộ khuếch đại công suất. Các kỹ thuật mã hóa sữa sai phức tạp như
Turbo Codes, LDPC không được sử dụng, kỹ thuật trãi phổ được sử dụng để cải thiện
SNR ở thiết bị thu và giảm tác động của fading của kênh truyền...
- Lớp MAC: kỹ thuật đa trua cập TDMA hoặc CSMA-CA hiệu chỉnh với mục
đích giảm năng lượng tiêu thụ.
- Routing layer: "power aware" Routing Protocol, geography routing ...
WSN thường được triển khai trên một phạm vi rộng, số lượng node mạng lớn
và được phân bố một cách tương đối ngẫu nhiên, các node mạng có thể di chuyển làm
thay đổi sơ đồ mạng... do vậy WSN đò hỏi 1 sơ đồ mạng (topology) linh động (ad-hoc,
mesh, star ...) và các node mạng có khả năng tự điều chỉnh, tự cấu hình (auto-
reconfigurable).
Trong một số WSN thông dụng (giám sát, cảm biến, môi trường ...) địa chỉ ID
các node chính là vị trí địa lý và giải thuật routing dựa vào vị trí địa lý này gọi là
Geography routing protocol (GRT). Đối với mạng với số lượng lớn các node, sơ đồ
mạng không ổn định ... GRT giúp đơn giản hóa giải thuật tìm đường, giảm dữ liệu bảng
routing (routing table) lưu trữ tại các node. GRT phù hợp với các WSN cố định, tuy
nhiên đối với các node di động (địa chỉ ID node thay đổi) giao thức routing trở nên
phức tạp và không ổn định.
Cluster hoá: phân chia mạng diện rộng (hàng trăm, hàng ngàn node) thành các
clusters để ổn định topology của mạng, đơn giản hóa giải thuật routing, giảm đụng độ
(collission) khi truy cập vào kênh truyền (medium acess) nên giảm được năng lượng
tiêu thụ , đơn giản hóa việc quản lý mạng và cấp phát địa chỉ cho từng node mạng (theo
cluster).
Do giới hạn khả năng tính toán của từng node mạng cũng như để tiết kiệm
năng lượng, WSN thường sử dụng các phương pháp tính toán và xử lý tín hiệu phi tập
trung (giảm tải cho node gần hết năng lượng) hoặc gửi dữ liệu cần tính toán cho các
base station (có khả năng xử lý tín hiệu mạnh và ít ràng buộc về tiêu thụ năng lượng).
...
III. MÔT SỐ CHUẨN MẠNG CẢM BIẾN :
Do phạm vi ứng dụng cua WSN rất rộng lớn, tính chất, đặc trưng của mạng
phụ thuộc vào ứng dụng triển khai cụ thể. Do vậy, các công ty, các phòng thí nghiệm
vẫn thường phát triển, triển khai giao thức riêng (MAC, Routing, synchronisation ...)
phù hợp cho từng ứng dụng cụ thể dựa trên các thiết bị phần cứng (transceiver chip)
trên thị trường. Một số chuẩn WSN được biết đến:
ALOHA system (U. of Hawaii)
PRNET system (U.S. Defense)
WINS (U. of California)
PicoRadio (U. of California)
MicroAMPS (M.I.T)
MANET (Mobile ad-hoc Network)
Zigbee: dựa trên physical layer và MAC layer của chuẩn WPAN
802.15.4...
Tìm hiểu về Mạng Cảm Biến
GVHD: Lê Nguyễn Mai Duyên Lớp:K12T3 -- 5 --
IV. ỨNG DỤNG CỦA MẠNG CẢM BIẾN :
WSN được ứng dụng đầu tiên trong các lĩnh vực quân sự. Cùng với sự phát
triển của ngành công nghiệp điều khiển tự động, robotic, thiết bị thông minh, môi
trường, y tế ... WSN ngày càng được sử dụng nhiều trong hoạt động công nhiệp và dân
dụng. Một số ứng dụng cơ bản của WSN:
- Cảm biến môi trường (quân sự: phát hiện mìn, chất độc, dịch chuyển quân
địch ... công nghiệp: hệ thống chiếu sáng, độ ẩm, phònh cháy, chống rò rỉ ... dân dụng:
hệ thống điều hòa nhiệt độ, chiếu sáng ... )
- Điều khiển (quân sự: kích hoạt thiết bị, vũ khí quân sự ... công nghiệp: điều
khiển tự động các thiết bị, robot ... )
- Theo dõi, giám sát, định vị (quân sự: định vị, theo dõi sự dịch chuyển thiết bị,
quân đội ... )
- Môi trường (giám sát lũ lụt, bão, gió, mưa ... phát hiện ô nhiễm, chất thải ...)
- Y tế (định vị, theo dõi bệnh nhân, hệ thống báo động khẩn cấp ...)
- Hệ thống giao thông thông minh: giao tiếp giữa biển báo và phương tiện giao
thông, hệ thống điều tiết lưu thông công cộng, hệ thống báo hiệu tai nạn, kẹt xe ... hệ
thống định vị phương, trợ giúp điều khiển tự động phương tiện tiện giao thông...
- Gia đình (nhà thônh minh: hệ thống cảm biến, giao tiếp và điều khiển các
thiết bị thông minh ...)
...
WSN tạo ra môi trường giao tiếp giữa các thiết bị thông minh, giữa các thiết bị
thông minh và con người và giao tiếp giữa các thiết bị thông minh và các hệ thống viễn
thông khác (hệ thống thông tin di động, internet ... )
Tìm hiểu về Mạng Cảm Biến
GVHD: Lê Nguyễn Mai Duyên Lớp:K12T3 -- 6 --
Chương 2:
CẤU TRÚC & KIẾN TRÚC GIAO THỨC
Tóm tắt: Những tiến bộ gần đây trong thông tin vô tuyến và điện tử đã cho
phép phát triển các mạng cảm biến giá thành thấp. Mạng cảm biến có thể được sử
dụng trong các ứng dụng khác nhau như chăm sóc sức khoẻ, trong quân sự hoặc sử
dụng trong gia đình. Mạng cảm biến vô tuyến (WSN) bao gồm các nút nhỏ có khả năng
cảm biến, tính toán và trao đổi thông tin vô tuyến. Một số giao thức chọn đường, quản
lý công suất và trao đổi số liệu đã được thiết kế cho WSN với yêu cầu quan trọng nhất
là tiết kiệm được năng lượng. Các giao thức chọn đường trong WSN có thể khác nhau
tuỳ theo ứng dụng và cấu trúc mạng. Bài báo này sẽ trình bày về cấu trúc mạng và
phương pháp chọn đường trong WSN. Nói chung, các giao thức chọn đường được chia
thành 3 loại dựa vào cấu trúc mạng: ngang hàng, phân cấp hoặc dựa vào vị trí. Ngoài
ra, những giao thức này có thể được phân loại dựa theo đa đường, yêu cầu, hỏi/đáp,
QoS và liên kết tuỳ thuộc vào chế độ hoạt động. Bài báo cũng đánh giá chỉ tiêu về mức
tiêu thụ công suất và ảnh hưởng của phân bố nút cho giao thức chọn đường LEACH
của WSN (Low Energy Adaptive Clustering Hierarchy-Phân cấp nhóm thích ứng công
suất thấp).
I. GIỚI THIỆU :
Một mạng cảm biến bao gồm số lượng lớn các nút cảm biến được phân bố cả
bên trong hiện tượng hoặc phân bố bên cạnh hiện tượng. Vị trí của các nút cảm biến
không cần phải thiết kế hoặc xác định trước. Điều này cho phép phân bố ngẫu nhiên
trong các địa hình phức tạp hoặc các hoạt động trợ giúp thảm hoạ. Mặt khác, cũng có
nghĩa là các giao thức của mạng cảm biến và các thuật toán phải có khả năng tự tổ
chức. Một đặc điểm quan trọng khác của các mạng cảm biến là khả năng phối hợp giữa
các nút cảm biến. Các nút cảm biến được gắn một bộ xử lý bên trong. Thay vì gửi đi số
liệu thô tới nút đích, chúng sử dụng khả năng xử lý để thực hiện các tính toán đơn giản
và chỉ truyền số liệu đã được xử lý theo yêu cầu.
Chọn đường trong WSN rất khó khăn do các đặc tính riêng phân biệt những
mạng này với các mạng vô tuyến khác như các mạng ad-hoc hoặc các mạng tế bào.
Trước hết, do số lượng nút cảm biến là khá lớn nên không thể xây dựng một quy tắc
cho địa chỉ toàn cục khi triển khai vì phần điều khiển cho việc thiết lập ID là cao. Vì
vậy, các giao thức dựa trên IP truyền thống có thể không áp dụng được cho WSN. Thứ
hai, khác với các mạng thông tin nói chung, hầu hết các ứng dụng của mạng cảm biến
yêu cầu truyền số liệu cảm biến từ nhiều nguồn tới một nút gốc. Thứ ba, các nút cảm
biến bị hạn chế về công suất, khả năng xử lý và dung lượng nhớ. Thứ tư, trong hầu hết
các ứng dụng, các nút trong WSN thường có vị trí cố định. Tuy nhiên, trong một số ứng
dụng, các nút cảm biến có thể được phép di chuyển và thay đổi vị trí (mặc dù với độ di
chuyển rất thấp). Thứ năm, các mạng cảm biến thường phụ thuộc vào ứng dụng. Thứ
sáu, vị trí của các nút cảm biến đóng vai trò quan trọng vì việc lựa chọn số liệu thường
dựa vào vị trí. Hiện nay chưa thích hợp cho việc sử dụng các phần cứng của hệ thống
định vị toàn cầu (GPS) cho mục đích này. Các phương pháp xác định vị trí của các nút
Tìm hiểu về Mạng Cảm Biến
GVHD: Lê Nguyễn Mai Duyên Lớp:K12T3 -- 7 --
cảm biến thường dựa vào cường độ tín hiệu từ một số điểm xác định. Cuối cùng, số liệu
được lựa chọn bởi các nút cảm biến trong WSN thường dựa vào hiện tượng chung, do
đó sẽ có độ dư thừa. Các giao thức chọn đường phải khắc phục được độ dư thừa này để
sử dụng hiệu quả băng thông. Tóm lại, phương pháp chọn đường trong WSN cần phải
quan tâm đến các đặc tính riêng của WSN cùng với các yêu cầu về ứng dụng và cấu
trúc.
II. CẤU TRÚC MẠNG CẢM BIẾN VÔ TUYẾN :
Các nút cảm biến thường được phân bố trong trường cảm biến như hình 1.
Mỗi nút cảm biến có khả năng thu thập số liệu và chọn đường để chuyển số liệu tới nút
gốc. Việc chọn đường tới nút gốc theo đa bước nhảy được minh hoạ trong hình 1. Nút
gốc có thể liên lạc với nút quản lý nhiệm vụ thông qua Internet hoặc vệ tinh. Việc thiết
kế mạng cảm biến như mô tả trong hình 1 phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng
chống lỗi, giá thành sản phẩm, môi trường hoạt động, cấu hình mạng cảm biến, tích
hợp phần cứng, môi trường truyền dẫn và tiêu thụ công suất.
Hình 1: Phân bố nút cảm biến trong trường cảm biến
III. KIẾN TRÚC GIAO THỨC MẠNG :
Kiến trúc giao thức được sử dụng bởi nút gốc và các nút cảm biến ở hình 1
được trình bày trong hình 2. Kiến trúc giao thức này kết hợp giữa công suất và chọn
đường, kết hợp số liệu với các giao thức mạng, sử dụng công suất hiệu quả với môi
trường vô tuyến và sự tương tác giữa các nút cảm biến. Kiến trúc giao thức bao gồm
lớp vật lý, lớp liên kết số liệu, lớp mạng, lớp truyền tải, lớp ứng dụng, phần quản lý
công suất, phần quản lý di động và phần quản lý nhiệm vụ. Lớp vật lý cung cấp các kỹ
thuật điều chế, phát và thu. Vì môi trường có tạp âm và các nút cảm biến có thể di
động, giao thức điều khiển truy nhập môi trường (MAC) phải xét đến vấn đề công suất
và phải có khả năng tối thiểu hoá việc va chạm với thông tin quảng bá của các nút lân
cận. Lớp mạng quan tâm đến việc chọn đường số liệu được cung cấp bởi lớp truyền tải.
Lớp truyền tải giúp duy trì luồng số liệu nếu ứng dụng mạng cảm biến yêu cầu. Tuỳ
theo nhiệm vụ cảm biến, các loại phần mềm ứng dụng khác nhau có thể được xây dựng
và sử dụng ở lớp ứng dụng. Ngoài ra, các phần quản lý công suất, di chuyển và nhiệm
vụ sẽ giám sát việc sử dụng công suất, sự di chuyển và thực hiện nhiệm vụ giữa các nút
Tìm hiểu về Mạng Cảm Biến
GVHD: Lê Nguyễn Mai Duyên Lớp:K12T3 -- 8 --
cảm biến. Những phần này giúp các nút cảm biến phối hợp nhiệm vụ cảm biến và tiêu
thụ công suất tổng thể thấp hơn.
Hình 2: Kiến trúc giao thức của mạng cảm biến
Phần quản lý công suất điều khiển việc sử dụng công suất của nút cảm biến.
Ví dụ, nút cảm biến có thể tắt khối thu của nó sau khi thu được một bản tin từ một nút
lân cận. Điều này giúp tránh tạo ra các bản tin giống nhau. Cũng vậy, khi mức công
suất của nút cảm biến thấp, nút cảm biến phát quảng bá tới các nút lân cận để thông báo
nó có mức công suất thấp và không thể tham gia vào các bản tin chọn đường. Công suất
còn lại sẽ được dành riêng cho nhiệm vụ cảm biến. Phần quản lý di động phát hiện và
ghi lại sự di chuyển của các nút cảm biến để duy trì tuyến tới người sử dụng và các nút
cảm biến có thể lưu vết của các nút cảm biến lân cận. Nhờ xác định được các nút cảm
biến lân cận, các nút cảm biến có thể cân bằng giữa công suất của nó và nhiệm vụ thực
hiện. Phần quản lý nhiệm vụ dùng để làm cân bằng và lên kế hoạch các nhiệm vụ cảm
biến trong một vùng xác định. Không phải tất cả các nút cảm biến trong vùng đó điều
phải thực hiện nhiệm vụ cảm biến tại cùng một thời điểm. Kết quả là một số nút cảm
biến thực hiện nhiệm vụ nhiều hơn các nút khác tuỳ theo mức công suất của nó. Những
phần quản lý này là cần thết để các nút cảm biến có thể làm việc cùng nhau theo một
cách thức sử dụng hiệu quả công suất, chọn đường số liệu trong mạng cảm biến di động
và phân chia tài nguyên giữa các nút cảm biến.
Tìm hiểu về Mạng Cảm Biến
GVHD: Lê Nguyễn Mai Duyên Lớp:K12T3 -- 9 --
Chương 3:
CHỌN ĐƯỜNG TRONG WSN
I. Thách thức đối với phương pháp chọn đường trong WSN :
Mặc dù các ứng dụng của mạng WSN là rất lớn, tuy nhiên những mạng này có
một số hạn chế như giới hạn về nguồn công suất, khả năng tính toán và độ rộng băng
thông. Một trong những mục tiêu thiết kế chính của WSN là kéo dài thời gian sống của
mạng và tránh suy giảm kết nối nhờ các kỹ thuật quản lý năng lượng. Việc thiết kế các
giao thức chọn đường trong WSN bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố. Vấn đề này phải
được giải quyết triệt để thì mới đạt được hiệu quả truyền tin trong WSN. Dưới đây sẽ
tóm tắt một số khó khăn trong vấn đề chọn đường và thiết kế trong mạng WSN.
Phân bố nút: Việc phân bố nút trong WSN phụ thuộc vào ứng dụng và có thể
được thực hiện bằng tay hoặc phân bố ngẫu nhiên. Khi phân bố bằng tay, số liệu được
chọn đường thông qua các đường xác định trước. Tuy nhiên khi phân bố các nút ngẫu
nhiên sẽ tạo ra một cấu trúc chọn đường đặc biệt (ad-hoc). Liên lạc giữa các nút cảm
biến thường có cự ly ngắn do các hạn chế về năng lượng và băng thông. Do đó việc
chọn đường sẽ thực hiện qua nhiều bước nhảy.
Tiêu thụ năng lượng không được làm mất độ chính xác: Các nút cảm biến
có thể sử dụng quá các giới hạn về công suất để thực hiện tính toán và truyền tin trong
môi trường vô tuyến. Thời gian sống của nút cảm biến phụ thuộc rất nhiều vào thời
gian sử dụng của pin [1]. Trong WSN đa bước nhảy, mỗi nút đóng hai vai trò là truyền
số liệu và chọn đường. Một số nút cảm biến hoạt động sai chức năng do lỗi nguồn công
suất có thể gây ra sự thay đổi cấu hình mạng nghiêm trọng và phải chọn đường lại các
gói hoặc tổ chức lại mạng.
Phương pháp báo cáo số liệu: Việc báo cáo số liệu trong WSN phụ thuộc vào
ứng dụng và có thể được chia thành báo cáo theo thời gian, theo sự kiện, theo yêu cầu
hoặc lai ghép những phương pháp này. Phương pháp báo cáo theo thời gian phù hợp
với các ứng dụng yêu cầu giám sát số liệu định kỳ. Khi đó, các nút cảm biến sẽ bật bộ
phận cảm biến và bộ phận phát theo định kỳ, cảm nhận môi trường, phát số liệu yêu cầu
theo chu kỳ thời gian xác định. Trong phương pháp báo cáo theo sự kiện và theo yêu
cầu, các nút cảm biến sẽ phản ứng tức thì đối với những thay đổi giá trị của thuộc tính
cảm biến do xuất hiện một sự kiện xác định nào đó hoặc để trả lời một yêu cầu được tạo
ra bởi nút gốc hay các nút khác trong mạng. Do vậy, những phương pháp này phù hợp
với các ứng dụng phụ thuộc thời gian. Cũng có thể sử dụng kết hợp các phương pháp
trên. Giao thức chọn đường chịu ảnh hưởng đáng kể từ phương pháp báo cáo số liệu về
vấn đề sử dụng năng lượng và chọn đường.
Tính không đồng nhất của nút/tuyến: Trong nhiều nghiên cứu, tất cả các nút
cảm biến được giả thiết là đồng nhất (nghĩa là có khả năng tính toán, khả năng truyền
tin và có công suất như nhau). Tuy nhiên, tuỳ theo ứng dụng mà nút cảm có thể có vai
trò hoặc khả năng khác nhau. Các nút cảm biến không đồng nhất tạo ra một số vấn đề
kỹ thuật liên quan đến chọn đường. Ví dụ, một số ứng dụng có thể cần kết hợp các bộ
Tìm hiểu về Mạng Cảm Biến
GVHD: Lê Nguyễn Mai Duyên Lớp:K12T3 -- 10 --
cảm biến để giám sát nhiệt độ, áp suất, độ ẩm của môi trường, phát hiện chuyển động
nhờ âm thanh, chụp ảnh hoặc ghi hình các vật chuyển động. Ngoài ra, việc đọc hoặc
báo cáo số liệu từ những bộ cảm biến này có thể có tốc độ khác nhau tuỳ theo QoS và
có thể thuộc nhiều mô hình báo cáo số liệu khác nhau. Ví dụ, các giao thức phân cấp
chỉ rõ nút chủ nhóm khác so với các nút cảm biến bình thường khác. Những nút chủ
nhóm này có thể được chọn từ các nút cảm biến phân bố hoặc các nút mạnh hơn các nút
cảm biến khác về công suất, băng thông và bộ nhớ. Do đó, nhiệm vụ truyền tin tới nút
gốc được tập trung bởi một nhóm các nút chủ nhóm.
Khả năng chống lỗi: Một số nút cảm biến có thể bị lỗi hoặc bị ngắt do thiếu
công suất, hỏng phần cứng hoặc bị nhiễu môi trường. Sự cố của các nút cảm biến
không được ảnh hưởng tới nhiệm vụ của toàn mạng cảm biến. Nếu có nhiều nút bị lỗi,
các giao thức chọn đường hoặc điều khiển truy n