Đồ án Tính toán các thông số kỹ thuật cơ bản của tháp làm ngọt khí với nguồn nguyên liệu khí từ Bể Nam Côn Sơn
Từ xa xưa con nguời đã biết dầu mỏ và khí tự nhiên để phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt mặc dù sự hiểu biết còn hạn chế và rất lãng phí nhưng họ cũng đã coi đó là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá. Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, con người đã đánh giá và nhận thức được tầm quan trọng của chúng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Đó là nguôn nguyên nhiên liệu chính để phát triển các ngành công nghiệp khác. Dầu mỏ và khí tự nhiên là nguồn khoáng sản không phải là vô tận và không có khả năng tái sinh nên cần biết cách khai thác, chế biến hợp lí chống lãng phí nguồn nguyên liệu này. Trước đây lượng dầu mỏ được khai thác và chế biên gấp nhiều lần khí tự nhiên khai thác, ngày nay khoảng cách đó được thu hẹp lại bởi lượng dầu mỏ cũng đang dần cạn kiệt cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến dầu khí . Ở Việt Nam ngành công nghiệp chế biến khí đã và đang trên đà phát triển . Chúng ta đã khai thác, xây dựng được những nhà máy chế biến nguồn tài nguyên này đáp ứng được nhu cầu sử dụng năng lượng và có được nhiều thành phẩm có giá trị kinh tế cao. Tuy còn hạn chế về công nghệ nhưng nó cũng đóng góp môt phần lớn vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Khí sau khi khai thác ngoài các cấu tử chính là các hydrocacbon parafin còn chứa các tạp chất như: Bụi, hơi nước, khí trơ, CO2, H2S và các tạp chất hữu cơ của lưu huỳnh. Đây là các thành phần có thể gây tổn hại đén sức khoẻ con người cũng như nó làm ăn mòn đường ống thiết bị trong quá trình khai thác và chế biến. Vì vậy trước khi đưa vào chế biến, khí cần phải qua công đoạn chuẩn bị, tại đó tiến hành loại bỏ các tạp chất kể trên bằng các quá trình tách bụi,tách hơi nước và các khí axit. Được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong bộ môn lọc hoá dầu và sự hướng dẫn tận tình của Tiến Sĩ Nguyễn Thị Bình tôi hoàn thành đồ án với đề tài “Tính toán các thông số kĩ thuât cơ bản của tháp làm ngọt khí với nguồn nguyên liệu khí từ bể Nam Côn Sơn”. Do kinh nghiệm thực tế và kiến thức ngành nghề còn hạn chế, đồ án không tránh khỏi những sai sót, tôi rất mong được sự góp ý của các Thầy, Cô giáo trong bộ môn cùng các bạn đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn !