Như chúng ta đều biết, nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự hình thành, phát triển của xã hội loài người. Bên cạnh vai trò quan trọng đó nước cũng là một trong những tác nhân gây ra các hiểm hoạ như lũ lụt, hạn hán và sa mạc hoá, tác động trực tiếp đến đời sống của con người. Thậm chí ở một số nơi trên thế giới, việc giành quyền sở hữu nguồn nước là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến những cuộc xung đột đẫm máu giữa một số quốc gia.
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, hệ thống sông, hồ, kênh rạch phong phú và lượng mưa trung bình hàng năm tương đối lớn, từ 1.200 đến 3.000 mm. Là một trong những quốc gia có nguồn tài nguyên nước phong phú, thuộc loại cao trên thế giới và có trữ lượng nước dồi dào ở khu vực Châu Á Chính sự ưu đãi to lớn về tài nguyên thiên nhiên như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, sự phân bố rất không đều giữa các mùa trong năm và giữa các vùng, các lưu vực sông trong cả nước, gây ra lũ lụt vào mùa mưa và hạn hán, thiếu nước về mùa khô. Cùng với quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước, những vấn đề mới nảy sinh như ô nhiễm môi trường, ô nhiễm dòng chảy sông hồ, sự cạn kiệt nguồn nước đã và đang gây ra những hậu quả nặng nề, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển và an sinh xã hội.
Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đang phải từng ngày, từng giờ hứng chịu những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu như hiện tượng trái đất nóng lên, hiện tượng El Nino, La Nina mà Việt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Nhiều vùng đất đai màu mỡ của Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị biến mất trên bản đồ trong vòng vài chục năm tới.
Để tăng cường điều hòa dòng chảy, nhiều công trình thủy lợi, đặc biệt là công trình hồ chứa đã được xây dựng nhằm phục vụ đời sống và sản xuất cũng như phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai. Các công trình này đã góp phần quan trọng trong việc đạt được những thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời gian qua. Với mong muốn vận dụng các kiến thức đã học về nghành Thủy văn, đặc biệt là chuyên ngành Tính toán Thủy văn, em đã chọn đề tài: “Tính toán Thủy văn và Điều tiết hồ chứa Xạ Hương – huyện Bình Xuyên – tỉnh Vĩnh Phúc ” để làm đồ án tốt nghiệp. Nội dung chủ yếu của đồ án là nghiên cứu và tính toán một số đặc trưng Khí tượng - Thủy văn thiết kế cho lưu vực để phục vụ bài toán quy hoạch, tính toán điều tiết hồ chứa phục vụ cấp nước tưới cho nông nghiệp.
Với mục tiêu đề ra như trên, đồ án đã sử dụng những phương pháp sau để phân tích tính toán:
- Phương pháp điều tra và thu thập số liệu.
- Phương pháp thống kê xác suất.
- Phương pháp sử dụng mô hình toán.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đồ án được trình bày trong 4 chương, bao gồm:
Chương 1: Điều kiện địa lý tự nhiên khu vực nghiên cứu : Chương này trình bày khái quát một số đặc điểm địa lý, địa hình của lưu vực và khái quát về tình hình dân sinh kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Bình Xuyên.
Chương 2: Tính toán các yếu tố khí tượng: Chương này phân tích và tính toán một số đặc trưng bao gồm: Lượng mưa bình quân trên lưu vực; lượng mưa năm thiết kế; phân mùa mưa, tính toán phân phối mưa năm.
Chương 3: Tính toán thủy văn thiết kế: Chương này phân tích tính toán dòng chảy năm; tính toán dòng chảy lũ; tính toán dòng chảy bùn cát.
Chương 4: Điều tiết dòng chảy : Chương này tính toán điều tiết để xác định dung tích hiệu dụng của hồ Xạ Hương từ đó phục vụ thiết kế xây dựng hồ chứa và điều tiết cấp nước cho khu vực Bình Xuyên. Ngoài ra tính toán điều tiết lũ nhằm phòng lũ cho công trình.
Với những nội dung đó, đồ án giúp Sinh Viên biết cách vận dụng các các kiến thức đã học vào việc tính toán thủy văn phục vụ thiết kế xây dựng các công trình thủy lợi. Ngoài ra đồ án còn giúp sinh viên biết phân tích lựa chọn những phương pháp tính toán phù hợp, phân tích được tính quy luật của các yếu tố thủy văn từ kết quả tính toán.
125 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3230 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tính toán Thủy văn và Điều tiết hồ chứa Xạ Hương huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Như chúng ta đều biết, nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự hình thành, phát triển của xã hội loài người. Bên cạnh vai trò quan trọng đó nước cũng là một trong những tác nhân gây ra các hiểm hoạ như lũ lụt, hạn hán và sa mạc hoá, tác động trực tiếp đến đời sống của con người. Thậm chí ở một số nơi trên thế giới, việc giành quyền sở hữu nguồn nước là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến những cuộc xung đột đẫm máu giữa một số quốc gia.
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, hệ thống sông, hồ, kênh rạch phong phú và lượng mưa trung bình hàng năm tương đối lớn, từ 1.200 đến 3.000 mm. Là một trong những quốc gia có nguồn tài nguyên nước phong phú, thuộc loại cao trên thế giới và có trữ lượng nước dồi dào ở khu vực Châu Á Chính sự ưu đãi to lớn về tài nguyên thiên nhiên như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, sự phân bố rất không đều giữa các mùa trong năm và giữa các vùng, các lưu vực sông trong cả nước, gây ra lũ lụt vào mùa mưa và hạn hán, thiếu nước về mùa khô. Cùng với quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước, những vấn đề mới nảy sinh như ô nhiễm môi trường, ô nhiễm dòng chảy sông hồ, sự cạn kiệt nguồn nước… đã và đang gây ra những hậu quả nặng nề, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển và an sinh xã hội.
Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đang phải từng ngày, từng giờ hứng chịu những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu như hiện tượng trái đất nóng lên, hiện tượng El Nino, La Nina…mà Việt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Nhiều vùng đất đai màu mỡ của Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị biến mất trên bản đồ trong vòng vài chục năm tới.
Để tăng cường điều hòa dòng chảy, nhiều công trình thủy lợi, đặc biệt là công trình hồ chứa đã được xây dựng nhằm phục vụ đời sống và sản xuất cũng như phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai. Các công trình này đã góp phần quan trọng trong việc đạt được những thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời gian qua. Với mong muốn vận dụng các kiến thức đã học về nghành Thủy văn, đặc biệt là chuyên ngành Tính toán Thủy văn, em đã chọn đề tài: “Tính toán Thủy văn và Điều tiết hồ chứa Xạ Hương – huyện Bình Xuyên – tỉnh Vĩnh Phúc ” để làm đồ án tốt nghiệp. Nội dung chủ yếu của đồ án là nghiên cứu và tính toán một số đặc trưng Khí tượng - Thủy văn thiết kế cho lưu vực để phục vụ bài toán quy hoạch, tính toán điều tiết hồ chứa phục vụ cấp nước tưới cho nông nghiệp.
Với mục tiêu đề ra như trên, đồ án đã sử dụng những phương pháp sau để phân tích tính toán:
- Phương pháp điều tra và thu thập số liệu.
- Phương pháp thống kê xác suất.
- Phương pháp sử dụng mô hình toán.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đồ án được trình bày trong 4 chương, bao gồm:
Chương 1: Điều kiện địa lý tự nhiên khu vực nghiên cứu : Chương này trình bày khái quát một số đặc điểm địa lý, địa hình của lưu vực và khái quát về tình hình dân sinh kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Bình Xuyên.
Chương 2: Tính toán các yếu tố khí tượng: Chương này phân tích và tính toán một số đặc trưng bao gồm: Lượng mưa bình quân trên lưu vực; lượng mưa năm thiết kế; phân mùa mưa, tính toán phân phối mưa năm.
Chương 3: Tính toán thủy văn thiết kế: Chương này phân tích tính toán dòng chảy năm; tính toán dòng chảy lũ; tính toán dòng chảy bùn cát.
Chương 4: Điều tiết dòng chảy : Chương này tính toán điều tiết để xác định dung tích hiệu dụng của hồ Xạ Hương từ đó phục vụ thiết kế xây dựng hồ chứa và điều tiết cấp nước cho khu vực Bình Xuyên. Ngoài ra tính toán điều tiết lũ nhằm phòng lũ cho công trình.
Với những nội dung đó, đồ án giúp Sinh Viên biết cách vận dụng các các kiến thức đã học vào việc tính toán thủy văn phục vụ thiết kế xây dựng các công trình thủy lợi. Ngoài ra đồ án còn giúp sinh viên biết phân tích lựa chọn những phương pháp tính toán phù hợp, phân tích được tính quy luật của các yếu tố thủy văn từ kết quả tính toán.
CHƯƠNG I
ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
I.1. Tỉnh Vĩnh Phúc
I.1.1. Điều kiện tự nhiên
I.1.1.1. Vị trí địa lí
Tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng thuộc trung du và miền núi phía bắc. Vĩnh Phúc là một tỉnh ở vùng đỉnh của châu thổ Sông Hồng, thuộc khu vực chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng vì vậy có ba vùng sinh thái: Đồng bằng ở phía Nam tỉnh, Trung du ở phía Bắc tỉnh, vùng núi ở huyện Tam Đảo. Diện tích tự nhiên, tính đến 31/12/2008 là 1.231,76 km2
Tỉnh Vĩnh Phúc có các điểm cực:
Điểm cực bắc ở 210,35 vĩ bắc (Đạo Trù - Tam Đảo)
Điểm cực nam ở 210,06 vĩ bắc (Tráng Việt - Mê Linh)
Điểm cực đông ở 1060,48 kinh đông (Ngọc Thanh TX Phúc Yên)
Điểm cực tây ở 1060,19 kinh đông (Bạch Lưu – Lập Thạch)
Tỉnh Vĩnh Phúc tiếp giáp với các tỉnh:
Phía bắc giáp hai tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, đường ranh giới là dãy núi Tam Đảo, Sáng Sơn.
Phía tây giáp tỉnh Phú Thọ, ranh giới tự nhiên là Sông Lô
Phía nam giáp Hà Nội, ranh giới tự nhiên là sông Hồng.
Phía đông giáp hai huyện Sóc Sơn, Đông Anh – Hà Nội.
(Nguồn: www.vi.wikipedia.org)
I.1.1.2. Địa hình
Địa hình Vĩnh Phúc kéo dài theo phương Tây Bắc - Đông Nam, là phương chung của địa hình ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc bộ Việt Nam. Phía bắc của tỉnh có dãy núi Tam Đảo với đỉnh Đạo Trù cao 1.592m, phía tây Nam được bao bọc bởi 2 con sông lớn là sông Hồng và sông Lô, tạo nên dạng địa hình thấp dần từ đông bắc xuống tây nam và chia ra 3 vùng có địa hình đặc trưng: đồng bằng, gò đồi, núi thấp và trung bình.
Địa hình đồng bằng: gồm 76 xã, phường và thị trấn, với diện tích tự nhiên là 46.800 ha. Vùng đồng bằng bao gồm vùng phù sa cũ và phù sa mới, chủ yếu do phù sa của các hệ thống sông lớn như: Sông Hồng, sông Lô, sông Đáy bồi đắp nên vùng phù sa cũ chiếm diện tích khá rộng, gồm phía bắc của thị xã Phúc Yên, các huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường và phía nam của các huyện Tam Dương, Bình Xuyên, được hình thành cùng thời kì hình thành châu thổ sông Hồng. Vùng phù sa mới dọc theo các con sông thuộc các huyện Lập Thạch, Vĩnh Tường, Yên Lạc, nam Bình Xuyên, được hình thành vào thời kì Đệ tứ - Thống Holoxen. Đất đai vùng đồng bằng được phù sa sông Hồng bồi đắp nên rất màu mỡ, là điều kiện lí tưởng cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp thâm canh.
Địa hình đồi: gồm 33 xã, phường và thị trấn, với diện tích tự nhiên là 24.900 ha, đây là vùng đồi thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả và hoa màu kết hợp với chăn nuôi gia súc, tạo điều kiện thuận lợi trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và chăn nuôi theo hướng tăng sản xuất hàng hoá thực phẩm. Vùng đồi núi Bình Xuyên là vùng được thành tạo vào thời kì Trung Trias giữa Đệ Tam, gồm các lớp trầm tích bể cạn, gồm các phiến thạch, sa thạch, phiến sa và một số loại đá khác xen kẽ.
Địa hình núi thấp và trung bình: Có diện tích tự nhiên là 56.300 ha, chiếm 46,3% diện tích tự nhiên của tỉnh. Địa hình vùng núi phức tạp bị chia cắt, có nhiều sông suối, đây là một trong những ưu thế của Vĩnh Phúc so với các tỉnh quanh Hà Nội, vì nó sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các khu công nghiệp tập trung và các khu du lịch sinh thái. Vùng núi Tam Đảo có diện tích rừng quốc gia là 15.753ha.
a. Vùng núi Lập Thạch, Sông Lô, Tam Đảo
Vùng núi Tam Đảo, Lập Thạch, Sông Lô nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm mưa mùa vùng núi. Lượng mưa ở đai cao của núi Tam Đảo khá lớn (2.600 mm) vì ở đây có thêm lượng mưa địa hình. Mùa mưa từ tháng 4 đến cuối tháng 10 chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm. Mưa nhiều vào các tháng 6, 7, 8 và 9, cao nhất vào tháng 8 dương lịch, thường gây xói mòn và lũ lớn. Số ngày mưa khá nhiều trong năm (trên 140 ngày). Nhiệt độ trung bình của vùng núi cao trung bình là 19-200C. Còn khu vực chân núi nhiệt độ cao hơn, khoảng từ 22-230C, tháng lạnh nhất là tháng 1 (11-150C), tháng nóng nhất là khoảng tháng 7 (26-280C). Riêng vùng đỉnh núi có nền nhiệt độ thấp hơn cả, bình quân từ 18 - 190C, nhiệt độ xuống thấp nhất là tháng 1 (10,80C), nhiệt độ cao nhất vào tháng 6 (khoảng 230C). Nhiệt độ khu nghỉ mát Tam Đảo thấp hơn nhiệt độ ở thành phố Vĩnh Yên khoảng 60C. Khí hậu vùng núi Tam Đảo, Lập Thạch chia thành 2 tiểu vùng: tiểu vùng khí hậu núi cao Tam Đảo quanh năm mát mẻ, thuận tiện cho việc phát triển du lịch, hình thành các khu nghỉ mát, du lịch vui chơi giải trí. Khu vực còn lại thuộc tiểu vùng mang đặc điểm của khí hậu gió mùa chí tuyến Đông Bắc Bắc Bộ. Độ ẩm bình quân là 84- 85%, vào mùa mưa, nhất là khi có mưa phùn độ ẩm có thể lên tới 90%, nhưng vào mùa khô độ ẩm giảm xuống có khi chỉ còn 70-75%.
Do lượng mưa vùng khá lớn nên tạo ra mạng lưới sông suối trong vùng ngắn và dốc, có dạng chân rết, cấu trúc dốc và hẹp lòng từ đỉnh xuống chân núi, lưu lượng nước lớn, chảy vào các hồ trong vùng, thuộc lưu vực sông Đáy. Chia làm hai mùa rõ rệt: mùa lũ (xảy ra vào tháng 8) lũ tập trung nhanh và cũng rút nhanh; mùa kiệt (tháng 2). Vùng có hệ thống hồ lớn nhỏ, lớn nhất là hồ Vân Trục nằm ở phía Nam vùng, hồ Bò Lạc, hồ Suối Sải, hồ Đá Ngang và nhiều hồ nhỏ khác.
Đất vùng này chủ yếu là các loại đất xám, bao gồm: Đất xám mùn đá nông: Phân bố ở độ cao trên 700m. Đất xám đỏ vàng đá nông: phân bố ở phần lớn diện tích vùng núi Tam Đảo, ở độ cao dưới 700m. Một phần nhỏ diện tích đất loang lổ chạy dọc theo thung lũng sông Bá. Phía Nam của vùng có đất xám đỏ vàng điển hình. Dọc theo sông Cà Lồ và các nhánh của nó tồn tại các loại đất xám điển hình và các loại đất xám loang lổ. Dọc theo các sông suối, thung lũng, các đứt gãy trong vùng có các loại đất cát chua và một số nơi có đất phù sa chua. Phía Nam của vùng có đất xám vàng đá nông, phía Tây có đất xám điển hình glay sâu.
Đối với vùng núi Tam Đảo, Lập Thạch, Sông Lô tính đặc thù của các nhân tố sinh thái phát sinh đã tạo nên đặc điểm đa dạng sinh học và tài nguyên sinh vật phong phú bao gồm các kiểu rừng:
Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp: Phân bố ở khu vực 700m, loại rừng này chiếm phần lớn dãy Tam Đảo với những loài cây có giá trị kinh tế cao như: Chò chỉ (Choera chinensis), Giổi (Michelia Ital), Re (Cinnamomum Ital)... Quần hệ thực vật kiểu rừng này gồm nhiều tầng, tán kín với những loài cây lá rộng thường xanh hợp thành. Kiểu rừng này đang bị tàn phá nặng nề.
Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi trung bình: Phân bố ở độ cao 800m trở lên (chỉ có ở dãy Tam Đảo). Quần hệ thực vật là các loài họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Re (Lauraceae). Dẻ (Fagceae), họ Chè (Theaceae), họ Mộc Lan (Magnoliaceae), họ Sau Sau (Hamamelidaceae). Ngoài ra, ở độ cao trên 1.000 m xuất hiện một số loài thuộc ngành hạt trần như: Thông (Dacrycarpus), Pơ mu (Fokienia hodginsii), Thông tre (Podocarpus neriifolius), Thông yến tử (Podorcarpus pilgeri), Kim giao (Nageia fleuryi).
Rừng lùn trên đỉnh núi: Là một kiểu phụ đặc thù của rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi trung bình, được hình thành trên các đỉnh dốc, hay các đỉnh núi cao đất xấu, nhiều nắng gió, mây mù. Vì vậy cây cối thường thấp, bé và phát triển chậm. Rừng tre nứa: Mọc xen kẽ trong các kiểu rừng khác. Các loại tiêu biểu là Vầu, Sặt gai ở độ cao trên 800m; Giang thường ở độ cao 500- 800m; Nứa thường ở độ cao dưới 500m.
Rừng phục hồi sau nương rẫy: Kiểu rừng này hình thành từ rừng bị khai thác gỗ nặng nề trước những năm 80, thường có ở vùng đệm của Vườn Quốc gia Tam Đảo.
Rừng trồng: Gồm các loại rừng: Rừng thông, rừng Bạch đàn, rừng Keo và rừng lá rộng, được trồng ở độ cao khoảng từ 200-600m. Rừng trồng được bao phủ với diện tích khá lớn ở phần phía Tây Bắc của vùng (vùng Lập Thạch). Ngoài ra, những khu vực thung lũng, sông suối và phần phía Nam của vùng còn trồng cây lương thực, rau màu. Ngoài ra trong vùng còn có các kiểu trảng cây bụi, trảng cỏ thứ sinh sau khai thác.
b. Vùng trung du: Bình Xuyên, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Tam Dương
Vùng này nằm trên nền đá biến chất cao, tạo thành dải kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, gồm các đá gnei giàu plagioclas, biotit, silimanit, có tuổi Proterozoi giữa (PR2- i1 sc), đôi chỗ gặp quarzit chứa mica hệ tầng Chiêm Hóa (PR3- € ch). Phía Tây của vùng có một vài khối đồi sót có tuổi Neogen sớm (N1) hệ tầng Na Dương, là khối xâm nhập còn sót lại sau quá trình biển thoái cuối cùng. Ngoài ra, phần lớn diện tích vùng đồi này được cấu tạo bởi trầm tích Đệ tứ có tuổi Pleistocen trung - thượng (QII-III), và tuổi Holocen trung - thượng (QIV2-3). Vùng đồi có độ cao từ 20 đến 238m, độ dốc trung bình 200, khu vực này các dãy đồi cao chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Các đồi gò khác tồn tại ở dạng khối, phần lớn là các bề mặt Pediment cao 20-60m với độ dốc trung bình cấp III (từ 8 đến 150). Dọc theo các sông suối có các bậc thềm tích tụ sông bậc 1 và các bề mặt đồng bằng tích tụ tầng thấp giữa vùng đồi thấp. Thấp hơn là những bãi bồi tuổi hiện đại bằng phẳng (< 30). Phần phía Đông của vùng có dạng địa hình đồi cao, nằm trên phần kéo dài của khối Tam Đảo, có tuổi Triat trung thuộc hệ tầng Nà Khuất và hệ tầng sông Hiến.
Đây là vùng đồi gò nên các chỉ tiêu khí hậu được đo tại trạm khí tượng Vĩnh Yên. Khí hậu thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa: Gió Đông Nam: thổi từ tháng 4 đến tháng 9; Gió Đông Bắc: thổi từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Tạo ra 2 mùa rõ rệt: Mùa nóng ẩm, mưa nhiều: từ tháng 4 đến tháng 9; Mùa lạnh khô, mưa ít: từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23- 240C, lạnh nhất vào tháng 1 là 16,70C và tháng nóng nhất là tháng 7 với nhiệt độ trung bình tháng là 30,2oC. Lượng mưa hàng năm là 1.166,6mm, tháng khô nhất là tháng 11 - 12 với lượng mưa chỉ vào khoảng 9,0 đến 9,5 mm, tháng mưa nhiều nhất là tháng 8 với lượng mưa lên tới 236,0 mm. Độ ẩm tương đối trung bình là 78 - 80%, trong đó tháng độ ẩm nhỏ nhất là tháng 2 (72%), và độ ấm lớn nhất vào tháng 8.
Mạng lưới thủy văn dày đặc, nhiều sông, suối, hồ, đầm. Hệ thống lớn nhất là hệ thống sông Đáy, với lưu lượng nước bình quân là 23 m3/s; lưu lượng cao nhất là 833m3/s; mùa khô kiệt, lưu lượng chỉ 4 m3/s, có quãng sông cạn có thể lội qua được. Hệ thống sông này cung cấp nước tưới cho đồng ruộng của các huyện Tam Dương, Bình Xuyên. Hệ thống kênh mương trong vùng tương đối dày, nhưng do nằm trong vùng hạ lưu các con sông chảy xuống từ Tam Đảo và do địa hình thoải, nên vào mùa mưa thoát nước kém, gây ngập úng, tạo ra nhiều hồ đầm trong vùng. Hệ thống hồ đầm có tác dụng tích nước cho mùa khô phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, trong đó đầm lớn nhất phải kể đến là Đầm Vạc nằm ở phía Nam và hồ Đại Lải ở phía Đông. Đầm Vạc có diện tích mặt thoáng về mùa kiệt là 250ha, về mùa lũ lên tới 500ha có tác dụng tưới tiêu nước cho khu vực. Hồ Đại Lải là hồ nhân tạo lớn nhất trong vùng với dung tích hữu ích là 25,4 triệu m3, diện tích tưới thiết kế là 2.700ha. Ngoài nhiệm vụ tưới nước và phòng lũ còn phục vụ du lịch sinh thái, tạo cảnh quan môi trường hồ nước vùng trung du. Ngoài ra, trong vùng còn có hệ thống kênh mương đào và các trạm bơm phục vụ công tác tưới, tiêu nước cho vùng.
Do phát triển trên các đá gneis giàu plagioclas, biotit, silimanit nên loại đất được hình thành chủ yếu là đất xám, gồm các loại đất xám điển hình và đất xám đỏ vàng. Đất phù sa chua điển hình phân bố dọc theo các sông suối như sông Đáy, sông Xạ Hương và các chi lưu của nó. Theo dải hẹp nhỏ dọc theo sông Đáy có đất phù sa trung tính ít chua, ngập úng vào mùa mưa; Đất glay phân bố ở phía Nam huyện Lập Thạch, chủ yếu là glay chua điển hình. Đất loang lổ có tồn tại ở khu vực phía Đông Nam và Tây Nam của vùng. Đất phù sa chua tồn tại phần lớn ở phía Tây và phần trung tâm của Yên Lạc; đất loang lổ phân bố ở phần phía Tây, phía Bắc và phía Đông Yên Lạc; đất gley có nhiều nhất ở phía Bắc Yên Lạc và một phần ở phía Nam thị trấn Xuân Hòa, thị xã Phúc Yên. Đất phù sa trung tính ít chua có ở ven các con sông chảy trong vùng. Ngoài ra, còn có đất tầng mỏng trên vùng đồi cao thuộc thị trấn Xuân Hòa Phúc Yên. Sản phẩm trên bề mặt vùng đồi Vĩnh Phúc là sản phẩm phong hoá gồm các lớp đất sét nâu đỏ, laterit và các mũ sắt. Nhân dân thường dùng lớp đất sét có latarit này để làm gạch đá ong và gạch không nung.
Thực vật trong vùng chủ yếu là rừng trồng rải rác khắp vùng và trồng các loại cây ăn quả như vải, nhãn,… các loại cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tương, lạc), cây lương thực được trồng ở những khu vực có địa hình thấp, độ dốc nhỏ.
c. Vùng đồng bằng Vĩnh Tường, Yên Lạc, Nam Bình Xuyên
Vùng này phần lớn diện tích nằm trên trầm tích sông tuổi Holocen trung - thượng (aQIV2-3), phía Đông và Đông Nam có trầm tích biển tuổi Pleistocen (mQIII), trầm tích hồ - đầm tuổi Pleistocen (lbQIV2-3) và một khối sót có tuổi Neogen hạ thuộc hệ tầng Na Dương (N1 nd).
Đây là vùng đồng bằng ven sông có độ cao nhỏ hơn 30m. Gồm các khu vực ven sông Hồng, vùng này có độ dốc nhỏ, dưới 50.
Khí hậu vùng thuộc kiểu khí hậu vùng đồng bằng Bắc Bộ, nhiệt độ trung bình khoảng 230C, nhiệt độ trung bình tháng 7 là 280C, trung bình tháng 1 là 160C. Mùa nóng, nhiệt độ cực đại tuyệt đối có thể lên tới 400C. Vùng này có mưa phùn nhiều vào tháng 1 và tháng 2. Lượng mưa trung bình khoảng 1500 - 2.000 mm.
Do địa hình thấp nên vào mùa mưa thường gây ngập úng, tạo ra nhiều hồ đầm trong vùng. Nhiều hệ thống kênh mương dẫn nước, tưới tiêu nước cho khu vực như kênh Liễn Sơn kéo dài trên 7 huyện, thị từ miền núi, trung du tới vùng đồng bằng (Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên, Yên Lạc, Vĩnh Tường). Sông Cà Lồ chảy từ xã Vạn Yên, huyện Mê Linh theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, giữa hai huyện Bình Xuyên và Mê Linh, có chiều dài 86km. Nguồn nước sông Cà Lồ chủ yếu là tập trung nước các sông, suối bắt nguồn từ núi Tam Đảo, núi Sóc Sơn. Lưu lượng bình quân chỉ 30 m3/s. Lưu lượng cao nhất về mùa mưa là 286 m3/s. Tác dụng chính của sông là tiêu úng vào mùa mưa lũ. Riêng khúc sông đầu nguồn cũ từ Vạn Yên đến sông Cánh đã được đắp chặn lại ở gần thôn Đại Lợi (Mê Linh), dài gần 20km, biến thành một hồ chứa nước lớn tưới ruộng và nuôi cá. Đầm Rưng trải dài trên khu vực 3 xã: Tam Phúc, Tứ Trung, Ngũ Kiên (Vĩnh Tường) có diện tích mặt thoáng khoảng 205 ha, về mùa lũ có khi lên tới 500 ha, có tác dụng tưới tiêu cho khu vực xung quanh và nuôi trồng thủy sản.
Đất trong vùng chủ yếu là đất phù sa trung tính ít chua, trong đó có phù sa trung tính ít chua điển hình, phù sa trung tính ít chua glay nông và sâu, phù sa trung tính ít chua loang lổ nông và sâu, phù sa trung tính ít chua có kết von. Phù sa chua là dải nằm ở phía sau dải đất phù sa trung tính ít chua tính từ sông vào. Phía Đông của vùng là dải đất loang lổ chiếm diện tích khá lớn, có xen lẫn đất xám.
Thảm thực vật rừng trồng ít, do đây là vùng đồng bằng phù sa nên chủ yếu trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày, cây lương thực. Ngoài ra, còn trồng các loại cây dược thảo, các loại hoa. Khu vực trong đê thường trồng lúa 1 vụ, 2 vụ; khu vực ngoài đê thường là đất được sử dụng chuyên trồng màu.
Như vậy, sự phân hóa về địa bàn của Vĩnh Phúc khá phức tạp. Dựa vào đặc điểm điều kiện tự nhiên, sự phân hóa về địa hình, cấu trúc của lớp địa chất, thổ nhưỡng, điều kiện khí hậu thủy văn, Vĩnh Phúc được chia thành 3 vùng địa lí tự nhiên, mỗi vùng có những đặc trưng riêng: vùng núi Tam Đảo, Lập Thạch, Sông Lô có khí hậu mát mẻ, có tiềm năng du lịch lớn; đồng thời phát triển các loại hình kinh tế hộ, kinh tế trang trại. Vùng trung du Bình Xuyên, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Tam Dương phát triển mạnh cả về công nghiệp lẫn nông nghiệp; vùng đồng bằng Vĩnh Tường, Yên Lạc, Nam Bình Xuyên đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp tập trung, nông nghiệp hàng hóa. Đây là vùng có lợi thế phát triển nông nghiệp, các làng nghề và tiểu thủ công nghiệp.
I.1.1.3. Địa chất
Về đất, có thể nói tiềm năng to lớn nhất của Vĩnh Phúc là đất. Đất ở đây có nhiều loại. Không kể vùng núi cao Tam Đảo, Vĩnh Phúc chủ yếu là bán sơn địa, vùng trung du, vùng đồi đất thấp và đồng bằng.
Vùng đồi gò trung du Vĩnh Phúc kéo dài từ Lập Thạch qua Vĩnh Yên đến Mê Linh là vùng đất mở rộng từ chân núi Tam Đảo ra tới gần quốc lộ 2. Đây là vùng phù sa cổ được nâng lên, có tầng dày đất sét pha cát có lẫn một ít sỏi và cuội rất thích hợp để trồng cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày và cây lương thực phụ.
Vùng đồng bằng châu thổ kéo dài từ vùng đồi gò ra tận thung lũng sông Hồng, sông Lô. Đây là vùng đất phù sa mới, được bồi tụ trong thời toàn tân, c