Đồ án Tính toán vỏ xe chịu lực va chạm bằng phương pháp phần tử hữu hạn

Bộ nhíp gồm 10 lá nhíp ghép lại với nhau nhờ bulông trung tâm và các kẹp nhíp. Hai dầu bộ nhíp được liên kết với khung xe qua các gối đỡ cao su, riêng các gối đỡ trước của mỗi bộ nhíp có thêm đệm ở mặt đầu để truyền phản lực từ mặt đường lên khung xe, các gối đỡ phía sau của mỗi bộ nhíp không có đệm cao su mặt đầu để cho bộ nhíp có thể di chuyển được trong một giới hạn nào đó. Vấu đỡ nhíp: - Vấu tăng cứng: làm bằng cao su, đặt trên treo trước, vấu được bắt vào thành bên của xà dọc. Khi nhíp bị uốn nhiều, lá nhíp trên cùng sẽ tỳ vào vấu tăng cứng. - Vấu hạn chế hành trình: Để hạn chế hành trình đi lên của nhíp. Vấu được bắt vào mép dưới của xà dọc. Khi nhíp bị uốn nhiều, vấu lồi trên dầm cầu sẽ tỳ vào vấu hạn chế hành trình. Tính chất dịch chuyển của cầu đối với khung phụ thuộc vào các thông số của nhíp, nghĩa là nhíp không phải chỉ là bộ phận đàn hồi mà còn đóng vai trò bộ phận dẫn hướng, đồng thời làm nhiệm vụ của bộ phận giảm chấn. Như vậy nhíp thực hiện đầy đủ chức năng của hệ thống treo. Ưu nhược điểm của hệ thống treo sử dụng nhíp: + Ưu điểm: kết cấu đơn giản, chắc chắn, rẻ tiền; chế tạo, bảo dưỡng, sửa chữa đơn giản, thuận tiện. + Nhược điểm: - Trọng lượng lớn (chiếm từ 5,5.8% trọng lượng của ô tô), nặng nhất trong các loại bộ phận đàn hồi - Thời gian làm việc ngắn do trạng thái ứng suất phức tạp, lực tác động có tính chất chu kì, độ bền mỏi của nhíp thấp hơn so với thanh xoắn khoảng 4 lần. Trong điều kiện đường tốt, tuổi thọ của nhíp khoảng 100000.150000 km; điều kiện đường xấu, tuổi thọ của nhíp giảm đi khoảng 10.50 lần. Từ việc phân tích ưu nhược điểm và kết cấu của nhíp như trên, người ta đưa ra một số biện pháp để tăng tuổi thọ cho nhíp như sau: + Đặt 2 lá nhíp chính để tăng cứng, cường hóa cho bộ nhíp vì lá nhíp chính có điều kiện làm việc khắc nghiệt nhất. + Bôi mỡ chì giữa các lá nhíp để giảm ma sát giữa chúng, làm giảm khả năng mài mòn, tăng tuổi thọ, giúp giảm được số lượng lá nhíp. Bộ phận giảm chấn của xe ÃÀầ-66 thuộc loại giảm chấn ống thủy lực, tác động 2 chiều và có van giảm tải. Ưu điểm cơ bản của giảm chấn ống thủy lực là kích thước nhỏ gọn hơn rất nhiều so với các loại giảm chấn khác (ví dụ như giảm chấn đòn) nhưng vẫn đảm bảo được tính êm dịu chuyển động cho xe. Hoạt động: Khi nén êm, cần đẩy pit tông trong xi lanh công tác dịch chuyển xuống dưới, van thông mở, dầu trong khoang dưới sẽ dồn lên khoang trên nhưng không dồn tất cả mà còn một phần sẽ chảy sang khoang bù thông qua các lỗ tiết lưu ở van nén. Khi đó, áp suất trong khoang bù sẽ tăng lên một chút. Sức cản thủy động của các lỗ tiết lưu tỷ lệ với bình phương vận tốc lưu thông của dầu. Khi nén mạnh, dầu không thể chảy kịp qua các lỗ tiết lưu (có tiết diện bé), áp suất trong xi lanh công tác tăng lên nhiều, van nén mở, dầu qua van nén xuống, vào khoang bù. Sau giai đoạn áp suất khoang công tác tăng nhanh, lực cản của giảm chấn tăng lên nhưng tốc độ tăng chậm hơn so với khi nén êm. Khi trả êm, cần đẩy piston chuyển động lên trên, khoang phía dưới cần piston của xilanh công tác giảm áp suất, còn khoang phía trên piston tăng áp suất (nhưng tăng dần dần), do vậy dầu từ khoang trên sẽ qua khe hở van thông (van trả đóng) vào khoang phía dưới piston, đồng thời dầu từ khoang bù qua lỗ nạp bổ sung cho khoang phía dưới piston. Khi trả mạnh, lò xo van trả bị nén. Van trả mở ra, dầu lưu thông qua cả lỗ tiết lưu của van trả. Độ mở của van trả phụ thuộc vào mức độ đột ngột của hành trình trả, càng trả mạnh thì van càng mở lớn.

doc25 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2188 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tính toán vỏ xe chịu lực va chạm bằng phương pháp phần tử hữu hạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docthuyet minh.doc
  • docbia.doc
  • dwgDactinh_x.dwg
  • dwgDrawing1.dwg
  • docnhiem vu do an.doc
  • xlstinh toan_OK.xls
  • mcdTreo sau_dothi_dtbdts.mcd
  • mcdTreo truoc_dothi_dtbdts.mcd
  • dwgTreo truoc_sau.dwg
  • pptUnit18.ppt