1. Đặt vấn đề.
Giao thông vận tải là một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội của cả đất nước nói chung và của một đô thị nói riêng. Hiện nay cùng với sự phát triển lớn mạnh của kinh tế- xã hội thì nhu cầu đi lại cũng như số lượng phương tiện tăng lên một cách mạnh mẽ. Trước thực tế đó thì hiện trạng ở các đô thị nói chung và Hà Nội nói riêng vấn đề ách tắc giao thông đang diễn ra hàng ngày trên các con đường và các nút giao thông, điều này là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mất an toàn giao và là nguyên nhân gây tai nạn giao thông. Hầu hết các giao lộ hiện nay đều là nút cùng mức, hệ thống điều khiển bằng đèn tín hiệu thiết kế chưa phù hợp bên cạnh đó nhiều nút do một số điều kiện khác nhau mà chưa có được chiều rộng cũng như bố trí phân luồng hợp lý. Đây là nguyên nhân làm hạn chế tốc độ của phương tiện khi tham gia giao thông gây ách tắc và tai nạn giao thông. Chính vì vậy, việc nghiên cứu cải tạo thiết kế nút giao thông đô thị đang đặt ra như một vấn đề cấp bách.
Trong đó công tác nghiên cứu thực hiện tổ chức giao thông tại nút đồng mức không phải là mới mẻ tuy nhiên để ứng dụng có hiệu quả cho một nút giao thông cụ thể không phải là vấn đề đơn giản. Đặc biệt dòng giao thông đô thị Việt Nam là dòng hỗn hợp nhiều xe máy.
Nút giao thông Kim Mã - Ngọc Khánh là nút giao có lưu lượng phương tiện thông qua rất lớn. Cùng với sự hoạt động của dòng phương tiện chủ yếu là xe máy thì nút giao này có sự thông qua của nhiều tuyến xe buýt lớn, trung bình. Vào giờ cao điểm sự quá tải của nút đã được thể hiện một cách rõ rệt. Hiện nay cùng những điểm chưa hợp lý về điều khiển, việc tổ chức giao thông tại nút vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vì vậy em chọn đề tài tổ chức giao thông tại nút đồng mức để áp dụng những kiến thức đã được đào tạo trong nhà trường cùng với kiến thức tiếp thu được trong thực tế nhằm có thể góp phần vào việc cải thiện được tình hình thực tế đang diễn ra.
2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu.
Với thực trạng đang diễn ra tại nút Kim Mã- Ngọc Khánh hiện nay thì mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm ra các giải pháp để thiết kế và cải tạo nút nhằm tạo điều kiện tốt nhất phục vụ nhu cầu đi lại qua nút và an toàn giao thông ở hiện tại và cho năm tương lai. Những mục tiêu cụ thể được thể hiện như sau:
- Xác định được hiện trạng của nút, lưu lượng giao thông và thành phần phương tiện thông qua nút.
- Dự báo lưu lượng và dòng phương tiện thông qua nút cho năm tương lai đế xác định các giải pháp thiết kế, cải tạo và tổ chức giao thông cụ thể.
- Đưa ra các giải pháp thiết kế,cải tạo tổ chức sau đó phân tích, so sánh các phương án để lựa chọn ra phương pháp tối ưu nhất về mặt kinh tế cũng như an toàn giao thông.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Với mục đích là đưa ra được các giải pháp để góp phần nâng cao khả năng phục vụ của một nút giao thông vì vậy phạm vi nghiên cứu của đề tài sẽ cụ thể như sau:
Không gian: Nút Kim Mã - Ngọc Khánh
Nghiên cứu các giải pháp thiết kế, cải tạo và tổ chức tại nút
Tính khả thi của đề tài được tính đến năm tương lai
4. Phương pháp nghiên cứu.
a)Nghiên cứu tài liệu tài liệu sẵn có
Các tài liệu mang tính lý thuyết về nút giao thông và phương pháp thiết kế, tổ chức giao thông và các quy trình, quy phạm thiết kế cải tạo nút hiện nay:
- Các văn bản quy hoạch của thành phố nói chung, các quy hoạch liên quan đến giao thông vận tải, thiết kế cải tạo nút.
- Các tài liệu đã được nghiên cứu và công bố, đề tài nghiên cứu về cải tạo tổ chức giao thông tại nút sẵn có trước đó.
b)Thu thập số liệu tại hiện trường
- Khảo sát hiện trạng thực tế hiện nay tại nút giao thông Kim Mã- Ngọc Khánh nhằm xác định được hiện trạng về cơ sở hạ tầng cũng như hình thức tổ chức giao thông ở đây.
- Tổ chức quan trắc tại nút bằng camera hoặc đếm trực tiếp tại nút nhằm xác định lưu lượng thông qua nút.
c)Xử lý và phân tích số liệu
- Sử dụng các phần mềm chuyên dụng cùng với các kiến thức chuyên môn đã học nhằm xác định các số liệu đầu vào cần thiết cho công tác thiết kế đề tài.
- Sử dụng Microsoft Word, Excel, Powerpoint, Autocad
5. Kết cấu đề tài.
Kết cấu của đề tài gồm phần mở đầu, kết luận– kiến nghị và 3 chương như sau:
Chương 1- Tổng quan về nút giao thông
Chương 2 - Hiện trạng tổ chức giao thông tại nút Kim Mã - Ngọc Khánh
Chương 3- Tổ chức giao thông tại nút Kim Mã - Ngọc Khánh
Kết luận và kiến nghị.
77 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3881 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tổ chức giao thông tại nút Kim Mã - Ngọc Khánh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU iv
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ v
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I- TỔNG QUAN VỀ NÚT GIAO THÔNG 3
1.1. Khái niệm nút giao thông 3
1.2. Phân loại nút giao thông 3
1.2.1. Theo đặc điểm cao độ 3
1.2.2. Theo mức độ phức tạp 3
1.2.3. Theo phương pháp tổ chức giao thông 4
1.2.4. Theo vị trí nút 4
1.3. Yêu cầu và nguyên tắc cơ bản thiết kế nút giao thông 4
1.3.1. Yêu cầu khi thiết kế nút giao thông 4
1.3.2. Các nguyên tắc khi thiết kế nút giao thông 5
1.4. Đánh giá nút giao thông 6
1.4.1. Độ phức tạp (M) 6
1.4.2. Độ nguy hiểm (Q) 7
1.4.3. Hệ số tai nạn tương đối (Ka) 8
1.5. Đặc điểm dòng xe và tầm nhìn tại nút giao thông 8
1.5.1. Đặc điểm dòng xe tại nút 8
1.5.2. Tầm nhìn tại nút 9
1.6. Tổ chức giao thông tại nút đồng mức 10
1.6.1. Khái niệm chung 10
1.6.2. Cơ sở xây dựng giải pháp tổ chức giao thông tại nút 11
1.6.3. Tổ chức giao thông tại nút bằng đèn tín hiệu 13
1.6.4. Một số giải pháp tổ chức giao thông tại nút. 20
Chương 2- HIỆN TRẠNG TỔ CHỨC GIAO THÔNG TẠI NÚT 26
KIM MÃ- NGỌC KHÁNH 26
2.1. Hiện trạng hệ thống giao thông đường bộ Hà Nội (cũ) 26
2.1.1. Hiện trạng nút và tổ chức giao thông tại nút 26
2.1.2. Tình hình tai nạn giao thông 27
2.2. Đặc điểm hình học và cơ sở hạ tầng tại nút Kim Mã - Ngọc Khánh 30
2.2.1. Đặc điểm hình học 30
2.2.2. Các công trình, cơ sở hạ tầng tại nút Kim Mã- Ngọc Khánh 32
2.3. Lưu lượng giao thông tại nút Kim Mã - Ngọc Khánh 33
2.3.1. Lưu lượng cao điểm sáng 34
2.3.2. Lưu lượng giờ cao điểm trưa 35
2.3.3. Lưu lượng cao điểm chiều 37
2.4. Hiện trạng tổ chức bằng đèn tín hiệu tại nút Kim Mã - Ngọc Khánh 39
2.5. Đánh giá tình hình tổ chức giao thông tại nút Kim Mã– Ngọc Khánh. 39
Chương 3- TỔ CHỨC GIAO THÔNG TẠI NÚT KIM MÃ- NGỌC KHÁNH 41
3.1. Dự báo nhu cầu vận tải tại nút trong tương lai 41
3.1.1. Lựa chọn phương pháp dự báo 41
3.1.2. Phương pháp tiến hành 41
3.1.3. Dự báo lưu lượng thông qua tại nút Kim Mã– Ngọc Khánh trong tương lai 42
3.2. Xây dựng các giải pháp tổ chức giao thông cho nút Kim Mã- Ngọc Khánh 43
3.2.1. Cơ sở xây dựng giải pháp tổ chức giao thông tại nút Kim Mã- Ngọc Khánh 43
3.2.2. Xây dựng các giải pháp tổ chức giao thông cho nút Kim Mã- Ngọc Khánh 44
3.2.3. Tính toán chu kỳ đèn cho nút. 51
3.3. Đánh giá và lựa chọn giải pháp tổ chức giao thông cho nút Kim Mã- Ngọc Khánh 65
3.3.1. Đánh giá các giải pháp tổ chức giao thông 65
3.3.2. Lựa chọn giải pháp TCGT cho nút Kim Mã- Ngọc Khánh 66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
PHỤ LỤC 1
DANH MỤC VIẾT TẮT
ATGT: An toàn giao thông.
CK: Chu kỳ
CSHT: Cơ sở hạ tầng.
ĐHGTVT: Đại học giao thông vận tải
ĐTH: Đèn tín hiệu.
GTĐT: Giao thông đô thị.
GTVTĐT: Giao thông vận tải đô thị.
JICA: Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản về giao thông vận tải.
LL: Lưu lượng
LLBH: Lưu lượng bão hoà
NGT: Nút giao thông.
NGTĐM: Nút giao thông đồng mức.
PT: Phương tiện
PGS.TS: Phó giáo sư. Tiến sĩ
QLGTGĐT: Quản lý giao thông đô thị
VTHH: Vận tải hàng hóa
VTHK: Vận tải hành khách.
VTHKCC: Vận tải hành khách công cộng.
TCGT: Tổ chức giao thông.
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
TEDI: Tên công ty khảo sát và tư vấn thiết kế giao thông vận tải.
TNGT: Tai nạn giao thông
xcqđ : Xe con quy đổi.
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Mức độ nguy hiểm tương đối(σ). 7
Bảng 1.2: Tầm nhìn một chiều tính theo cấp đường. 9
Bảng 1.3 : Hệ số bám giữa bánh xe và mặt đường. 16
Bảng 1.4: Hệ số chuyển đổi lưu lượng 17
Bảng 2.1: Số vụ TNGT trên các Quận, huyện ở Hà Nội (cũ) 27
Bảng 2.2: Thống kê TNGT đường bộ Thành phố Hà Nội (cũ) 28
Bảng 2.3: Số vụ TNGT theo loại phương tiện tại Hà Nội (cũ) 29
Bảng 2.4: Số vụ TNGT theo nhóm nguyên nhân tại Hà Nội (cũ) 29
Bảng 2.5: Bảng hệ số quy đổi phương tiện sang PCU 33
Bảng 2.6: Lưu lượng phương tiện giao thông qua nút Kim Mã- Ngọc Khánh tại giờ cao điểm sáng 34
Bảng 2.7: Lưu lượng giao thông qua nút Kim Mã- Ngọc Khánh tại giờ cao điểm sáng 34
Bảng 2.8: Lưu lượng phương tiện qua nút Kim Mã- Ngọc Khánh tại giờ cao điểm trưa 35
Bảng 2.9: Lưu lượng giao thông qua nút Kim Mã- Ngọc Khánh tại giờ cao điểm trưa 36
Bảng 2.10: Lưu lượng phương tiện qua nút Kim Mã- Ngọc Khánh giờ cao điểm chiều 37
Bảng 2.11: Lưu lượng giao thông qua nút Kim Mã- Ngọc Khánh tại giờ cao điểm chiều 37
Bảng 2.12: Thời gian đèn điều khiển hiện tại của nút Kim Mã – Ngọc Khánh 39
Bảng 3.1: Bảng lưu lượng các chuyến đi trên các trục chính của Hà Nội. 42
Bảng 3.2: Dự báo tỷ lệ tăng trưởng các loại phương tiện thông qua nút 43
Bảng 3.3: Hệ số bám giữa bánh xe và mặt đường. 48
Bảng 3.4: Hệ số chuyển đổi lưu lượng 51
Bảng 3.5: Lưu lượng giờ cao điểm tới hạn 51
Bảng 3.6: Lưu lượng tính toán thời gian các pha đèn của cao điểm sáng 53
Bảng 3.7: Kết quả tính toán khả năng thông hành của từng đường nhánh sau khi cải tạo nút Kim Mã- Ngọc Khánh 55
Bảng 3.8: Lưu lượng tính toán thời gian các pha đèn của cao điểm sáng 57
Bảng 3.9: Kết quả tính toán khả năng thông hành của từng đường nhánh sau khi cải tạo nút Kim Mã- Ngọc Khánh 59
Hình 3.8: Sơ đồ các pha đèn cho nút Kim Mã- Ngọc Khánh 61
Bảng 3.10: Lưu lượng tính toán thời gian các pha đèn của cao điểm sáng 61
Bảng 3.11: Kết quả tính toán khả năng thông hành của từng đường nhánh sau khi cải tạo nút Kim Mã- Ngọc Khánh 63
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Hình 1.1: Các điểm xung đột chính khi xe qua nút 4
Hình 1.2: Mức độ phức tạp tại các nút giao đồng mức 6
Hình 1.3: Các giao cắt nguy hiểm ở các góc khác nhau 7
Hình 1.4: Các dạng chuyển động tại nút giao thông 8
Hình 1.5: Sơ đồ tầm nhìn tam giác của nút giao thông 10
Hình 1.6: Đồ thị của E.M Lobanov (Nga). 12
Hình 1.7: Đồ thị của A.A Ruzkov (Nga) 12
Hình 1.8: Nút ngã tư đồng mức bố trí đèn tín hiệu 13
Hình 1.9: Sơ hoạ tính khoảng cách động 15
Hình 1.10: Sơ đồ tính thời gian chuyển pha 16
Hình 1.11: Sơ đồ nút giao thông không có đèn điều khiển 20
Hình 1.12: Sơ đồ nút giao thông tự điều chỉnh 20
Hình 1.13: Sơ đồ nút giao thông có đèn tín hiệu 21
Hình 1.14: Sơ đồ nút giao thông điều khiển cưỡng bức 21
Hình 1.15: Sơ đồ nút giao thông khác mức không hoàn chỉnh 22
Hình 1.16: Sơ đồ nút giao thông tổ hợp 22
Hình 1.17: Sơ đồ tổ chức giao thông khác mức hoàn chỉnh 22
Hình 1.18: Sơ đồ tổ chức giao thông “ngã tư không đối xứng” 23
Hình 1.19: Mở rộng làn xe ở nút giao thông 23
Hình 1.20: Sơ đồ các giải pháp phân luồng giao thông 24
Hình 1.21: Các loại đảo trong nút giao thông đồng mức 25
Hình 2.1: Biểu đồ về sự biến đổi số vụ tai nạn giao thông tại Hà Nội (cũ) qua các năm 28
Hình 2.2: Biểu đồ về tỷ lệ số vụ TNGT theo loại phương tiện 29
Hình 2.3: Tỉ lệ số vụ TNGT từ năm 1998 đến 2007 theo nhóm nguyên nhân 30
Hình 2.4: Ảnh chụp nút giao thông Kim Mã- Ngọc Khánh từ bản đồ và vệ tinh. 30
Hình 2.5: Hình nút Kim Mã - Ngọc Khánh 31
Hình 2.6: Mặt cắt ngang đường Kim Mã 31
Hình 2.7: Mặt cắt ngang đường Ngọc Khánh 31
Hình 2.8: Mặt cắt ngang đường Vạn Bảo 32
Hình 2.9: Cấu tạo hình học nút Kim Mã- Ngọc Khánh 32
Hình 2.10. Các biển báo được dùng trong nút 32
Hình 2.11. Hệ thống đèn tín hiệu điều khiển ở nút 32
Hình 2.12. Mũi tên dẫn hướng phân làn phương tiện 33
Hình 2.13: Biểu tượng xe máy, ô tô trên mặt đường 33
Hình 2.14: Sơ đồ lưu lượng các hướng tại nút Kim Mã- Ngọc Khánh 34
Hình 2.15: Sơ đồ lưu lượng thông hành tại nút Kim Mã- Ngọc Khánh vào giờ cao điểm sáng……. 35
Hình 2.16: Đồ thị thể hiện lưu lượng các hướng tại nút Kim Mã- Ngọc Khánh vào giờ cao điểm sáng (PCU/h) 35
Hình 2.17: Sơ đồ lưu lượng tại nút Kim Mã- Ngọc Khánh vào giờ cao điểm trưa 36
Hình 2.18: Đồ thị thể hiện lưu lượng các hướng tại nút Kim Mã- Ngọc Khánh vào giờ cao điểm trưa (PCU/h) 37
Hình 2.19: Sơ đồ lưu lượng thông qua nút giao thông Kim Mã- Ngọc Khánh vào giờ cao điểm chiều 38
Hình 2.20: Đồ thị thể hiện lưu lượng các hướng tại nút Kim Mã- Ngọc Khánh vào giờ cao điểm chiều (PCU/h) 38
Hình 2.21: Sơ đồ phân pha đèn tín hiệu tại nút 39
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức bằng các đảo và phân khu vực nút sau khi thiết kế 44
Hình 3.2: Kích thước thiết kế các đảo tam giác của nút 44
Hình 3.3: Cấu tạo đảo tam giác và dải chuyển tốc 45
Hình 3.4: Sơ đồ minh hoạ tính chỉ số L0 . 47
Hình 3.5: Lưu lượng giờ cao điểm theo các hướng 52
Hình 3.6: Sơ đồ các pha đèn cho nút Kim Mã- Ngọc Khánh 53
Hình 3.7: Sơ đồ các pha đèn cho nút Kim Mã- Ngọc Khánh 57
Hình 3.8: Sơ đồ các pha đèn cho nút Kim Mã- Ngọc Khánh 61
Hình 3.9: Các chỉ số khi lắp đặt đèn tín hiệu 66
Hình 3.10: Sơ đồ thiết kế cải tạo nút Kim Mã- Ngọc Khánh trong tương lai 67
LỜI MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề.
Giao thông vận tải là một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội của cả đất nước nói chung và của một đô thị nói riêng. Hiện nay cùng với sự phát triển lớn mạnh của kinh tế- xã hội thì nhu cầu đi lại cũng như số lượng phương tiện tăng lên một cách mạnh mẽ. Trước thực tế đó thì hiện trạng ở các đô thị nói chung và Hà Nội nói riêng vấn đề ách tắc giao thông đang diễn ra hàng ngày trên các con đường và các nút giao thông, điều này là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mất an toàn giao và là nguyên nhân gây tai nạn giao thông. Hầu hết các giao lộ hiện nay đều là nút cùng mức, hệ thống điều khiển bằng đèn tín hiệu thiết kế chưa phù hợp bên cạnh đó nhiều nút do một số điều kiện khác nhau mà chưa có được chiều rộng cũng như bố trí phân luồng hợp lý. Đây là nguyên nhân làm hạn chế tốc độ của phương tiện khi tham gia giao thông gây ách tắc và tai nạn giao thông. Chính vì vậy, việc nghiên cứu cải tạo thiết kế nút giao thông đô thị đang đặt ra như một vấn đề cấp bách.
Trong đó công tác nghiên cứu thực hiện tổ chức giao thông tại nút đồng mức không phải là mới mẻ tuy nhiên để ứng dụng có hiệu quả cho một nút giao thông cụ thể không phải là vấn đề đơn giản. Đặc biệt dòng giao thông đô thị Việt Nam là dòng hỗn hợp nhiều xe máy.
Nút giao thông Kim Mã - Ngọc Khánh là nút giao có lưu lượng phương tiện thông qua rất lớn. Cùng với sự hoạt động của dòng phương tiện chủ yếu là xe máy thì nút giao này có sự thông qua của nhiều tuyến xe buýt lớn, trung bình. Vào giờ cao điểm sự quá tải của nút đã được thể hiện một cách rõ rệt. Hiện nay cùng những điểm chưa hợp lý về điều khiển, việc tổ chức giao thông tại nút vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vì vậy em chọn đề tài tổ chức giao thông tại nút đồng mức để áp dụng những kiến thức đã được đào tạo trong nhà trường cùng với kiến thức tiếp thu được trong thực tế nhằm có thể góp phần vào việc cải thiện được tình hình thực tế đang diễn ra.
2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu.
Với thực trạng đang diễn ra tại nút Kim Mã- Ngọc Khánh hiện nay thì mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm ra các giải pháp để thiết kế và cải tạo nút nhằm tạo điều kiện tốt nhất phục vụ nhu cầu đi lại qua nút và an toàn giao thông ở hiện tại và cho năm tương lai. Những mục tiêu cụ thể được thể hiện như sau:
- Xác định được hiện trạng của nút, lưu lượng giao thông và thành phần phương tiện thông qua nút.
- Dự báo lưu lượng và dòng phương tiện thông qua nút cho năm tương lai đế xác định các giải pháp thiết kế, cải tạo và tổ chức giao thông cụ thể.
- Đưa ra các giải pháp thiết kế,cải tạo tổ chức sau đó phân tích, so sánh các phương án để lựa chọn ra phương pháp tối ưu nhất về mặt kinh tế cũng như an toàn giao thông.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Với mục đích là đưa ra được các giải pháp để góp phần nâng cao khả năng phục vụ của một nút giao thông vì vậy phạm vi nghiên cứu của đề tài sẽ cụ thể như sau:
Không gian: Nút Kim Mã - Ngọc Khánh
Nghiên cứu các giải pháp thiết kế, cải tạo và tổ chức tại nút
Tính khả thi của đề tài được tính đến năm tương lai
4. Phương pháp nghiên cứu.
a)Nghiên cứu tài liệu tài liệu sẵn có
Các tài liệu mang tính lý thuyết về nút giao thông và phương pháp thiết kế, tổ chức giao thông và các quy trình, quy phạm thiết kế cải tạo nút hiện nay:
- Các văn bản quy hoạch của thành phố nói chung, các quy hoạch liên quan đến giao thông vận tải, thiết kế cải tạo nút.
- Các tài liệu đã được nghiên cứu và công bố, đề tài nghiên cứu về cải tạo tổ chức giao thông tại nút sẵn có trước đó.
b)Thu thập số liệu tại hiện trường
- Khảo sát hiện trạng thực tế hiện nay tại nút giao thông Kim Mã- Ngọc Khánh nhằm xác định được hiện trạng về cơ sở hạ tầng cũng như hình thức tổ chức giao thông ở đây.
- Tổ chức quan trắc tại nút bằng camera hoặc đếm trực tiếp tại nút nhằm xác định lưu lượng thông qua nút.
c)Xử lý và phân tích số liệu
- Sử dụng các phần mềm chuyên dụng cùng với các kiến thức chuyên môn đã học nhằm xác định các số liệu đầu vào cần thiết cho công tác thiết kế đề tài.
- Sử dụng Microsoft Word, Excel, Powerpoint, Autocad…
5. Kết cấu đề tài.
Kết cấu của đề tài gồm phần mở đầu, kết luận– kiến nghị và 3 chương như sau:
Chương 1- Tổng quan về nút giao thông
Chương 2 - Hiện trạng tổ chức giao thông tại nút Kim Mã - Ngọc Khánh
Chương 3- Tổ chức giao thông tại nút Kim Mã - Ngọc Khánh
Kết luận và kiến nghị.
Do thời gian thực hiện đồ án có hạn và kinh nghiệm bản thân còn hạn chế nên đồ án của em không thể tránh được có những thiếu sót, em mong nhận được sự đóng góp chỉ bảo của các thày cô để đồ án của em được hoàn thiện hơn. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
Thầy giáo Nguyễn Văn Trường đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đồ án, giúp đỡ em tháo gỡ mọi khó khăn, vướng mắc để có thể hoàn thành tốt đồ án.
Đồng thời cảm ơn Viện quy hoạch và QLGTGĐT và các bạn trong lớp Quy hoạch đã giúp đỡ thu thập các số liệu, phục vụ cho quá trình nghiên cứu thực hiện đồ án.
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2009
Sinh viên
Vũ Đức Thiện
Chương I- TỔNG QUAN VỀ NÚT GIAO THÔNG
Khái niệm nút giao thông
Nút giao thông là nơi giao nhau giữa các đường ôtô, giữa đường ôtô với đường sắt, giữa đường ôtô với các đường phố, giữa các đường phố trong đô thị (PGS.TS: Nguyễn Xuân Vinh, Thiết kế nút giao thông và điều khiển giao thông bằng đèn tín hiệu, 2006).
Khác với các điều kiện lái xe trên đường, tại khu vực thuộc phạm vi nút và khu trung tâm của nút giao thông, người điều khiển phương tiện phải tập trung chú ý để thực hiện cùng 1 lúc nhiều động tác phức tạp như:
Định hướng chuyển động cho xe chạy theo chủ định, tùy thuộc vào điều kiện chạy xe.
Thực hiện các động tác nhập dòng, trộn dòng, tách dòng, hay giao cắt với các luồng xe khác khi đi từ đường nhánh vào đường chính hoặc ngược lại hay vượt qua các luồng xe vuông góc.
Điều khiển cho xe chuyển từ làn ngoài vào làn trong hay từ làn trong ra làn ngoài để thực hiện ý đồ vào nút hay ra khỏi nút giao thông…
Vì vậy các nút giao thông là một bộ phận không thể tách rời khỏi mạng lưới đường trong các đô thị cũng như trong hệ thống các đường ô tô. Tại đây, thường xảy ra tai nạn giao thông, là nguyên nhân gây ùn tắc giao thông, giảm tốc độ dòng xe chuyển động. Theo tính toán của Mỹ và một số nước khác thì tai nạn giao thông trong đô thị chiếm 50% xảy ra tại NGT.
Phân loại nút giao thông
Có rất nhiều cách để phân loại nút giao thông, việc sử dụng phương thức phân loại nào tuỳ thuộc vào mục đích của từng nghiên cứu. Dưới đây là một số cách phân loại nút giao thông phổ biến hiện nay.
Theo đặc điểm cao độ
Theo cách phân loại này ta có 2 loại hình:
Nút giao nhau ngang mức: Tại nút tất cả các luồng xe ra vào nút từ các hướng đều đi lại trên cùng một cao độ mặt bằng.
Nút giao nhau khác mức (giao nhau lập thể): Để loại bỏ sự giao cắt (xung đột) giữa các luồng xe đi vuông góc hoặc cắt chéo người ta xây dựng các công trình cầu vượt, hầm chui có các cao độ khác với cao độ mặt bằng.
Theo mức độ phức tạp
Có các loại:
Nút giao thông đơn giản: đó là ngã ba, ngã tư xe chạy tự do với lưu lượng thấp. Trong đó nút không có đảo và các hình thức phân luồng xe chạy.
Nút giao thông có đảo trên các tuyến phụ của nút: với mục đích ưu tiên xe chạy thông thoát với tốc độ thiết kế không đổi trên hướng tuyến chính qua nút.
Nút giao thông phân luồng hoàn chỉnh: nút được thiết kế với đầy đủ các đảo dẫn đường cho các luồng xe rẽ, các dải phân luồng cho hai hướng ngược chiều, các dải tăng tốc, giảm tốc, các giải trung tâm dành cho xe rẽ trái,…
Nút giao thông khác mức.
Theo phương pháp tổ chức giao thông
Có các loại:
Nút giao thông không có điều khiển: Đây là nút có các dạng giao nhau đơn giản, lưu lượng xe thấp, xe đi từ các hướng ra vào tự do.
Nút giao thông có điều khiển cưỡng bức (điều khiển bằng hệ thống đèn tín hiệu) nhằm tăng an toàn giao thông của các xe ra vào nút.
Nút giao thông tự điều chỉnh: đó là vòng xuyến (vòng xoay) trong đó các luồng xe từ các ngả đường đi vào đi ra nút theo chiều ngược kim đồng hồ.
Nút giao thông khác mức: để tách các luồng xe ở các hướng khác nhau đi theo những cao độ khác nhau.
Nút giao thông tổng hợp: tổ chức kết hợp giao thông vừa tách dòng, vừa tự điều chỉnh ,…
Theo vị trí nút
Có hai loại:
Nút giao thông trong thành phố
Nút giao thông ngoài thành phố
Việc thiết kế các nút giao thông loại này có những yêu cầu khác nhau.
Yêu cầu và nguyên tắc cơ bản thiết kế nút giao thông
Khi phương tiện qua NGT đồng mức thường chia ra các hướng rẽ trái, rẽ phải và đi thẳng. Quá trình các phương tiện di chuyển qua nút sẽ sinh ra các điểm xung đột như hình mô tả sau:
a) Điểm cắt b) Điểm nhập c) Điểm tách
Hình 1.1: Các điểm xung đột chính khi xe qua nút
Trong các điểm xung đột (hình 1.1) thì điểm cắt là điểm xung đột nguy hiểm nhất, tại đó xe chạy từ các hướng khác nhau cắt nhau theo một góc lớn nên mức độ nguy hiểm cao nhất. Điểm nhập có mức độ nguy hiểm ít hơn điểm cắt, là các điểm tại đó xe chạy ở các hướng nhập vào một hướng. Điểm tách có mức độ nguy hiểm ít nhất, là điểm tại đó xe chạy trên cùng một hướng rồi tách ra các hướng khác nhau.
Tất cả các điểm xung đột trên là nguyên nhân gây ra các tai nạn giao thông, mặt khác làm giảm tốc độ chạy xe qua nút. Vì vậy khi thiết kế NGT đồng mức cần đảm bảo các yêu cầu và nguyên tắc cơ bản sau:
1.3.1. Yêu cầu khi thiết kế nút giao thông
Khi thiết kế nút giao thông chúng ta phải chú ý để thỏa mãn đến mức cao nhất các yêu cầu sau:
An toàn: Là tiêu chuẩn cao nhất, có thể dùng phương pháp dự báo tai nạn trong nút. Hiện tại chưa có nghiên cứu nào về an toàn tại nút, nhưng nếu xảy ra hai vụ tai nạn chết người một năm được coi là nút nguy hiểm cần có biện pháp giải quyết.
Thông thoáng: Là về mặt năng lực thông hành, có một dự trữ cho đường phụ có thể qua đường chính không gây nên ách tắc.
Hiệu quả: Qua các chỉ tiêu tổng hợp về kỹ thuật và kinh tế, chứng minh tính khả thi của phương án về nhiều mặt: Kinh tế, chính trị, xã hội.
Mỹ quan: Nút giao thông phải là một điểm hòa hợp và tôn tạo cảnh quan khu vực ngoài đô thị cũng như trong đô thị.
1.3.2. Các nguyên tắc khi thiết kế nút giao thông
Để đảm bảo yêu cầu trên thì cấu tạo của một nút giao thông phải tuân theo quy tắc sau:
Trên vùng đường dẫn tới nút phải đảm bảo tầm nhìn thật tốt giữa các xe và nhìn rõ các đảo. Tầm nhìn này phải chỉnh lý khi độ dốc trên 3% và khi trong đường cong.
Các điểm giao cắt phải rất gần với góc vuông. Khi xiên thì nên tránh góc tù làm các xe phải đối đầu. Trường hợp khác góc giao nhau không nhỏ hơn 600. Đặc biệt khi giao nhau với đường sắt góc giao không được nhỏ hơn 450.
Ở gần điểm cắt, xe trong dòng không ưu tiên phải được bảo vệ để có thể dừng xe, chậm xe nhường đường ưu tiên cho luồng chính. Dung lượng của chỗ dừng xe phụ thuộc vào lưu lượng đường không ưu tiên.
Khi cần thiết (tùy theo lưu lượng) phải làm các làn giảm tốc để tách dòng và nhập dòng
Nâng cao năng lực thông hành bằng cách giãn cách các điểm xung đột. Quãng cách giữa các điểm xung đột đủ để chứa xe các luồng không ưu tiên, có tính tới tốc độ và thời gian giữa các xung đột. Cần làm rõ vị trí các điểm xung đột để người tham gia giao thông chú ý khi qua nút.
Đơn giản hoá các đường xe chạy, giảm điểm xung đột bằng cách sử dụng xe chạy một chiều, biến NGT phức tạp thành NGT đơn giản.
Đảm bảo cho người điều khiển phương tiện phát hiện ra nút trong mọi điều kiện ban ngày, ban đêm và thời tiết.