Ngành than là một ngành mũi nhọn trong nền kinh tế nước ta, đây là ngành có vai trò quan trọng trong tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Ngành than cung cấp nguyên liệu đầu vào chủ yếu cho nhiều ngành công nghiệp khác như điện lực, hoá chất, luyện kim, xi măng. Ngoài ra, than còn là mặt hàng xuất khẩu mang lại nguồn ngoại tệ, đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước. Vì vậy, sự phát triển ổn định và đi lên không ngừng của ngành than hiện nay là một dấu hiệu đáng mừng cho sự phát triển của ngành công nghiệp khoáng sản nước ta.
Với mô hình Tổng Công ty và gần đây là sự chuyển đổi thành Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam, trong nhiều năm qua, ngành than đã có bước phát triển vượt bậc về đầu tư công nghệ, sản lượng khai thác tăng nhanh, mở rộng và đa dạng hoá ngành nghề, phát triển ổn định, tạo việc làm, đảm bảo đời sống cho người lao động.
Trong những năm qua, Công ty TNHH một thành viên than Nam Mẫu (trước đây là Xí nghiệp than Nam Mẫu trực thuộc Công ty than Uông Bí), cùng với ngành than và khoáng sản đã có những bước phát triển nhanh chóng, mạnh dạn thay đổi những trì trệ, lạc hậu trước đây để có sự chủ động hơn, mạnh dạn hơn, cùng với kinh nghiệm tổ chức sản xuất – tổ chức lao động hợp lý và các quy chế đúng đắn của ngành than đã thúc đẩy Công ty phát triển về nhiều mặt. Sản lượng khai thác của Công ty tăng đáng kể, những năm gần đây đều đạt hơn 1 triệu tấn, mức thu nhập của người lao động được nâng cao rõ rệt.
62 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2048 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tổ chức khai thác than trong lò chợ vỉa 6 mức +160/+200 t.iv-:-t.iii áp dụng giá khung di động theo biểu đồ chu kỳ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường đai học mỏ - địa chất
Khoa kinh tế – qtkd
Bộ môn: quản trị sản xuất
Báo cáo: Tổ chức khai thác than trong lò chợ vỉa 6 mức +160/+200 T.IV-:-T.III áp dụng giá khung di động theo biểu đồ chu kỳ
Nghành: quản trị doanh nghiệp mỏ
Lời nói đầu
Ngành than là một ngành mũi nhọn trong nền kinh tế nước ta, đây là ngành có vai trò quan trọng trong tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Ngành than cung cấp nguyên liệu đầu vào chủ yếu cho nhiều ngành công nghiệp khác như điện lực, hoá chất, luyện kim, xi măng... Ngoài ra, than còn là mặt hàng xuất khẩu mang lại nguồn ngoại tệ, đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước. Vì vậy, sự phát triển ổn định và đi lên không ngừng của ngành than hiện nay là một dấu hiệu đáng mừng cho sự phát triển của ngành công nghiệp khoáng sản nước ta.
Với mô hình Tổng Công ty và gần đây là sự chuyển đổi thành Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam, trong nhiều năm qua, ngành than đã có bước phát triển vượt bậc về đầu tư công nghệ, sản lượng khai thác tăng nhanh, mở rộng và đa dạng hoá ngành nghề, phát triển ổn định, tạo việc làm, đảm bảo đời sống cho người lao động.
Trong những năm qua, Công ty TNHH một thành viên than Nam Mẫu (trước đây là Xí nghiệp than Nam Mẫu trực thuộc Công ty than Uông Bí), cùng với ngành than và khoáng sản đã có những bước phát triển nhanh chóng, mạnh dạn thay đổi những trì trệ, lạc hậu trước đây để có sự chủ động hơn, mạnh dạn hơn, cùng với kinh nghiệm tổ chức sản xuất – tổ chức lao động hợp lý và các quy chế đúng đắn của ngành than đã thúc đẩy Công ty phát triển về nhiều mặt. Sản lượng khai thác của Công ty tăng đáng kể, những năm gần đây đều đạt hơn 1 triệu tấn, mức thu nhập của người lao động được nâng cao rõ rệt.
Với mục đích tìm hiểu quá trình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp mỏ đồng thời củng cố kiến thức đã học được trên cơ sở lý thuyết Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp mỏ, em đã chọn Công ty than Nam Mẫu làm nơi thực tập và nghiên cứu thực tế.
Qua quá trình thực tập và tìm hiểu tại công ty, cùng với sự hướng dẫn của các thầy cô và đặc biệt là thầy giáo Đào Anh Tuấn, đến nay em đã hoàn thành xong đồ án môn học của mình. Đồ án gồm hai phần chính:
Phần I: Tình hình tổ chức sản xuất và tổ chức lao động của Công ty TNHH một thành viên than Nam Mẫu.
Phần II: Tổ chức khai thác than lò chợ V6 trụ mức+160/+200 T.IV-:-T.III áp dụng công nghệ chống sử dụng giá khung di động theo biểu đồ chu kỳ.
Do có hạn chế về thời gian, trình độ và kinh nghiệm thực tế nên đồ án không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để đồ án này được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
SV:Ngô Ngọc Khanh
Phần thứ nhất:
Tình hình tổ chức sản xuất của
Công ty tnhh một thành viên than nam mẫu hiện nay
1. Đặc điểm của Doanh nghiệp
1.1. Loại hình doanh nghiệp
Công ty TNHH một thành viên than Nam Mẫu là đơn vị khai thác than hầm lò trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam. Được thành lập từ ngày 1/5/2006 trên cơ sở Xí Nghiệp than Nam Mẫu.
Địa chỉ giao dịch: Phường Quang Trung – TX Uông Bí – Quảng Ninh.
ĐT: (033)854.293 Fax: (033)854.360
Email: Xnthannammau @vnn.vn
Ngành nghề kinh doanh: Khai thác, chế biến, kinh doanh than; Xây lắp công trình công nghiệp và dân dụng.
1.2. Đặc điểm của sản phẩm
Loại sản phẩm
Sản phẩm chính của Công ty than Nam Mẫu là than nguyên khai. Than của Công ty Nam Mẫu thuộc loại than Antraxit được thể hiện ở 2 loại than :
+ Than cứng màu đen, á kim đến bán kim có cấu tạo khối.
+ Than cám màu đen, dạng lưới phiến, ổ, thấu kính.
Tỷ lệ than cám chiếm 5055% nhưng thực tế khi khai thác thường chiếm từ 6075%.
Căn cứ vào chỉ tiêu công nghiệp và thành phần hoá học của than Công ty Nam Mẫu đã cấu tạo nên các loại hình sản phẩm sau :
Bảng kê các loại sản phẩm
TT
Tên sản phẩm
Cỡ hạt
Độ tro (Ak.%)
I
Than sạch
1
Than cám 3
0 á 15
Max 15
2
Than cám 4a
0 á 15
15,01 á 20
3
Than cám 4b
0 á 15
20,01 á 26
4
Than cám 5a
0 á 15
26,01 á 30
5
Than cám 5b
0 á 15
30,01 á 33
6
Than cám 6a
0 á 15
33,01 á 36
7
Than cám 6b
0 á 15
36,01 á 40
8
Than cục
50 x 250
Max 12%
9
Than cục
15 x 50
Max 9%
10
Than cục
35 x 50
Max 9%
II
Than nguyên khai
0 á 50
Max 15%
1
Than nguyên khai
0 á 50
15,01 á 20
2
Than nguyên khai
0 á 50
20,01 á 26
3
Than nguyên khai
0 á 50
26,01 á 30
4
Than nguyên khai
0 á 50
30,01 á 40
b. Thị trường sản phẩm.
Việc tiêu thụ than của Công ty được xác định theo tổng sơ đồ và chiến lược phát triển ngành than. Than của Công ty chủ yếu cấp cho các hộ tiêu thụ nội địa và một phần cho xuất khẩu.
Than cám 3; 4 cung cấp cho các nhà máy xi măng quanh vùng như: Hoàng Thạch, Hải Phòng, các nhà máy xi măng lò đứng: Vạn Chánh, Uông Bí, Tràng Kênh. Than cục xô, than cám 4 cung cấp cho lân Ninh Bình, lân Văn Điển, than cục và cám 3 dùng cho xuất khẩu. Ngoài ra than cám 6 còn bán cho các hộ tiêu thụ dùng để nung gạch, ngói và làm chất đốt sinh hoạt.
1.3. Đặc điểm chung về quản lý, quản trị sản xuất.
Công ty TNHH một thành viên than Nam Mẫu là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tập đoàn Than và khoáng sản Việt Nam TKV có tính chất đặc trưng của doanh nghiệp là khai thác than hầm lò.
Bộ máy quản lý Công ty tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng gồm: 1 Giám đốc, 5 Phó giám đốc, 16 phòng ban chức năng và 23 phân xưởng.
Doanh nghiệp phân cấp quản lý thành 5 cấp:
Giám đốc -> Phó Giám đốc -> Trưởng phòng, các Quản đốc -> Nhân viên văn phòng, các tổ sản xuất -> Công nhân sản xuất.
2. Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp
2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý
Công ty than Nam Mẫu đang áp dụng sơ đồ quản lý trực tuyến chức năng với 16 phòng ban và 23 phân xưởng.
* Sơ đồ tổ chức quản lý của Công ty than Nam Mẫu.
Chủ tịch HĐQT
Giám đốc
P
chỉ đạoSX
P
thông gió đo khí
P
trắc địađịa chất
p
KT
CN
P
bvệ
qsự
P
tin học
P
kiểm toán
P
KCS
P
kế
hoạch
P
tài chínhkế
toán
p
tổ
chức
LĐ
Văn
phòng quản trị
P
y tế
p. vật tư
P
cơ điện
P
đầu tư xd cb
Px ĐL 1
Px ĐL 2
Px ĐL 3
Px ĐL 5
Px ĐL kombai
Px vận tải
Px cơ điện lò
Px xd
Px CK-SC
Px cơ giới
Px thông gió
Px sàng tuyển
Px phục vụ
Px đời sống
PxKT 6
PxKT 8
PxKT 9
PxKT 10
PxKT 11
PxKT 5
PxKT 3
PxKT 2
PxKT 1
P.GĐ sản xuất
P.GĐ kỹ thuật
P.GĐ an toàn
P.GĐ cơ điện
PGĐ đời sống
2.2. Hình thức tổ chức của Công ty than Nam Mẫu.
Hiện nay Công ty than Nam Mẫu có 2 cấp quản lý.
a/ Cấp quản lý Công ty: Bao gồm Giám đốc và các phòng ban chức năng.
Giám đốc Công ty được sự giúp đỡ của 5 Phó giám đốc, 1 kế toán trưởng và các Trưởng phòng ban trực thuộc để có những quyết định đúng đắn trong công tác quản lý toàn bộ Công ty. Theo cơ cấu này bộ máy có sự thống nhất, đề cao được vai trò của người lãnh đạo lại có vai trò chuyên môn hoá chức năng vào công tác quản lý, cho phép quản lý đồng thời dài hạn bằng chức năng và ngắn hạn bằng các quyết định thi hành.
b/ Cấp quản lý phân xưởng: Bao gồm ban chỉ huy các phân xưởng trực tiếp sản xuất trong toàn Công ty.
9 phân xưởng khai thác hầm lò: PX KT 1,2,3,5,6,8,9,10,11,12.
5 phân xưởng đào lò: PX ĐL 1,2,3,5, đào lò Kombai
Công ty quản lý theo cơ cấu trực tuyến chức năng. Với cơ cấu này người lãnh đạo doanh nghiệp được sự giúp đỡ của các lãnh đạo chức năng để chuẩn bị, quyết định, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quyết định trong phạm vi doanh nghiệp.
Với cơ cấu quản lý này, Giám đốc Công ty vừa chỉ đạo chung vừa tận dụng được trình độ chuyên môn sâu của các chuyên gia mà các chỉ thị đưa ra không chồng chéo nhau. Vì thế có thể quản lý dài hạn bằng các tuyến theo quyền lực, quản lý ngắn hạn của tuyến cố vấn bằng mối quan hệ thừa hành.
2.3. Các mối liên hệ quản lý
Trong công tác quản lý và tổ chức sản xuất tại Công ty có 3 cấp quản lý: Giám đốc - Quản đốc - Tổ trưởng sản xuất. Phân xưởng sản xuất chịu sự quản lý của nhiều bộ phận cấp trên. Các phòng ban chịu sự điều hành của ban Giám đốc theo các chức năng quản lý: Kỹ thuật, Vật tư thiết bị, Điện, Trắc địa - Địa chất, Lao động - Tiền lương, An ninh - Trật tự...
Đứng đầu là Giám đốc Công ty, là đại diện có tư cách pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm toàn bộ về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. Giám đốc điều hành bộ máy quản lý của Công ty theo chế độ thủ trưởng và tập trung quyền hạn.
Giúp việc cho Giám đốc là các Phó Giám đốc tham mưu cho Giám đốc trong công tác quản lý và ra quyết định. nhận uỷ quyền điều hành công việc sản xuất khi Giám đốc vắng mặt.
Các phòng ban chuyên môn có chức năng tham mưu cho Giám đốc trong các công tác của Công ty theo sự phân công cụ thể, trực tiếp chịu sự chỉ đạo của Giám Đốc, Phó Giám Đốc theo các chức năng cụ thể. Ngoài ra các phòng ban còn có nhiệm vụ tham mưu hướng dẫn các đơn vị trực tiếp sản xuất trên các lĩnh vực được phân công. Thu thập các thông tin từ các đơn vị sản xuất, báo cáo Giám Đốc để từ đó Giám Đốc có những điều chỉnh phù hợp.
Nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy quản lý:
a) Ban giám đốc:
- Giám đốc Công ty: điều hành chung các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và trực tiếp phụ trách công tác :
+ Tổ chức cán bộ và đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Là chủ tịch hội đồng thi đua, hội đồng kỉ luật, hội đồng nâng bậc lương của Công ty .
+ Tổ chức lập các phương án kinh tế điều hoà vốn kinh doanh
+ Phụ trách công tác mua bán vật tư thiết bị, tài chính và tiêu thụ sản phẩm. Trực tiếp chỉ đạo các phòng : TK-KT-TC, TCLĐ, BV-TT-QS, VP-TĐ, Kế hoạch và Ban kiểm toán.
- PGĐ sản xuất- tiêu thụ trực tiếp chỉ đạo và điều hành sản xuất.
- PGĐ kỹ thuật chịu trách nhiệm trong công tác kỹ thuật mỏ.
- PGĐ đời sống- kinh tế chịu trách nhiệm về công tác đời sống, an ninh trật tự của toàn mỏ.
- PGĐ đầu tư chịu trách nhiệm trong công tác đầu tư xây dựng và quản lý dự án mỏ.
- PGĐ an toàn chịu trách nhiệm về công tác an toàn của toàn Công ty.
- PGĐ cơ điện phụ trách về cơ điện máy móc thiết bị của Công ty.
Giúp việc về mặt tài chính có kế toán trưởng là người đứng đầu trong bộ máy kế toán của Công ty, chịu trách nhiệm trong công việc theo điều lệ kế toán trưởng.
b) Các phòng ban:
+ Phòng KT-TC: Tham mưu giúp Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và kế toán trưởng về các công việc thuộc lĩnh vực tài chính, kế toán, thống kê.
+ Phòng kế hoạch: Tham mưu giúp Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ công tác kế hoạch hoá sản xuất, quản lý giá thành và quản lý các hợp đồng kinh tế.
+ Phòng tổ chức lao động: Tham mưu giúp Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công tác tổ chức cán bộ, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, lao động tiền lương, chế độ nhân sự.
+ Văn phòng thi đua: Tham mưu giúp Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công tác quản lý hành chính, văn thư và thi đua tuyên truyền.
+ Phòng BV-TT-QS: Tham mưu giúp Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ công tác bảo đảm an ninh trật tự, bảo vệ sản xuất và tài sản của Công ty.
+ Ban kiểm toán (nội bộ): Tham mưu giúp Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ công tác kiểm tra công tác hạch toán kế toán của Công ty.
+ Phòng vật tư: Tham mưu giúp Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ công tác quản lý và cung ứng vật tư, phụ tùng thiết bị phục vụ sản xuất.
+ Phòng tiêu thụ: Tham mưu giúp Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ công tác quản lý sản phẩm nhập kho và công tác tiêu thụ sản phẩm.
+ Phòng kỹ thuật khai thác: Tham mưu giúp Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ công tác quản lý kỹ thuật công nghệ khai thác mỏ hầm lò.
+ Phòng cơ điện: Tham mưu giúp Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ công tác quản lý kỹ thuật cơ điện của mỏ.
+ Phòng địa chất- trắc địa: Tham mưu giúp Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ công tác trắc địa và địa chất của mỏ.
+ Phòng vận tải: Tham mưu giúp Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công tác quản lý kỹ thuật vận tải đường sắt, đường bộ, đường thuỷ.
+ Phòng KCS: Tham mưu giúp Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về mọi vấn đề thuộc lĩnh vực công nghệ sàng tuyển và chất lượng sản phẩm than.
+ Phòng an toàn: Tham mưu giúp Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về quản lý, chỉ đạo toàn bộ công tác kỹ thuật an toàn, bảo hộ lao động và vệ sinh công nghiệp.
+ Phòng điều độ sản xuất: Tham mưu giúp Giám đốc, thừa lệnh Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc chỉ huy điều hành toàn bộ dây chuyền sản xuất của mỏ trong suốt 3 ca liên tục.
+ Phòng quản trị: Tham mưu giúp Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ công tác quản lý các công trình phúc lợi của Công ty như : nhà ở của công nhân, nhà làm việc
+ Ngành ăn uống: Tham mưu giúp Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về mọi hoạt động trong lĩnh vực đời sống, phục vụ ăn uống cho CBCNV, phục vụ sản xuất của mỏ.
+ Trung tâm y tế: Thực hiện chức năng bệnh viện tuyến 3 phục vụ CBCNV và nhân dân trong khu vực, đồng thời thực hiện nhiệm vụ y tế Xí nghiệp, đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất của mỏ.
c) Khối phân xưởng sản xuất:
Phân xưởng khai thác 1: Khai thác than lò chợ V7 +200/+250 T.III – IV lớp vách và V9 +290/+330 T.V – Va.
Phân xưởng khai thác 2: Khai thác than lò chợ V6, lớp trụ +280/+325 T.IV – V, lớp vách +250/+280 T.IV – V
Phân xưởng khai thác 3: Khai thác than lò chợ V8 +220/+230 T.IIA – III, V7 +200/+250 T.III – IV lớp vách
Phân xưởng khai thác 5: Khai thác than lò chợ V7 +200/+250 T.III – IV lớp trụ, đào chống lò họng sáo và lò // chân +205 lớp trụ
Phân xưởng khai thác 6: Khai thác than lò chợ V7 +200/+250 T.III – IIa lớp vách, đào lò tránh đá +248 lớp vách T.III – IIa.
Phân xưởng khai thác 8: Khai thác than lò chợ V6a +250/+305 T.IV – V, đào lò họng sáo và // chân V6a +250/+255 T.IV – V
Phân xưởng khai thác 9: Khai thác than lò chợ V5 +250/+295 T.IIIa – V lớp vách, đào lò họng sáo và lò // chânV5 lớp vách và V9, đào lò trong than V9
Phân xưởng đào lò 1: đào lò dọc vỉa trong than chống sắt V3 +200, V8 +200, lò thượng khai thác V6a +200/+250, đào ga tránh goòng V3 +200.
Phân xưởng đào lò 2: đào lò DV5 +250, thượng khai thác V5 +250/+295, DV8 +290, DV7 +250, thượng khai thác V7 +250/+305, thượng thông gió V8 +250/+290
Phân xưởng đào lò 3: đào lò DV8 +125, DV9 +125, DV5 +125, thượng thông gió V5 +125/+200 T.IIa – III.
Phân xưởng vận tải lò: vận tải than, đất đá trong lò chợ ra mặt bằng lò
Phân xưởng cơ khí sửa chữa: chế tạo, gia công, sửa chữa máy móc thiết bị
Phân xưởng cơ điện lò: đảm bảo điện cho sản xuất kinh doanh toàn mỏ
Phân xưởng xây dựng: xây dựng, sửa chữa các công trình công ty
Phân xưởng cơ giới: phục vụ vận tải than, đất đá, vật liệu cho sản xuất kinh doanh
Phân xưởng phục vụ đời sống: phục vụ ăn ca, cơm, nước cho CBCNV
Phân xưởng phục vụ: phục vụ, quản lý bộ phận tắm, giặt, sấy cho CBCNV
Phân xưởng thông gió đo khí: thực hiện thông gió, đo khí, đảm bảo an toàn khí mỏ, BHLĐ.
Phân xưởng môi trường và STT:sàng tuyển than sơ bộ,đảm bảo môi trường xanh – sạch, đẹp.
2.4. Cải tiến bộ máy quản lý
Cùng với sự phát triển của khoa học và kỹ thuật công nghệ ngày nay cũng đòi hỏi Doanh nghiệp trong nước phải có sự cải tiến nâng cao về chuyên môn, kỹ thuật cũng như trình độ của CBCNV của doanh nghiệp. Để có thể hoà nhập cùng với sự phát triển cần phải có sự đổi mới, cải tiến bộ máy quản lý sao cho phù hợp thông qua một số biện pháp sau:
- Quan tâm đến đầu tư phát triển theo chiều sâu, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý, giảm rần các bộ máy gián tiếp, trung gian đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao năng suất lao động và giảm giá thành sản phẩm than
- Nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn cho các cán bộ Lãnh đạo, cán bộ công nhân viên kỹ thuật qua các lớp huấn luyện, đào tạo nâng cao tay nghề, bậc thợ để sẵn sàng thích ứng với những thành tựu khoa học tiên tiến hiện đại nhằm nâng cao năng xuất lao động của người công nhân.
- Ban hành các tiêu chuẩn về lao động, định mức lao động, tổng hợp, kiểm tra việc thực hiện các định mức tiêu chuẩn đã được Hội đồng phê duyệt ở các đơn vị sản xuất. Có hệ số khuyến khích người lao động như đủ ngày công, ngày công đạt chất lượng cao, an toàn hiệu quả.
- Xây dựng và ban hành các quy chế tuyển dụng và quy chế trả lương, thưởng, nội quy kỷ luật lao động, giao khoán quỹ lương trên đơn vị sản phẩm hợp lý.
3. Cơ cấu tổ chức sản xuất
Cơ cấu các bộ phận sản xuất trong Công ty là một hệ thống các bộ phận như: Bộ phận sản xuất chính, bộ phận phụ trợ, phục vụ và mối quan hệ giữa chúng với nhau trong quá trình sản xuất. Cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp xác định sự phân công chuyên môn giữa các bộ phận trong dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp.
3.1. Các bộ phận sản xuất
- Bộ phận sản xuất chính: Là bộ phận trực tiếp sản xuất ra sản phẩm chính cho Xí nghiệp, đây là bộ phận đóng vai trò chủ đạo trong mọi hoạt động của Xí nghiệp. Khối sản xuất chính bao gồm 9 phân xưởng khai thác, 5 phân xưởng đào lò..
- Bộ phận sản xuất phụ: Là bộ phận không trực tiếp tác động lên đối tượng lao động tạo ra sản phẩm chính mà trực tiếp tác động lên đối tượng lao động tạo ra sản phẩm phụ gồm phân xưởng: Phục vụ và Xây dựng, Vận tải lò, Cơ giới
- Bộ phận sản xuất phụ trợ: Là một dạng đặc biệt của sản xuất phụ, nó cần thiết cho bộ phận sản xuất chính gồm các phân xưởng: Cơ khí, Thông gió.
-Bộ phận cung ứng vật tư kỹ thuật: Do phòng KHVT đảm nhận tổ chức công tác thu mua, dự trữ vật tư, thiết bị, phụ tùng, hàng hoá các loại phục vụ cho sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp.
- Bộ phận Văn hoá thể thao: Là H bộ phận chuyên chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho ngời lao động, nhằm góp phần tái sản xuất sức lao động thúc đẩy sản xuất xây dựng con người mới phát triển toàn diện như: Đoàn thanh niên, Phòng y tế
-Ngành Đời sống: Là H bộ phận chuyên phục vụ đời sống vật chất cho cán bộ công nhân viên trong toàn Xí nghiệp: Nhiệm vụ phục vụ ăn bồi dưỡng cho bộ phận sản xuất chính, sản xuất phụ, phụ trợ trong 3 ca/ ngày, quản lý quần áo BHLĐ cho công nhân trong Xí nghiệp.
3.2 Cơ cấu tổ chức của bộ phận sản xuất chính :
a. Bộ phận xuất chính:
Là bộ phận trực tiếp sản xuất ra sản phẩm chính cho Xí nghiệp, đây là bộ phận đóng vai trò chủ đạo trong mọi hoạt động của Xí nghiệp.
b. Cơ cấu bộ phận sản xuất chính bao gồm:
- Bộ phận chuyên khai thác than: Gồm 9 phân xưởng khai thác, nhiệm vụ chính là khai thác than nguyên khai.
- Bộ phân đào lò: gồm 5 phân xưởng, nhiệm vụ chính là đào lò chuẩn bị diện sản xuất.
Các bộ phận sản xuất chính đều phải chịu trách nhiệm và thực hiện nhiệm vụ do Giám đốc Xí nghiệp và Phòng Điều hành sản xuất chỉ đạo. Phòng điều hành sản xuất quản lý điều hành toàn bộ dây chuyền sản xuất của Xí nghiệp trong cả 3 ca liên tục, đảm bảo tiến độ kế hoạch và an toàn trong sản xuất.
c. Tổ chức bộ máy quản lý ở bộ phận sản xuất chính ( cấp phân xưởng ):
Quản đốc
P.quản đốc
đi ca 3
P.quản đốc
đi ca 2
P.quản đốc
đi ca 1
Cơ điện trưởng
Tổ cơ điện
Tổ sản xuất ca 1
Thống kê kế toán
Tổ sản xuất ca 2
Tổ sản xuất ca 3
Các bộ phận sản xuất chính có nhiệm vụ thực hiện khối lượng công việc do phó giám đốc giao . Trực tiếp đôn đốc, kiểm tra, giám sát là phòng Chỉ đạo sản xuất
Hình 1-6: Sơ đồ quản lý bộ phận sản xuất chính
Qua sơ đồ trên ta thấy bộ máy quản lý phân xưởng có mối quan hệ thống nhất. Quản đốc chỉ đạo, phân công công việc, đôn đốc giám sát sản xuất. Các phó quản đốc có trách nhiệm chỉ đạo ca sản xuất của mình. Cơ điện trưởng chịu trách nhiệm quản lý tổ cơ điện phục vụ cho sản xuất của phân xưởng. Thống kê kế toán chịu trách nhiệm chấm công, quản lý vật liệu phục vụ cho sản xuất.
d. Chế độ công tác của doanh nghiệp
Đối với bộ phận sản xuất làm việc theo chế độ tuần liên tục đảo ca thuận.
Thời gian làm việc trong ca được bố trí như sau:
-Thời gian ca làm việc: 8 giờ
-Thời gian chuẩn kết: 30 phút
-Thời gian ngừng nghỉ giữa ca: 30 phút
-Thời gian làm ra sản phẩm: 7 giờ
Ngầngngày
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
1
2
3
Hình 1- 5: Sơ đồ lịch đi ca của khối sản xuất chính.