Theo bảng phân cấp đất (dùng cho công tác đào, vận chuyển và đắp đất bằng máy) của Định mức 24/2005 - Dự toán xây dựng công trình thì lớp thứ 2 nằm ở cấp III, với nhóm này thì dùng cuốc chim mới cuốc được, còn theo (công tác đào vận chuyển, đắp đất bằng thủ công) của Định mức 24/2005 - Dự toán xây dựng công trình thì lớp thứ 2 nằm ỏ nhóm 4 cấp II, với nhóm này thì dùng mai xắn được.Và không thuộc các loại đất sau:
-Đất lẫn muối và lẫn thạch cao (quá 5%, đất bùn, đất than bùn, đất phù sa và đất mùn (quá 10% thành phần hữu cơ).
-Đất sét nặng có độ trương nở tự do vượt quá 4%.
-Đất bụi và đá phong hoá, đá dễ phong hoá.
Như vậy thì lớp đất á sét này là loại đất hoàn toàn có thể đắp nền đường (không thuộc mục 7.4.2 của TCVN 4054-2005 Đường Ôtô – Yêu cầu thiết kế).
51 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 12255 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tổ chức thi công nền đường ô tô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG IV
THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG ĐẤT NỀN ĐƯỜNG
4.1. NÊU ĐẶC ĐIỂM, CHỌN PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG
4.1.1. Đặc điểm
- Đoạn tuyến thiết kế tổ chức thi công từ KM2+00 đến KM4+00.
- Trên đoạn tuyến thi công có 01 đường cong nằm bán kính lớn và 02 đường cong nằm bán kính nhỏ.Cụ thể:
+ Tại lý trình KM1+794,10 có đường cong nằm bán kính R = 400m.
+ Tại lý trình KM3+347,34 có đường cong nằm bán kính R = 600m.
+ Tại lý trình KM3+186,75 có đường cong nằm bán kính R = 1500m.
- Độ dốc ngang sườn của tuyến đường tương đối nhỏ: is < 12%.
- Chiều cao đào đắp: chiều cao đắp tại các cống là khá lớn (> 3m), chiều cao đào trên đoạn tuyến đều nhỏ (< 2m).
- Trắc ngang nền đường: nền đường có đầy đủ các dạng trắc ngang như đào hoàn toàn, đắp hoàn toàn, nửa đào nửa đắp.
- Địa chất khu vực là đất á sét- tính chất loại đất này đã được trình bày trong chương I của đồ án này, đất này dùng để đắp nền đường.
- Mực nước ngầm ở sâu không ảnh hưởng đến công trình, trên tuyến không có vùng đất yếu, đất bị sạt lở.
4.1.2.. Phương pháp tổ chức thi công
- Trên tuyến có khối lượng đào đắp xen kẽ nhau, khối lượng đào đắp tương đối lớn, kỹ thuật thi công trong từng đoạn khác nhau và với khả năng cung cấp máy, nhân lực của đơn vị thi công nên chọn phương pháp tổ chức thi công hỗn hợp:
Ở đây, ta kết hợp phương pháp tổ chức thi công tuần tự và phương pháp tổ chức thi công song song.
- Phương pháp thi công nền đường thi công chủ yếu bằng máy. Đào rãnh biên và vỗ mái taluy có khối lượng nhỏ nên dùng nhân công làm công việc này.
- Giải pháp kỹ thuật: vì trên đoạn tuyến ta thi công đều có cả đoạn nền đường đào và nền đường đắp xen kẽ nên chọn giải pháp kỹ thuật như sau:
+ Với những đoạn đắp nên chọn giải pháp đắp lề hoàn toàn, khối lượng đắp được tính tới đáy áo đường (giả thiết với cấp đường IV, tốc độ thiết kế 60Km/h thì kết cấu áo đường dày khoảng 50cm
+ Với những đoạn đào, đào khuôn đường tính khối lượng đào đắp tới mặt trên của mặt đuờng.
+ Ở những nơi có khối lượng đào đắp tương đối đều nhau và độ dốc ngang sườn
tương đối nhỏ (is < 12%) thì dùng máy xúc chuyển chạy dọc đào đất ở nền đường đào sang đắp ở nền đường đắp. Làm như vậy sẽ là giảm công vận chuyển đất.
+ Ở những nơi có dạng đường chữ L (nửa đào, nửa đắp), với độ dốc ngang sườn nhỏ, có thể dùng máy xúc chuyển đào đất ở phần nền đào vận chuyển ngang và dọc để đắp nền đường đắp.
+ Ở những nơi đắp nhiều thì dùng ô tô vận chuyển đất từ mỏ đến đắp
4.2. TÍNH TOÁN KHỐI LƯỢNG ĐẤT NỀN ĐƯỜNG, VẼ BIỂU ĐỒ PHÂN PHỐI VÀ ĐƯỜNG CONG TÍCH LŨY ĐẤT
- Tại mỗi cọc, ta tiến hành vẽ mặt cắt ngang. Đối với các điểm xuyên có sự thay đổi nên ta cần tìm vị trí mới của chúng như sau:
+ Vị trí nền đường bắt đầu chuyển từ dạng đào (đắp) hoàn toàn sang dạng nền đường đắp (đào) hoàn toàn là tương ứng với:
Trong đó:
+ B: là bề rộng nền đường, với nền đắp Bdap = 10,5m; với nền đào Bdao=9,0m.
+ a: là chiều rộng rãnh biên, a = 1,2m
+ K = 1/is, is là độ dốc ngang sườn
+ H là chênh cao giữa cao độ tự nhiên và cao độ thiết kế tại tim đường
+ Ước lượng các vị trí chuyển từ dạng nền đường đào hoàn toàn và đắp hoàn toàn.
+ Xác định độ dốc ngang sườn. Độ dốc ngang sườn này có thể lấy bằng trị số trung bình của hai cọc gần nó nhất.
+ Xác định cao độ thiết kế, cao độ tự nhiên.
+ Vẽ dạng mặt cắt ngang
+ Sau khi tìm được hai vị trí là đào hoàn toàn và đắp hoàn toàn, ta nối chúng lại với nhau. Đường nối này cắt đường đen tại đâu thì đó là vị trí của điểm xuyên mới.
- Các mặt cắt ngang tại vị trí thay đổi dạng nền đường như sau:
Hình 4.1: Mặt cắt ngang tại vị trí cọc TG1 (KM2+441,83)
Hình 4.2: Mặt cắt ngang tại vị trí cọc TG2 (KM2+554,23)
Hình 4.3: Mặt cắt ngang tại vị trí cọc TG3 (KM3+309,13)
Hình 4.4: Mặt cắt ngang tại vị trí cọc TG4 (KM3+362,33)
Hình 4.5: Mặt cắt ngang tại vị trí cọc TG5 (KM3+573,70)
Hình 4.6: Mặt cắt ngang tại vị trí cọc TG6 (KM1+168.75)
- Sau khi có mặt cắt ngang, ta tính toán Sđào, Sđắp,
- Xác định khoảng cách giữa các mặt cắt ngang,
- Tính toán Vđào, Vđắp,
- Tính khối lượng đất phân phối theo cọc 100m, vẽ biểu đồ phân phối đất theo cọc 100m,
- Tính khối lượng đất tích lũy, vẽ đường cong tích lũy đất,
Bảng phụ lục 4.1: Tính khối lượng đất phân phối theo cọc 100m, khối lượng đất tích lũy.
Bản vẽ kèm theo: bản vẽ thiết kế thi công đất nền đường (bản vẽ số: 03)
4.3. PHÂN ĐOẠN NỀN ĐƯỜNG THEO TÍNH CHẤT CÔNG TRÌNH VÀ ĐIỀU KIỆN THI CÔNG
4.3.1 Theo tính chất công trình
Để ta phân đoạn nền đường ta tiến hành phân tích và dựa vào những điều kiện sau
4.3.1.1. Cấu tạo mặt cắt ngang nền đường
Với các mặt cắt ngang khác nhau thì ta sẽ có thể chọn những máy móc thiết bị thi công đất có kích thước khác nhau. Nền đường rộng chọn loại máy có kích thước tùy ý. Nền đường hẹp thì chỉ những máy có kích thước nhỏ mới có thể làm việc bình thường, phát huy được năng suất.
4.3.1.2. Loại mặt cắt ngang
- Với nền đường đào đất đổ về hai phía thì có thể sử dụng các loại máy chính như: máy đào, máy ủi, máy xúc chuyển, máy san (còn phụ thuộc các yếu tố khác).
- Nền đường đào lấy đất để đắp có thể sử dụng các máy chính như: máy đào, máy ủi, máy xúc chuyển (còn phụ thuộc các yếu tố khác).
- Nền đường đào đổ đất ở bãi thải chỉ sử dụng máy đào kết hợp với ô tô vận chuyển đất hoặc máy xúc chuyển.
- Nền đường đắp đất lấy ở đoạn nền đào khác có thể sử dụng các máy chính như: máy ủi, máy xúc chuyển, máy đào.
- Nền đường đắp đất lấy ở thùng đấu sử dụng các máy chính như: máy ủi, máy xúc chuyển, máy san.
- Nền đường đắp đất lấy ở mỏ đất chỉ sử dụng ô tô vận chuyển đất.
- Nền đường nửa đào, nửa đắp chỉ sử dụng các loại máy chính như: máy đào, máy ủi, máy xúc chuyển, máy san.
4.3.1.3. Chiều cao đào, đắp đất
Đào đất, đắp trực tiếp theo hướng ngang:
- Khi Hđào- đắp ≤ 0.75m thì máy san hoạt động hiệu quả,
- Khi Hđào- đắp ≤ 1.50m thì máy ủi hoạt động hiệu quả,
- Máy xúc chuyển không bị khống chế chiều cao Hđào- đắp,
- Máy đào phải có chiều sâu đủ lớn để máy đào đất đầy gầu.
Đào đất, đắp theo hướng dọc (đào từng lớp theo chiều dọc):
- Sử dụng được các loại máy như: máy ủi, máy xúc chuyển,
- Các loại máy thi công không bị khống chế chiều cao Hđào- đắp.
4.3.1.4. Khối lượng đất
- Không chọn phương án sử dụng nhiều máy có công suất nhỏ khi khối lượng đất công tác lớn,
- Ngược lại khi khối lượng đất công tác nhỏ nên chọn các máy thi công đất có năng suất thấp.
4.3.1.5. Cự ly vận chuyển
- Máy ủi: không được lớn hơn 100m. Tuy nhiên, trong các trường hợp> 100m ta vẫn cân nhắc phương án dùng máy ủi.
- Máy xúc chuyển: từ 200 ÷ 500m (1500m). Tuy nhiên, trong các trường hợp < 200m ta vẫn cân nhắc phương án dùng máy xúc chuyển.
- Ô tô tự đổ: không nhỏ hơn 500 (200)m.
Phân đoạn thi công sơ bộ như sau
- Đoạn I: KM2+00 đến KM2+481,19
+ Chiều dài thi công: 481,19m,
+ Dạng mặt cắt ngang đào hoàn toàn, nửa đào nửa đắp; chiều cao đào đất lớn nhất là 1,0m (tại lý trình KM2+347,4).
- Đoạn II: KM2+484,19 đến KM2+829,21
+ Chiều dài thi công: 348,02m.
+ Dạng mặt cắt ngang đắp hoàn toàn, nửa đào nửa đắp, chiều cao đắp đất lớn nhất là 0,56 (tại lý trình KM3+829,21).
- Đoạn III: KM3+829,21 đến KM3+337,81
+ Chiều dài thi công: 508,06m.
+ Dạng mặt cắt ngang đắp hoàn toàn, nửa đào nửa đắp, chiều cao đắp đất lớn nhất là 3,81 (tại lý trình KM3+186,75).
- Đoạn IV: KM3+337,81 đến KM3+593,68
+ Chiều dài thi công: 255,87m.
+ Dạng mặt cắt ngang đắp hoàn toàn, nửa đào nửa đắp; chiều cao đào đất lớn nhất là 1,73m (tại lý trình KM3+500,00)
- Đoạn V: KM3+593,68 đến KM4+00
+ Chiều dài thi công: 406,32m.
+ Dạng mặt cắt ngang đắp hoàn toàn, nửa đào nửa đắp; chiều cao đắp đất lớn nhất là 2,75m (tại lý trình KM3+800,00).
4.3.2. Điều kiện thi công
Về điều kiện thi công ta xét các yếu tố sau đây:
4.3.2.1. Điều kiện địa chất
- Đất lẫn đá, đất cứng, đất có tính dính lớn: máy chính nên dùng máy đào, máy ủi; đất cứng xới trước thì có thể dung máy xúc chuyển.
- Đất cứng vừa, đất xốp rời, đất ít dính : máy chủ đạo có thể dùng mọi loại máy.
- Đào đất ngập nước: máy chủ đạo dùng máy đào gầu nghịch, gầu đây, gầu ngoạm.
- Đất yếu: Dùng máy chủ đạo loại di chuyển bằng xích.
4.3.2.2. Điều kiện địa hình
- Độ dốc ngang mặt đất ≤ 10 ÷ 12%, địa hình bằng phẳng: máy chủ đạo là loại di chuyển bằng lốp, bằng xích di chuyển được.
- Độ dốc ngang mặt đất ≤ 25%, địa hình ghồ ghề: máy chủ đạo là loại di chuyển bằng xích di chuyển được.
- Trường hợp khác thì phải đào hạ độ dốc ngang.
4.3.2.3. Điều kiện về đường vận chuyển
- Phương tiện bánh lốp chỉ phát huy được năng suất khi có điều kiện vận chuyển thuận lợi,
- Được quy định trong bảng 18 TCVN 4447 1987 Đất XD và Quy phạm TCNT.
4.3.2.4. Tiến độ thi công
- Khi yêu cầu tiến độ nhanh thì ta vẫn dùng những máy có năng suất lớn mặc dù khối lượng công tác đất nhỏ.
Phân đoạn thi công sơ bộ như sau
- Độ dốc ngang sườn ≤ 12%. Chỗ có độ dốc ngang sườn lớn nhất là tại cọc TD5 ứng với lý trình KM3+860,4 (10.20%). Như vậy cả đoạn tuyến 2Km đều có độ dốc ngang sườn nhỏ. Do đó, ta có thể chia đoạn nền đường mà không cần quan tâm đến yếu tố độ dốc ngang sườn này.
- Giả thiết ở chương 1 của đồ án này là đất ở đây là đất cấp III (bảng phân cấp đất theo công tác đào, vận chuyển và đắp bằng máy của định mức dự toán công trình 24/2005). Do vậy có thể đào ra dùng để đắp nền đường được. Do đó, ta không xét yếu tố địa chất khi phân đoạn nền đường.
4.4. XÁC ĐỊNH ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG MÁY TRONG CÁC ĐOẠN NỀN ĐƯỜNG
Sau khi phân đoạn nền đường theo tính chất công trình và điều kiện thi công, ta xác điều kiện sử dụng máy trong các đoạn nền đường này:
- Đoạn I: KM2+00 đến KM2+481,19 :
Máy xúc chuyển vận chuyển ngang và vận chuyển dọc
- Đoạn II: KM2+484,19 đến KM2+829,21:
Máy xúc chuyển vận chuyển ngang và vận chuyển dọc
- Đoạn III: KM3+829,21 đến KM3+337,81:
Ô tô tự đổ
- Đoạn IV: KM3-337,81 đến KM3-593,68:
Máy xúc chuyển vận chuyển ngang và vận chuyển dọc
Đoạn V: KM3+593,68 đến KM4+00:
Ô tô tự đổ
4.5. THIẾT KẾ ĐIỀU PHỐI ĐẤT, PHÂN ĐOẠN THI CÔNG VÀ CHỌN MÁY CHỦ ĐẠO
4.5.1. Thiết kế điều phối đất
- Điều phối ngang
- Điều phối dọc
4.5.1.1. Điều phối ngang
Khi điều phối ngang cần chú ý các nguyên tắc chung:
- Khi đào nền đào và đổ đất thừa về 2 bên ta luy thì trước hết đào các lớp phía trên và đổ về cả 2 bên, sau đó đào các lớp dưới đổ về phía có địa hình thấp.
- Tận dụng lấy đất ở phần nền đào đắp sang phần nền đắp ở nền đường có mặt cắt ngang dạng nửa đào nửa đắp.
- Cự ly vận chuyển ngang trung bình bằng khoảng cách giữa trọng tâm tiết diện ngang phần đào với trọng tâm tiết diện ngang phần đắp.
Hình 4.7: Sơ đồ trọng tâm các tiết diện
Công thức xác định:
lx = ,
Trong đó:
V1, V2,..., Vn: khối lượng của từng phần đào (hoặc đắp) riêng biệt.
l1, l2,...,ln: khoảng cách từ trọng tâm phần đào (đắp) riêng biệt đến trục x-x.
lx: khoảng cách từ một trục x-x tự chọn đến trọng tâm chung của phần đào (hoặc đắp).
.
. Điều phối dọc
Khi điều phối dọc phải chú ý những nguyên tắc chung sau:
- Bảo đảm khối lượng vận chuyển ít nhất, đảm bảo chất lượng công trình, phù hợp điều kiện thi công.
- Với các nền đào chiều dài 500m trở lại, nên xét đến việc điều phối đất từ nền đào đến nền đắp.
- Khối lượng đắp đất nền đường tương đối lớn, đất đào được ở nền đào không đủ đắp thì có thể mở rộng nền đào gần nền đắp để giải quyết khối lượng đất thiếu.
- Thời gian gần đây đất đai ngày càng khan hiếm nê việc lấy đất thùng đấu hai bên đường để đắp nền đường không còn thích hợp nữa,vì vậy đất đắp được lấy từ nền đào hoạc mỏ đất.
Dựa trên yêu cầu kinh tế là tổng giá thành đào và vận chuyển đất là nhỏ nhất. Ta cần tận dụng đất đào được ở nền đào để đắp vào nền đắp. Công việc trên thấy rất hợp lý, nhưng nếu phải vận chuyển quá một cự ly giới hạn nào đó thì ngược lại nói chung sẽ không hợp lý nửa. Lúc đó giá thành vận chuyển đất nền đào đến nền đắp sẽ lớn hơn tổng giá thành vận chuyển đất nền đào đem đổ đi đem cộng với giá thành đào và vận chuyển ở bên ngoài vào nền đắp. Cự ly giới hạn đó thường gọi là cự ly kinh tế.
Bản chất của cự ly vận chuyển dọc kinh tế (Lkt) là cự ly để:Giá 1m3 đất vận chuyển dọc = giá 1m3 vận chuyển ngang đổ đi + 1m3 vận chuyển đất đến đắp vào.Giả định: Cd ≤ Cđào +C1vc +Cđắp +Cmua + C2vc + Cbãi thải 1. Giá mua đất đắp tại mỏ 10.000 đ/m3. Cmua =10000 d/m32. Cước vận chuyển 1m3 đất đi 1 km 3.000 đ/m3. C1vc =3000 d/m3/km C2vc =3000 d/m3/km Cđào=4500 d/m3, Cđắp =4500 d/m3
(AB21122-Đào san đất bằng máy đào đất cấp III:408872đ/100m3 ) Cbãi thải=2000 d/m3-->> Giá thuê bãi thải đổ đất Cd =LktxV,với V là chi phí đào đắp bằng máy trên 1m3 , V=15000đNhiệm vụ:1. Mỏ đất cách cuối tuyến 2,3km2. Bãi thải cách cuối tuyến 1,2km3. Khối lượng đất ở đoạn 3950m34. Cự ly vận chuyển trung bình đoạn I: 0,493km5. Cự ly vận chuyển từ mỏ đến đoạn I: 3,82km6. Cự ly vận chuyển từ đoạn I đến bải thải: 2,72km
Phương án: -Đào đất ở đoạn I bằng máy đào để đỗ bải thải: Cđào = 4500 d/m3-Vận chuyển đất đoạn I tới bải thải: C1vc = 3.000đ/m3/km x 2,72km = 8160 d/m3- Mua đất ở mỏ đắp đoạn I: Cmua =10.000đ/m3 -Vận chuyển đất mỏ đến đắp đoạn I: C2vc = 3.000đ/m3/km x 3,82km = 11460.- Chi phí đắp đất đoạn I: Cđắp =1m3 x 4500 = 4500 d/m3Tổng chi phí là: T=40620 đ/m3Trong khi đó Cd=15000xLkt≤ 40620 nên ta có thể kết luận:Cự ly vận chuyển là : Lkt= 40620/15000=2708m
Để tiến hành điều phối dọc cần phải vẽ đường cong phân phối đất (còn gọi là
đường cong khối lượng tích lũy đất).
Diện tích giới hạn bởi đường nằm ngang BC và đường cong phân phối là S, diện tích này biểu thị cho công vận chuyển dọc trong phạm vi BC với cự li vận chuyển dọc trung bình lTB. BC gọi là đường điều phối đất.
LTB được xác định theo phương pháp đồ giải (ta vẽ sao cho diện tích S1 = S2, S1’ = S2’; từ đó xác định được Ltb)
Hình 4.8: Tính Ltb
- Nếu đường điều phối cắt qua một số chẵn nhánh thì đường điều phối có công vận chuyển nhỏ nhất sẽ là:
lchẵn = llẻ
Hình 4.9: Sơ đồ điều phối 04 nhánh.
Theo hình trên thì l2 + l4 = l1 + l3
+ Nếu đường điều phối cắt qua 1 số lẻ nhánh thì công vận chuyển nhỏ nhất khi tổng chiều dài nhánh lẻ trừ đi tổng chiều dài nhánh chẵn nhỏ hơn hoặc bằng cự ly kinh tế.
Hình 4.10: Sơ đồ điều phối 03 nhánh.
Theo hình vẽ thì: l1 + l3 – l2 ( lkt
4.5.1.3. Yêu cầu khi thiết kế điều phối
- Từ tính chất của đường cong tích lũy tiến hành vạch các đường điều phối thỏa mãn yêu cầu khối lượng vận chuyển ít nhất.
- Đảm bảo thỏa mãn các điều kiện làm việc kinh tế của máy. Tức là cự ly vận chuyển trung bình trong đoạn điều phối ltb không được vượt quá cự ly vận chuyển dọc kinh tế của máy. Vì ở đây đất đào ra là phải dùng đắp nền đường.
- Xem xét địa hình, độ cao đào đắp, vị trí cống có cho phép thực hiện ý định điều phối đã vạch hay không.
- Cần phải kết hợp thỏa mãn ba yêu cầu trên (khối lượng vận chuyển nhỏ nhất ltb ≤ lkt) và tùy trường hợp cụ thể mà giải quyết thích đáng.
- Trường hợp có nhiều máy có thể lựa chọn tùy ý thì trước hết cần phải vạch đường điều phối có khối lượng vận chuyển nhỏ nhất, tính toán ltb của từng đoạn rồi dựa vào trị số ltb này để chọn loại máy có lkt và có tính năng phù hợp với yêu cầu điều phối đất đã xác định.
4.5.2. Các phương án phân đoạn thi công và chọn máy chủ đạo
Sau khi phân đoạn sơ bộ nền đường theo tính chất công trình và điều kiện thi công, đồng thời dựa vào trắc dọc tuyến, bình đồ, tính chất của đường cong tích lũy đất ta phân ra một số đoạn để thi công. Phân đoạn thi công, điều phối đất, chọn máy chủ đạo được tiến hành đồng thời và bổ trợ cho nhau.
Khi phân đoạn thi công, chọn máy chủ đạo ta còn dựa vào một số quan điểm sau:
- Khối lượng công tác đất trong đoạn,nên tận dụng hết đất đào ra để đắp.
- Chiều dài các đoạn xấp xỉ nhau,công vận chuyển đất là nhỏ nhất.
- Kỹ thuật thi công trong từng đoạn phải giống nhau,
- Càng ít chủng loại máy càng tốt vì nhiều chủng loại máy quá sẽ làm cho công tác cung cấp máy móc khó khăn, điều kiện sử dụng máy phức tạp (nguyên nhiên liệu, sửa chữa, phụ tùng thay thế, công nhân lái máy...),
- Máy chủ đạo dùng trong đoạn phải giống nhau.
-Việc tổ chức thi công sau này cũng như việc lên tiến độ tổ chức thi công sao cho dễ dàng, mạch lạc,tận dụng những đoạn đường làm trước để làm đường vận chuyển cho các đoạn sau.
Ta có các phương án phân đoạn và chọn máy chủ đạo như sau:
4.5.2.1. Phương án I
* Quan điểm trong phương án này là sử dụng được các máy thi công sao cho để tận dụng những đoạn đào đắp xen kẽ trên trắc dọc. Sử dụng điều phối một nhánh để đơn giản trong việc lên tiến độ. Những chỗ đắp tập trung thì dùng ô tô vận chuyển đất tới đổ.
Đoạn I: Từ KM2+276,56 đến KM2+898,48:
(1) Chiều dài đoạn tuyến: L = 898,48m,
(2) Cự ly vận chuyển trung bình: Ltb = 494,72m
(3) Chọn máy chủ đạo: máy xúc chuyển.
Đoạn II: Từ KM2+898.48 đến KM3+201,20:
(1) Chiều dài đoạn tuyến: L = 302,72m
(2) Chọn máy chủ đạo: ô tô vận chuyển đến đắp.
Đoạn III: Từ KM3+201,20 đến KM3+593,68:
(1) Chiều dài đoạn tuyến: L = 392,48m
(2) Cự ly vận chuyển trung bình: Ltb = 223,73m
(3) Chọn máy chủ đạo: máy xúc chuyển.
Đoạn IV: Từ KM3+593,68 đến KM4+00:
(1) Chiều dài đoạn tuyến: L = 406,32m,
(2) Chọn máy chủ đạo: ô tô vận chuyển đến đắp.
Nhận xét: Phương án này phân ra được 4 đoạn tuyến thi công và chọn 02 loại máy chủ đạo.Máy xúc chuyển rất thuận lợi trong vận chuyển dọc. Nhược điểm là máy xúc chuyển không kinh tế trong vận chuyển ngang và vận chuyển cục bộ.
(Bảng phụ lục 4.2)
4.5.2.2. Phương án II
* Quan điểm trong phương án này là như phương án 01 nhưng phải khắc phục khuyết điểm của phương án 01. Tức là sử dụng điều phối 2 nhánh.
Đoạn I: Từ KM2+276.56 đến KM2+898,48:
(1) Chiều dài đoạn tuyến: L = 898,48m,
(2) Cự ly vận chuyển trung bình: Ltb = 494,72m
(3) Chọn máy chủ đạo: máy xúc chuyển.
Đoạn II: Từ KM2+898.48 đến KM3+225.40:
(1) Chiều dài đoạn tuyến: L = 326.92m,
(2) Chọn máy chủ đạo: ô tô vận chuyển đến đắp.
Đoạn III: Từ KM3+225.40 đến KM3+716.84:
(1) Chiều dài đoạn tuyến: L = 494.44m,
(2) Cự ly vận chuyển trung bình: Ltb1 = 159.70m, Ltb2 = 160.01m,
(3) Chọn máy chủ đạo: máy xúc chuyển.
Đoạn IV: Từ KM3+716.84 đến KM4+00:
(1) Chiều dài đoạn tuyến: L = 283.16m,
(2) Chọn máy chủ đạo: ô tô vận chuyển đến đắp.
Nhận xét: Phương án này ta dùng 02 máy chủ đạo. Với phương án này ta đã khắc phục được nhược điểm của phương án 01, sơ đồ chạy máy hai nhánh nên tăng năng suất cho máy xúc chuyển.
(Bảng phụ lục 4.3)
4.5.2.3. Phương án III
* Quan điểm trong phương án này là như phương án 01 nhưng phải khắc phục khuyết điểm của phương án 02 và 01. Tức là có sử dụng máy ủi cho vận chuyển ngang và vận chuyển dọc cục bộ.
Đoạn I: Từ KM2+276.56 đến KM2+898,48:
(1) Chiều dài đoạn tuyến: L = 898,48m,
(2) Cự ly vận chuyển trung bình: Ltb = 494,72m
(3) Chọn máy chủ đạo: máy xúc chuyển.
Đoạn II: Từ KM2+898.48 đến KM3+264,95:
(1) Chiều dài đoạn tuyến: L = 326.92m,
(2) Chọn máy chủ đạo: ô tô vận chuyển đến đắp.
Đoạn III: Từ KM3+264,95 đến KM3+409,34:
(1) Chiều dài đoạn tuyến: L = 145,24m,
(2) Cự ly vận chuyển trung bình: Ltb = 93,79m
(3) Chọn máy chủ đạo:máy ủi.
Đoạn IV: Từ KM3+264,95 đến KM3+409,34:
(1) Chiều dài đoạn tuyến: L = 106,01m
(2) Chọn máy chủ đạo: máy đào
Đoạn IV: Từ KM3+409,34 đến KM3+675,57:
(1) Chiều dài đoạn tuyến: L = 160,23m
(2) Chọn máy chủ đạo: máy ủi.
Đoạn V: Từ KM3+675,57 đến KM4+00:
(1) Chiều dài đoạn tuyến: L = 324,43m,
(2) Chọn máy chủ đạo: ô tô vận chuyển đến đắp.
Nhận xét: Phương án này ta dùng 04 máy chủ đạo. Với phương án này ta đã khắc phục được nhược điểm của phương án 01. Tuy nhiên số máy lại nhiều hơn.
(Bảng phụ lục 4.4)
Qua phân tích ưu nhược điểm của các phương án đề ra ở trên, ta quyết định chọn phương án II để làm phương án thi công cho tuyến. Cụ thể hơn cho phương án đã chọn như sau
Đoạn I: Từ KM2+00 đến KM2+898,48:
(1) Độ dốc ngang sườn tự nh