Đồ án tốt nghiệp Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã năm 2010 từ bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 bằng công nghệ số ở xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài nhơn, tỉnh Bình Định

Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng, các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng.” _ Luật Đất đai 1993 [8]. Như vậy, để đảm bảo tầm quan trọng đặc biệt của đất đai đối với việc phát triển kinh tế, tạo sự ổn định chính trị và giải quyết các vấn đề của xã hội, các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác Quản lý Nhà nước về đất đai liên tục cập nhật, bổ sung sửa đổi cho phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị của đất nước. Trong đó chỉ rõ: Khảo sát, đánh giá, thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất là một trong mười ba nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, được quy định tại điều 6 (chương 1) Luật đất đai 2003. [9] Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là một nội dung quan trọng, được xây dựng năm năm một lần gắn liền với việc kiểm kê đất đai quy định tại điều 53 của Luật đất đai 2003 [9]. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cung cấp các thông tin về mặt không gian (vị trí, hình dáng, kích thước), thuộc tính (loại đất, ) của thửa đất. Là tài liệu pháp lý cao để Uỷ ban nhân dân (UBND) các cấp thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về đất đai, là cơ sở để phục vụ cho công quản lý quy hoạch,

doc103 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5191 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án tốt nghiệp Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã năm 2010 từ bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 bằng công nghệ số ở xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài nhơn, tỉnh Bình Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đồ án tốt nghiệp Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã năm 2010 từ bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 bằng công nghệ số ở xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài nhơn, tỉnh Bình Định PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng, các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng.” _ Luật Đất đai 1993 [8]. Như vậy, để đảm bảo tầm quan trọng đặc biệt của đất đai đối với việc phát triển kinh tế, tạo sự ổn định chính trị và giải quyết các vấn đề của xã hội, các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác Quản lý Nhà nước về đất đai liên tục cập nhật, bổ sung sửa đổi cho phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị của đất nước. Trong đó chỉ rõ: Khảo sát, đánh giá, thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất là một trong mười ba nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, được quy định tại điều 6 (chương 1) Luật đất đai 2003. [9] Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là một nội dung quan trọng, được xây dựng năm năm một lần gắn liền với việc kiểm kê đất đai quy định tại điều 53 của Luật đất đai 2003 [9]. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cung cấp các thông tin về mặt không gian (vị trí, hình dáng, kích thước), thuộc tính (loại đất,…) của thửa đất. Là tài liệu pháp lý cao để Uỷ ban nhân dân (UBND) các cấp thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về đất đai, là cơ sở để phục vụ cho công quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Ngày nay, với tốc độ công nghiệp hóa và hiện đại hóa diễn ra một cách nhanh chóng, sự phát triển của công nghệ thông tin diễn ra rất mạnh mẽ, có sức lan tỏa vào các ngành, các lĩnh vực và đi sâu vào mọi khía cạnh của cuộc sống. Ngành Quản lý đất đai cũng không nằm ngoài sự tác động đó. Xuất phát từ những yêu cầu trên, đồng thời được sự phân công của khoa Địa lý – Địa chính, trường Đại học Quy Nhơn chúng tôi vận dụng trang thiết bị máy vi tính, kết hợp với các phần mềm địa chính như MicroStation các đời (SE, V8, V8i), phần mềm thành lập bản đồ hiện trạng MapSubject, Autocard. Đặc biệt, dưới sự hướng dẫn của Trung tâm Kỹ thuật Dịch vụ Tài nguyên Và Môi trường (TTKT-DV-TN&MT) tỉnh Bình Định chúng tôi thực hiện đồ án thực tập: “Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã năm 2010 từ bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 bằng công nghệ số ở xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài nhơn, tỉnh Bình Định”. 2. Mục đích nghiên cứu Đợt thực tập nhằm đạt những mục tiêu sau: - Tập dượt, học hỏi những kiến thức cơ bản, tìm hiểu và nắm bắt quy trình công nghệ tiên tiến trong công tác thành lập bản hiện trạng sử dụng đất bằng công nghệ số. Qua đó, củng cố và nâng cao kiến thức, làm sáng tỏ thêm nội dung thực tập. - Xây dựng được báo cáo thuyết minh kèm theo bản đồ hiện trạng. - Thực hiện phuơng châm giáo dục “Học đi đôi với hành”, “Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”, nâng cao khả năng tự học và khả năng tự làm việc của bản thân. - Thành lập được bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã bằng công nghệ. Từ đó xác định được hiện trạng diện tích tự nhiên xã Hoài Thanh Tây, hiện trạng quỹ đất đang quản lý, sử dụng, quỹ đất đã đưa vào sử dụng nhưng còn hoang hóa, qũy đất chưa sử dụng; xác định được tình hình biến động đất đai so với kì trước, tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt, tình hình thực hiện đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính. - Xây dựng được báo cáo thuyết minh kèm theo bản đồ hiện trạng. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện tốt các mục tiêu trên, cần giải quyết những nhiệm vụ sau: - Tuân thủ nghiêm túc những quy định của Trung tâm và Nhà trường. - Sử dụng thành thạo các phần mềm MicroStation, MapSubject, và một số các chức năng khác của máy vi tính. - Công tác thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định phải tuân thủ theo đúng những quy định về thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường ban hành. - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thành lập trên cơ sở toán học xác định, sử dụng thống nhất hệ thống tọa độ và độ cao Nhà nước (hệ tọa độ VN-2000). Tỷ lệ bản đồ tùy thuộc vào diện tích của đơn vị hành chính cần xây dựng bản đồ. 4. Giới hạn nghiên cứu “Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã năm 2010 từ bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 bằng công nghệ số ở xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài nhơn, tỉnh Bình Định” là một báo cáo hẹp. Trong phạm vi là một báo cáo thực tập với những hạn chế nhất định về tư liệu, thời gian và năng lực, chúng tôi chỉ: - Bước đầu tổng quan và kế thừa các tài liệu có liên quan đến vấn đề thực tập, từ đó hình thành nên quá trình xây dựng và thành lập bản đồ hiện trạng. - Bước đầu sử dụng công nghệ thông tin thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số. - Về phạm vi hành chính, diện tích nghiên cứu: Về phạm vi hành chính chúng tôi áp dụng việc thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất đối với xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Diện tích theo hiện trạng của xã Hoài thanh Tây là 1.461,15 hecta (ha). 5. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành đồ án này chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 5.1. Phương pháp sử dụng bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở: Là một trong những phương pháp chính được lựa chọn để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, phương pháp này là sử dụng bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở mới được thành lập kể từ lần kiểm kê trước đến nay để khoanh vẽ các khoanh đất có cùng mục đích sử dụng đất, đồng thời sử dụng hệ thống kí hiệu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành để xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Mục đích chính của phương pháp này là lợi dụng sự chính xác về tọa độ địa lý của các khoanh đất trên bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở sẽ giúp cho bản đồ hiện trạng chính xác hơn trong các thông tin về mặt diện tích, vị trí không gian của các khoanh đất có cùng muc đích sử dụng. Bên cạnh đó việc sử dụng phương pháp này còn bảo đảm tính hiện thực so với bên ngoài thực địa, vì bản đồ địa chính có rất ít biến động so với thực tế. 5.2. Phương pháp sưu tầm thu thập, thống kê tài liệu Đề tài đã thu thập, tổng quan tài liệu từ các nguồn khác nhau và phân tích sắp xếp chúng theo một trình tự hợp lý liên quan đến nội dung nghiên cứu. Đề tài này đã sử dụng nhiều nguồn tài liệu khác nhau như bản đồ địa hình do Bộ Tài nguyên và Môi trường cung cấp, bản đồ lâm nghiệp do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định cung cấp, bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000 do xã hoài Thanh Tây cung cấp, 5.3. Phương pháp thực địa Trong quá trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất không tránh khỏi những thiếu sót do vậy cần tiến hành điều tra thực địa, đối soát bản đồ nhằm bổ sung, chỉnh sửa, hoàn thiện bản đồ. 5.4. Phương pháp phỏng vấn Kết hợp với phương pháp thực địa, có những khoanh đất nằm trong quy hoạch, hoặc đất bằng phẳng nằm trong khu dân cư chưa xác định được đất ở hay đất bằng chưa sử dụng…thì chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn chính quyền và người dân xã Hoài Thanh Tây về các mảnh đất để biết chính xác và cụ thể hơn mục đích sử dụng của mảnh đất đó, nhằm phục vụ cho việc xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất một cách chuẩn xác nhất. 6. Cấu trúc đồ án Bố cục khoá luận gồm có 3 phần: - Phần mở đầu (04 trang). - Phần nội dung và kết quả nghiên cứu (94 trang). + Chương 1. Tổng quan về công tác thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã (08 trang). + Chương 2. Đo vẽ, thành lập bản đồ địa chính (86 trang). - Phần kết luận và kiến nghị (03 trang). PHẦN NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1. Tổng quan về công tác thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã 1.1. Cơ sở lý luận về thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất 1.1.1. Những công nghệ áp dụng thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất 1.1.1.1. Phần mềm MicroStation MicroSation: là một phần mềm trợ giúp thiết kế và là môi trường đồ họa rất mạnh cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ họa thể hiện các yếu tố bản đồ. Microsation còn được sử dụng để làm nền cho các ứng dụng khác như: Geovec, Irasb, Irac, MSFC, Mrfclean, Mrfflag chạy trên đó. Đặc biệt, phần mềm MicroStation SE tạo ra môi trường hoạt động cho phần mềm xây dựng bản đồ hiện trạng MapSubject một cách tối ưu. Microsation còn cung cấp công cụ nhập, xuất (import, export) dữ liệu đồ họa từ các phần mềm khác qua các file (.dxf) hoặc (.dwg). 1.1.1.2. Phần mềm MapSubject MapSubject là phần mềm chuyên thành lập bản đồ hiện trạng, quy hoạch sử dụng đất. Chạy trên môi trường đồ hoạ MicroStation SE. Thực hiện tô màu và pattern tự động, tạo khung bản đồ, biểu đồ cơ cấu diện tích, phân lớp theo từng file.... Hỗ trợ phân lớp, đối tượng theo quy phạm thành lập bản đồ hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất [6]. Hiện nay MapSubject được sử dụng rộng rãi để thành lập bản đồ hiện trạng trong các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Định như Trung tâm Thông tin, TTKT-DV-TN&MT, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Phần mềm này cũng được một số tỉnh cũng như một số công ty tư nhân khác như Công ty TNHH một thành viên Bình Nguyên sử dụng để xây dựng bản đồ hiện trạng và nhận được nhiều nhận xét mang tính tích cực. CHỨC NĂNG CỦA PHẦN MỀM SỬA BẢNG NHÃN THỬA SỬA TỪNG NHÃN THỬA GÁN DỮ LIỆU TỪ NHÃN BẢN ĐỒ VẼ NHÃN BẢN ĐỒ TÔ MÀU BẢN ĐỒ TÌM SỬA LỖI (FLAG) CHUẨN HÓA LỚP THỬA (CLEAN) TẠO TOPOLOGY XÓA TOPOLOGY CHỌN ĐỐI TƯỢNG ĐIỂM CHỌN LỚP THÔNG TIN CHỌN KÝ HIỆU MÃ LOẠI ĐẤT BIÊN TẬP CHỌN KIỂU CHỮ TẠO KHUNG BẢN ĐỒ XÁC NHẬN VÀ KÝ DUYỆT BẢN ĐỒ TẠO BIỂU ĐỒ CƠ CẤU DIỆN TÍCH HIỄN THỊ THEO THỨ TỰ ĐẶT CỬA SỔ ĐÁNH THỨ TỰ CÁC LỚP XEM Sơ đồ 01: Cấu trúc chức năng làm việc của phần mềm MapSubject 1.1.2. Các vấn đề về bản đồ hiện trạng sử dụng đất 1.1.2.1. Một số khái niệm a). Bản đồ hiện trạng sử dụng đất Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất theo quy định về chỉ tiêu kiểm kê theo mục đích sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê đất đai và được lập theo đơn vị hành chính các cấp, vùng địa lý tự nhiên – kinh tế và cả nước. Nội dung của bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải đảm bảo phản ánh đầy đủ, trung thực hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm thành lập bản đồ [10]. b). Bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số Bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số là bản đồ được số hóa từ các bản đồ hiện trạng sử dụng đất đã có hoặc được thành lập bằng công nghệ số [10]. c). Khoanh đất Khoanh đất là đơn vị của bản đồ hiện trạng sử dụng đất, được xác định trên thực địa và thể hiện trên bản đồ bằng một đường bao khép kín. Trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất tất cả các khoanh đất đều phải xác định được vị trí, hình thể, loại đất theo hiện trạng sử dụng khoanh đất đó [10]. d). Loại đất Loại đất trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất được xác định theo mục đích sử dụng đất [10]. Mục đích sử dụng đất được xác định tại thời điểm thành lập bản đồ. Trường hợp khoanh đất đã có quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất hoặc đã đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất nhưng tại thời điểm thành lập bản đồ chưa sử dụng đất theo mục đích mới thì loại đất được xác định theo mục đích sử dụng đất mà Nhà nước đã giao, đã cho thuê, đã cho phép chuyển mục đích sử đụng đất hoặc đã đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất. Đối với khoanh đất có nhiều mục đích sử dụng thì thể hiện mục đích sử dụng chính của khoanh đất. Mục đích sử dụng đất được phân loại và giải thích các xác định theo Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 08 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất (xem phụ lục số). 1.1.2.2. Yêu cầu kỹ thuật đối với bản đồ nền dùng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất a). Cơ sở toán học và độ chính xác của bản đồ nền Hệ quy chiếu: Bản đồ nền phải được thành lập theo quy định tại Quyết định số 83/2000/QĐ-TTg ngày 12/7/2000 của Thủ tướng Chính phủ về sử dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia Việt Nam; Quyết định số 05/2007/QĐ-BTNMT ngày 27/2/2007 về sử dụng hệ thống tham số tính chuyển giữa hệ tọa độ quốc tế WGS-84 và hệ tọa độ quốc gia Việt Nam-2000. Các tham số của hệ quy chiếu VN-2000: Hệ quy chiếu tọa độ và cao độ VN-2000 được bắt đầu thành lập từ 1994 và được công bố kết quả vào năm 2000 trên cơ sở được xác định bởi định nghĩa sau đây: Hệ quy chiếu VN-2000 là một hệ quy chiếu cao độ và tọa độ trắc địa gồm hai hệ: - Hệ quy chiếu cao độ là một mặt QuasiGeoid đi qua một điểm được định nghĩa là gốc có cao độ 0.000 mét tại Hòn Dấu, Hải Phòng. Sau đó dùng phương pháp thủy chuẩn truyền dẫn tới những nơi cần xác định khác, xa hơn. Cao độ một điểm mặt đất bất kỳ trong hệ quy chiếu này được thể hiện bằng cao độ chuẩn Hg, theo phương dây dọi từ điểm đó đến mặt QuasiGeoid. - Hệ quy chiếu tọa độ trắc địa là một mặt Ellipsoid kích thước do WGS-84 được định vị phù hợp với lãnh thổ Việt Nam với các tham số xác định: + Bán trục lớn: a = 6 378 137 m. + Độ lệch tâm thứ nhất: e2 = 0.00669437999013 (hay độ dẹt a (f) = 1 / 298.257223563) + Vận tốc góc quay quanh trục: w = 7292115x10-11rad/s -11rad/s + Hằng số trọng trường Trái đất: fM=3986005.108m3s-2 Điểm gốc toạ độ Quốc gia: Điểm N00 đặt tại Viện nghiên cứu Địa chính, Tổng cục Địa chính, đường Hoàng Quốc Việt, Hà nội Lưới chiếu bản đồ được quy định như sau: Sử dụng phép chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 3o có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài K0 = 0,9999 để thành lập các bản đồ nền (ứng với cấp xã) có tỷ lệ từ 1/10.000 đến 1/1.000. Kinh tuyến trục bản đồ nền cấp xã được quy định theo từng tỉnh. Đối với tỉnh Bình Định là 108o15’ (xem phụ lục số 01). Tỷ lệ bản đồ: Tỷ lệ bản đồ nền được lựa chọn dựa vào: kích thước, diện tích, hình dạng của đơn vị hành chính, đặc điểm, kích thước của các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất phải biểu thị trên bản đồ. Tỷ lệ bản đồ nền cũng là tỷ lệ của bản đồ hiện trạng sử dụng đất quy định trong bảng sau: Bảng 01: Tỷ lệ bản đồ nền dùng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất Đơn vị thành lập bản đồ Tỷ lệ bản đồ Quy mô diện tích tự nhiên (ha) Cấp xã 1:1.000 Dưới 120 1:2.000 Từ 120 đến 500 1:5.000 Từ 500 đến 3.000 1:10.000 Trên 3.000 Cấp huyện 1:5.000 Dưới 3.000 1:10.000 Từ 3.000 đến 12.000 1:25.000 Trên 12.000 Cấp tỉnh 1:25.000 Dưới 100.000 1:50.000 Từ 100.000 đến 350.000 1:100.000 Trên 350.000 Cấp vùng 1:250.000 Cả nước 1:1.000.000 Khi diện tích tự nhiên của đơn vị hành chính xấp xỉ dưới hoặc trên của khoảng giá trị quy mô diện tích trong 3 cột ở Bảng 01 thì được phép chọn tỷ lệ bản đồ lớn hơn hoặc nhỏ hơn một bậc so với quy định tại Bảng 01 [10]. Độ chính xác của bản đồ hiện trạng sử dụng đất: Độ chính xác chuyển vẽ của các yếu tố nội dung cơ sở địa lý từ các bản đồ tài liệu sang bản đồ nền phải bảo đảm các yêu cầu sau: - Sai số tương hỗ chuyển vẽ các yếu tố nội dung không được vượt quá ± 0,3 milimét (mm) tính theo tỷ lệ bản đồ nền. - Sai số chuyển vẽ vị trí các yếu tố nội dung bản đồ không được vượt quá ± 0,2 mm tính theo tỷ lệ bản đồ. b). Nội dung và nguyên tắc biểu thị các yếu tố nội dung của bản đồ nền: Bản đồ nền phải biểu thị đầy đủ các yếu tố nội dung: Biểu thị lưới kilômét hoặc lưới kinh, vĩ tuyến: Bản đồ nền dùng thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã tỷ lệ 1:1.000, 1:2.000, 1:5.000 và 1:10.000 chỉ biểu thị lưới kilômét là 10 cm x 10 cm. Dáng đất: được biểu thị bằng đường bình độ và điểm ghi chú độ cao, khu vực miền núi có độ dốc lớn chỉ biểu thị đường bình độ cái của bản đồ địa hình cùng tỷ lệ và điểm độ cao đặc trưng. Biểu thị thủy hệ: đường bờ sông, hồ, đường bờ biển. Đường bờ biển được thể hiện theo quy định hiện hành tại thời điểm thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Biểu thị hệ thống giao thông: đường sắt, đường bộ và các công trình giao thông có liên quan. Yêu cầu biểu thị đường bộ đối với bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã như sau: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấ xã đường bộ được biểu thị đến đường trục chính trong khu dân cư, khu đô thị, các xã thuộc khu vực giao thông kém phát triển, khu vực miền núi phải biểu thị cả đường mòn. Biểu thị đường biên giới, địa giới hành chính: được xác định theo hồ sơ địa giới hành chính, bản đồ điều chỉnh địa giới hành chính kèm theo Quyết định điều chỉnh địa giới hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Biểu thị các nội dung khác như: các điểm địa vật độc lập quan trọng có tính định hướng và công trình kinh tế, văn hóa – xã hội, ghi chú địa danh, tên các đơn vị hành chính giáp ranh và các ghi chú khác cần thiết. 1.1.2.3. Nội dung và nguyên tắc biểu thị các yếu tố hiện trạng sử dụng đất - Biểu thị các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải tuân thủ các quy định trong “Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất” do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải biểu thị đầy đủ các khoanh đất. Khoanh đất được xác định bằng một đường bao khép kín. Mỗi khoanh đất biểu thị mục đích sử dụng đất chính theo hiện trạng sử dụng. - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải biểu thị tất cả các khoanh đất có diện tích trên bản đồ theo quy định trong bảng sau: Bảng 02: Các khoanh đất phải thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất Tỷ lệ bản đồ Diện tích khoanh đất trên bản đồ Từ 1:1.000 đến 1:10.000 ≥ 16 mm2 Từ 1:25.000 đến 1:100.000 ≥ 9 mm2 Từ 1:100.000 đến 1:1000.000 ≥ 4 mm2 - Độ chính xác chuyển vẽ các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất từ các tài liệu dùng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất sang bản đồ nền phải đảm bảo các yêu cầu sau: + Sai số tương hỗ chuyển vẽ các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất không vượt quá ± 0,7 mm tính theo tỷ lệ bản đồ nền. + Sai số chuyển vẽ vị trí các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất không được vượt quá ± 0,5 mm tính theo tỷ lệ bản đồ nền. + Trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải thể hiện biểu đồ cơ cấu diện tích các loại đất theo mục đích hiện trạng đang sử dụng. Tất cả các ký hiệu sử dụng để thể hiện nội dung bản đồ phải giải thích đầy đủ trong bảng chú dẫn [4]. 1.2. Cơ sở pháp lý - Thực hiện Điều 53 Luật Đất đai năm 2003 quy định về thống kê, kiểm kê đất đai. - Nghị định số: 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ " Về thi hành Luật Đất đai ". - Căn cứ Chỉ thị số 618/CT-TTg ngày 15 tháng 05 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010. - Thông tư số: 08/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 08 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường " Về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất ". - Căn cứ kế hoạch số 2841/KH/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 07 tháng 08 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 theo Chỉ thị số 618/CT-TTg ngày 15 tháng 05 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ. - Quyết định số 22/2007/QĐ-BTNMT ngày 17 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy định về thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. - Quyết định số 23/2007/QĐ-BTNMT ngày 17 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất. - Công văn số: 1539/TCQLĐĐ-CĐKTK ngày 26 tháng 10 năm 2009 của Tổng cục quản lý đất đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường "V/v hướng dẫn nghiệp vụ kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010”. - Công văn số 2379/UBND-NĐ ngày 12/10/2009 của Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Định. - Chỉ thị số: 05/CT-UBND ngày 02 tháng 07 năm 2009 của UBND tỉnh Bình Định “Về việc kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010”. - Kế hoạch số 09/KH-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2009 của UBND tỉnh Bình Định về Kế hoạch thực hiện kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Bình Định năm 2010. Chương 2. Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định 2.1. Khái quát chung điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Hoài Thanh Tây 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí
Luận văn liên quan