Trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hoá đất nước, ngành giao thông vận
tải có một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nó đem lại hiệu quả cao
về kinh tế cho đất nước, đặc biệt là giao thông vận tải biển. Nước ta với lợi thế có bờ
biển dài, khí hậu ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho ngành giao thông vận tải biển
phát triển, là tiền đề để ngành công nghiệp đóng tàu của nước ta phát triển mạnh mẽ.
Hiện nay, công nghệ đóng tàu của Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc. Chúng
ta đã đóng được những con tàu cỡ lớn, trang thiết bị hiện đại với chất lượng cao, được
nhiều bạn hàng trên thế giới như Nhật Bản, Đức, Đan Mạch, Na Uy, Anh tin cậy
đặt hàng.
Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam với đội ngũ giảng viên giỏi chuyên môn và
giàu kinh nghiệm giảng dạy, là n ơi đào tạo nên những kỹ sư có tay nghề trình độ
chuyên môn cao, đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu khai thác công việc trên tàu và
trong các nhà máy đóng m ới và sửa chữa tàu biển.
Qua gần 5 n ăm h ọc tập tại tr ường Đại Học Hàng Hả i Vi ệt Nam, đư ợc sự dìu dắt dạy
b ảo nhiệt tình của các thầy cô giáo trong khoa Điện - Điện tử tàu biển , v ới sự cố gắng học
hỏi của bản thân và được sự giúp đỡ của các bạn trong lớp ĐTT-46-ĐH1.Sau gần ba
tháng thực tập tốt nghiệp, em đư ợc Ban Chủ nhiệm Khoa Điện - Điện tử tàu biển và
Nhà trường giao cho đề tài : “Trang thiết bị điện tàu chở nhựa đường 1700m
3
, Đi
sâu nghiên cứu thiết kế bảng điều khiển tại buồng máy và lầu lái”.
Trong thời gian làm đồ án tốt nghiệp em được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo
hướng dẫn PGS.TS. Phạm Ngọc Tiệp, cùng nhiều thầy giáo khác trong khoa, với sự
cố gắng tự giác của bản thân để hoàn thành đồ án tốt nghiệp một cách tốt nhất. Tuy
nhiên, do kinh nghiệm kiến thức thực tế và trình độ hạn chế, tài li ệu tham khảo không
nhiều nên trong đồ án tốt nghiệp của em không thể tránh khỏi thiếu sót. Em mong
được sự chỉ bảo thêm của các thầy giáo để đồ án của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS. Phạm Ngọc Tiệp và các thầy cô
giáo trong khoa Điện- Điện tử tàu biển.
76 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2007 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Trang thiết bị điện tàu chở nhựa đường 1700 m3 – đi sâu nghiên cứu thiết kế bảng điều khiển tại buồng lái và lầu máy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
…………..o0o…………..
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
TRANG THIẾT BỊ ĐIỆN TÀU CHỞ NHỰA
ĐƯỜNG 1700 m3 – ĐI SÂU NGHIÊN CỨU THIẾT
KẾ BẢNG ĐIỀU KHIỂN TẠI BUỒNG LÁI VÀ
LẦU MÁY
Lời nói đầu
Trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hoá đất nước, ngành giao thông vận
tải có một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nó đem lại hiệu quả cao
về kinh tế cho đất nước, đặc biệt là giao thông vận tải biển. Nước ta với lợi thế có bờ
biển dài, khí hậu ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho ngành giao thông vận tải biển
phát triển, là tiền đề để ngành công nghiệp đóng tàu của nước ta phát triển mạnh mẽ.
Hiện nay, công nghệ đóng tàu của Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc. Chúng
ta đã đóng được những con tàu cỡ lớn, trang thiết bị hiện đại với chất lượng cao, được
nhiều bạn hàng trên thế giới như Nhật Bản, Đức, Đan Mạch, Na Uy, Anh … tin cậy
đặt hàng.
Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam với đội ngũ giảng viên giỏi chuyên môn và
giàu kinh nghiệm giảng dạy, là nơi đào tạo nên những kỹ sư có tay nghề trình độ
chuyên môn cao, đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu khai thác công việc trên tàu và
trong các nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu biển.
Qua gần 5 năm học tập tại trường Đại Học Hàng Hải Việt Nam, được sự dìu dắt dạy
bảo nhiệt tình của các thầy cô giáo trong khoa Điện - Điện tử tàu biển, với sự cố gắng học
hỏi của bản thân và được sự giúp đỡ của các bạn trong lớp ĐTT-46-ĐH1.Sau gần ba
tháng thực tập tốt nghiệp, em được Ban Chủ nhiệm Khoa Điện - Điện tử tàu biển và
Nhà trường giao cho đề tài : “Trang thiết bị điện tàu chở nhựa đường 1700m3, Đi
sâu nghiên cứu thiết kế bảng điều khiển tại buồng máy và lầu lái”.
Trong thời gian làm đồ án tốt nghiệp em được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo
hướng dẫn PGS.TS. Phạm Ngọc Tiệp, cùng nhiều thầy giáo khác trong khoa, với sự
cố gắng tự giác của bản thân để hoàn thành đồ án tốt nghiệp một cách tốt nhất. Tuy
nhiên, do kinh nghiệm kiến thức thực tế và trình độ hạn chế, tài liệu tham khảo không
nhiều nên trong đồ án tốt nghiệp của em không thể tránh khỏi thiếu sót. Em mong
được sự chỉ bảo thêm của các thầy giáo để đồ án của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS. Phạm Ngọc Tiệp và các thầy cô
giáo trong khoa Điện-Điện tử tàu biển.
MỤC LỤC
Đề Mục Trang
Chương 1: TRANG THIẾT BỊ TÀU CHỞ NHỰA ĐƯỜNG 1700m3………. 1
1.1 Giới thiệu chung về tàu chở nhựa đường 1700m3……………………….. 1
1.1.1Thông số kĩ thuật………………………………………………………... 2
1.1.2Bố trí thuyền viên……………………………………………………….. 2
1.2 Trạm phát điện chính tàu chở nhựa đường 1700m3……………………… 2
1.2.1Tổng quan về trạm phát điện chính………………………………........... 2
1.2.2Cấu tạo và các thông số chính của trạm phát điện chính………………... 3
1.2.3Nguyên lý hoạt động…………………………………………………….. 11
1.3 Hệ thống điều khiển từ xa Diesel chính……………………………. ……. 21
1.3.1Giới thiệu chung về hệ thống điều khiển từ xa Diesel chính……………. 21
1.3.2Hệ thống điều khiển từ xa Diesel chính tàu chở nhựa đường 17003m…. 24
1.4 Hệ thống điều khiển nồi hơi……………………………………………… 30
1.4.1Giới thiệu chung về hệ thống nồi hơi…………………………………… 30
1.4.2Hệ thống điều khiển nồi hơi tàu chở nhựa đường 17003m……………... 32
1.5 Hệ thống bơm nhựa đường………………………………………………. 40
1.5.1Giới thiệu hệ thống bơm nhựa đường tàu của tàu………………………. 40
1.5.2Giới thiệu phần tử……………………………………………………….. 40
1.5.3Nguyên lý hoạt động hệ thống…………………………………………... 41
1.5.4Báo động và bảo vệ hệ thống……………………………………………. 41
1.6 Hệ thống điều khiển máy nén khí………………………………………… 43
1.6.1Giới thiệu hệ thống máy nén khí tàu chở nhựa đường 17003m…………. 43
1.6.2Giới thiệu phần tử hệ thống……………………………………………... 43
1.6.3Nguyên lý hoạt động của hệ thống……………………………………… 44
1.6.4Các báo động và bảo vệ…………………………………………………. 44
Chương 2 : ĐI SÂU NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ BẢNG ĐIỀU KHIỂN TẠI
BUỒNG MÁY VÀ TRÊN LẦU LÁI 45
2.1Lý thuyết chung về hệ điều khiển tại buồng máy và lầu lái………………. 45
2.1.1Khái niệm chung………………………………………………………… 45
2.1.2Các yêu cầu và chức năng của bảng điều khiển ECC và BCC………….. 45
2.2 Giới thiệu về PLC S7-200………………………………………………… 46
2.2.1Tổng quan về công nghệ PLC và cấu hình cứng………………………... 46
2.2.2Thiết bị điều khiển logic khả trình PLC S7-200………………………… 47
2.2.3Trình tự chung của việc thiết kế một hệ thống tự động điều khiển sử
dụng bộ điều khiển PLC……………………………………………………… 61
2.3 Bảng điều khiển tại buồng máy(ECC) và trên lầu lái(BCC) của tàu chở
nhựa đường 17003…………………………………………………………….. 62
2.3.1Bảng điều khiển tại buồng máy(ECC)…………………………………... 62
2.3.2Bảng điều khiển tại kầu lái (BCC)………………………………………. 64
2.4 Viết chương trình điều khiển trên PLC S7-200…………………………... 65
2.4.1Phân công đầu vào ra cho PLC………………………………………….. 65
2.4.2Lựa chọn cấu hình phần cứng…………………………………………… 71
2.4.3Chương trình điều khiển trên PLC S7-200……………………………… 71
2.5 Bản vẽ kĩ thuật bảng ECC và BCC……………………………………….. 71
KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo
Chương 1: TRANG THIẾT BỊ ĐIỆN TÀU CHỞ NHỰA ĐƯỜNG
1700m3
1.1Giới thiệu chung về tàu chở nhựa đường 1700m3
Tàu chở nhựa đường 1700m3 là có cấu tạo phức tạp,đòi hỏi kĩ thuật cao,chính xác,
áp dụng những công nghệ tiên tiến trên thế giới.Tàu do Viện Khoa học và Công nghệ
hàng hải thiết kế, được đóng tại công ty đóng tàu Quỳnh Cư do Đăng Kiểm Việt Nam và
Đăng kiểm BV Pháp giám sát.Tàu được trang bị các hệ thống và thiết bị điện hiện đại với
mức độ tự động hoá cao,rất thuận tiện dễ dàng cho người vận hành khai thác.
Tàu chở nhựa đường 1700m3 la loại tàu hoạt động có giới hạn,1 chân vịt lai bằng
động cơ Diesel,chuyên chở nhựa đường.
1.1.1 Thông số kĩ thuật
Kích thước chính
Chiều rộng :12,6m
Chiều dài toàn bộ :78m
Chiều dài giữa 2 đường vuông góc :72m
Chiều cao mạn :5,8m
Mớn nước thiết kế :5m
Tải trọng
1700m3
Tốc độ tàu và tiêu hao năng lượng
Thử tốc độ ở điều kiện đã dằn tại nơi nước sâu ở vòng quay lớn nhất của động cơ
chính: khoảng 13,6 hải lý
Tốc độ phục vụ trong điều kiện tải thiết kế tại nơi nước sâu ở công suất ra rung
bình của máy với 15% điều kiện biển: khoảng 12,7 hải lý
Suất tiêu hao năng lương thiết kế:
Dung tích két dầu và két nước
Két dầu F.O : 130m3
Két dầu D.O : 50m3
Két nước ngọt : 55m3
Két nước ballát : 600m3
Trạm phát chính
Số lượng :2
Công suất tác dụng :180 KW
Điện áp :450 V
Dòng điện :295 A
Số pha :3
Tần số :60 Hz
Cos :0.8
Trạm phát sự cố
Số lượng :1
Công suất tác dụng :12KW
Điện áp :220 V
Dòng điện :40A
Số pha :3
Tần số :60Hz
Cos :0.8
Máy chính
Máy chính là động cơ Diesel kiểu 2 thì, quét thẳng qua xupap, tác dụng đơn, đảo
chiều trực tiếp, một hàng xilanh thẳng đứng, đầu chữ thập, tuabin khí xả tăng áp. Chong
chóng kiểu 4 cánh đồng nhất.Máy chính được làm mát gián tiếp bằng 2 vòng tuần hoàn,
bôi trơn áp lực tuần hoàn kín, khởi động bằng khí nén, có thể điều khiển tại chỗ hoặc từ
xa nhờ hệ thống điều khiển từ xa Diesel dùng khí nén kết hợp với mạch điện.
1.1.2 Bố trí thuyền viên
Sĩ quan:
Boong: -Thuyền trưởng : 1
-Đại phó : 1
-Phó II : 1
-Phó III : 1
Máy: -Máy trưởng : 1
-Máy nhất : 1
-Máy II : 1
Thuỷ thủ:
-Boong trưởng : 1
-Thuỷ thủ boong : 2
-Thợ chấm dầu I : 1
-Phục vụ trưởng : 1
-Nấu ăn : 1
-Thuỷ thủ khác : 1
Tổng số thuyền viên : 14
1.2 Trạm phát điện chính tàu chở nhựa đường 1700m3
1.2.1Tổng quan về trạm phát điện chính
Trạm phát điện là nơi biến đổi các dạng năng lượng khác nhau thành năng lượng
điện và từ đó phân phối đến các hộ tiêu thụ điện.
a,Phân loại trạm phát điện
Trạm phát điện tàu thuỷ có thể phân loại theo :
- Dòng điện:
+ Trạm phát điện 1 chiều.
+ Trạm phát điện xoay chiều.
- Truyền động:
+ Trạm phát được truyền động bằng động cơ đốt trong.
+ Trạm phát đồng trục.
+ Trạm phát được truyền động hỗn hợp.
- Dạng biến đổi năng lượng:
+ Trạm phát nhiệt điện.
+ Trạm phát điện nguyên tử.
- Mức độ tự động:
Kết hợp với hệ thống động lực, trạm phát điện có những cấp tự động sau:
+ Cấp A1: Không cần trực ca dưới buồng máy cũng như buồng điều khiển.
+ Cấp A2: Không cần trực ca dưới buồng máy nhưng phải trực ca trên buồng điều
khiển.
+ Cấp A3: Các loại tàu thường xuyên trực ca trên buồng máy.Việc điều khiển,
kiểm tra hầu như phải bằng tay.
- Nhiệm vụ:
+ Trạm phát chung cung cấp năng lượng điện cho toàn mạng.
+ Trạm phát cung cấp năng lượng quay chân vịt.
b,Các yêu cầu của trạm phát điện chính tàu thuỷ
- Về độ tin cậy: Hệ thống trạm phát phải đáp ứng được các chức năng nhiệm vụ và
yêu cầu của nó. Các phần tử đều có dự trữ (máy phát, cáp dẫn, thiết bị đóng ngắt) và phân
ra những mạch và mỗi mạch có thể công tác độc lập. Tự động khởi động máy phát dự trữ,
tự động cắt các phụ tải không quan trọng khi bị quá tải.
- Về tính cơ động: Thoả mãn yêu cầu này để đảm bảo vận hành tàu an toàn thuận
lợi và chuyển đổi không những ở chế độ công tác bình thường mà ngay cả khi một vài
phần tử bị hỏng. Tức là cho phép tiến hành kiểm tra khắc phục sai sót thay đổi thiết bị hư
hỏng sửa chữa bảo dưỡng dễ dàng.
- Vận hành và sử dụng thuận tiện: Sơ đồ phải đơn giản, cấu tạo phải hoàn chỉnh, ít
sửa chữa, tăng thời gian khai thác, áp dụng điều khiển từ xa tập trung và dễ dàng phát
hiện những hư hỏng.
- Kinh tế trong vận hành và khai thác: Phải ứng dụng các hệ thống tự động rộng
rãi, có thể dùng nguồn điện bờ khi tàu nằm trong cảng và ứng dụng máy phát đồng trục
khi tàu hành trình, phải chia phụ tải ra những nhóm có mức độ cần thiết khác nhau.
1.2.2Cấu tạo và các thông số chính của trạm phát điện chính tàu chở nhựa đường
1700m3
Tàu chở nhựa đường 1700m3 có 2 máy phát chính lai bởi 2 động cơ Diesel của hãng
AKASAKA ố trí dưới buồng máy ở tầng trên của máy chính về phía đuôi tàu.
Trạm phát chính có thể thực hiện khởi động Diesel lai máy phát và hoà các máy
phát khi công tác song song với nhau bằng tay hoặc tự động và có thể điều khiển ở trạm
tại chỗ hay từ xa.
Máy phát chính là loại máy phát không chổi than của hãng TAYJO. Máy phát
không chổi than có rất nhiều ưu điểm như kích thước và trọng lượng gọn nhẹ; sửa chữa,
bảo dưỡng đơn giản và đặc biệt là độ tin cậy cao.
a,Các thông số kĩ thuật của máy phát chính
Số lượng :2
Công suất tác dụng :225 KVA
Điện áp :450 V
Dòng điện :295 A
Số pha :3
Tần số :60 Hz
Cos :0.8
b,Cấu tạo mặt ngoài của bảng điện chính
Bảng điện chính tàu chở nhựa đường cấu tạo và thiết kế chia thành 8 panel:
- Nhóm panel khởi động các phụ tải tại bảng điện chính số 1 (No.1 GSP)
- Nhóm panel khởi động các phụ tải tại bảng điện chính số 2 (No.2 GSP)
- Panel máy phát số 1 (NO.1 GEN PANEL)
- Panel máy phát số 2 (NO.2 GEN PANEL)
- Panel cấp nguồn 220V (220V FEED PANEL)
- Panel cấp nguồn 440V (NO.1 440V FEEDER PANEL)
- Panel cấp nguồn 440V (NO.2 440V FEEDER PANEL)
- Panel hoà đồng bộ (SYNCHRONIZING PANEL)
* Panel máy phát số 1 (NO.1 GEN PANEL)
ACB1 : Aptomat chính máy phát số 1
A11 : Ampe kế đo dòng máy phát 1
V11 : Volt kế đo điện áp máy phát 1
FM11 : Đồng hồ đo tần số máy phát 1
ORC11 : Rơle bảo vệ quá tải
RPR11 : Rơle bảo vệ công suất ngược
AS11 : Công tắc chuyển mạch đo dòng các pha
VFS11 : Công tắc chuyển mạch điện áp pha
SHS11 : Công tắc điều khiển mạch sấy
3-105 : Nút dừng máy
3-106 : Nút khởi động máy
VR1 : Biến trở điều chỉnh điện áp không tải máy phát
RL : Đèn báo máy phát số 1 chưa được đóng lên lưới
GL : Đèn báo máy phát số 1 đang hoạt động trên lưới
WL : Đèn màu trắng báo máy phát số 1 đang hoạt động
*Panel máy phát số 2 (NO.2 GEN PANEL)
ACB2 : Aptomat chính máy phát số 2
A21 : Ampe kế đo dòng máy phát 2
V21 : Volt kế đo điện áp máy phát 2
FM21 : Đồng hồ đo tần số máy phát 2
ORC21 : Rơle bảo vệ quá tải
RPR21 : Rơle bảo vệ công suất ngược
AS21 : Công tắc chuyển mạch đo dòng các pha
VFS21 : Công tắc chuyển mạch điện áp pha
SHS21 : Công tắc điều khiển mạch sấy
3-205 : Nút dừng máy
3-206 : Nút khởi động máy
VR1 : Biến trở điều chỉnh điện áp không tải máy phát
RL : Đèn báo máy phát số 2 chưa được đóng lên lưới
GL : Đèn báo máy phát số 2 đang hoạt động trên lưới
WL : Đèn màu trắng báo máy phát số 2 đang hoạt động
* Panel cấp nguồn 220V (220V FEED PANEL)
A61 : Ampeke xoay chiều.
V61 : Đồng hồ vôn kế xoay chiều
M61 : Đồng hồ đo cách điện
EL61 : Đèn cách điện pha R, S, T
AS61 : Công tắc chọn đo dòng các pha
VS61 : Công tắc chọn đo điện áp các pha
ES61 : Đèn cách điện pha R, S, T
PL1÷PL11:Các aptomat cấp nguồn cho các phụ tải
*Panel cấp nguồn 440V (NO.1 440V FEEDER PANEL)
M51 : Đồng hồ đo cách điện
ES51 : Nút thử đèn cách điện các pha
EL51 : Đèn báo cách điện các pha R, S, T
ES51 : Nút thử đèn cách điện các pha
P1÷P20: Các aptomat cấp nguồn cho các phụ tải
*Panel cấp nguồn 440V (NO.2 440V FEEDER PANEL)
P21÷P35 :Các aptomat cấp nguồn cho các phụ tải
*Panel hoà đồng bộ (SYNCHRONIZING PANEL)
SYS : Công tắc chuyển mạch chọn máy phát định hoà
BZ : Chuông báo động khi máy phát bị sự cố
W11 : Đồng hồ đo công suất máy phát số 1
W21 : Đồng hồ đo công suất máy phát số 2
SY : Đồng bộ kế
SYS : Công tắc chuyển mạch chọn máy phát định hoà
3-28Z : Nút ấn tắt chuông.
3-28F : Nút ấn tắt tín hiệu nhấp nháy
3R-28 : Nút ấn reset hệ thống khi sự cố đã được khắc phục
3-11 : Nút kiểm tra đèn
CS11,CS21 : Công tắc chuyển mạch điều khiển động cơ secvo
GS11,GS21 : Công tắc dùng cho phân bố tải tác dụng bằng tay
BZ : Chuông báo động khi máy phát bị sự cố
*GSL10,GSL20 Nhóm đèn tín hiệu máy phát
+REMOTE CONTROL(YL): Đèn màu vàng báo máy phát đang ở chế độ điều
khiển từ xa.
+LOCAL CONTROL(YL): Đèn màu vàng báo máy phát đang ở chế độ điều khiển
tại chỗ.
+SPACE HEATER(OL): Đèn màu cam báo điện trở sấy hoạt động
+READY TO START(YL): Đèn vàng báo máy sẵn sàng khởi động
+AUTO ST-BY(YL): Đèn vàng báo máy chờ ở chế độ tự động
+AUTO SYNCHRO(YL): Đèn vàng báo máy đang chờ ở chế độ hoà tự động.
+AUTO LOAD SHIFT(YL): Đèn vàng báo máy ở chế độ tự động phân chia tải.
+ACB REVERSE POWER(RL): Đèn đỏ báo aptomat ngắt bảo vệ công suất
ngựơc.
+ACB ABNORMAL TRIP(RL): Đèn đỏ báo aptomat ngắt không bình thường.
+ACB OVER CURRENT(RL): Đèn đỏ báo aptomat ngắt bảo vệ quá dòng.
+START FAILURE(RL): Đèn đỏ báo Diesel lai máy phát khởi động không thành
công.
+ENG SHUTDOWN(RL): Đèn đỏ báo Diesel ngừng hoạt động
*GSL50 Nhóm đèn tín hiệu báo động
+DC24V CONTROL POWER(YL): Đèn vàng báo nguồn điều khiển 1 chiều
24volt.
+EMERG STOP&PREF TRIP POWER(YL): Đèn vàng báo máy phát sự cố dừng
và ngắt ưu tiên trong chế độ sự cố.
+POWER CONTROL MANUAL(YL): Đèn vàng báo nguồn điều khiển ở chế độ
bằng tay.
+POWER CONTROL AUTO(YL): Đèn vàng báo nguồn điều khiển ở chế độ tự
động.
+EMERG STOP & PREF TRIP POWER FAIL(RL): Đèn vàng báo máy phát sự
cố dừng máy phát sự cố và lỗi ngắt ưu tiên trong chế độ sự cố.
+PREFERENCE TRIP(RL): Đèn đỏ báo ngắt ưu tiên những tải ít quan trọng khi
máy phát bị quá tải.
+MSB 220V LOW INSULATION(RL): Đèn đỏ báo cách điện thấp mạng 220v
trên bảng điện chính.
+MSB 440V LOW INSULATION(RL): Đèn đỏ báo cách điện thấp mạng 440v
trên bảng điện chính .
+ACB NON CLOSE(RL): Đèn đỏ báo aptomat mở.
+PWC ABNORMAL(RL): Đèn đỏ báo mất nguồn điều khiển.
c,Các phần tử bên trong bảng điện chính và chức năng của phần tử
- S01 Mạch điều khiển nguồn máy phát số 1.
+ G : Máy phát điện số 1
+ ACB1: Áptômát chính máy phát số 1.
+ CT11 : Biến dòng 600/5A, lấy tín hiệu dòng đưa tới bộ đo công suất và bảo vệ
máy phát 1.
+ T14 :Biến áp hạ áp 440/220V, được đưa tới mạch điều khiển áptômát và mạch
điện trở sấy.
+ T13 : Biến áp hạ áp 440/220V, được đưa tới động cơ secvo.
+ PT11 : Biến áp hạ áp 440/220V, được đưa tới mạch đo, bảo vệ máy phát, hòa
đồng bộ bằng tay và tự động.
- S02 Mạch điều khiển nguồn máy phát số 2.
+ G : Máy phát điện số2.
+ ACB2 : Aptomat chính máy phát số 2.
+ CT21 : Biến dòng 600/5A, lấy tín hiệu dòng đưa tới bộ đo và bảo vệ máy phát
2.
+ T24 : Biến áp hạ áp 440/220V, được đưa tới mạch điều khiển aptomatvà mạch
điện trở sấy.
+ T23 : Biến áp hạ áp 440/220V, được đưa tới động cơ secvo.
+ PT21 : Biến áp hạ áp 440/220V, được đưa tới mạch đo, bảo vệ máy phát, hòa
đồng bộ bằng tay và tự động.
-S05 Bus điều khiển công suất.
+ PT51 : Biến áp hạ áp 440/220V cấp tới mạch PWC, hòa đồng bộ bằng tay và tự
động.
+ MΩ51 : Đồng hồ megaom đo điện trở cách điện.
+ EL51 : Đèn thử cách điện.
+ 43DV : Công tắc chọn đoạn thanh cái cần lấy tín hiệu đo.
+ ES51 : Nút ấn thử cách điện.
+ F501, F502, F83, F82, F84, F91, F51, F52, F58 là các cầu chì bảo vệ.
-S07 Mạch cấp nguồn xoay chiều 220V.
+ VS61 : Công tắc xoay đo điện áp các pha.
+ V61 : Đồng hồ volt kế.
+ EL61 : Đèn thử cách điện.
+ MΩ61 : Đồng hồ megaom đo điện trở cách điện cho nguồn xoay chiều 220V.
+ AS61 : Công tắc xoay đo dòng các pha.
+ A61 : Đồng hồ ampe kế.
-S09 Sơ đồ 1 dây.
-S10 Mạch bảo vệ biến áp.
-S11 Mạch đo và bảo vệ máy phát số 1.
+ W11 : Đồng hồ đo công suất máy phát số 1.
+ AS11 : Công tắc xoay để đo dòng điện các pha.
+ A11 : Đồng hồ ampe kế đo dòng điện máy phát số 1.
+ VS11 : Công tắc xoay đo điện áp và tần số máy phát số 1.
+ V11 : Đồng hồ vôn kế để đo điện áp máy phát số 1.
+ FM11 : Đồng hồ đo tần số máy phát số 1.
- S12 Mạch đo và bảo vệ máy phát số 2.
+W21: Đồng hồ đo công suất máy phát số 2.
+AS21: Công tắc xoay chọn đo dòng các pha.
+A21: Ampe kế đo dòng điện máy phát số 2.
+VS21: Công tắc xoay chọn đo điện áp và tần số các pha .
+V21: Vôn kế đo điện áp máy phát số 2.
+FM21: Đồng hồ đo tần số máy phát số 2.
-S16 Mạch hoà đồng bộ bằng tay.
+ SYS: Công tắc xoay dùng để hòa đồng bộ các máy phát.
+ SY: Đồng bộ kế.
+ SYL: Ba đèn quay hoà đồng bộ.
-S17 Mạch điều khiển động cơ secvo.
+ 115R: Rơle điều chỉnh tốc độ D-G 1 theo chiều tăng cho máy phát số 1.
+ 115L: Rơle điều chỉnh tốc độ D-G 1 theo chiều giảm cho máy phát số 1.
+ 215R: Rơ le điều chỉnh tốc độ D-G 2 theo chiều tăng cho máy phát số 2.
+ 215L: Rơle điều chỉnh tốc độ D-G 2 theo chiều giảm cho máy phát số 2.
-S18 Mạch tự động điều chỉnh điện áp.
+ CCT1: Biến dòng lấy tín hiệu đưa tới bộ tự động điều chỉnh điện áp máy
phát số 1.
+ AVR1: Bộ tự động điều chỉnh điện áp máy phát số 1.
+ CCT2: Biến dòng lấy tín hiệu đưa tới bộ tự động điều chỉnh điện áp máy
phát số 2.
+ AVR2: Bộ tự động điều chỉnh điện áp máy phát số 2.
-S19 Mạch điện trở sấy các máy phát.
+ 188H: Contactor cấp điện cho điện trở sấy máy phát số 1.
+ 288H: Contactor cấp điện cho điện trở sấy máy phát số 2.
-S21 Mạch điều khiển aptomat máy phát số 1.
+ 184T: Rơ le thời gian tạo độ trễ khi đóng aptomat.
+ 152A,B: Rơle trung gian.
+ YC : Rơle trung gian để đóng aptomat.
+ YU : Rơle trung gian để mở aptomat.
+K042-1: Cuộn hút để bảo vệ điện áp thấp cho máy phát số 1
+ RPR11 : Cuộn hút để bảo vệ điện áp ngược cho máy phát số 1.
-S22 Mạch điều khiển aptomat máy phát số 2.
+ 284T: Rơle thời gian tạo độ trễ khi đóng aptomat.
+ 252A,B : Rơle trung gian.
+ YC : Rơle trung gian để đóng aptomat.
+ YU : Rơle trung gian để mở aptomat.
+ K042-2: Cuộn hút để bảo vệ điện áp thấp cho máy phát số 2.
+ RPR21 : Cuộn hút để bảo vệ điện áp ngược cho máy phát số 2.
-S24 Mạch kết nối điện bờ.
+ PT500 Biến áp lấy tín hiệu mạng điện bờ
+ UVT Rơle để đóng và bảo vệ điện áp thấp của mạng điện bờ.
-S26 Mạch dừng khẩn cấp và ngắt ưu tiên.
+ ESPC: Khối tích hợp dùng để xử lý tín hiệu và đưa ra tín hiệu để ngắt ưu
tiên khi quá tải và sự cố .
+ SHC: Cuộn ngắt từ xa của các aptomat.
-S28 Mạch dừng sự cố
+ ES : Cuộn ngắt sự cố
-S31 Mạch điều khiển một chiều 24V.
+ICU-GP1,ICU-GP2:
Khối xử lý và đưa ra các lệnh: Ngắt ưu tiên, đóng aptomat, bảo vệ
công suất ngược, reset, bảo vệ quá