Tàu chở nhựa đường 1700m3
có cấu tạo phức tạp, tàu do Viện Khoa Học và Công
Nghệ Hàng Hải thiết kế, được đóng tại công ty đóng tàu Qu ỳnh Cư do Đăng Kiểm Việt
Nam và Đăng kiểm BV Pháp giám sát. Tàu được trang bị các hệ thống và thiết bị điện
hiện đại với mức độ tự động hoá cao, thuận tiện dễ dàng cho người vận hành khai thác.
Tàu chở nhựa đường 1700m3
là loại tàu hoạt động không có giới hạn, 1 chân vịt lai
bằng động cơ Diesel, chuyên chở nhựa đường.Và có:
1.1.1 Thông số kĩ thuật :
- Kích thước chính
Chiều rộng :12,6m
Chiều dài toàn bộ :78m
Chiều dài giữa 2 đường vuông góc :72m
Chiều cao mạn :5,8m
Mớn nước thiết kế :5m
- Tải trọng
1700m
3
- Dung tích khoang hàng
- Tốc độ tàu và tiêu hao năng lượng
Thử tốc độ ở điều kiện đã dằn tại nơi nước sâu, tốc độ vòng quay lớn nhất của
động cơ chính: khoảng 13,6 hải lý/h
Tốc độ phục vụ trong điều kiện tải thiết kế tại nơi nước sâu ở công suất ra trung
bình của máy với 15% điều kiện biển: khoảng 12,7 hải lý/h
88 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1877 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Trang thiết bị điện tàu chở nhựa đường 1700m 3 – đi sâu nghiên cứu thiết kế bảng điện chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
…………..o0o…………..
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
TRANG THIẾT BỊ ĐIỆN TÀU CHỞ NHỰA
ĐƯỜNG 1700m3 – ĐI SÂU NGHIÊN CỨU
THIẾT KẾ BẢNG ĐIỆN CHÍNH
CHƯƠNG I: TRANG THIẾT BỊ ĐIỆN TÀU CHỞ NHỰA ĐƯỜNG 1700m3
1.1 Giới thiệu chung về tàu chở nhựa đường 1700m3
Tàu chở nhựa đường 1700m3 có cấu tạo phức tạp, tàu do Viện Khoa Học và Công
Nghệ Hàng Hải thiết kế, được đóng tại công ty đóng tàu Quỳnh Cư do Đăng Kiểm Việt
Nam và Đăng kiểm BV Pháp giám sát. Tàu được trang bị các hệ thống và thiết bị điện
hiện đại với mức độ tự động hoá cao, thuận tiện dễ dàng cho người vận hành khai thác.
Tàu chở nhựa đường 1700m3 là loại tàu hoạt động không có giới hạn, 1 chân vịt lai
bằng động cơ Diesel, chuyên chở nhựa đường.Và có:
1.1.1 Thông số kĩ thuật :
- Kích thước chính
Chiều rộng :12,6m
Chiều dài toàn bộ :78m
Chiều dài giữa 2 đường vuông góc :72m
Chiều cao mạn :5,8m
Mớn nước thiết kế :5m
- Tải trọng
1700m3
- Dung tích khoang hàng
- Tốc độ tàu và tiêu hao năng lượng
Thử tốc độ ở điều kiện đã dằn tại nơi nước sâu, tốc độ vòng quay lớn nhất của
động cơ chính: khoảng 13,6 hải lý/h
Tốc độ phục vụ trong điều kiện tải thiết kế tại nơi nước sâu ở công suất ra trung
bình của máy với 15% điều kiện biển: khoảng 12,7 hải lý/h
- Dung tích két dầu và két nước
Két dầu F.O : 130m3
Két dầu D.O : 50m3
Két nước ngọt : 55m3
Két nước ballát : 600m3
- Trạm phát chính
Số lượng :2
Công suất tác dụng :180 KW
Điện áp :450 V
Dòng điện :295 A
Số pha :3
Tần số :60 Hz
Cos :0.8
- Trạm phát sự cố
Số lượng :1
1
Công suất tác dụng :12KW
Điện áp :220 V
Dòng điện :40A
Số pha :3
Tần số :60Hz
Cos :0.8
- Máy chính
Máy chính là động cơ Diesel kiểu 2 thì, quét thẳng qua xupap, tác dụng đơn,
đảo chiều trực tiếp, một hàng xilanh thẳng đứng, đầu chữ thập, tuabin khí xả tăng áp.
Chong chóng kiểu 4 cánh đồng nhất.Máy chính được làm mát gián tiếp bằng 2 vòng tuần
hoàn, bôi trơn áp lực tuần hoàn kín, khởi động bằng khí nén, có thể điều khiển tại chỗ
hoặc từ xa nhờ hệ thống điều khiển từ xa Diesel dùng khí nén kết hợp với mạch điện.
1.1.2 Bố trí thuyền viên
Sĩ quan:
Boong: -Thuyền trưởng : 1
-Đại phó : 1
-Phó II : 1
-Phó III : 1
Máy: -Máy trưởng : 1
-Máy nhất : 1
-Máy II : 1
Thuỷ thủ:
-Boong trưởng : 1
-Thuỷ thủ boong : 2
-Thợ máy : 1
-Phục vụ trưởng : 1
-Nấu ăn : 1
-Thuỷ thủ : 1
Tổng số thuyền viên : 14
1.2. Tổng quan về trạm phát điện chính tàu chở nhựa đường 1700 m3
Trạm phát điện là nơi biến đổi các dạng năng lượng khác nhau thành năng lượng
điện và từ đó phân phối đến các hộ tiêu thụ điện .
a,Phân loại trạm phát điện :
Trạm phát điện tàu thủy có thể phân loại theo :
- Dòng điện:
+ Trạm phát điện 1 chiều.
+ Trạm phát điện xoay chiều.
-Truyền động:
2
+ Trạm phát được truyền động bằng động cơ đốt trong.
+ Trạm phát đồng trục.()
+ Trạm phát được truyền động hỗn hợp.
- Dạng biến đổi năng lượng:
+ Trạm phát nhiệt điện.
+ Trạm phát điện nguyên tử.
- Mức độ tự động:
Kết hợp với hệ thống động lực, trạm phát điện có những cấp tự động sau:
+ Cấp A1: Không cần trực ca dưới buồng máy cũng như buồng điều khiển.
+ Cấp A2: Không cần trực ca dưới buồng máy nhưng phải trực ca trên buồng điều
khiển.
+ Cấp A3: Các loại tàu thường xuyên trực ca trên buồng máy.Việc điều khiển,
kiểm tra hầu như phải bằng tay.
- Nhiệm vụ
+ Trạm phát chung cung cấp năng lượng điện cho toàn mạng.
+ Trạm phát cung cấp năng lượng quay chân vịt.
b, Các yêu cầu của trạm phát điện chính tàu thủy :
- Về độ tin cậy: Hệ thống trạm phát phải đáp ứng được các chức năng nhiệm vụ và
yêu cầu của nó. Các phần tử đều có dự trữ (máy phát, cáp dẫn, thiết bị đóng ngắt) và phân
ra những mạch và mỗi mạch có thể công tác độc lập. Tự động khởi động máy phát dự trữ,
tự động cắt các phụ tải không quan trọng khi bị quá tải.
- Về tính cơ động: Thoả mãn yêu cầu này để đảm bảo vận hành tàu an toàn thuận
lợi và chuyển đổi không những ở chế độ công tác bình thường mà ngay cả khi một vài
phần tử bị hỏng. Tức là cho phép tiến hành kiểm tra khắc phục sai sót thay đổi thiết bị hư
hỏng sửa chữa bảo dưỡng dễ dàng.
- Vận hành và sử dụng thuận tiện: Sơ đồ phải đơn giản, cấu tạo phải hoàn chỉnh, ít
sửa chữa, tăng thời gian khai thác, áp dụng điều khiển từ xa tập trung và dễ dàng phát
hiện những hư hỏng.
- Kinh tế trong vận hành và khai thác: Phải ứng dụng các hệ thống tự động rộng
rãi, có thể dùng nguồn điện bờ khi tàu nằm trong cảng và ứng dụng máy phát đồng trục
khi tàu hành trình, phải chia phụ tải ra những nhóm có mức độ cần thiết khác nhau.
1.3 Hệ thống điều khiển từ xa Diesel chính tàu chở nhựa đường 1700 m3
1.3.1 Giới thiệu chung về hệ thống điều khiển từ xa Diesel chính
a, Khái niệm chung
Hệ thống điều khiển từ xa diezen là hệ thống cho phép thực hiện các động tác điều
khiển hoạt động của động cơ ở mọi chế độ hoạt động, từ các vị trí không nằm ở trên động
cơ như buồng điều khiển trung tâm hoặc buồng lái của con tàu.
3
b,Yêu cầu đối với hệ thống điều khiển từ xa Diezen
Thực hiện quá trình khởi động, dừng, đảo chiều, thay đổi tốc độ động cơ chỉ thực
hiện từ một cần điều khiển, có thể đưa cần điều khiển từ bất cứ vị trí nào tới một vị trí
khác không cần dừng lại ở vị trí trung gian nào. Trình tự hoạt động của hệ theo một
chương trình logic có sẵn trong hệ thống điều khiển.
- Cần điều khiển trên các vị trí lái luôn gắn với tay chuông truyền lệnh.
- Quá trình điều khiển và điều chỉnh phải êm, nhẹ nhàng.
- Phải có trạm điều khiển dự phòng khi xảy ra sự cố, thưòng thì được trang bị 2 đến
3 trạm dự phòng khác chẳng hạn ở buồng lái, buồng điều khiển trung tâm, điều khiển tại
chỗ.
- Hệ thống phải có khả năng tự động khởi động lại, số lần khởi động tuỳ thuộc khả năng
phục hồi và dung tích "chai gió" của hệ thống khí khởi động.
- Tự động điều khiển động cơ diezen phải gắn liền với tự động kiểm tra và dự báo
thông số tập trung.
- Phải có các thiết bị tự động bảo vệ, ngăn ngừa sự cố nguy hiểm như mất dầu bôi
trơn, quá tốc...
- Thiết bị phải có độ tin cậy cao, ít chủng loại, chịu được điều kiện môi trường khắc
nghiệt.
- Phải có chương trình đưa nhanh động cơ qua vùng tốc độ cộng hưởng nếu như tay
điều khiển vô tình đặt ở vùng tốc độ cộng hưởng.
- Có thể gắn máy tự ghi với tay chuông truyền lệnh để ghi lại các lệnh điều khiển.
c,Phân loại hệ thống điều khiển từ xa Diezen
- Phân loại theo dạng đối tượng điều khiển
+ Hệ thống điều khiển từ xa Diesel lai chân vịt bước cố định: Với tổ hợp này để
đảo chiều quay chân vịt của tàu thì bằng 2 cách:
Đảo chiều quay của động cơ .
Đảo chiều quay bằng bộ ly hợp.
Hình 1.1
4
+ Hệ thống điều khiển từ xa Diesel lai chân vịt biến bước (Hình 1.2): Đặc điểm là
không cần đảo chiều quay Diesel, hộp số chỉ cần có một chiều nhưng phải có hệ thống
điều khiển bước chân vịt. Do vậy việc điều khiển động cơ Diesel chỉ cần khởi động động
cơ là xong, còn điều khiển từ xa Diesel là điều khiển bước chân vịt. Thường thì người ta
thay đổi bước chân vịt bằng hệ thống thuỷ lực.
Hình 1.2
+ Hệ thống chân vịt điện (Hình 1.3):
Loại này động cơ Diesel không cần đảo chiều quay. Thường dùng hệ thống F- D.
Muốn đảo chiều quay chân vịt thì người ta đảo chiều quay của động cơ điện lai nó bằng
cách đảo nguồn cấp từ máy phát vào động cơ điện.
Hình 1.3
- Phân loại theo dạng năng lượng điều khiển
+ Hệ điều khiển cơ khí: Từ trạm điều khiển các lệnh điều khiển và phản hồi đều
thông qua các phần tử cơ khí như cáp, xích thanh truyền. Loại này chỉ tồn tại ở các tàu
xuồng bé vì chúng có nhược điểm là cồng kềnh khó điều khiển.
+ Hệ điều khiển khí nén: Các hệ thống điều khiển khí rất gọn, nhẹ, ít hư hỏng,
điều khiển chắc chắn, dễ sửa chữa, bảo quản.Tổ chức lắp đặt đơn giản hơn và khoảng
cách có thể xa hơn. Nhược điểm của hệ thống khí nén phải đảm bảo khí nén khô, sạch,
tránh bị gỉ sét dẫn đến rò rỉ, kẹt, khi áp lực khí nén nhỏ thì khó điều khiển.
+ Hệ điều khiển thuỷ lực: Ngoài ưu điểm như hệ thống khí thì chúng còn có khả
năng chịu quá tải và tạo ra công suất lớn. Nhược điểm của nó là khó truyền đi xa.
+ Hệ điều khiển điện - điện tử: Chủ yếu dùng cho các mạch điều khiển, các phần
tử logic có khả năng truyền được tín hiệu từ xa. Hệ thống có thể thực hiện nhanh do hằng
số thời gian điện từ rất nhỏ so với khí nén và thuỷ lực, khả năng tự động cao, khoảng
cách không hạn chế, việc lắp đặt dễ dàng, tác động điều khiển chính xác và có thể kết nối
5
với các máy vi tính, máy telex. Nhược điểm của hệ thống loại này phức tạp, hạn chế về
công suất, hay gặp trục trặc do ảnh hưởng của yếu tố môi trường.
+ Hệ điều khiển hỗn hợp cơ-khí-thuỷ lực-điện tử: Đây là loại phổ biến nhất hiện
nay vì nó phát huy được các ưu điểm và hạn chế nhược điểm của các loại trên.
d, Chức năng hệ thống điều khiển từ xa Diezen
-Chức năng tự động hâm máy
- Khởi động từ xa động cơ
- Dừng máy từ xa
- Đảo chiều quay từ xa
- Điều khiển tốc độ từ xa
- Đóng mở ly hợp
- Tự động kiểm tra, báo động và bảo vệ
* Chức năng tự động hâm máy:
Mục đích là làm cho nhiệt độ của máy trong khoảng 40-500C để Diesel ở trạng
thái sẵn sàng hoạt động. Ở nhiệt độ này thì động cơ dễ dàng khởi động và tránh được ứng
suất nhiệt.
Để thực hiện hâm máy có các cách sau:
- Dùng năng luợng ngoài để hâm: Thường là dùng năng lượng điện để hâm dầu
hoặc nước, sau đó đầu hoặc nước mới luân chuyển đến máy làm nóng máy.
- Dùng nước nóng lấy từ nước làm mát máy đèn .
- Dùng hơi nóng lấy từ nồi hơi.
- Cho máy tự hâm bằng cách khởi động lại sau những thời gian nhất định (ít
dùng vì hại cho máy và tốn nhiên liệu)
Thuật toán của quá trình hâm máy:
0 0
hm(t) = t min+ hm(t-1).t max (1.1)
Giải thích kí hiệu:
- hm(t) là lệnh hâm phát ra tại thời điểm t .
- hm(t-1) là trạng thái của lệnh hâm máy trước thời điểm t.
- tmin là nhiệt độ thấp nhất mà máy cần phải hâm lại.
- tmax là nhiệt độ cao nhất để ngắt hệ thống hâm.
Mạch logic (Hình 1.4):
6
Hình 1.4
Chú ý:
- Máy được hâm khi nó ở trạng thái sẵn sàng hoạt động
- Khi Diesel hoạt động thì mạch hâm phải được cắt ra bất kể nhiệt độ hâm là bao
nhiêu. Dầu cũng như nước chỉ được sấy khi đủ áp lực để tuần hoàn.
- Bơm chỉ được dừng lại khi điện trở sấy được ngắt điện.
- Khi sấy, nhiệt độ dầu và nước còn nhỏ hơn nhiệt độ max thì mạch sấy vẫn được
cấp điện. Khi đã đạt nhiệt độ sấy max thì mạch sấy phải được cắt ra.
* Chức năng khởi động từ xa Diesel:
Khởi động từ xa Diesel cần phải qua các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị máy:
- Via máy: Việc này thực hiện nhằm mục đích tránh sức ì, kiểm tra trục máy xem
có bị kẹt hay không và bôi trơn một số chi tiết động. Tiếp điểm hành trình via máy dùng
khống chế mạch khởi động và thông báo máy đang via hay không via.
- Khởi động bơm dầu bôi trơn.Trường hợp bơm dầu bôi trơn gắn liền với trục
Diesel thì mạch bảo vệ áp suất dầu bôi trơn thấp phải được ngắt ra khi khởi động.
- Khởi động bơm nước làm mát.
- Chuẩn bị mạch điện bật, công tắc nguồn.
- Chọn vị trí điều khiển: Trạm điều khiển trung tâm, trên buồng lái hay dưới buồng
máy.
Bước 2: Khởi động máy:
- Máy sẵn sàng khởi động là máy không gặp sự cố nào.
- Tác động vào tay điều khiển dịch trục cam theo chiều chuyển động tiến hoặc lùi.
Nhờ tiếp điểm hành trình trục cam, khi trục cam dịch xong thì tiếp điểm hành trình đóng
đưa ra tín hiệu ngắt gió dịch trục cam. Chưa dịch trục cam xong thì tiếp điểm hành trình
còn mở.
- Mở van gió khởi động, gió từ chai gió có áp lực khoảng 25-30kg/cm2 đi vào đĩa
chia gió rồi tới xilanh của động cơ để tiến hành khởi động. Động cơ được khởi động theo
chiều nào đã được quyết định bởi trục cam.
- Mở khoá bộ điều tốc đưa tham số máy về vị trí tương ứng với tốc độ min để hạn
chế nhiên liệu lúc khởi động.
7
- Nhờ gió khởi động và nhiên liệu dẫn đến quá trình cháy nổ và động cơ được khởi
động.
- Nếu như việc khởi động thực hiện thành công thì xuất hiện tín hiệu tốc độ, rơle
tốc độ cảm biến và đưa tín hiệu tới ngắt gió khởi động, ngắt thiết bị điều khiển hạn chế
nhiên liệu và đưa tín hiệu bảo vệ áp lực dầu bôi trơn thấp vào hoạt động, đồng thời báo
bằng đèn là máy đã khởi động thành công.
- Nếu máy khởi động không thành công cũng phải có tín hiệu ngắt gió khởi động
và báo khởi động không thành công đồng thời thiết bị đếm số lần khởi động hoạt động.
Diesel được phép khởi động lại 3 hoặc 4 lần. Lần khởi động cuối cùng vẫn không thành
công thì có tín hiệu dừng khởi động và đưa hệ thống về trạng thái ban đầu.
* Chức năng đảo chiều quay:
- Với Diesel không đảo chiều quay:
Loại này thì việc đảo chiều quay chân vịt thực hiện bằng li hợp và hộp số. Khi có
tín hiệu đảo chiều vào tay điều khiển thì hệ thống sẽ điều khiển đưa bộ điều tốc về vị trí
tương ứng với vòng quay đảo chiều. Khi tốc độ Diesel giảm tới tốc độ cho phép đảo
chiều, thì hệ thống đảo chiều sẽ ngắt ly hợp theo chiều quay cũ và đóng ly hợp theo chiều
quay mới, khi ly hợp của chiều quay mới đã đóng xong hệ thống lại tác động vào động cơ
secvo của bộ điều tốc để đưa nhiên liệu vào động cơ Diesel, điều khiển tốc độ động cơ
tăng tới vị trí điều khiển tương ứng theo chiều quay mới.
- Với Diesel đảo chiều quay
Sự đảo chiều quay là sự kết hợp quá trình dừng và khởi động động cơ theo chiều
ngược lại. Khi ta đưa tay điều khiển từ vị trí tiến về lùi hoặc lùi về tiến thì quá trinh diễn
ra như sau:
Hệ thống điều khiển ngắt nhiên liệu vào động cơ làm tốc độ động cơ từ từ giảm
xuống cho đến khi chỉ còn khoảng 2-5% nđm thì hệ thống có tín hiệu dịch trục cam theo
chiều ngược lại. Khi cam dịch xong sẽ có tín hiệu cấp gió khởi động ngay khi động cơ
chưa dừng hẳn. Như vậy sẽ hãm nhanh động cơ và bắt đầu khởi động theo chiều ngược
lại. Khi đảo chiều xong bộ điều tốc lại hoạt động theo chiều mới và quá trình khởi động
lại diễn ra.
* Chức năng điều chỉnh tốc độ:
Yêu cầu:
- Thay đổi tốc độ theo ý muốn và phải láng.
- Có thể ổn định tốc độ theo mọi chế độ tải của Diesel
- Có thể thay đổi tốc độ theo chương trình đặt trước.
* Chức năng dừng máy:
- Dừng bình thường:
Là quá trình dừng thực hiện khi đưa tay điều khiển từ bất kì vị trí nào về Stop. Khi
dừng như vậy hệ thống sẽ có tín hiệu gửi tới bộ phận điều chỉnh tốc độ để tác động vào
8
động cơ secvo làm giảm dần nhiên liệu vào động cơ đưa tốc độ của máy từ từ giảm
xuống từ nđm xuống 0,2nđm trong thời gian từ 15-20s sau đó mới đưa thanh răng nhiên
liệu về vị trí 0 để dừng hẳn máy.
- Dừng sự cố:
Dừng sự cố thực hiện tự động nhờ mạch báo động và bảo vệ Diesel. Nó tác động
vào thanh răng nhiên liệu kéo thanh răng nhiên liệu về vị trí 0 để dừng máy khẩn cấp
hoặc tác động trực tiếp lên đường dầu của van điện từ để cắt nhiên liệu đưa vào động cơ
tức thời. Dừng sự cố chỉ thực hiện khi xảy ra một trong các sự cố sau :
+ Áp lực dầu bôi trơn thấp
+ Nhiệt độ nước làm mát của máy cao
+ Khi xảy ra quá tốc n = (1,1-1,5) nđm
Ngoài ra còn có nút ấn dừng sự cố bằng tay khi muốn dừng khẩn cấp động cơ khi
sự cố không phải do các nguyên nhân nêu trên. Khi máy phải dừng sự cố, sau khi khắc
phục sự cố xong phải reset hệ thống để máy trở về trạng thái sẵn sàng.
* Chức năng đóng mở ly hợp:
Trước khi thực hiện việc đóng mở ly hợp phải thoả mãn các điều kiện sau:
-Tốc độ quay không vượt quá tốc độ cho phép n ≤ ncp
- Nếu 2 Diesel cùng hoạt động thì n1 = n2 ≤ ncp (tốc độ quay trung bình nào đó theo
quy định nào đó đối với từng Diesel)
- Nếu là loại ly hợp ma sát thì áp lực gió hoặc áp lực dầu phải đạt giá trị cho phép.
Các loại ly hợp:
- Ly hợp kiểu thuỷ lực: Thường ở dạng ly hợp trượt
- Ly hợp kiểu khí: Thường ở dạng ly hợp ma sát
- Ly hợp kiểu điện: Có thể ở cả hai dạng trượt hoặc ma sát.
* Chức năng tự động kiểm tra giám sát báo động:
- Vai trò :
+ Nhằm đảm bảo kiểm tra giám sát các thông số của máy một cách tin cậy liên
tục.
+ Nâng cao tính an toàn trong khai thác.
+ Nhanh chóng phát hiện hư hỏng, tìm nguyên nhân để bảo vệ loại trừ.
- Yêu cầu:
+ Số luợng thông số kiểm tra phải đủ để có thể đánh giá được hệ thống nhưng đạt
giá trị tối thiểu để hệ thống trở nên đơn giản.
+ Hoạt động phải chính xác, tin cậy không nhầm lẫn.
+ Phải có tín hiệu báo động bằng cả âm thanh và ánh sáng khi thông số kiểm tra
vượt giá trị đặt cho phép, khi hệ thống hoạt động bảo vệ, khi mất nguồn hoặc chuyển
nguồn sự cố.
9
+ Tín hiệu báo động phải chỉ rõ sự cố, khi người trực chưa nhận biết sự cố thì đèn nhấp
nháy và chuông kêu; khi nhận biết rồi thì chuông ngừng kêu, đèn sáng bình thường; giải
quyết xong sự cố, reset hệ thống thì mới tắt đèn
Hệ thống điều khiển từ xa máy chính tàu chở nhựa đường 1700m3 là một hệ thống
điều khiển sử dụng kết hợp với một phần điện. Đây là hệ thống điều khiển từ xa một cách
an toàn và chính xác. Việc điều khiển được thực hiện bằng cần điều khiển thuộc hệ thống
điều khiển đặt trong buồng điều khiển máy hoặc tại buồng lái. Hệ thống có thể điều khiển
tiến, lùi, điều khiển tốc độ, dừng máy. Hệ thống còn có thêm các thiết bị an toàn và báo
động cho nên nó rất tiện ích cho việc bảo vệ máy chính. Nguồn khí và nguồn khí điều
khiển được lấy từ nguồn khí chai gió qua bộ giảm áp. Nguồn điện điều khiển là nguồn
một chiều.
1.3.2 Hệ thống điều khiển từ xa Diesel chính tàu chở nhựa đường1700m3
a,Giới thiệu phần tử của hệ thống
*Sơ đồ khí điều khiển:
-Trụ điều khiển tại lầu lái
+101: tay truyền lệnh
+102: van điều khiển tốc độ và cho tín hiệu hạn chế nhiên liệu khi khởi động.
+103: van điều khiển tốc độ và cho tín hiệu hạn chế nhiên liệu khi khởi động.
+104:
+106: giảm âm
+107: bộ lọc
+108,111,113: đồng hồ đo áp suất
+109,112: van chặn
+110: cảm biến áp lực
-Bảng điều khiển tại máy chính:
+E01: tay điều khiển khởi động và dừng
+E02: tay điều khiển chuyển đổi tiến lùi
+E03: van 3 ngả thay đổi vị trí điều khiển
+E04: van điều khiển tốc độ
+E05: xylanh hạn chế dầu F.O
+E06: xylanh dừng
+E07: van khoá khởi động khi via máy
+E08: bộ lọc
10
+E09: điều khiển áp lưc khí nén
+E10: bình dầu
+E11: van dừng sự cố
+Governor: Máy phát tốc
+Governor booster: Tăng áp máy phát tốc
+Cam shaft change over divice: thiết bị thay đổi vị trí trục cam
+ LS: Các tiếp điểm hành trình
-Bảng nguồn khí nén
+501: van bi
+502: van giảm áp
+503: van OR
+504: van an toàn
+505: đồng hồ đo áp suất
+506,601: bộ lọc
+602: bộ làm khô khí
*Sơ đồ điện:
-Sơ đồ 2:
+RD1: rơle báo nguồn AC110V
+RD2: rơle báo nguồn 24V
+RD3: rơle báo có nguồn cho mạch điều khiển vào ra
+RD4: rơle báo mạch dừng sự cố
+RD5: rơle báo cấp nguồn cho mạch điều khiển
+DC/DC1: bộ biến đổi cấp nguồn cho CONTROL PC
+DC/DC2: bộ biến đổi cấp nguồn cho mạch đèn báo
-Sơ đồ 3:
+PS: tiếp điểm cảm biến áp lực
+PB: nút ấn
+LS: tiếp điểm hành trình
+HSAH,HSAS: tiếp điểm chiều tiến lùi
-Sơ đồ 4:
+LED: diôt phát quang là các đèn báo
+TLRC1: rơle thời gian điều khiển cắt khí khởi động
+TRC12: van điện từ thay đổi trạng thái từ xa
+TRC13: điều khiển van 102 trên trụ lái
-Sơ đồ 5:
+TRC41: điều khiển van khởi động
+TRC42: điều khiển van dừng
+TRC43: điều khiển van chiều tiến
+TRC44: điều khiển van chiều lùi
11
-Sơ đồ 7:
+TLRFOH: rơle thời gian điều khiển dưng cấp dầu FO
+TLRE1 : rơle thời gian báo áp suất dầu L.O thấp
+RE1 : rơle điều khiển dừng sự cố khi áp lực dầu F.O thấp
+TLROS : rơle thời gian điều khiển dừng máy khi quá tốc
+RE4 : rơle điều khiển dừng sự cố bằng tay
+RE10 : rơle điều khiển dừng sự cố
+RE6 : rơle điều khiển dừng cấp dầu F.O
+RA1 : rơle điều khiển thử đèn báo động ở lầu lái
+RA2 : rơle điều khiển thử đền báo động ở buồng máy
+BZ : chuông báo động lầu lái
+HN : còi báo động
+RA8 : rơle điều khiển còi báo động
-Sơ đồ 11:
+REV : đồ