Đồ án Tranh sơn mài Việt Nam thực trạng và phát triển

Nói đến mỹ thu ật, hội họa Việt Nam, chúng ta tự hào v ề tranh sơn mài. Ph ải khẳng định tranh sơn mài Việt Nam do người Việt Nam sáng tạo trên cơ sởnghệthuật truyền thống dân tộc kết hợp lý thuyết tạo hình Phương Đông -Phương Tây đã trởnên một giá trịnghệthuật đặc trưng của Việt Nam, tạo cho mỹthuật Việt Nam m ột sắc thái m ới, bản sắc và tiên tiến hiện đại. Nghệthuật sơn mài Việt Nam đã có sựphát triển rất đáng tựhào trên cảlĩnh v ực tạo hình và trang trí thủcông mỹ nghệ. Tranh sơn mài Việt Nam với ngôn ng ữnghệthuật biểu hiện độc đáo, quý giá là niềm tựhào của giới mỹthuật, tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam, góp sức đắt giá vào sựphong phú, mới lạcủa nghệthuật tạo hình thếgiới. Nghiên cứu thực trạng tranh sơn mài Việt Nam một m ặt giúp chúng ta nhìn thấy những giá trị, phẩm chất quý giá của loại tranh độc đáo do tài năng của các nghệsĩ Việt Nam làm nên. Thểhiệntrí thông minh, khảnăng tìm tòi sáng tạo của nghệnhân, họa sĩ Việt Nam ,đã làm nên kỳtích,tạo nên tác phẩmnghệthuật vô giá mang đậm bản sắc dân tộc. Bên cạnh đó chúng ta tìm thấy những tồn tại, những khiếm khuyết trong quá trình làm nên những tác phẩm tranh nghệthuật sơn mài Việt Nam hiện nay như v ấn đềbảo tồn nghề, làng nghề, đào tạo nghề, tôn vinh nghệnhân, nghệsĩ, vấn đề bảo tồn lưu giữtác phẩm. Khí hậu Việt Nam nhiệt đới, nóng ẩm nên phải có biện pháp chống tranh cong, vênh, nứt. Tạo môi trường văn hóa, thịtrường tác phẩm, chất liệu đắt, làm tranh công phu thì giá cảtác phẩm như thếnào? Chếđộchính sách của Nhà nước đểgiúp Tranh sơn mài Việt Nam phát triển. Trên cơ sởtìm phương hướng phát triển, khẳng định giá trịtranh sơn mài Việt Nam, khẳng định tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy nguồn nguyên liệu, biện pháp đểtôn vinh nghề, làng ng hề, nghệ nhân, nghệsĩ qua việc chú trọng chếđộchính sách, công tác đào tạo, bảo lưu các công nghệtruyền thống không đểthất truyền.

pdf201 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6433 | Lượt tải: 8download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tranh sơn mài Việt Nam thực trạng và phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VIỆT NAM ------------------------------ BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ TRANH SƠN MÀI VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN Cơ quan quản lý : Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cơ quan chủ trì đề tài : Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam Chủ nhiệm đề tài : Th.S Trần Thị Quỳnh Như Hà Nội - 2012 w w w .khcnmt-bvhttdl.vn MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA MỤC LỤC BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT A. MỞ ĐẦU 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu, 2 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu tài liệu và phân tích tài liệu 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10 5. Cách tiếp cận đề tài, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng 11 6. Ý nghĩa đề tài 12 7. Kết quả nghiên cứu 13 8. Nội dung nghiên cứu 15 B. NỘI DUNG 16 Chương 1: Những vấn đề khái quát về tranh sơn mài Việt Nam 17 1.1. Khái niệm về sơn mài, tranh sơn mài 17 1.1.1. Nguồn gốc xuất xứ 17 1.1.2. Những nền tảng cho sự hình thành tranh sơn mài 21 1.1.3. Thể hiện tranh sơn mài 33 1.2. Vài trò của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương với tranh sơn mài 44 1.2.1. Lịch sử ra đời của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương 44 1.2.2. Vị trí của chuyên ngành sơn ta tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương 48 1.2.3. Thành tựu ban đầu 50 1.2.4. Nguyễn Gia Trí họa sĩ sơn mài số một cả đời gắn bó với sơn mài Việt Nam 53 w w w .kh nmt-bvhttdl.vn 1.3. Tranh sơn mài Việt Nam tương đồng và khác biệt với tranh sơn mài Trung Quốc, Nhật Bản 56 1.3.1. Sự ảnh hưởng của văn hóa sơn giữa các nước Châu Á và Việt Nam 56 1.3.2. Sự tương đồng và khác biệt giữa tranh sơn mài Việt Nam với tranh sơn mài Trung Quốc, Nhật Bản. 61 1.3.2.1. Sự tương đồng và khác biệt giữa tranh sơn mài Việt Nam với tranh sơn mài Trung Quốc 61 1.3.2.2. Sự tương đồng và khác biệt giữa tranh sơn mài Việt Nam với tranh sơn mài Nhật Bản 70 Chương 2: Thực trạng tranh sơn mài Việt Nam 78 2.1. Diễn trình lịch sử phát triển của tranh sơn mài Việt Nam 78 2.1.1. Tranh sơn mài tạo hình lịch sử và thực trạng 78 2.1.1.1. Lịch sử tranh sơn mài tạo hình 78 2.1.1.2. Thực trạng tranh sơn mài tạo hình 105 2.1.2. Thủ công mỹ nghệ sơn mài, tranh sơn mài mỹ nghệ 111 2.2. Thực trạng vấn đề đào tạo nghề tranh sơn mài 120 2.2.1. Đào tạo sơn mài tại trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam 120 2.2.2. Đào tạo sơn mài tại trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp 122 2.2.3. Dào tạo nghề sơn mài tại trường Trung cấp Nghề tổng hợp Hà Nội 124 2.2.4. Trường Đại học Nghệ thuật Huế - Nghề sơn và tranh sơn mài Huế 127 2.2.5. Đào tạo sơn mài tại Trường Đại học Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh và sơn mài miền Nam 129 2.3. Đánh gia tranh sơn mài Việt Nam qua thông tin trong nước và nước ngoài 133 2.3.1. Kết quả điều tra khảo sát xã hội học qua người dân đối với tranh sơn mài 133 2.3.2.Các thông tin trong nước, ngoài nước đánh giá tranh sơn mài Việt Nam 141 Chương 3: Xu hướng thẩm mỹ và sự phát triển của tranh sơn mài Việt Nam trong bối cảnh văn hóa giao lưu, hội nhập 151 3.1. Khảo sát về cách thể hiện, phương pháp sáng tác xu hướng thẩm mỹ w w w .khcn t-bvhttdl.vn qua các giai đoạn của tranh sơn mài Việt Nam tại một số triển lãm lớn 151 3.2. Tranh sơn mài đương đại Việt Nam tại một số triển lãm quốc tế gần đây 154 3.2.1. Tranh sơn mài Việt Nam trong cuộc thi và triển lãm Mỹ thuật ASEAN 154 3.2.2. Tranh sơn mài tại một số triển lãm quốc tế khác 158 3.3. Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam với việc lưu giữ, bảo quản, tu sửa, phục chế tranh sơn mài 159 3.3.1. Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam với việc sưu tầm bảo quản tranh sơn mài 159 3.3.2. Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam với việc tu sửa phục chế tranh sơn mài 162 3.4. Đào tạo nghề làm tranh sơn mài và nghiên cứu khoa học cần thiết và khó khăn 163 3.5. Tranh sơn mài Việt Nam trong bối cảnh văn hóa giao lưu hội nhập quốc tế và thời kỳ nghệ thuật hậu hiện đại 171 3.5.1. Xu hướng hiện đại và hậu hiện đại trong mỹ thuật 171 3.5.2. Tranh sơn mài truyền thống Việt Nam trong bối cảnh văn hóa giao lưu, hội nhập quốc tế 174 3.6. Tranh sơn mài - Quốc họa Việt Nam 178 3.7. Các giải pháp đề xuất, kiến nghị để khôi phục, chấn hưng phát triển nghề sơn ta cổ truyền, mỹ nghệ sơn mài đích thực, tranh sơn mài truyền thống Việt Nam 180 KẾT LUẬN 190 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 192 C. PHỤ LỤC Phụ lục 1: Vài nét về vùng nguyên liệu, cây sơn Việt Nam Phụ lục 2: Các phường nghề, làng nghề sơn truyền thống nổi tiềng Việt Nam Phụ lục 3: Hình vẽ dụng cụ nghề sơn ta, vẽ tranh sơn mài Phụ lục 4: Bảng khảo sát xã hội về người dân tiếp cận, hiểu biết, yêu thích tranh sơn mài Việt Nam Phụ lục 5: Giải thích thuật ngữ nghề sơn ta, sơn mài Phụ lục 6: Một số hình ảnh về cây sơn, khai thác sơn, tranh sơn mài Việt Nam w w w .khcnmt-bvhttdl.vn BẢNG VIẾT TẮT 1 Đặc sản Mỹ thuật Nhiếp ảnh ĐSMTNA 2 Đại học mỹ thuật công nghiệp ĐHMTCN 3 Đại học Mỹ thuật Việt Nam ĐHMTVN 4 Hợp tác xã HTX 5 Nhà Xuất bản NXB 6 Nhà xuất bản Giáo dục NXBGD 7 Tạp chí Di sản Văn hóa TCDSVH 8 Tạp chí Nghiên cứu Mỹ thuật TCNCMT 9 Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam Trường ĐHMTVN 10 Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc TLMTTQ 11 Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam TCDĐVNVN 12 Tạp chí Mỹ thuật TCMT 13 Tạp chí Thông tin Mỹ thuật TCTTMT 14 Tạp chí văn hóa dân gian TCVHDG 15 Tạp chí Văn hóa Nghệ Thuật TCVHNT 16 Tạp chí Toàn cảnh dư luận - sự kiện TCTCDL - SK 17 Thông tin TT 18 Trang tr 19 Văn hóa VH 20 Đại học sư phạm ĐHSP 21 Quân đội nhân dân Việt Nam QĐNDVN 22 Văn hóa, Thể thao và Du lịch VH, TT và DL 23 Khoa học xã hội KHXH 24 Nghiên cứu văn hóa NCVH 25 Dân chủ cộng hòa DCCH 26 Mỹ thuật Nhiếp ảnh MTNA 27 Trung tâm bảo quản tu sửa tác phẩm mỹ thuật TTBQTSTPMT 28 Trung tâm giám định tác phẩm mỹ thuật TTGĐTPMT 29 Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam BTMTVN 30 Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa CNHTXHCN w w w .k cnmt-bvhttdl.vn 1 A. MỞ ĐẦU CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1. Tính cấp thiết của đề tài Nói đến mỹ thuật, hội họa Việt Nam, chúng ta tự hào về tranh sơn mài. Phải khẳng định tranh sơn mài Việt Nam do người Việt Nam sáng tạo trên cơ sở nghệ thuật truyền thống dân tộc kết hợp lý thuyết tạo hình Phương Đông - Phương Tây đã trở nên một giá trị nghệ thuật đặc trưng của Việt Nam, tạo cho mỹ thuật Việt Nam một sắc thái mới, bản sắc và tiên tiến hiện đại. Nghệ thuật sơn mài Việt Nam đã có sự phát triển rất đáng tự hào trên cả lĩnh vực tạo hình và trang trí thủ công mỹ nghệ. Tranh sơn mài Việt Nam với ngôn ngữ nghệ thuật biểu hiện độc đáo, quý giá là niềm tự hào của giới mỹ thuật, tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam, góp sức đắt giá vào sự phong phú, mới lạ của nghệ thuật tạo hình thế giới. Nghiên cứu thực trạng tranh sơn mài Việt Nam một mặt giúp chúng ta nhìn thấy những giá trị, phẩm chất quý giá của loại tranh độc đáo do tài năng của các nghệ sĩ Việt Nam làm nên. Thể hiện trí thông minh, khả năng tìm tòi sáng tạo của nghệ nhân, họa sĩ Việt Nam, đã làm nên kỳ tích, tạo nên tác phẩm nghệ thuật vô giá mang đậm bản sắc dân tộc. Bên cạnh đó chúng ta tìm thấy những tồn tại, những khiếm khuyết trong quá trình làm nên những tác phẩm tranh nghệ thuật sơn mài Việt Nam hiện nay như vấn đề bảo tồn nghề, làng nghề, đào tạo nghề, tôn vinh nghệ nhân, nghệ sĩ, vấn đề bảo tồn lưu giữ tác phẩm. Khí hậu Việt Nam nhiệt đới, nóng ẩm nên phải có biện pháp chống tranh cong, vênh, nứt. Tạo môi trường văn hóa, thị trường tác phẩm, chất liệu đắt, làm tranh công phu thì giá cả tác phẩm như thế nào? Chế độ chính sách của Nhà nước để giúp Tranh sơn mài Việt Nam phát triển. Trên cơ sở tìm phương hướng phát triển, khẳng định giá trị tranh sơn mài Việt Nam, khẳng định tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy nguồn nguyên liệu, biện pháp để tôn vinh nghề, làng nghề, nghệ nhân, nghệ sĩ qua việc chú trọng chế độ chính sách, công tác đào tạo, bảo lưu các công nghệ truyền thống không để thất truyền. w w w .khcnmt-bvhttdl.vn 2 Nghiên cứu tranh sơn mài Việt Nam trên các mặt thực trạng và phát triển để tìm được tinh hoa, phẩm chất cũng như những tồn tại, hạn chế để đề xuất các giải pháp bảo tồn, tôn vinh tranh sơn mài, văn hóa sơn Việt Nam, thấy được xu hướng thẩm mỹ, sự phát triển cũng như việc bảo tồn di sản văn hóa trong đó có những di sản đang có nguy cơ bị mai một. Đây là đề tài có giá trị về lý thuyết và thực tiễn, góp phần thiết thực đối với sự phát triển mỹ thuật, du lịch, kinh tế, xã hội. Đó là sự cần thiết cấp thiết khi nghiên cứu đề tài này. Thuật ngữ tranh sơn mài (A.lacquer; P.lacque) chất liệu vẽ tranh truyền thống của Việt Nam bao gồm sơn ta cộng với các màu son, vàng, bạc; sau này khi phát triển còn có thêm các bột màu và màu vỏ trứng, vỏ trai. Các chất màu được vẽ lên mặt nền là tấm vóc. Trong quá trình làm tranh, người ta dùng kỹ thuật mài (ít hay nhiều lần) để sửa chữa tranh để làm mặt tranh phẳng đều, mịn và êm hơn vì tranh được vẽ nhiều lớp chống lên nhau; sau cùng là đánh bóng tranh. Trước những năm 1930, người ta chỉ dùng sơn ta trong trang trí đồ thờ cúng, làm hàng mỹ nghệ. Vào thời gian này, một số họa sĩ Việt Nam đầu tiên lúc đang học Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (có thể kể: Trần Văn Cẩn, Trần Quang Trân, Nguyễn Gia Trí, Phạm Hậu, Nguyễn Khang) và nghệ nhân Đinh Văn Thành đã mạnh dạn thử nghiệm đưa kỹ thuật sơn ta vào làm tranh nghệ thuật. Thuật ngữ sơn mài và tranh sơn mài cũng xuất hiện từ đó [62, tr 130]. Để có cái nhìn khái quát về tranh sơn mài Việt Nam, trong đề tài này đề cập đến tranh sơn cổ (sơn quang dầu), sơn mài thủ công mỹ nghệ, tranh sơn mài mỹ nghệ bên canh tranh sơn mài tạo hình. Tranh sơn mài theo lối nói dân gian, thói quen của người Việt Nam để chỉ chung loại tranh vẽ bằng sơn ta. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu xác định đặc trưng và tinh hoa nghệ thuật tranh sơn mài Việt Nam (làm bật lên đặc trưng và tinh hoa, thấy được sự khác với tranh sơn mài nước ngoài) Trên cơ sở tìm hiểu xuất xứ, chất liệu, kỹ thuật, nghệ thuật, sự phát triển, những thành tựu… để tìm ra những đặc trưng và tinh hoa nghệ thuật của loại hình hội hoạ độc đáo của Việt Nam - Tranh sơn mài (giới hạn vào mảng tranh mỹ nghệ và tranh tạo hình). w w w .khc mt-bvhttdl.vn 3 - Nêu phương hướng phát triển tranh sơn mài Việt Nam . + Trên cơ sở khảo sát thực trạng từ nghiên cứu nguồn nguyên vật liệu làm tranh (cây sơn), thợ, nghệ nhân chế tác chất liệu, hoạ sĩ sáng tác tranh sơn mài Việt Nam. + Trên cơ sở nghiên cứu sự phát triển của chất liệu, sự tìm tòi, thể nghiệm của nghệ nhân, nghệ sĩ. + Trên cơ sở tìm hiểu tranh sơn mài Việt Nam trong bối cảnh văn hoá hiện nay: giao lưu, hội nhập, văn hoá góp phần cho sự phát triển bền vững của Văn hoá - Xã hội (trong đó còn là tiềm năng của Du lịch). - Đề tài này giúp: + Thấy được vị trí vai trò của tranh sơn mài Việt Nam góp phần tôn vinh mỹ thuật Việt Nam , văn hoá Việt Nam; góp phần làm phong phú văn hoá khu vực và thế giới. + Góp phần là tài liệu dự báo về nhu cầu và hướng thẩm mỹ về tranh sơn mài của xã hội trong và ngoài nước + Đề xuất sự phát triển tranh sơn mài Việt Nam không chỉ là vấn đề phát triển, lưu giữ tác phẩm mà còn là vấn đề liên quan đến nghề, làng nghề, nghệ nhân chế tác chất liệu, đào tạo thợ, nghệ sĩ. + Việc nghiên cứu đề tài này góp phần vào việc thực hiện mục tiêu phát triển văn hoá của Đảng “bảo tồn và phát huy nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu, tài liệu và phân tích tài liệu 3.1. Tổng quan về tranh sơn mài Việt Nam Để tìm hiểu về tranh sơn mài Việt Nam thực trạng và phát triển, chúng tôi phải xuất phát từ nghề sơn truyền thống ở Việt Nam. Theo nhiều tài liệu nghiên cứu nghề sơn truyền thống có từ lâu đời ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam, Lào, Căm pu chia, Thái Lan.v.v. Ở Việt Nam có nhiều làng sơn nổi tiếng như ở phường Nam Ngư, Làng Bình Vọng, Hạ Thái, Sơn Đồng, Bối Khê, Chuôn Ngọ (Hà Nội), làng Đình Bảng (Bắc Ninh), Phường Cát Đằng (Ý Yên, Yên Tiến, Nam Định), Dương Nổ, Triều Sơn, Địa Linh, Tiên Nộn, Phú Vang (Huế), Tương Bình Hiệp - Thủ Dầu Một (Bình Dương).v.v. w w w .khcnmt-b httdl.vn 4 - Tranh sơn cổ: Nói đến tranh sơn mài Việt Nam chúng ta không thể không đề cập đến tranh sơn cổ. Theo quan niệm của người Việt, các cụ gọi những người vẽ tranh ở các phường thợ là họa công (thợ vẽ), đó là thợ vẽ gốm, thợ vẽ tranh (tết), thợ vẽ sơn... Tranh sơn cổ có thể coi là tiền thân của tranh sơn mài Việt Nam ngày nay. Chúng ta tìm thấy tranh sơn cổ ở các di tích của tôn giáo, cung điện, lăng tẩm, nha phủ của vua quan các triều đại phong kiến. Tranh của họa công nghề sơn thường được vẽ lên gỗ không mài với kỹ thuật điêu luyện. Tranh sơn cổ là di sản văn hóa cần gìn giữ. Hiện nay tranh tranh sơn cổ còn lại ở một số di tích, tuy không nhiều nhưng là nguồn tư liệu quý để là nền tảng nghiên cứu tranh sơn mài hiện đại Việt Nam. - Tranh sơn mài mỹ nghệ là một sản phẩm tiêu biểu của các làng sơn truyền thống. Đề tài khai thác chủ yếu là phong cảnh thiên nhiên sơn thủy hữu tình, tích truyện dân gian Việt Nam, Trung Quốc, như tích Truyện Kiều, Tấm Cám, Thạch Sanh, Lưu Bình Dương Lễ, Trương Chi, Thị Màu lên chùa, Súy Vân, các tích trong Tam Quốc diễn nghĩa của Trung Quốc. Hiện nay đề tài tập trung miêu tả các sinh hoạt thành thị, nông thôn Việt Nam ... ở các bức tranh sơn mài mỹ nghệ hình ảnh nhân vật luôn gắn với khung cảnh thiên nhiên trữ tình, là hình ảnh gợi tả mang tính tượng trưng. Kích cỡ tranh sơn mài mỹ nghệ khá phong phú từ cỡ nhỏ đến tấm lớn diện tích hàng chục m2. Tranh sơn mài mỹ nghệ có tác dụng lớn trong đời sống dùng để trang trí trong nhà, hội trường, công trình văn hóa... trong nước cũng như xuất khẩu. - Tranh sơn mài tạo hình Từ nền tảng giá trị truyền thống của nghề sơn được tích lũy ở các nghệ nhân nghề sơn, các họa sỹ Trường Cao Đẳng Mỹ thuật Đông Dương đã sáng tạo, dùng làm chất liệu hội họa Việt Nam. Tranh sơn mài tạo hình Việt Nam đã hình thành từ đó và ngày càng phát triển. Nhắc đến tranh sơn mài tạo hình Việt Nam, lịch sử ra đời gắn với sự tìm tòi, thể nghiệm của nghệ nhân Đinh Văn Thành và các sinh viên trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương hồi đó (nay là các danh họa Việt Nam) là Trần Văn Cẩn, Trần Quang Trân, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Khang đầu những năm 30 của thể kỷ XX. Từ đó Mỹ thuật Việt Nam có thêm một hướng đi mới trong Tranh nghệ thuật tạo hình: Sơn mài - Đây là sự đột phá có tích lịch sử. w w w .khcnmt-bvhttdl.vn 5 Tranh nghệ thuật sơn mài Việt Nam mang phẩm chất quý giá; sự kết hợp nhuần nhụy giữa chất liệu đậm chất Á Đông với thủ pháp tạo hình hiện đại (học tập cách tạo hình Châu Âu) với tâm hồn Việt đã được người nghệ sỹ Việt Nam thể hiện thành công. Sự độc đáo của tranh sơn mài Việt Nam còn ở chất liệu và kỹ thuật thể hiện. Vấn đề này có những nét tương đồng và khác biệt ở cách chế tác sản phẩm thủ công truyền thống thể hiện tranh vẽ mà chất liệu làm từ nhựa cây sơn ở các làng nghề, cơ sở sản xuất thủ công, mỹ nghệ Việt Nam và ở một số quốc gia Châu Á khác. Chính các nghệ sỹ Việt Nam đã sáng tạo để làm nên đặc trưng và tinh hoa của Tranh sơn mài tạo hình Việt Nam, mang bản sắc dân tộc Việt Nam. Nghề sơn mài và tranh sơn mài Việt Nam đã có lịch sử, đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm nêu ra các vấn đề góp nhiều ý kiến để bảo tồn, tôn vinh làng nghề, nghề và tranh nghệ thuật. Bên cạnh việc hình thành đội ngũ tác giả, sáng tác, tác phẩm tranh Sơn mài Việt Nam (tranh mỹ nghệ, tranh tạo hình) đã có nhiều hội thảo, nhiều bài viết đề cập đến vấn đề này. Tuy vậy, việc nghiên cứu tranh sơn mài Việt Nam mới dừng lại ở các bài viết tản mạn chưa thành hệ thống, nhiều ý kiến đóng góp nhưng chưa tập hợp lại theo một trật tự. Nghiên cứu đề tài: "Tranh sơn mài Việt Nam - Thực trạng và Phát triển" là một vấn đề mới và hấp dẫn, kế thừa tiếp thu các ý kiến của các họa sỹ, nhà nghiên cứu, chúng tôi sẽ tìm hiểu thực trạng về tranh sơn mài Việt Nam trên phương diên lý luận và thực tiễn và tìm ra phương hướng phát triển của nó. Phác họa lịch sử và đánh giá được giá trị quý giá của tranh nghệ thuật sơn mài Việt Nam - Di sản văn hóa, Quốc họa Việt Nam. Với những đặc trưng quý giá và độc đáo của tranh nghệ thuật sơn mài Việt Nam đã góp phần tạo nên tinh hoa nghệ thuật dân tộc. Kể từ khi hình thành đến nay, tranh sơn mài Việt Nam đã phát triển không ngừng. Các tác phẩm đã khẳng định vị trí của mình trong nền mỹ thuật Việt Nam, trong việc giao lưu hội nhập với mỹ thuật, văn hóa khu vực và thế giới. Đã tạo thành nhiều thế hệ họa sĩ (trong đó có tác giả chuyên sơn mài) đã sáng tác được các tác phẩm đạt chất lượng cao tạo nên giá trị và diện mạo của tranh sơn mài Việt Nam, nhiều tác phẩm đoạt giải thưởng cao trong nước và quốc tế. w w w .khc mt-bvhttdl.vn 6 Hiện nay có nhiều tìm tòi sáng tạo trong cách thể hiện tranh sơn mài. Cùng với sự phát triển của xã hội, văn hóa thì tranh sơn mài Việt Nam cũng phong phú trong phong cách thể hiện. Nhiều nghệ nhân họa sĩ đã tìm tòi thể hiện để mở rộng ngôn ngữ tạo hình, có người theo lối truyền thống, có người sử dụng phối hợp với một số loại sơn khác (sơn Nhật, sơn công nghiệp, sơn hạt điều...), có người khai thác nhiều cách thể hiện, sử dụng nhiều chất liệu bất cứ nguyên liệu gì, gắn các chất liệu lên bề mặt và không mài... chính vì thế đã phá vỡ cách thể hiện truyền thống. Làm như vậy là hay hay không hay? có cần bảo tồn tranh nghệ thuật sơn mài truyền thống hay không? Vậy chúng ta hãy đi tìm lời giải đáp? Đó chính là phương hướng phát triển của tranh nghệ thuật sơn mài Việt Nam! Tranh sơn mài Việt Nam: tranh mỹ nghệ, tranh tạo hình là hai dòng chảy song song tồn tại và cùng phát triển đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ phong phú của xã hội, nghệ thuật độc đáo, ý tưởng sáng tạo trong việc làm tranh sơn mài của nghệ nhân, nghệ sỹ Việt Nam tạo nên đặc trưng, tinh hoa tranh sơn mài Việt Nam khác với tranh sơn mài các nước. 3.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu tranh sơn mài Việt Nam, tài liệu và phân tích tài liệu 3.2.1. Đánh giá sơ bộ mặt mạnh mặt yếu của công trình nghiên cứu về tranh sơn mài - Cây Sơn: Nhựa cây sơn (tên khoa học của cây sơn Việt Nam là: Rhussueeldanea, khác với cây sơn Nhật thuộc giống T/2 Canorrhealeceifara, là chất liệu chính để làm tranh sơn mài [60, tr 246 - 261]. Trong "Nghề cổ nước Việt" phần : Nghề sơn then, sơn thiếp. sơn mài, tác giả Vũ Từ Trang có đề cập đến vấn đề này nhưng sơ lược. Cây Sơn cũng cũng đựơc vài tác giả nhắc đến khi đề cập đến sơn mài nhưng chưa cho người đọc khái niệm về cây Sơn. Trong bài báo "Thực trạng và giải pháp của nghề sơn mài truyền thống ở khu vực Bắc Bộ", tác giả Nguyễn Lan Hương có đề cập đến vấn đề nguyên liệu, cho ta thấy thực trạng làm nguyên liệu tranh sơn mài (sơn ta, gỗ...) đang có nguy cơ cạn kệt. Có nơi phải sang Lào để mua nguyên liệu (nứa) nên giá nguyên liệu tăng lên. Nhu cầu về w w w .khcnmt-bvhttdl.vn 7 nhựa sơn để sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ nhưng lại có tình trạng xuất khẩu sơn chất lượng tốt nhập về sơn hoá học kém chất lượng (như sơn Nhật) để làm đồ sơn mài như vậy không những gây thua thiệt về kinh tế mà cơ bản là làm mất đi bản sắc riêng, uy tín của sơn mài Việt Nam! Việc buôn bán nguyên vật liệu kiểu mạnh ai lấy làm không có tổ chức nào quản lý, thiếu thông tin thị trường dẫn đến sự khủng hoảng nguyên liệu. Vấn đề này cần phải quan tâm vì nguyên liệu góp phần không thể thiếu được trong sự phát triển của tranh sơn mài Việt Nam. Tuy nhiên tác giả mới đề cập một cách sơ lược chưa đi sâu. Chúng tôi muốn khi hoàn thiện đề tài "Tranh sơn mài Việt Nam - thực trạng và phát triển" sẽ đi khảo sát vùng nguyên liệu và đề xuất các giải pháp để phát triển vùng nguyên liệu một cách hợp lý. - Vấn đề làng nghề sơn mài truyền thống được nhiều tác giả đề cập. Hoạ sỹ Nguyễn Văn Chuốt trong bài "Hà Tây với tr
Luận văn liên quan