Đồ án Trung tâm điều hành thông tin viễn thông điện lực Việt Nam EVN

- Mặt đứng công trình có ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện ý đồ kiến trúc, phong cách kiến trúc của một cao ốc hiện đại và sang trọng. - Toà nhà gồm 2 khối nhà tách biệt nhau từ tầng 5 đảm bảo được nhu cầu chiếu sáng cho cả 4 mặt , Vật liệu bao che dùng hệ thống tấm nhôm chắn nắng dày 3mm và các lớp kính tối màu 2 lớp dày 24 mm đảm bảo ánh sáng tự nhiên cho các văn phòng . Các tầng thấp sử dụng hệ thống các thanh nhôm sáng để tạo thẩm mỹ cho kiến trúc nhà . - Toà nhà được thiết kế làm trụ sở văn phòng, nên hệ thông phòng cũng có chiều cao và diện tích khá lớn đảm bảo nhu cầu cho văn phòng cao cấp .Ngoài ra trên tầng mái bố trí 2 tầng quan sát và hệ thống ăngten phù hợp với đặc thù ngành viễn thông - Việc thiết kế chi tiết trang trí hệ thống bao che , cửa sổ phù hợp đã tạo cho công trình một nét riêng biệt cho quần thể kiến trúc nhà cao tầng ở khu vực cũng như các công trình nhà ở của Hà Nội từ trước đến nay.

docx166 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2108 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Trung tâm điều hành thông tin viễn thông điện lực Việt Nam EVN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1 KIẾN TRÚC (10% NHIỆM VỤ ) NHIỆM VỤ: - THUYẾT MINH KIẾN TRÚC. - BẢN VẼ A1 GỒM CÓ : + KT 01/03 – MẶT ĐỨNG HƯỚNG TÂY VÀ HƯỚNG ĐÔNG. + KT 02/03 - MẶT BẰNG TẦNG 1 , 2 , 6 VÀ TẦNG HẦM 2. + KT 03/03 - MẶT CẮT A-A VÀ B-B. HƯỚNG DẪN: THẦY : TRẦN NHẬT THÀNH BỘ MÔN CÔNG TRÌNH THÉP GỖ I. GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH - Tên công trình: TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH THÔNG TIN VIỄN THÔNG ĐIỆN LỰC VIỆT NAM -EVN. - Vị trí xây dựng :. - Chủ đầu tư : Tổng công ty điện lực Việt Nam -EVN . Nhà trung tâm điều hành thông tin điện lực viễn thông điện lực Việt Nam được xây dựng trên một khu đất có diện tích …… với diện tích xây dựng ………m2. Phía Tây giáp đường Cửa Bắc, phía Nam giáp đường Phạm Hồng Thái, hai phía còn lại giáp với các đường giao thông khu vực nên tương đối thuận tiện trong khi thi công cũng như khi sử dụng công trình. Quy mô chung của công trình bao gồm : - Diện tích xây dựng phần ngầm: 7730 m2 - Diện tích xây dựng phần thân: 4220 m2 - Số tầng thân: 33 tầng - Số tầng hầm:3 tầng - Tổng chiều cao công trình: 154.55 m II. GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH 1. Giải pháp về mặt đứng công trình: - Mặt đứng công trình có ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện ý đồ kiến trúc, phong cách kiến trúc của một cao ốc hiện đại và sang trọng. Toà nhà gồm 2 khối nhà tách biệt nhau từ tầng 5 đảm bảo được nhu cầu chiếu sáng cho cả 4 mặt , Vật liệu bao che dùng hệ thống tấm nhôm chắn nắng dày 3mm và các lớp kính tối màu 2 lớp dày 24 mm đảm bảo ánh sáng tự nhiên cho các văn phòng . Các tầng thấp sử dụng hệ thống các thanh nhôm sáng để tạo thẩm mỹ cho kiến trúc nhà . Toà nhà được thiết kế làm trụ sở văn phòng, nên hệ thông phòng cũng có chiều cao và diện tích khá lớn đảm bảo nhu cầu cho văn phòng cao cấp .Ngoài ra trên tầng mái bố trí 2 tầng quan sát và hệ thống ăngten phù hợp với đặc thù ngành viễn thông Việc thiết kế chi tiết trang trí hệ thống bao che , cửa sổ phù hợp đã tạo cho công trình một nét riêng biệt cho quần thể kiến trúc nhà cao tầng ở khu vực cũng như các công trình nhà ở của Hà Nội từ trước đến nay. 2. Giải pháp về bố trí mặt bằng công trình: a. Công năng sử dụng - Mặt bằng công trình chữ nhật ,gồm 2 tòa nhà biệt lập nhau từ tầng 5 trở lên ,thuận tiên cho việc bố trí kiến trúc cũng như xử lý kết cấu dạng công trình cao tầng. - Tòa nhà có 3 tầng hầm (cốt +5.05 m , -+0.45m , -4,15m) được dùng làm nơi để xe. Tâng hầm thứ nhất chủ yếu bố trí làm nơi để xe máy , 2 tầng hầm dưới dùng làm nơi để ôtô .Ngoài ra diện tích các tầng hầm còn được kết hợp để bố trí phòng kỹ thuật , điều hòa thông gió . - Tầng trệt: Bố trí các khu vực sảnh lớn , Các phòng dịch vụ phục vụ nhu cầu ăn uống nghỉ ngơi ,ngoài ra có thể bố trí một số văn phòng làm việc - Tầng 2 ( tầng4: mặt bằng các tầng này bố trí thành các hệ thống phòng họp lớn , các sảnh lớn và các văn phòng làm việc - Tầng 5 -> tầng 33 khu vực văn phòng làm việc cao cấp được bố trí xung quanh hệ thống thang máy, gồm có 2 văn phòng lớn cho mỗi khối nhà bố trí 2 bên của thang máy Tầng mái : Bố trí 1 khu vườn nhân tạo trên đó , Trên cùng là tầng kĩ thuật , bể nước , 2 phòng quan sát và hệ thống thu phát tín hiệu III. GIẢI PHÁP VỀ KỸ THUẬT CỦA CÔNG TRÌNH GiảI pháp về thông gió, chiếu sáng : a. Hệ thống thông gió Do đặc điểm khí hậu miền bắc Việt Nam là có bốn mùa , mùa hè nóng ẩm , mùa thu mát mẻ , mùa đông lạnh và mùa xuân ẩm ướt , việc thiết kế hệ thống thông gió và chiếu sáng phải phù hợp với đặc điểm khí hậu . Công trình có mặt bằng gần vuông với các lô gia hình cung tròn tạo mĩ quan cho công trình đồng thời là không gian đệm để lấy ánh sáng tự nhiên và đón gió trời làm cho không khí trong phòng luôn thoáng mát. b. Hệ thống chiếu sáng : Hệ thống văn phòng có hệ thống cửa là vách kính bố trí hợp lý. Ngoài ra cần bố trí thêm hệ thống chiếu sáng nhân tạo phục vụ phòng làm việc đươc chia nhỏ trong đó , đăc biệt khu vực giữa nhà (khu cầu thang) cần chú ý chiếu sáng nhân tạo . Tầng hầm phục vụ mục đích để xe nên chỉ cần hệ thống chiếu sáng nhân tạo là đủ. 2. Giải pháp về giao thông trong công trình : - Theo phương đứng, công trình được bố trí 2 cụm thang máy , mỗi cụm có 3 cầu thang máy . Hai thang bộ phục vụ giao thông và thoát hiểm, đảm bảo các yêu cầu công năng kiến trúc, thẩm mỹ và tiện dụng. - Trên mặt bằng, trong các tầng đều được bố trí sảnh đợi, hành lang phục vụ giao thông. Hành lang cho mỗi khu văn phòng được bố trí độc lập nhau, kết hợp với các phòng quản lý hướng dẫn giao thông cho khách đến liên hệ. 3. Hệ thống điện, nước và vệ sinh a. Hệ thống cấp thoát nước : Nước cấp cho công trình được lấy từ hệ thống cấp nước thành phố dự trữ trong bể nước ngầm . Nhờ hệ thống máy bơm , nước được bơm lên bể chứa trên mái . Từ bể chứa này nước theo các đường ống đi đến các tầng phục vụ cho nhân viên , và các nhu cầu như chữa cháy … Hệ thống thoát nước gồm các đường ống được bố trí cùng với các đường ống cấp nước trong cùng một hộp kỹ thuật . b. Hệ thống điện : Hệ thống điện được lấy từ mạng lưới điện thành phố qua trạm biến áp của công trình được đưa đến các tầng với một hệ thống dây điện được bố trí trong các hộp kỹ thuật và chạy ngầm trong tường đến các vị trí ổ cắm cho các thiết bị . Đường cáp truyền hình , cáp điện thoại , internet …cũng được bố trí ngầm trong các hộp kỹ thuật này . c. Hệ thống thu gom rác thải : Trong các nhà cao tầng công tác vệ sinh rất được coi trọng , nhất là hệ thống thu gom và xử lý rác thải . Công trình được thiết kế một hệ thống thu gom rác bao gồm hai ống đổ rác bố trí trong lõi thang máy với một cửa đổ rác ở mỗi tầng . Rác theo đường ống này đi xuống ngăn chứa rác ở tầng hầm . Hàng ngày các xe vào lấy rác tại ngăn chứa này chở đi đến các bãi thu gom rác của thành phố. 4. Giải pháp phòng cháy chữa cháy a. Thiết kế phòng cháy : Hệ thống báo cháy tự động được thiết kế theo tiêu chuẩn TCVN5738-1995 . Các đầu dò khói được lắp đặt trong các khu vực làm việc , phòng đặt mô tơ thang máy , phòng máy biến thế , phòng phát điện , phòng máy bơm , phòng bảo vệ . Các đầu dò nhiệt được bố trí ở phòng biến thế và phòng phát điện . Các đầu dò này được nối với hệ thống chuông báo động ở các tầng nhà . Ngoài ra có một hệ thống chuông báo cháy được đặt trong các hộp kính có thể đập vỡ khi có người phát hiện hoả hoạn . b. Thiết kế chữa cháy : Bao gồm hệ thống chữa cháy tự động là các đầu phun , tự động hoạt động khi các đầu dò khói nhiệt phát hiện đám cháy . Hệ thống bình xịt chữa cháy được bố trí mỗi tầng hai hộp gần khu vực cầu thang bộ . Công trình còn được trang bị hệ thống bơm chữa cháy vách tường dẫn trực tiếp từ bể chứa nước trên mái . Khi cần các bể chứa nước trên mái có thể đập vỡ để nước tràn vào các tầng góp phần dập tắt đám cháy kết hợp với việc chữa cháy từ bên ngoài . c. Thoát hiểm : Máy phát điện được đặt dưới tầng hầm đảm bảo thang máy luôn hoạt động . Thang bộ có bề rông đảm bảo . Khi có sự cố như hỏa hoạn có thể đóng cửa thang máy không cho khói hay khí độc bay vào tạo đường thoát hiểm.Nhà có hai cầu thang bộ đảm bảo nhu cầu giao thông phong phú lúc bình thường ,tuy nhiên khi có sự cố thì hai cầu thang này không đảm bảo thoát người nên việc phòng chống cháy nổ phải được coi trọng. Giải pháp thiết kế chống sét. - Khi thiết kế nhà cao tầng phải đặc biệt chú ý đến các giải pháp chống sét để tránh khả năng bị sét đánh thẳng gây hư hại đến trang thiết bị máy móc và con người .Thiết kế chống cảm ứng tĩnh điện và cảm ứng điện từ và chống điện áp cao của sét lan truyền theo hệ đường dây cấp điện hạ áp trong công trình . Khuyến khích sử dụng hệ thống chống sét tiên tiến, bảo đảm thẩm mỹ kiến trúc và chống thấm, dột mái. Hệ thống thu sét trong toà nhà sử dụng kim kết hợp dây thu sét. Cáp thoát sét 70 mm2 nối với đầu thu sét Pulsar 18, khoảng cách giữa hai kẹp định vị cấp thoát sét là 1,5 m. Tại độ cao 1,5 m so với cót – 0,45 m phải đặt hộp kiểm tra tiếp địa. Khoảng cách an toàn giữa bộ phận nối đất với cáp điện, ống nước hoàn toàn tuân thủ theo quy định hiện hành trong tiêu chuẩn chống sét 20TCN - 46 - 84 Khi thi công đến hộp kỹ thuật thì tiến hành cố định cấp thoát sét và hộp kiểm tra tiếp điện. Dây dẫn sét dùng các đồng trần 70 mm2. Hệ thống nối đất chống sét phải có điện trở nối đất (RND) không vượt quá trị số 10( PHẦN 2 KẾT CẤU (45% NHIỆM VỤ ) NHIỆM VỤ: - THUYẾT MINH KẾT CẤU : CHƯƠNG 1 : LẬP SƠ ĐỒ KẾT CẤU VÀ XÁC ĐỊNH NỘI LỰC. CHƯƠNG 2 : THIẾT KẾ CỐT THÉP SÀN TẦNG ĐIỂN HÌNH CHƯƠNG 3 : THIẾT KẾ KHUNG TRỤC X1 VÀ MỘT SỐ CẤU KIỆN ĐIỂN HÌNH KHÁC CHƯƠNG 4 : THIẾT KẾ MÓNG CỌC KHOAN NHỒI - BẢN VẼ A1 GỒM CÓ : + KC 01/04 – MẶT BẰNG KẾT CẤU SÀN TẦNG ĐIỂN HÌNH + KC 02/04 – KẾT CẤU MÓNG . + KC 03/04 – KẾT CẤU CỐT THÉP KHUNG TRỤC X1 + KC 04/04 – CÁC MẶT CẮT CHI TIẾT KHUNG TRỤC X1 HƯỚNG DẪN: THẦY : TRẦN NHẬT THÀNH BỘ MÔN CÔNG TRÌNH THÉP GỖ CHƯƠNG 1 : LẬP SƠ ĐỒ KẾT CẤU VÀ XÁC ĐỊNH NỘI LỰC. I_ GIẢ THIẾT SƠ BỘ KÍCH THƯỚC TIẾT DIỆN : I.2.1_ Tiêt diện cột : - Diện tích sơ bộ của cột có thể xác định theo công thức :  Trong đó: - k t = 1,3 – 1,5 là hệ số kể đến ảnh hưởng của lệch tâm , độ mảnh ,…. - N là lực dọc sơ bộ, xác định bằng N = m s q Fs m s : Số sàn phía trên tiết diện đang xét ( kể cả mái ) q : tải trọng tương đương tính trên mỗi m2 mặt sàn = 1-1,4 T/m2 Fs : Diện tích mặt sàn truyền tải trọng lên cột đang xét - Rn = 1450 T/m2 là cường độ tính toán của bêtông cột M350 Tiết diện sơ bộ các cấu kiện là :  - Cột chữ nhật :  Lựa chọn cột vuông 1,5x1,5 m với diện tích F = 2,25 m2 > Fyc kích thước của cột giảm dần theo độ cao Từ tầng hầm 3 đến tầng10 chọn cột kich thược 1,5x1,5m Từ tầng 11đến tầng20họn cột kich thược 1.2x1.2m Từ tầng 21n tầng 33chọn cột kích thước 1.0x1.0m I.2.2_ Tiết diện dầm : - Do nhà có nhịp lớn dùng làm văn phòng cao cấp sử dụng hệ thống dầm bẹt để tiết kiêm chiều cao cho phòng chọn kích thước dầm là chiều rộng bd = 1000mm chiều cao hd = 600 mm - Dầm bo của công trình có nhip lớn nhất là 9 m, ta chọn hd = 600, bd =300 - Hệ thống vách thang máy và cầu thang có chiều dày là 40 cm và 30 cm cho vách nhỏ phía trong I.2.3_ Tiết diện sàn I.2.3.1_ Đề xuất phương án kết cấu sàn : - Công trình có bước cột khá lớn ( 6,6-9,0 m), ta có thể đề xuất một vài phương án kết cấu sàn thích hợp với nhịp này là: + Sàn BTCT có hệ dầm chính, phụ (sàn sườn toàn khối) + Hệ sàn ô cờ + Sàn phẳng BTCT ứng lực trước không dầm + Sàn BTCT ứng lực trước làm việc hai phương trên dầm - Trên cơ sở phân tích ưu nhược điểm của từng loại phương án kết cấu sàn để lựa chọn ra một dạng kết cấu phù hợp nhất về kinh tế, kỹ thuật, phù hợp với khả năng thiết kế và thi công của công trình. I.2.3.2_Phương án sàn sườn toàn khối BTCT : Cấu tạo hệ kết cấu sàn bao gồm hệ dầm chính phụ và bản sàn. - Ưu điểm: Lý thuyến tính toán và kinh nghiệm tính toán khá hoàn thiện, thi công đơn giản, được sử dụng phổ biến ở nước ta với công nghệ thi công phong phú nên thuận tiện cho việc lựa chọn phương tiện thi công. Chất lượng đảm bảo do đã có nhiều kinh nghiệm thiết kế và thi công trước đây. - Nhược điểm: Chiều cao dầm và độ võng của bản sàn rất lớn khi vượt khẩu độ lớn, hệ dầm phụ bố trí nhỏ lẻ với những công trình không có hệ thống cột giữa, dẫn đến chiều cao thông thuỷ mỗi tầng thấp hoặc phải nâng cao chiều cao tầng không có lợi cho kết cấu khi chịu tải trọng ngang. Không gian kiến trúc bố trí nhỏ lẻ, khó tận dụng. Quá trình thi công chi phí thời gian và vật liệu lớn cho công tác lắp dựng ván khuôn. Có thể khắc phục bằng cách sử dụng hệ thống dầm bẹt để giảm chiều cao của dầm I.2.3.3_Phương án sàn ô cờ BTCT : Cấu tạo hệ kết cấu sàn bao gồm hệ dầm vuông góc với nhau theo hai phương, chia bản sàn thành các ô bản kê bốn cạnh có nhịp bé, theo yêu cầu cấu tạo khoảng cách giữa các dầm vào khoảng 3 m. Các dầm chính có thể làm ở dạng dầm bẹt để tiết kiệm không gian sử dụng trong phòng. - Ưu điểm : Tránh được có quá nhiều cột bên trong nên tiết kiệm được không gian sử dụng và có kiến trúc đẹp , thích hợp với các công trình yêu cầu thẩm mỹ cao và không gian sử dụng lớn như hội trường, câu lạc bộ. Khả năng chịu lực tốt, thuận tiện cho bố trí mặt bằng. - Nhược điểm: Không tiết kiệm, thi công phức tạp. Mặt khác, khi mặt bằng sàn quá rộng cần phải bố trí thêm các dầm chính. Vì vậy, nó cũng không tránh được những hạn chế do chiều cao dầm chính phải lớn để giảm độ võng. Việc kết hợp sử dụng dầm chính dạng dầm bẹt để giảm chiều cao dầm có thể được thực hiện nhưng chi phí cũng sẽ tăng cao vì kích thước dầm rất lớn. I.2.3.4_Phương án sàn không dầm ứng lực trước : Cấu tạo hệ kết cấu sàn bao gồm các bản kê trực tiếp lên cột (có mũ cột hoặc không) - Ưu điểm: Chiều cao kết cấu nhỏ nên giảm được chiều cao công trình Tiết kiệm được không gian sử dụng Dễ phân chia không gian Tiến độ thi công sàn ƯLT (6 - 7 ngày/1 tầng/1000m2 sàn) nhanh hơn so với thi công sàn BTCT thường. Do có thiết kế điển hình không có dầm giữa sàn nên công tác thi công ghép ván khuôn cũng dễ dàng và thuận tiện từ tầng này sang tầng khác do ván khuôn được tổ hợp thành những mảng lớn, không bị chia cắt, do đó lượng tiêu hao vật tư giảm đáng kể, năng suất lao động được nâng cao. Khi bêtông đạt cường độ nhất định, thép ứng lực trước được kéo căng và nó sẽ chịu toàn bộ tải trọng bản thân của kết cấu mà không cần chờ bêtông đạt cường độ 28 ngày. Vì vậy thời gian tháo dỡ cốt pha sẽ được rút ngắn, tăng khả năng luân chuyển và tạo điều kiện cho công việc tiếp theo được tiến hành sớm hơn. Do sàn phẳng nên bố trí các hệ thống kỹ thuật như điều hoà trung tâm, cung cấp nước, cứu hoả, thông tin liên lạc được cải tiến và đem lại hiệu quả kinh tế cao. - Nhược điểm: Tính toán tương đối phức tạp, mô hình tính mang tính quy ước cao, đòi hỏi nhiều kinh nghiệm vì phải thiết kế theo tiêu chuẩn nước ngoài. Thi công phức tạp đòi hỏi quá trình giám sát chất lượng nghiêm ngặt. Thiết bị và máy móc thi công chuyên dùng, đòi hỏi thợ tay nghề cao. Giá cả đắt và những bất ổn khó lường trước được trong quá trình thiết kế, thi công và sử dụng. I.2.3.5_ Phương án sàn ứng lực trước hai phương trên dầm : Cấu tạo hệ kết cấu sàn tương tự như sàn phẳng nhưng giữa các đầu cột có thể được bố trí thêm hệ dầm, làm tăng độ ổn định cho sàn. Phương án này cũng mang các ưu nhược điểm chung của việc dùng sàn BTCT ứng lực trước. So với sàn phẳng trên cột, phương án này có mô hình tính toán quen thuộc và tin cậy hơn, tuy nhiên phải chi phí vật liệu cho việc thi công hệ dầm đổ toàn khối với sàn. I.2.4_ Lựa chọn phương án kết cấu sàn : Trên cơ sở mục đích sử dụng , thưc tế công trình , và ưu nhược điểm của các phương án em sử dụng phương án dùng sàn sườn btct với phương án sử dụng dầm bẹt với các kích thước sơ bộ như sau Dầm bẹt kích thước : bxh = 1000x600 mm Dầm biên ngoài công xôn kích thước : bxh = 300 x600 Sàn có chiều dày h = 220mm II_ THÀNH LẬP SƠ ĐỒ KẾT CẤU CÁC TẦNG Sơ đồ kết cấu các tầng điển hình : / III XÁC ĐỊNH TẢI TRỌNG LÊN CÁC TẦNG III.1- TẢI TRỌNG ĐỨNG III.1.1_ Tĩnh tải sàn : III.1.1.1_ Tĩnh tải sàn S1 (nhà ở tầng điển hình) : STT  Các lớp sàn  Chiều dày(mm)  TLR (kG/m3)  TT tiêu chuẩn (kG/m2)  Hệ số vượt tải  TT tính toán (kG/m2)           1  Gach Granit thạch bàn  15  2000  30  1.1  33   2  Vữa lót #50  20  1800  36  1.3  46.8   3  Bản sàn BT#350  220  2500  550  1.1  605   4  Vữa trát trần  15  1800  27  1.3  35.1   5  Trần thạch cao khung kim loại        50  1.3  65           Tổng tĩnh tải  693     784.9   III.1.1.2_ Tĩnh tải sàn S2 (khu vệ sinh) : STT  Các lớp sàn  Chiều dày(mm)  TLR (kG/m3)  TT tiêu chuẩn (kG/m2)  Hệ số vượt tải  TT tính toán (kG/m2)           1  Gạch lát chống trơn  15  2000  30  1.1  33   2  Lớp vữa lót  20  1800  36  1.3  46.8   3  Bêtông chống thấm  40  2200  88  1.1  96.8   4  Bản BTCT chịu lực  180  2500  450  1.1  495   5  Lớp vữa trát  40  1800  72  1.1  79.2   Tổng tĩnh tải  776     750.8   III.1.1.4_ Tĩnh tải sàn S3 (sàn tầng hầm) : STT  Các lớp sàn  Chiều dày(mm)  TLR (kG/m3)  TT tiêu chuẩn (kG/m2)  Hệ số vượt tải  TT tính toán (kG/m2)           1  Gạch lát Seterra  15  2000  30  1.1  33   2  Vữa lót #50  20  1800  36  1.3  46.8   3  Bản sàn bêtông #350  200  2500  500  1.1  550   4  Vữa trát trần  15  1800  27  1.3  35.1   Tổng tĩnh tải  593     664.9   III.1.1.5_ Tĩnh tải các lớp mái : STT  Các lớp sàn  Chiều dày(mm)  TLR (kG/m3)  TT tiêu chuẩn (kG/m2)  Hệ số vượt tải  TT tính toán (kG/m2)           1  Hai lớp gạch lá nem  40  1800  72  1.1  79.2   2  Hai lớp vữa lót  40  1800  72  1.3  93.6   3  Gạch chống nóng  130  1500  195  1.3  253.5   4  Bêtông chống thấm  40  2200  88  1.1  96.8   5  Sàn BTCT  220  2500  375  1.1  412.5   6  Trần thạch cao khung kim loại        50  1.3  65           Tổng tĩnh tải  852     1000.6   III.1.1.6_ Tĩnh tải các lớp sàn cầu thang : STT  Các lớp sàn  Chiều dày(mm)  TLR (kG/m3)  TT tiêu chuẩn (kG/m2)  Hệ số vượt tải  TT tính toán (kG/m2)           1  Mặt bậc đá sẻ  20  2000  40  1.1  44   2  Lớp vữa lót  20  1800  36  1.3  46.8   3  Bậc xây gạch  75  1800  135  1.3  175.5   4  Bản BTCT chịu lực  120  2500  300  1.1  330   5  Lớp vữa trát  40  1800  72  1.1  79.2   Tổng tĩnh tải  583     675.5   III.1.2_ Tải trọng tường xây : - Tường ngăn giữa các đơn nguyên, tường bao chu vi nhà dày 220 ; Tường ngăn trong các phòng, tường nhà vệ sinh trong nội bộ các đơn nguyên dày 110 được xây bằng gạch có ( =1200 kG/m3. Cấu tạo tường bao gồm phần tường đặc xây bên dưới và phần kính ở bên trên. + Trọng lượng tường ngăn trên dầm tính cho tải trọng tác dụng trên 1 m dài tường. + Trọng lượng tường ngăn trên các ô bản (tường 110, 220mm) tính theo tổng tải trọng của các tường trên các ô sàn sau đó chia đều cho diện tích toàn bản sàn của công trình. - Chiều cao tường được xác định : ht = H-hs Trong đó: ht -chiều cao tường . H-chiều cao tầng nhà. hs- chiều cao sàn, dầm trên tường tương ứng. - Ngoài ra khi tính trọng lượng tường, ta cộng thêm hai lớp vữa trát dày 3cm/lớp. Một cách gần đúng, trọng lượng tường được nhân với hế số 0.75, kể đến việc giảm tải trọng tường do bố trí cửa số kính. - Kết quả tính toán trọng lượng của tường phân bố trên dầm ở các tầng được thể hiện trong bảng: Tầng  Loại tường  Dày (m)  Cao (m)  TLR (kG/m3)  Giảm tải  Tải trọng tc (kG/m)  n  Tải trọng tt (kG/m)             Tầng 1  tường 20  0.2  5.4  1200  0.75  972  1.1  1069.2    Vữa trát 2 lớp  0.06  5.4  1800  0.75  437.4  1.3  568.62    Tải phân bố trên dầm  1409.4     1637.82   Tầng 2, 3  Tường 20  0.2  3.9  1200  0.75  702  1.1  772.2    Vữa trát 2 lớp  0.06  3.9  1800  0.75  315.9  1.3  410.67    Tải phân bố trên dầm  1017.9     1182.87   Tầng 4  Tường 20  0.2  4.2  1200  0.75  756  1.1  831.6    Vữa trát 2 lớp  0.06  4.2  1800  0.75  340.2  1.3  442.26    Tải phân bố trên dầm  1096.2     1273.86   Tầng 5 đến 32  Tường 20  0.2  3.3  1200  0.75  594  1.1  653.4    Vữa trát 2 lớp  0.06  3.3  1800  0.75  267.3  1.3  347.49    Tải phân bố trên dầm  861.3     1000.89   Tầng 33 
Luận văn liên quan