Truyền hình cáp (CATV) từ lâu không còn xa lạ đối với người dân ở các nước phát triển trên thế giới. Tuy nhiên, việc triển khai và mở rộng các mạng truyền hình cáp vẫn chưa được quan tâm nhiều bởi vì trước đây mạng truyền hình cáp chỉ đơn thuần cung cấp các dịch vụ về truyền hình, không thể cung cấp các dịch vụ khác như thoại, số liệu
Thuật ngữ CATV xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1948 tại Mỹ khi thực hiện thành công hệ thống truyền hình cáp hữu tuyến và thuật ngữ CATV được hiểu là hệ thống truyền hình cáp hữu tuyến (cable TV).
Một năm sau, cũng tại Mỹ, hệ thống truyền hình cộng đồng sử dụng anten (Community Antenna Television - CATV) cung cấp dịch vụ cho thuê bao bằng đường truyền vô tuyến đã được lắp đặt thành công. Từ đó thuật ngữ CATV được dùng để chỉ chung cho các hệ thống truyền hình cáp vô tuyến và hữu tuyến.
Những năm gần đây, do tăng nhu cầu thưởng thức các chương trình truyền hình chất lượng cao, nội dng phong phú cũng như sự tiến bộ trong công nghệ, các mạng truyền hình cáp đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Giờ đây không chỉ cung cấp các chương trình truyền hình thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của người xe mà chúng còn trở thành một tiềm lực cạnh tranh đáng kể đối với các mạng viễn thông khác trong việc cung cấp các dịch vụ viễn thông.
Tại Việt Nam, người dân cũng đã biết đến truyền hình cáp vô tuyến qua các kênh chương trình MMDS. Tuy nhiên, do giá thành còn cao và nội dung chương trình chưa phù hợp với người Việt Nam nên truyền hình cáp vẫn còn xa lạ với đa số người dân.
Tại Hà Nội, nhu cầu phát triển mạng truyền hình cáp hữu tuyến qui mô, hiện đại cung cấp nhiều chương trình cho người dân Thủ đô đã được lập kế hoạch và đang được triển khai trên diện rộng.
Nhận thức được việc xây dựng và phát triển mạng truyền hình cáp phục vụ đa số khán giả Việt Nam là nhu cầu cần thiết và là hướng đi tất yếu, tôi đã lựa chọn đề tài báo cáo: "Truyền hình cáp và ứng dụng" nhằm đi sâu tìm hiểu lĩnh vực còn hết sức mới mẻ này.
Trong thời gian thực hiện báo cáo, tôi đã có một thời gian thực tế tìm hiểu và nghiên cứu quá trình lắp đặt truyền hình cáp tại một số khu vực trên địa bàn Hà Nội. Với những hiểu biết còn hết sức hạn chế tôi đã cố gắng trình bày những nội dung cơ bản nhất liên quan đến mạng truyền hình cáp hữu tuyến, đồng thời nêu lên một cách khái quát những nguyên tắc và phương pháp thiết kế hệ thống mạng truyền hình cáp. Cuối cùng, tôi mạnh dạn đề xuất Bản thiết kế tổng quan mạng truyền hình cáp hữu tuyến nhằm ứng dụng cho Thủ Đô Hà Nội.
84 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 5558 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Truyền hình cáp và các ứng dụng về truyền hình cáp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM TẮT NỘI DUNG
BÁO CÁO THỰC TẬP: "TRUYỀN HÌNH CÁP VÀ ỨNG DỤNG"
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, Báo cáo thực tập được chia thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về truyền hình cáp.
Chương này trình bày tổng quan về truyền hình cáp, vị trí của chúng trong mạng viễn thông cũng như xu hướng phát triển, tình hình phát triển truyền hình cáp tại một số nước trong khu vực và trên thế giới. Ngoài ra còn điểm qua một số công nghệ truy nhập cạnh tranh với công nghệ HFC.
Chương 2: Cơ sở kỹ thuật truyền hình cáp.
Chương này trình bày các vấn đề cơ sở của kỹ thuật truyền hình cũng như truyền hình cáp thông qua việc mô tả chi tiết một hệ thống phát truyền hình màu và một hệ thống phát truyền hình số qua cáp.
Chương 3: Kiến trúc mạng HFC.
Chương này tập trung nghiên cứu kiến trúc mạng truyền hình HFC (Hibrrid Fible - Optic Coxial Network) bao gồm cả mạng một chiều và hai chiều.
Chương 4: Giải pháp thiết kế mạng truyền hình cáp hữu tuyến cho Thủ đô Hà Nội.
Chương này nêu lên sự cần thiết phải xây dựng mạng truyền hình cáp hữu tuyến cho Hà Nội và phương pháp thiết kế một mạng truyền hình cáp hữu tuyến. Phần cuối chương sẽ đề xuất một mô hình HFC cho Hà Nội.
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUẢN VỀ TRUYỀN HÌNH CÁP 7
1.1. Tổng quan về truyền hình cáp. 7
1.1.1. Hệ thống thiết bị trung tâm. 7
1.1.2. Mạng phân phối tín hiệu truyền hình cáp. 7
1.1.3. Thiết bị tại nhà thuê bao. 8
1.2. Vị trí các mạng truyền hình cáp và xu hướng phát triển. 8
1.3. Tình hình phát triển truyền hình cáp trên thế giới và trong khu vực. 11
1.3.1. Truyền hình cáp hữu tuyến tại Bắc Mỹ. 11
1.3.2. Truyền hình cáp tại một số thành phố lớn của Mỹ. 11
1.3.3. Truyền hình cáp tại khu vực Châu Âu. 12
1.3.4. Truyền hình cáp tại Thụy Điển. 12
1.3.5. Truyền hình cáp tại Châu Á. 13
1.3.6. Truyền hình cáp tại Trung Quốc. 13
1.3.7. Truyền hình cáp tại Indonesia. 14
1.4. Các công nghệ truy nhập cạnh tranh. 14
1.4.1. Công nghệ ADSL. 14
1.4.2. Fiber - In - The - Loop. 17
1.4.3. Vệ tinh quảng bá trực tiếp DBS. 18
1.4.4. Dịch vụ phân phối đa điểm đa kênh (MMDS). 19
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KỸ THUẬT TRUYỀN HÌNH CÁP 21
2.1. Nguyên lý truyền hình màu. 21
2.1.1. Hệ thống máy phát truyền hình màu 21
2.1.2. Các khái niệm cơ bản về màu sắc và tín hiệu màu. 23
2.1.2.1. Ba màu cơ bản. 23
2.1.2.2. Ba yếu tố xác định màu. 23
2.1.2.3. Tín hiệu chói EY. 23
2.1.2.4. Các tín hiệu màu. 23
2.1.2.5. Lựa chọn tín hiệu màu để truyền. 24
2.1.2.6. Cài phổ tần tín hiệu màu vào tín hiệu chói. 24
2.1.2.7. Bộ tạo mãu màu của các hệ màu: 26
2.2. Truyền hình số qua mạng cáp. 26
2.2.1. Sơ đồ hệ thống phát truyền hình số qua mạng cáp. 26
2.2.2. Truyền hình số qua mạng cáp theo tiêu chuẩn DVB-C. 27
2.2.1. Cấu trúc khung dòng truyền tải. 28
2.2.2.2. Mã hoá kênh truyền. 29
CHƯƠNG 3: KIẾN TRÚC MẠNG HFC 37
3.1. Các mô hình kiến trúc mạng. 37
3.1.1. Kiến trúc mạng CATV truyền thống. 37
3.1.2. Kiến trúc mạng HFC. 40
3.1.2.1. Các đặc điểm cơ bản mạng HFC. 40
3.1.2.2. Ưu và nhược điểm của mạng HFC. 42
3.1.3. Kiến trúc mạng HFPC. 43
3.2. Các thành phần hệ thống. 44
3.2.1. Cáp sợi quang. 45
3.2.1.1. Cấu tạo. 45
3.2.1.2. Các đặc tính của sợi quang. 45
3.2.2. Cáp đồng trục 48
3.2.2.1. Cấu tạo. 48
3.2.2.2. Các thông số của cáp đồng trục. 49
3.2.3. Các bộ khuếch đại RF. 49
3.2.3.1. Đặc điểm các bộ khuếch đại. 49
3.2.3.2. CNR của bộ khuếch đại đơn và nhiều bộ khuếch đại nối tiếp. 53
3.2.4. Bộ chia và rẽ tín hiệu 54
3.3. Các mạng truy nhập HFC 2 chiều. 55
3.3.1. Các công nghệ thúc đẩy. 55
3.3.1.1. Set- Top - Box (STB) 56
3.3.1.2. Thoại IP (VolP) 58
3.3.1.3. Modem cáp (Cable modem) 58
3.3.2. Đặc điểm của truyền dẫn đường lên trong truyền hình cáp 2 chiều. 59
3.3.2.1. Các nguồn nhiễu đường lên: 59
3.3.2.2. Lọc nhiễu đường lên. 59
CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP THIẾT KẾ MẠNG TRUYỀN HÌNH CÁP HỮU TUYẾN CHO THỦ ĐÔ HÀ NỘI 61
4.1. Sự cần thiết phải xây dựng một mạng truyền hình cáp hữu tuyến cho Hà Nội. 61
4.1.1. Thực trạng truyền hình tại Hà Nội. 61
4.1.2. Sự cần thiết phải đầu tư. 63
4.2. Phương pháp thiết bị hệ thống mạng truyền hình cáp. 63
4.2.1. Lựa chọn cấu hình mạng. 63
4.2.1.1. Mạng con truyền dẫn 64
4.2.1.2. Mạng con phân phối. 66
4.2.1.3. Mạng con truy nhập. 67
4.2.1.4. Nhận xét. 69
4.2.2. Phân bố dải tần tín hiệu trên mạng truyền hình cáp hữu tuyến, 71
4.2.3. Tính toán cự ly tối đa của đường truyền quang. 72
4.2.4. Tính toán kích thước node quang theo yêu cầu. 73
4.3. Thiết kế hệ thống mạng cho Hà Nội. 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
KẾT LUẬN 79
LỜI MỞ ĐẦU
Truyền hình cáp (CATV) từ lâu không còn xa lạ đối với người dân ở các nước phát triển trên thế giới. Tuy nhiên, việc triển khai và mở rộng các mạng truyền hình cáp vẫn chưa được quan tâm nhiều bởi vì trước đây mạng truyền hình cáp chỉ đơn thuần cung cấp các dịch vụ về truyền hình, không thể cung cấp các dịch vụ khác như thoại, số liệu…
Thuật ngữ CATV xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1948 tại Mỹ khi thực hiện thành công hệ thống truyền hình cáp hữu tuyến và thuật ngữ CATV được hiểu là hệ thống truyền hình cáp hữu tuyến (cable TV).
Một năm sau, cũng tại Mỹ, hệ thống truyền hình cộng đồng sử dụng anten (Community Antenna Television - CATV) cung cấp dịch vụ cho thuê bao bằng đường truyền vô tuyến đã được lắp đặt thành công. Từ đó thuật ngữ CATV được dùng để chỉ chung cho các hệ thống truyền hình cáp vô tuyến và hữu tuyến.
Những năm gần đây, do tăng nhu cầu thưởng thức các chương trình truyền hình chất lượng cao, nội dng phong phú cũng như sự tiến bộ trong công nghệ, các mạng truyền hình cáp đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Giờ đây không chỉ cung cấp các chương trình truyền hình thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của người xe mà chúng còn trở thành một tiềm lực cạnh tranh đáng kể đối với các mạng viễn thông khác trong việc cung cấp các dịch vụ viễn thông.
Tại Việt Nam, người dân cũng đã biết đến truyền hình cáp vô tuyến qua các kênh chương trình MMDS. Tuy nhiên, do giá thành còn cao và nội dung chương trình chưa phù hợp với người Việt Nam nên truyền hình cáp vẫn còn xa lạ với đa số người dân.
Tại Hà Nội, nhu cầu phát triển mạng truyền hình cáp hữu tuyến qui mô, hiện đại cung cấp nhiều chương trình cho người dân Thủ đô đã được lập kế hoạch và đang được triển khai trên diện rộng.
Nhận thức được việc xây dựng và phát triển mạng truyền hình cáp phục vụ đa số khán giả Việt Nam là nhu cầu cần thiết và là hướng đi tất yếu, tôi đã lựa chọn đề tài báo cáo: "Truyền hình cáp và ứng dụng" nhằm đi sâu tìm hiểu lĩnh vực còn hết sức mới mẻ này.
Trong thời gian thực hiện báo cáo, tôi đã có một thời gian thực tế tìm hiểu và nghiên cứu quá trình lắp đặt truyền hình cáp tại một số khu vực trên địa bàn Hà Nội. Với những hiểu biết còn hết sức hạn chế tôi đã cố gắng trình bày những nội dung cơ bản nhất liên quan đến mạng truyền hình cáp hữu tuyến, đồng thời nêu lên một cách khái quát những nguyên tắc và phương pháp thiết kế hệ thống mạng truyền hình cáp. Cuối cùng, tôi mạnh dạn đề xuất Bản thiết kế tổng quan mạng truyền hình cáp hữu tuyến nhằm ứng dụng cho Thủ Đô Hà Nội.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUẢN VỀ TRUYỀN HÌNH CÁP
1.1. TỔNG QUAN VỀ TRUYỀN HÌNH CÁP.
Mạng truyền hình cáp bao gồm 3 thành phần chính: Hệ thống thiết bị tại trung tâm, hệ thống mạng phân phối tín hiệu và thiết bị thuê bao.
Hình 1: Sơ đồ khối hệ thống truyền hình cáp.
1.1.1. Hệ thống thiết bị trung tâm.
Hệ thống trung tâm (Heađen System) là nơi cung cấp, quản lýý chương trình hệ thống mạng truyền hình cáp. Đây cũng chính là nơi thu thập các thông tin quan sát trạng thái, kiểm tra hoạt động mạng và cung cấp các tín hiệu điều khiển.
Với các hệ thống mạng hiện đại có khả năng cung cấp các dịch vụ truyền tương tác, truyền số liệu, hệ thống thiết bị trung tâm còn có thêm các nhiệm vụ như: Mã hoá tín hiệu quản lýý truy nhập, tính cước truy nhập, giao tiếp với các mạng viễn thông như mạng Internet…
1.1.2. Mạng phân phối tín hiệu truyền hình cáp.
Mạng phân phối tín hiệu truyền hình cáp là môi trường truyền dẫn tín hiệu từ trung tâm mạng đến các thuê bao. Tuỳ theo đặc trưng của mỗi hệ thống truyền hình cáp, môi trường truyền dẫn tín hiệu sẽ thay đổi: Với hệ thống truyền hình cáp như MMDS môi trường tủyền dẫn tín hiệu sẽ là sóng vô tuyến. Ngược lại, đối với hệ thống cáp hữu tuyến (cáp quang, cáp đồng trục, cáp đồng xoắn…). Mạng phân phối tín hiệu truyền hình cáp hữu tuyến có nhiệm vụ nhận tín hiệu phát ra từ các thiết bị trung tâm, điều chế, khuếch đại, cấp nguồn và phân phối tín hiệu hình đến tận thiết bị của thuê bao.
Hệ thống mạng phân phối tín hiệu truyền hình cáp là bộ phận quyết định đến đối tượng dịch vụ, khoảng cách phục vụ, số lượng thuê bao và khả năng mở rộng cung cấp mạng.
1.1.3. Thiết bị tại nhà thuê bao.
Với một mạng truyền hình cáp sử dụng công nghệ tương tự, thiết bị tại thuê bao có thể chỉ là một máy thu hình, thu tín hiệu từ mạng phân phối tín hiệu. Với mạng truyền hình cáp sử dụng công nghệ hiện đại hơn, thiết bị thuê bao gồm các bộ chia tín hiệu, các đầu thu tín hiệu truyền hình (Set-top-box) và các cáp dẫn… Các thiết bị này có nhiệm vụ thu tín hiệu và đưa đén TV để thuê bao sử dụng các dịch vụ của mạng: Chương trình TV, truy nhập Internet, truyền dữ liệu…
1.2. VỊ TRÍ CÁC MẠNG TRUYỀN HÌNH CÁP VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN.
Từ nhiều thập kỷ trước, mạng viễn thông được cấu thành bởi các thành phần riêng biệt. Thông thường, mạng viễn thông có thể được chia thành các nhóm như sau:
- Mạng truyền hình cộng đồng (Community Antenna Network - CATV);
- Mạng máy tính nội hạt LAN và mạng diện rộng WAN;
- Mạng thoại công cộng PSTN.
Các nhóm này thực sự là các mạng độc lập vì chúng cung cấp các dịch vụ chuyên biệt mà các mạng khác không thực hiện được. Do vậy mạng CATV không cung cấp cho thuê bao thoại hoặc các dịch vụ dữ liệu tốc độ cao và các mạng PSTN cũng không cung cấp các dịch vụ Video số hoặc tương tự quảng bá. Giữa những năm 90, có 2 ảnh hưởng mạnh mẽ đã đong vai trò quan trọng trong việc thay đổi diện mạo toàn mạng:
Thứ nhất, việc truy nhập Internet dễ dàng và chi phí thấp đã mở ra siêu lộ thông tin cho nhiều thuê bao và các doanh nghiệp thực hiện thương mại điện tử, mua sắm trực tuyến, quảng cáo, và các thông tin về dịch vụ dễ dùng, nhanh chóng và miễn phí khác.
Thứ hai, đó là việc ban hành đạo luật về viễn thông năm 1996 của Mỹ (U.S Telecommunications Act). Nội dung chính là bãi bỏ những quy định về viễn thông trong đó cho phép các Công ty thoại (nội hạt và đường dài), các nhà cung cấp dịch vụ không dây, hữu tuyến, quảng bá có thể thâm nhập vào lĩnh vực mà mình không phụ trách. Đạo luật này đã tạo ra hội chứng hợp nhất nhiều Công ty tạo thành các Công ty lớn.
Hình 2 chỉ ra sự hội tụ của 3 mạng viễn thông trong một mạng băng rộng để cung cấp nhiều dịch vụ thông tin và giải trí. Tuy nhiên, có nhiều nhân tố kinh tế, lợi nhuận, và điều tiết tác động đến tính khả thi trong việc xây dựng một mạng viễn thông như vậy.
Hình 2: Hội tụ mạng HFC, mạng máy tính và mạng PSTN
Các mạng CATV đã trải qua các giai đoạn phát triển từ mạng tương tự quảng bá một chiều đồng trục tới mạng HFC tương tác 2 chiều truyền tải các kênh video tương tự/số và dữ liệu tốc độ cao. Mạng đồng trục băng rộng kiến trúc cây và nhánh truyền thống được hỗ trợ bởi công nghệ RF phục vụ tốt các dịch vụ quảng bá và các dịch vụ điểm - đa điểm. Dùng nhiều bộ khuyếch đại (30 - 40), có thể làm giảm chất lượng và tính năng của kênh Video AM-VSB, làm giảm thị hiếu của khách hàng. Việc sử dụng các kết nối viba mặt đất đã giảm số lượng các bộ khuếch đại, cải thiện được hiệu năng truyền dẫn các kênh quảng bá tương tự.
Sự tiến bộ vượt bậc trong công nghệ sợi quang từ cuối những năm 80 đã khiến cho công nghiệp truyền hình cáp phát triển mạnh mẽ. Sự ra đời của laser điều chế trực tiếp DM-DFB 550 MHz và các bộ thu quang hoạt động ở dải bước sóng 1310nm đã làm thay đổi kiến trúc truyền thống mạng cáp đồng trục. Mạng HFC cho phép truyền dẫn tin cậy các kênh Video tương tự quảng bá qua sợi đơn mode SMF tới csac node quang, do đó số lượng các bộ khuếch đại RF đã được giảm đi rất nhiều. Hơn nữa các nhà điều hành còn thực hiện triển khai thiết bị Headend sử dụng các Ring sợi quang để kết nối giữa Headend trung tâm và các Heađen thứ cấp hoặc các Hub tại những vị trí quan trọng. Do vậy, các nhà điều hành cáp có thể hạ giá thành và cải thiện hơn nữa chất lượng và tính hữu dụng của các dịch vụ quảng bá truyền thống.
Sự phát triển của nhiều thiết bị quan trọng như: Các bộ điều chế QAM, các bộ thu QAM giá thành hạ, các bộ mã hoá và giải mã tín hiệu Video số, cho phép các nhà điều hành cáp cung cấp thêm khoảng 10 dịch vụ Video số mới trong các kênh Video AM/VSB dùng với STB số. Việc triển khai nhanh chóng mạng HFC 750MHz và một số dịch vụ viễn thong cung cấp khả năng cạnh tranh truy nhập và nhiều loại hình kinh doanh cho khách hàng tại các thị trường quan trọng.
Vào giữa thập kỷ 1990, kiến trúc mạng HFC đã bắt đầu có hướng phát triển mới. Cuộc cách mạng này là do những áp lực sau của thị trường:
- Bùng nổ nhu cầu truy nhập dữ liệu tốc độ cao trong các khu vực dân cư;
- Nhu cầu chuyển phát các dịch vụ số tương tác;
- Gia tăng cạnh tranh từ nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông và các nhà cung cấp dịch vụ DBS;
- Sự tiến bộ trong công nghệ sợi quang, đặc biệt là laser và bộ thu quang và quản lýý mạng cáp.
Những nhu cầu và áp lực của thị trường đã tác động tới các nhà điều hành cáp xem lại kiến trúc mạng HFC hiện tại và tiến tới mạng truy nhập CATV DWDM.
1.3. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN TRUYỀN HÌNH CÁP TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG KHU VỰC.
1.3.1. Truyền hình cáp hữu tuyến tại Bắc Mỹ.
Khu vực Bắc Mỹ dẫn đầu trên thế giới về phát triển truyền hình cáp hữu tuyến với gần 100 triệu thuê bao, chiếm hơn 90% tổng số người xem truyền hình trong khu vực. Sự thay đổi nghiêng về truyền hình cáp rất rõ rệt: năm 1978 truyền hình vô tuyến chiếm 93% tổng số người xem thì đến năm 1995 giảm xuống còn 65% để nhường chỗ cho truyền cáp hữu tuyến. Ngày nay truyền hình cáp hữu tuyến CATV với hàng trăm chương trình thông tin đang đi sâu rộng vào đời sống kinh tế - chính trị và xã hội ở khu vực Bắc Mỹ.
Ở Canada, truyền hình cáp hữu tuyến phát triển rất sớm để phục vụ những vùng nông thôn xa xôi. Năm 1982 Canada thực hiện chương trình thu lệ phí truyền hình cáp làm tăng số lượng người xem tới 60%, chiếm hơn 7 triệu thuê bao.
1.3.2. Truyền hình cáp tại một số thành phố lớn của Mỹ.
Cablevision System của Mỹ là tập đoàn viễn thông và giải trí hàng đầu cung cấp dịch vụ truyền hình cáp. Cablevision có khoảng 3,4 triệu thuê bao truyền hình cáp tại New York, Boston, Cleveland. Trong đó 2,7 triệu thuê bao tại New York, 350.000 thuê bao tại Boston, 300.000 thuê bao tại Cleveland.
Mạng truyền hình cáp của Cablevision ban đầu là cáp đồng trục, đến nay đã phát triển các đường cáp quang tạo ra hệ thống mạng lai HFC, Cablevision có thể cung cấp các dịch vụ hết sức phong phú cho khách hàng.
- Các chương trình truyền hình như Optimum TV;
- Các kênh phím: American Movie Clasics, Bravo, The Inđêpnent Film Channel;
- Các chương trình tham quan du lịch trên TV như: Madison square garden;
- Truy nhập Internet qua modem cáp;
- Cung cấp dịch vụ điện thoại nội hạt qua mạng HFC.
Hiện tại Cablevision đang thực hiện một dự án với tổng kinh phí 300 triệu USD nhằm đưa dịch vụ truyền hình số và Internet tốc độ cao vào mạng truyền hình cáp của mình.
1.3.3. Truyền hình cáp tại khu vực Châu Âu.
Khu vực Châu Âu với thị trường truyền hình cáp ở Đức là 50%, Thụy Điển và Pháp: 36%, các nước Bỉ, Hà Lan, Lucxambua, Thụy Sĩ… có khoảng 10%. Nước Anh đứng đầu về sản xuất chương trình truyền hình cáp ở Châu Âu. Sở dĩ khu vực Tây Âu giàu có này ít dùng CATV công cộng vì dân chúng sử dụng anten thu trực tiếp từ vệ tinh (DBA) đắt tiền, thực chất cũng là truyền hình CATV thu nhỏ trong gia đình.
1.3.4. Truyền hình cáp tại Thụy Điển.
Truyền hình cáp tại Thụy Điển được triển khai bắt đầu những năm 1960 tại các khu nhà cao tầng mới xây, hệ thống truyền dẫn là cáp đồng trục do Nhà nước quản lýý. Mãi đến năm 1992 csac hệ thống truyền hình cáp tư nhân mới được phép hoạt động.
Khoảng 70% số hộ gia đình tại Thụy Điển truy nhập dịch vụ truyền hình cáp hữu tuyến CATV. Khoảng 88% truy nhập CATV hữu tuyến hoặc truyền hình qua vệ tinh.
Hiện nay có 4 nhà cung cấp dịch vụ CATV lớn nhất tại Thụy Điển là:
- Telia Kabel: 1,3 triệu thuê bao;
- Kablevision: 500.000 thuê bao, trong đó 350.000 thuê bao nằm trong các mạng cáp thể được cung cấp dịch vụ bằng hai đường khác nhau;
- Stjarn - TV: 230.000 thuê bao;
- Sweden Online: 185.000 thuê bao.
1.3.5. Truyền hình cáp tại Châu Á.
Cho đến nay, truyền hình cáp tại Châu Á, phát triển khá nhanh chóng, đặc biệt là các nước như Nhật Bản, Hà Quốc. Hiện nay, tại Thái Lan có khaỏng vài trăm ngàn thuê bao truyền hình cáp, với lệ phí hàng tháng 20USD/tháng. Các nước khác cũng coi truyền hình cáp hữu tuyến là phương tiện nghe nhìn đại chúng thích hợp sử dụng kinh phí đóng góp của nhân dân mà không phải xin kinh phí của Nhà nước.
1.3.6. Truyền hình cáp tại Trung Quốc.
Cho đến cuối năm 1999, Trung Quốc có khaỏng 80 triệu thuê bao truyền hình cáp hữu tuyến, đến nay có khoảng 90 triệu thêu bao, đứng thứ hai trên thế giới sau Bắc Mỹ về số lượng thuê bao. Do dân số đứng đầu thế giới và diện tích đứng thứ 3 trên thế giới, Trung Quốc chọn phương án truyền hình cáp hữu tuyến CATV để phát triển kinh tế và văn hoá tinh thần của nhân dân. Đảng và Nhà nước Trung Quốc đề ra chủ trương là "Truyền hình cáp khắp xóm thôn, truyền hình cáp đến mọi nhà". Truyền hình cáp CATV Trung Quốc đã tự tạo nguồn vốn đóng góp khổng lồ của Nhân dân để phục vụ đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân và hỗ trợ cho truyền hình vô tuyến bao cấp đang gặp khó khăn.
Dịch vụ truyền hình cáp hữu tuyến tại Trung Quốc hiện nay được cung cấp bởi một số nhà cung cấp dịch vụ khác nhau. Hệ thống truềyn hình cáp hữu tuyến tại Trung Quốc đến nay sử dụng chủ yếu hệ thống sợi quang kết hợp cáp đồng trục - HFC. Hệ thống cáp quang cho CATV được cung cấp bởi các nhà quản lýý mạng viễn thông quốc gia và liên tỉnh Trung Quốc như China Telecom, Provincial PTAs, China Unicom, và một số các tổ chức có đường cáp quang riêng như: Bộ đường sắt, Bộ năng lượng, Bộ dầu khí, các tổ chức phát thanh và truyền hình Trung Quốc.
1.3.7. Truyền hình cáp tại Indonesia.
Truyền hình cáp lần đầu tiên được triển khai tại Indonesia là hệ thống mạng K@belvision tại Jakarta. K@belvision là hệ thống mạng lai giữa cáp quang và cáp đồng trục HFC (Hybrid Fiber/ Coaxial) cung cấp các dịch vụ chủ yếu bao gồm:
Dịch vụ truyền hình cáp: Phim truyện, ca nhạc, thời trang, quảng cáo, giải trí…
Truy cập Internet. K@belvision được kết nói với các nhà cung cấp dịch vụ Internet của Indonesia cho phép khách hàng truyền hình cáp có thể kết nối Internet với tốc độ lên đến 10 Mb/s bằng đường cáp của mạng K@belvision.
Hệ thống mạng K@belvision được phát triển từ năm 1994 tại Jakât. K@belvision có thể ghép đến 88 kênh truyền hình tương tự trên cùng một sợi cáp đồng trục.
1.4. CÁC CÔNG NGHỆ TRUY NHẬP CẠNH TRANH.
Có nhiều công nghệ truy nhập có thể phục vụ các dịch vụ băng rộng tới thuê bao. Phần này sẽ cung cấp tổng quan một số công nghệ cạnh tranh cùng những ưu nhược điểm từng loại.
1.4.1. Công nghệ ADSL.
Công nghệ ADSL sử dụng đường dây thoại xoắn đôi hiện có để cung cấp băng thông yêu cầu cho các dịch vụ băng rộng như truy nhập Internet, thoại hội nghị, đa phương tiện tương tác và VOD. Công nghệ ADSL được thiết kế để giải quyết tính trạng tắc nghẽn nghiêm trọng hiện nay trong các mạng thoại giữa tổng đài trung tâm (CO) và thuê bao. ADSL có thể chuyển phát tốc độ dữ liệu trong khoảng từ 64 kb/s đến 8,192 Mb/s cho kênh đường xuống và tốc độ trong khoảng 16kb/s tới 768 kb/s cho các kênh đường lên trong khi vẫn đồng thời dùng các dịch vụ thoại truyền thống (POTS).
ADSL rất phù hợp để đáp ứng nhu cầu truy nhập Internet tốc độ cao. Đường truyền dẫn ADSL cung cấp tốc độ dữ liệu tới 8 Mbit/s xuống khách hàng và 640 Kbit/s luồng lên mở rộng dung lượng truy nhập mà không cần lắp đặ