Đồ án Tự động hóa xử lý nước thải và đánh giá ưu nhược điểm

Cùng với sự phát triển của sản xuất công nghiệp, xử lý nước thải công nghiệp đang là vấn đề vô cùng quan trọng, bảo đảm cho sự trong sạch môi trường sống đồng thời góp phần vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế mọi quốc gia trên thế giới. Tại nhiều nước có nền công nghiệp phát triển cao như Nhật, Mỹ, Anh, Pháp,. các hệ thống xử lý nước thải công nghiệp đã được nghiên cứu và đưa vào ứng dụng từ lâu, đặc biệt các thành tựu tiên tiến trong lĩnh vực tự động hoá cũng đã được áp dụng và đem lại hiệu quả kỹ thuật, kinh tế xã hội vô cùng to lớn. Nhiều hãng đi đầu trong lĩnh vực này như USFilter, Aquatec Maxcon, Hunter Water Corporation (HWC), Global Industries.Inc. đã đưa ra các giải pháp công nghệ xử lý nước thải hiện đại. Những công nghệ tự động hoá của các công ty hàng đầu trên thế giới như SIEMENS, AB, YOKOGAWA,. được sử dụng rộng rãi trong các công trình xử lý nước thải. Có thể nói trình độ tự động hoá xử lý nước thải đã đạt mức cao, tất cả các công việc giám sát, điều khiển đều có thể thực hiện được tại một trung tâm, tại đây người vận hành được hỗ trợ bởi những công cụ đơn giản, dễ sử dụng như giao diện đồ hoạ trên PC, điều khiển bằng kích chuột,. góp phần nâng hiệu quả cho công việc quản lý điều hành dây chuyền công nghệ. Ngoài ra cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và viễn thông, khoảng cách về không gian và thời gian đã được rút ngắn, cho phép người vân hành có thể điều khiển từ cách xa hàng ngàn km với chỉ một máy tính PC hoặc nhận được thông tin về hệ thống thông qua SMS. Hơn thế, hệ thống tự động hoá xử lý nước thải còn được tích hợp với các hệ thống điều hành ở cấp độ điều khiển cao hơn như cấp điều hành sản xuất (manufacturing execution: workflow, order tracking, resources), cấp xí nghiệp (enterprise:Production planning, orders, purchase) và trên cùng là cấp quản trị (administration:Planning, Statistics, Finances) nhằm nâng cao hơn nữa mức tự động hoá và tối ưu hoá quá trình sản xuất. Ngoài ra, trong lĩnh vực điều khiển đã có rất nhiều các lý thuyết điều khiển hiện đại được áp dụng như điều khiển mờ, mạng nơ-ron, điều khiển dự báo trước (predicted control), điều khiển lai ghép (hybrid control),. được ứng dụng trong xử lý nước thải để nâng cao chất lượng điều khiển và hiệu suất của các công đoạn xử lý. Lý hệ chuyên gia cũng được áp dụng mở ra khả năng tự động hoá hoàn toàn cho xử lý nước thải.

doc91 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3750 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tự động hóa xử lý nước thải và đánh giá ưu nhược điểm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TỰ ĐỘNG HÓA XỬ LÝ NƯỚC THẢI 1.1. Tự động hóa trong xử lý nước thải. Cùng với sự phát triển của sản xuất công nghiệp, xử lý nước thải công nghiệp đang là vấn đề vô cùng quan trọng, bảo đảm cho sự trong sạch môi trường sống đồng thời góp phần vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế mọi quốc gia trên thế giới. Tại nhiều nước có nền công nghiệp phát triển cao như Nhật, Mỹ, Anh, Pháp,... các hệ thống xử lý nước thải công nghiệp đã được nghiên cứu và đưa vào ứng dụng từ lâu, đặc biệt các thành tựu tiên tiến trong lĩnh vực tự động hoá cũng đã được áp dụng và đem lại hiệu quả kỹ thuật, kinh tế xã hội vô cùng to lớn. Nhiều hãng đi đầu trong lĩnh vực này như USFilter, Aquatec Maxcon, Hunter Water Corporation (HWC), Global Industries.Inc... đã đưa ra các giải pháp công nghệ xử lý nước thải hiện đại. Những công nghệ tự động hoá của các công ty hàng đầu trên thế giới như SIEMENS, AB, YOKOGAWA,... được sử dụng rộng rãi trong các công trình xử lý nước thải. Có thể nói trình độ tự động hoá xử lý nước thải đã đạt mức cao, tất cả các công việc giám sát, điều khiển đều có thể thực hiện được tại một trung tâm, tại đây người vận hành được hỗ trợ bởi những công cụ đơn giản, dễ sử dụng như giao diện đồ hoạ trên PC, điều khiển bằng kích chuột,... góp phần nâng hiệu quả cho công việc quản lý điều hành dây chuyền công nghệ. Ngoài ra cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và viễn thông, khoảng cách về không gian và thời gian đã được rút ngắn, cho phép người vân hành có thể điều khiển từ cách xa hàng ngàn km với chỉ một máy tính PC hoặc nhận được thông tin về hệ thống thông qua SMS. Hơn thế, hệ thống tự động hoá xử lý nước thải còn được tích hợp với các hệ thống điều hành ở cấp độ điều khiển cao hơn như cấp điều hành sản xuất (manufacturing execution: workflow, order tracking, resources), cấp xí nghiệp (enterprise:Production planning, orders, purchase) và trên cùng là cấp quản trị (administration:Planning, Statistics, Finances) nhằm nâng cao hơn nữa mức tự động hoá và tối ưu hoá quá trình sản xuất. Ngoài ra, trong lĩnh vực điều khiển đã có rất nhiều các lý thuyết điều khiển hiện đại được áp dụng như điều khiển mờ, mạng nơ-ron, điều khiển dự báo trước (predicted control), điều khiển lai ghép (hybrid control),... được ứng dụng trong xử lý nước thải để nâng cao chất lượng điều khiển và hiệu suất của các công đoạn xử lý. Lý hệ chuyên gia cũng được áp dụng mở ra khả năng tự động hoá hoàn toàn cho xử lý nước thải. 1.2. Ưu điểm của tự động hóa trong xử lý nước thải. Tự động hoá xử lý nước thải là điều cần thiết nhưng cũng không cần phải chạy đua theo mốt, mà phải phân tích rõ mục đích của tự động hoá và đặc biệt phải chú ý: vì sao phải tự động hoá và cho ai? - Cải thiện điều kiện làm việc: Mục đích đầu tiên của tự động hoá là phải loại bỏ công việc lặp lại và khó nhọc cho việc vận hành, ví dụ: liên tục theo dõi, kiểm tra nhiều thông số công nghệ, tắt bật cơ cấu chấp hành, ghi chép số liệu, sự cố,...Tự động hoá và giám sát bằng máy tính làm tiện lợi thêm khả năng khống chế từ xa một số lượng lớn các thông tin, đơn giản hoá nhiệm vụ khai thác, giám sát và quản lý. - Nâng cao hiệu quả của thiết bị: Trước hết ta có thể cải thiện chất lượng xử lý nước bằng các thiết bị đo và điều chỉnh . Ví dụ như định lượng chất phản ứng, mức độ ô xy hoá, kiểm tra nhiệt độ các bể phản ứng…Tự động hoá quá trình cho phép giải phóng con người và làm tăng tốc độ tin cậy của hệ thống. Nhưng mục tiêu quan trọng là nâng cao độ chắc chắn vận hành của thiết bị có tính đến các tiêu chuẩn độ tin cậy qua việc nghiên cứu các sự cố vận hành. Nghĩa là dự phòng các phương án để thiết bị có thể làm việc liên tục trong trường hợp bị hỏng hóc một bộ phận nào đó bằng cách đưa tự động các thiết bị dự phòng vào làm việc và giải quyết hỏng hóc. Tự động hoá cho phép việc nghiên cứu thống kê các dữ liệu đã thu được, mở ra con đường tối ưu của việc xử lý. - Tăng năng suất lao động: Tự động hoá nhằm nâng cao năng suất bằng cách giảm chi phí vận hành. Ta cũng có thể tối ưu hoá giá thành năng lượng chi phí hàng giờ và chi phí vật liệu. Giảm nhân công vận hành và giảm công việc bảo dưỡng cũng cho phép giảm giá thành. - Trợ giúp việc giám sát: Nó bao gồm việc lắp đặt bộ biến đổi, phát hiện báo động, đặt các phương tiện ghi các dữ liệu và truyền đi xa cho đến nơi giám sát bằng máy tính. Tự động hoá không có mục đích riêng, mức độ phức tạp của thiết bị phải đáp ứng điều kiện của nhà máy và đối tượng xử lý. Tự động hoá chỉ xem như một bộ trợ giúp, không ép buộc. Một trong những hậu quả của một hệ thống tự động không chắc chắn là khi “mất nhớ” nó không tiếp xúc trực tiếp được với quá trình công nghệ được nữa. Tuy nhiên những ưu điểm của nó quá rõ ràng nếu thiết bị được một chuyên gia về xử lý nước thải thiết kế và vận hành thực hiện. Qua nghiên cứu những ưu nhược điểm của tự động hóa trong xử lý nước thải, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ dệt sợi, công ty Phong Phú nhận thấy xây dựng một hệ thống tự động xử lý nước thải là một vấn đề cấp thiết. CHƯƠNG II : GIỚI THIỆU CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI HIỆN NAY Nước thải chứa nhiều tạp chất khác nhau, mục đích của quá trình xử lý nước thải là khử các tạp chất đó sao cho sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn chất lượng ở mức chấp nhận được theo các chỉ tiêu đã đặt ra. Hiện nay có nhiều biện pháp xử lý nước thải khác nhau. Thông thường quá trình được bắt đầu bằng phương pháp cơ học, lựa chọn phương pháp tiếp theo tuỳ thuộc vào đặc tính, lưu lượng nước thải và mức độ làm sạch cần thiết. Các phương pháp xử lý nước thải thường dùng: 2.1. Phương pháp xử lý cơ học: Phương pháp này dùng để xử lý sơ bộ, giúp loại bỏ các tạp chất rắn kích cỡ khác nhau có trong nước thải như rơm cỏ, gỗ, bao bì chất dẻo, giấy, dầu mỡ nổi, cát sỏi, các vụn gạch ngói…và các hạt lơ lửng huyền phù khó lắng. Các phương pháp xử lý cơ học thường dùng: 2.1.1. Lọc. Lọc qua song chắn, lưới chắn: mục đích của quá trình này là loại bỏ những tạp chất, vật thô và các chất lơ lửng có kích thước lớn trong nước thải để tránh gây ra sự cố trong quá trình vận hành xử lý nước thải. Song chắn, lưới chắn hoặc lưới lọc có thể đặt cố định hay di động, cũng có thể là tổ hợp cùng với máy nghiền nhỏ. Thông dụng hơn là các song chắn cố định. 2.1.2. Lắng. Quá trình lắng được tiến hành dưới tác dụng của trọng lực: nhằm để loại các tạp chất ở dạng huyền phù thô ra khỏi nước. Để tiến hành quá trình này người ta thường dùng các loại bể lắng khác nhau. Trong công nghệ xử lý nước, theo chức năng các loại bể lắng được phân chia thành: bể lắng cát, bể lắng cấp 1, bể lắng cấp 2. Bể lắng cấp 1 có nhiệm vụ tách các chất rắn hữu cơ (60%) và các chất rắn khác, còn bể lắng 2 có nhiệm vụ tách bùn sinh học ra khỏi nước thải. Quá trình lắng dưới tác dụng của lực ly tâm và lực nén: những hạt lơ lửng còn được tách bằng quá trình lắng chúng dưới tác dụng của lực ly tâm trong các xyclon thuỷ lực hoặc máy ly tâm. Ngoài ra, trong nước thải sản xuất có các tạp chất nổi (dầu mỡ bôi trơn, nhựa nhẹ…) cũng được xử lý bằng phương pháp lắng. 2.2. Phương pháp xử lý hóa học: Phương pháp xử lý hóa học là giai đoạn xử lý trước khi làm sạch sinh hóa. Tùy thuộc đặc tính các chất bẩn có trong nước thải, người ta chọn các phương pháp xử lý hóa học khác nhau. 2.2.1. Phương pháp trung hoà. Nước thải sản xuất của nhiều lĩnh vực có chứa axit hoặc kiềm. Để nước thải được xử lý tốt ở giai đoạn xử lý sinh học phải tiến hành trung hòa và điểu chỉnh pH về vùng 6,6 ÷ 7,6. Trung hòa còn có mục đích làm cho một số kim loại nặng lắng xuống và tách khỏi nước thải. Trung hòa bằng cách dùng các dung dịch axit hoặc muối axit, các dung dịch kiềm hoặc oxit kiềm để trung hòa dịch nước thải. 2.2.2. Phương pháp keo tụ. Để tăng nhanh quá trình lắng các chất lơ lửng phân tán nhỏ, keo, thậm chí cả nhựa nhũ tương polyme và các tạp chất khác, người ta dùng phương pháp đông tụ. Khi đó nồng độ chất lơ lửng, mùi, màu sẽ giảm xuống. Các chất đông tụ thường dùng là nhôm sunfat, sắt sunfat, sắt clorua… Việc chọn loại hóa chất, liều lượng tối ưu của chúng, thứ tự cho vào nước, lượng cặn tạo thành, …phải được thực hiện bằng thực nghiệm. Thông thường liều lượng chất trợ đông tụ cho vào trong khoảng 1(5 mg/l. 2.2.3. Phương pháp oxy hóa - khử. Để làm sạch nước thải người ta có thể sử dụng các chất oxy – hóa như: Clo ở dạng khí và lỏng trong môi trường kiềm, vôi Clorua (CaOCl2), hipoclorit, pecmanganat, ozon,…và các chất khử như: Natri sunfua (Na2S), Natri sunfit (Na2SO3), sắt sunfit (FeSO4), khí Sunfurơ SO2…Trong phương pháp này các chất độc hại trong nước thải được chuyển thành các chất ít độc hơn và tách ra khỏi nước bằng lắng hoặc lọc. 2.3. Phương pháp xử lý hóa lý: Cơ sở của phương pháp này là các quá trình lý hóa diễn ra giữa các chất bẩn với hoá chất cho thêm vào. Bao gồm các quá trình: keo tụ, hấp phụ, trích ly, bay hơi, tuyển nổi, trao đổi ion, tinh thể hóa, màng bán thấm, cô đặc, khử hoạt tính chất phóng xạ, khử khí, khử màu,.. Keo tụ: làm trong và khử màu nước thải bằng cách dùng các chất keo tụ (phèn) và các chất trơ keo tụ để liên kết các chất bẩn ở dạng lơ lửng và keo thành những bông có kích thước lớn hơn. Những bông đó khi lắng xuống kéo theo các chất không tan cùng lắng theo. Hấp phụ: tách các chất hữu cơ và khí hòa tan ra khỏi nước thải bằng cách tập trung các chất đó trên bề mặt chất thải rắn (hấp phụ hoá học) hoặc bằng cách tương tác giữa các chất bẩn hòa tan với các chất rắn (hấp phụ hóa học). Trích ly: tách các chất bẩn hòa tan khỏi nước thải bằng dung môi nào đó nhưng với điều kiện dung môi đó không tan trong nước và độ hòa tan chất bẩn trong dung môi cao hơn trong nước. Chưng bay hơi: là chưng nước thải để các chất hòa tan trong đó cùng bay lên theo hơi nước. Tuyển nổi: là loại các tạp chất bẩn ra khỏi nước bằng cách tạo cho chúng khả năng dễ nổi lên mặt nước. Muốn vậy người ta cho vào nước chất tuyển nổi hoặc tác nhân tuyển nổi để thu hút và kéo các chất bẩn nổi lên mặt nước, sau đó loại hỗn hợp chất bẩn và chất tuyển nổi ra khỏi nước. Khi tuyển nổi người ta thường dùng các bọt khí nhỏ li ti, phân tán và bảo hòa trong nước. Những hạt chất bẩn chứa trong nước sẽ dính vào các bọt không khí và cùng các bọt không khí nổi lên mặt nước, rồi được loại ra khỏi nước. Trao đổi ion: là phương pháp thu hồi các cation và anion bằng các chất trao đổi ion (ionit). Các chất trao đổi ion là các chất rắn trong thiên nhiên hoặc vật liệu nhựa nhân tạo. Chúng không hòa tan trong nước và trong dung môi hữu cơ, có khả năng trao đổi ion. Phương pháp trao đổi ion cho phép thu được các chất quý trong nước thải và cho hiệu suất xử lý khá cao. Tinh thể hóa: là phương pháp loại các chất bẩn ra khỏi nước ở trạng thái tinh thể. Màng bán thấm: là phương pháp tách các chất tan khỏi các hạt keo bằng cách dùng các màng bán thấm. Đó là các màng xốp đặc biệt không cho các hạt keo đi qua. Ngoài các phương pháp hoá lý kể trên, để xử lý khử các chất bẩn trong nước thải người ta còn dùng các phương pháp như: khử chất phóng xạ, khử khí, khử mùi, khử muối trong nước thải. 2.4. Phương pháp sinh học: Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học dựa trên hoạt động sống của vi sinh vật, chủ yếu là vi khuẩn dị dưỡng hoại sinh, có trong nước thải. Quá trình hoạt động của chúng cho kết quả là các chất hữu cơ gây nhiễm bẩn được khoáng hóa và trở thành những chất vô cơ, các chất khí đơn giản và nước. Đến nay người ta đã xác định được rằng, các vi sinh vật có thể phân hủy tất cả các chất hữu cơ có trong thiên nhiên và nhiều hợp chất hữu cơ tổng hợp nhân tạo. Mức độ và thời gian phân hủy phụ thuộc vào cấu tạo của chất hữu cơ đó, độ hoà tan trong nước và hàng loạt các yếu tố ảnh hưởng khác. Vi sinh vật trong nước thải sử dụng các hợp chất hữu cơ và một số chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo ra năng lượng. Quá trình dinh dưỡng làm cho chúng sinh sản, phát triển tăng số lượng tế bào, đồng thời làm sạch các chất hữu cơ hòa tan hoặc các hạt keo phân tán nhỏ. Những công trình xử lý sinh học chia thành hai nhóm: + Những công trình trong đó quá trình xử lý thực hiện trong điều kiện tự nhiên: cánh đồng tưới, bãi lọc, hồ sinh học,... Quá trình xử lý diễn ra chậm, dựa chủ yếu vào nguồn oxy và vi sinh vật có trong nước và đất. + Những công trình xử lý trong điều kiện nhân tạo: bể lọc sinh học (Biophin), bể làm thoáng sinh học (Aeroten), v.v... do các điều kiện tạo nên bằng nhân tạo mà quá trình xử lý diễn ra nhanh hơn, cường độ mạnh hơn. Căn cứ vào tính chất hoạt động của vi sinh vật có thể chia phương pháp sinh học ra thành 3 nhóm chính như sau: Phương pháp hiếu khí (aerobic) Phương pháp thiếu khí (anoxic) Phương pháp kỵ khí (anaerobic) Các phương pháp hiếu khí: Các quá trình hiếu khí có thể xảy ra ở điều kiện tự nhiên hoặc trong các điều kiện nhân tạo. Quá trình xử lý bằng hiếu khí nhân tạo, người ta đã tạo ra các điều kiện tối ưu cho quá trình oxy hoá nên quá trình xử lý có tốc độ và hiệu suất cao hơn rất nhiều. Các phương pháp thiếu khí: Các phương pháp xử lý thiếu khí thường được áp dụng để loại các chất dinh dưỡng như nitơ, photpho, các yếu tố gây hiện tượng bùng nổ tảo trên bề mặt nước thải. Các phương pháp kị khí (lên men): Thường được sử dụng để chuyển hoá các chất hữu cơ trong phần cặn của nước thải bằng vi sinh vật hô hấp tùy tiện hoặc vi sinh vật kị khí, trong đó ưu thế là vi sinh vật kị khí. CHƯƠNG III : YÊU CẦU CÔNG NGHỆ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI PHONG PHÚ 3.1. Qui trình công nghệ nhà máy xử lý nước thải dệt Phong Phú. 3.2. Yêu cầu công nghệ của các thiết bị trong nhà máy. 3.2.1. Bể thu gom : Máy tách rác( 1 cái ): Luôn luôn hoạt động Bơm nước thải ( 2 cái ) và thiết bị đo lưu lượng : Có 2 chế độ hoạt động: tự động luân phiên, tự động theo mức Chế độ tự động luân phiên: Khi chọn chế độ hoạt động này 2 bơm nước thải sẽ tự động hoạt động luân phiên nhau. Các thông số có thể kiểm soát được: thời gian luân phiên. Chế độ tự động theo mức: Khi chọn chế độ hoạt động này 2 bơm nước thải sẽ tự động hoạt động phụ thuộc vào mực nước trong bể. Và có 2 mực nước khống chế số lượng hoạt động của các bơm, ta gọi đó là mực nước cao( H) và thấp ( L). Các bơm hoạt động như sau: + Nếu mực nước< L: Các bơm dừng hoạt động + Nếu L< mực nước < H: Một bơm sẽ hoạt động, hoạt động luân phiên + Nếu mực nước> H: 2 bơm sẽ hoạt động Các thông số có thể kiểm soát được: thời gian luân phiên. Thiết bị đo lưu lượng luôn hoạt động khi bơm nước thải hoạt động 3.2.2. Bể điều hoà: * Bơm nước thải ( 2 cái ): Có 2 chế độ hoạt động: tự động luân phiên, tự động theo mức. - Chế độ tự động luân phiên: Khi chọn chế độ hoạt động này 2 bơm nước thải sẽ tự động hoạt động luân phiên nhau. Các thông số có thể kiểm soát được: thời gian luân phiên. - Chế độ tự động theo mức: Khi chọn chế độ hoạt động này 2 bơm nước thải sẽ tự động hoạt động phụ thuộc vào mực nước trong bể. Và có 2 mực nước khống chế số lượng hoạt động của các bơm, ta gọi đó là mực nước cao( H) và thấp ( L). Các bơm hoạt động như sau: + Nếu mực nước< L: Các bơm dừng hoạt động + Nếu L< mực nước < H: Một bơm sẽ hoạt động, hoạt động luân phiên + Nếu mực nước> H: 2 bơm sẽ hoạt động Các thông số có thể kiểm soát được: thời gian luân phiên. * Máy thổi khí (2 cái): Hoạt động theo chế độ tự động luân phiên. Chế độ tự động luân phiên: Ở chế độ hoạt động này 2 máy thổi khí sẽ tự động hoạt động luân phiên .Các thông số có thể kiểm soát được: thời gian luân phiên. 3.2.3. Bể keo tụ và tạo bông: Cụm điều chỉnh pH (bao gồm: thiết bị đo pH, bơm định lượng axit (DLa), máy khuấy bể keo tụ, máy khuấy bể tạo bông , bơm định lượng phèn): Chế độ tự động theo pH: Bơm định lượng Dla sẽ hoạt động phụ thuộc vào thông số pH do thiết bị đo pH đưa về (luôn luôn hiển thị trên màn hình điều khiển trung tâm). Bơm định lượng sẽ hoạt động như sau: Nếu pH > 7.5 (mức cao): Bơm Dla sẽ hoạt động. (Vì nước thải tại nhà máy dệt có độ pH trong khoảng 9 - 11 nên bình thường bơm định lượng axít sẽ hoạt động và không khi nào giá trị pH nhỏ hơn 6.5). Giá trị mức cao của PH được cài đặt từ màn hình điều khiển. Lưu ý: - Chế độ điều khiển tự động theo pH hoạt động khi bơm nước thải bể điều hoà phải đang hoạt động. - Giá trị PH của nước thải dệt nhuộm khoảng từ 9 đến 11. - Cánh khuấy bồn axit và bazơ hoạt động khi bơm định lượng tương ứng hoạt động. - Máy khuấy bể keo tụ và tạo bông: phụ thuộc vào cụm điều chỉnh pH 3.2.4. Bể lắng 1: * Thanh gạt bùn: Hoạt động khi bơm nước thải bể điều hoà phải đang hoạt động. * Bơm bùn ( 2 cái) :Hoạt động khi bơm nước thải bể điều hoà phải đang hoạt động. Hoạt động tự động luân phiên. Thông số có thể kiểm soát được: thời gian luân phiên. 3.2.5. Bể xử lý sinh học ( aebps): * Máy thổi khí (4 cái, trong đó 2 cái hoạt động, 2 cái dự phòng ): Có 2 chế độ hoạt động: tự động luân phiên, tự động theo DO . - Chế độ tự động luân phiên: Khi chọn chế độ hoạt động này 4 máy thổi khí sẽ tự động hoạt động luân phiên (2 máy hoạt động, 2 máy nghỉ) .Các thông số có thể kiểm soát được: Thời gian luân phiên và thông số DO sẽ được hiển thị về màn hình điều khiển trung tâm. - Chế độ tự động theo DO: Khi chọn chế độ hoạt động này 4 máy thổi khí sẽ hoạt động phụ thuộc vào thông số DO, sẽ có 2 mức DO quyết định hoạt động của các máy thổi khí ta gọi đó là mực DO cao( H) và DO thấp ( L). Các máy thổi khí sẽ hoạt động như sau: + Nếu DO< L: 3 máy thổi khí sẽ hoạt động. + Nếu L< DO < H: Hai máy thổi khí sẽ hoạt động, hoạt động luân phiên. + Nếu DO > H: 1 máy thổi khí hoạt động, 3 máy dừng. Chế độ hoạt động sẽ luân phiên 1 trong 4 máy. Các thông số có thể kiểm soát được: Thời gian luân phiên. Thông số DO sẽ được hiển thị về màn hình điều khiển trung tâm. * Bơm dinh dưỡng (2 cái), máy khuấy bồn dinh dưỡng (2 cái): Hoạt động khi bơm nước thải bể điều hòa đang hoạt động. 3.2.6. Bể lắng 2: * Thanh gạt bùn: Hoạt động khi bơm nước thải bể điều hoà phải đang hoạt động. * Bơm bùn (2 cái): Hoạt động khi bơm nước thải bể điều hoà phải đang hoạt động. Hoạt động tự động luân phiên. Thông số có thể kiểm soát được: Thời gian luân phiên. 3.2.7. Hệ thống ép bùn: Bao gồm máy ép bùn băng tải, bơm bùn trục vít, bơm định lượng polyme, motor khuấy pha hóa chất polyme.Hoạt động khi bơm nước thải bể điều hoà phải đang hoạt động. Máy ép bùn băng tải: Khi máy ép bùn hoạt động tự động thì đồng thời bơm bùn trục vít, bơm định lượng polyme, máy khuấy bồn polyme và máy khuấy bồn trộn bùn- polyme hoạt động đồng thời. 3.2.8. Bể trung gian: Hệ thống xử lý oxy hoá nâng cao: Bao gồm cụm thiết bị oxy hoá nâng cao, bơm định lượng hoá chất xúc tác và máy khuấy hoá chất xúc tác hoạt động đồng thời. Hoạt động khi bơm nước thải bể điều hoà phải đang hoạt động. CHƯƠNG IV : CÁC THIẾT BỊ SỬ DỤNG VÀ SƠ ĐỒ NỐI ĐIỆN TRONG NHÀ MÁY 4.1. Các thiết bị sử dụng. Bảng 4.1: Bảng các thiết bị sử dụng. STT  TÊN THIẾT BỊ  ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT  contactor  thông số kỹ thuật  SỐ LƯỢNG      rơle        aptomat        BỂ THU GOM (KÍCH THƯỚC: L x W x H = 10.0 x 4.4 x 5.0 m)      Bơm nước thải (dạng bơm đặt khô)  - Công suất động cơ: 8.5HP  GV2ME20  7,5KW, 13….18 A, Nút Ấn  2      LC1D18Q7  7,5KW, 380VAC  2             MƯƠNG ĐẶT MÁY TÁCH RÁC (KÍCH THƯỚC: L x W x H = 4.4 x 1.5 x 1.5 m)      Môtơ và ròng rọc kéo rổ đựng rác  - Công suất động cơ: 1HP  GV2ME14  4KW, 6…10 A  1      LC1D09Q7 (2)  4KW, 380VAC  1                 BỂ ĐIỀU HÒA (KÍCH THƯỚC: L x W x H = 22.4 x 15.0 x 4.0 m)      Tháp giải nhiệt  - Công suất quạt: 30HP  GV3P50  22KW, 37…50 A  1      LC1D18Q7  7,5KW, 380VAC  1      LC1D25Q7 (2)  11KW, 380VAC  2      Bơm nước thải (dạng bơm chìm)  - Công suất động cơ: 8.5HP  GV2ME20  7,5KW, 13….18 A, NÚT Ấn  2      LC1D18Q7  7,5KW, 380VAC  2