Đồ án Ứng dụng công nghệ CAD/CAM/CAE trong việc thiết kế, phân tích, đánh giá và chế tạo chi tiết

Nước ta đang bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm đưa Việt Nam trở thành nước có nền công nghiệp văn minh, hiện đại. Ngày nay, ngành công nghệ thông tin đã ứng dụng rất hiệu quả trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là các lĩnh vực tạo ra của cải cho xã hội, điển hình là khu vực sản xuất công nghiệp với rất nhiều ngành đa dạng. Công nghệ thông tin đã chuyển đổi các quá trình sản xuất kiểu truyền thống sang các quá trình sản xuất công nghệ cao. Nhờ đó các giai đoạn thiết kế và chế tạo từng bước được tự động hóa từng phần hoặc hoàn toàn nhờ các hệ thống CAD/CAM/CAE. Trong những năm tới đây, quá trình công nghiệp hóa ngày càng cao hơn đòi hỏi các kĩ sư cơ khí và các cán bộ kĩ thuật phải được đào tạo các kiến thức cơ bản tương đối rộng, đồng thời phải biết vận dụng các kiến thức đó để giải quyết các vấn đề thường gặp trong sản xuất.

doc81 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6459 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Ứng dụng công nghệ CAD/CAM/CAE trong việc thiết kế, phân tích, đánh giá và chế tạo chi tiết, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ CAD/CAM TRONG GIA CÔNG CƠ KHÍ 2 1.1 Giới thiệu về CAD/CAM/CAE 2 1.2 Một số phần mềm CAD/CAM sử dụng trong cơ khí chế tạo 3 1.3.1 Chức năng của CAD/CAM 3 1.3.2 Những ứng dụng của CAD/CAM trong ngành chế tạo máy 4 1.3.3 Lợi ích của CAD/CAM 5 1.4 Tìm hiểu về phần mềm Catia 9 1.4.2 Sơ lược về cách sử dụng phần mềm Catia trong CAD 14 1.4.3 Sử dụng Catia trong CAM 20 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH PHẦN TỬ 28 HỮU HẠN 28 2.1 Giới thiệu chung về phương pháp phần tử hữu hạn 28 2.2 Khái niệm về phương pháp phần tử hữu hạn 28 2.3 Nội dung của phương pháp phần tử hữu hạn 29 2.3.1 Trình tự phân tích bài toán theo phương pháp phần tử hữu hạn 31 2.3.2 Hàm xấp xỉ - phép nội suy 32 2.4 Ứng dụng phương pháp phần tử hữu hạn trong thực tế. 37 2.5 So sánh PPPTHH với phương pháp sai phân hữu hạn (PPSPHH) 38 CHƯƠNG 3: ANSYS WORKBENCH VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG ANSYS WORKBENCH PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH MÁY PHAY CNC 40 3.1 Tổng quan về Ansys 40 3.2 Ứng dụng của Ansys Workbench vào phân tích, đánh giá mô hình máy phay CNC 46 3.2.1. Phân tích biến dạng và ứng suất tĩnh 47 3.2.2 Phân tích Dao động tự do (Free Vibration Analysis) 59 CHƯƠNG 4 : LẬP TRÌNH GIA CÔNG MỘT CHI TIẾT CỤ THỂ TRÊN MÔ HÌNH MÁY PHAY CNC 68 4.1 Trình tự gia công và chế độ cắt 70 4.2 Chương trình gia công 70 4.3 Các bước tiến hành gia công CNC trên Catia 73 KẾT LUẬN 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO 78 LỜI MỞ ĐẦU Nước ta đang bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm đưa Việt Nam trở thành nước có nền công nghiệp văn minh, hiện đại. Ngày nay, ngành công nghệ thông tin đã ứng dụng rất hiệu quả trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là các lĩnh vực tạo ra của cải cho xã hội, điển hình là khu vực sản xuất công nghiệp với rất nhiều ngành đa dạng. Công nghệ thông tin đã chuyển đổi các quá trình sản xuất kiểu truyền thống sang các quá trình sản xuất công nghệ cao. Nhờ đó các giai đoạn thiết kế và chế tạo từng bước được tự động hóa từng phần hoặc hoàn toàn nhờ các hệ thống CAD/CAM/CAE. Trong những năm tới đây, quá trình công nghiệp hóa ngày càng cao hơn đòi hỏi các kĩ sư cơ khí và các cán bộ kĩ thuật phải được đào tạo các kiến thức cơ bản tương đối rộng, đồng thời phải biết vận dụng các kiến thức đó để giải quyết các vấn đề thường gặp trong sản xuất. Sau một thời gian thực tập và được sự chỉ dẫn nhiệt tình của Th.s Trần Thanh Hải đến nay em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp. Trong quá trình thực hiện đồ án vẫn còn nhiều thiếu sót em rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo cùng tất cả các bạn để đồ án của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Hà nội, ngày 10 tháng 5 năm 2010 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thành Luân Lớp cơ điện tử K46 - ĐHGTVT CHƯƠNG I: ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ CAD/CAM TRONG GIA CÔNG CƠ KHÍ Giới thiệu về CAD/CAM/CAE CAD - Computer Aided Design: Thiết kế trợ giúp bằng máy tính. Mục tiêu của lĩnh vực CAD là tự động hóa từng bước, tiến tới tự động hóa cao hơn trong thiết kế sản phẩm. CAM - Computer Aided Manufacturing: Chế tạo sản xuất có sự trợ giúp của máy tính. Mục tiêu của CAM là: Mô phỏng quá trình chế tạo, lập trình chế tạo sản phẩm trên các mấy công cụ tự động CNC (Computer Numerical Control –Điều khiển số dùng máy tính). Quá trình CAM được thực hiện trên hệ thống máy công cụ điều khiển số NC, CNC. CAE - Computer Aided Engineering: Kĩ thuật mô hình hóa và tạo mẫu nhanh trong thiết kế, chế thử sản phẩm. Công nghệ CAE bao gồm: + Phân tích ứng suất trên những thành phần sử dụng FEA (Phân tích phần tử hữu hạn) + Động lực học tính toán chất lỏng, tính toán phân tích luồng nhiệt và lỏng + Mô phỏng cơ khí + Động lực học + Tối ưu hóa sản phẩm và quá trình CAD/ CAM là lĩnh vực nghiên cứu nhằm tạo ra các hệ thống tự động thiết kế và chế tạo trong đó máy tính điện tử được sử dụng để thực hiện một số chức năng nhất định. CAD/CAM tạo ra mối quan hệ thiết giữa hai dạng hoạt động : Thiết kế và chế tạo Tự động hóa thiết kế là dùng hệ thống và phương tiện tính toán giúp người kĩ sư thiết kế, mô phỏng, phân tích và tối ưu hóa giải pháp thiết kế. Tự động hóa chế tạo là dùng máy tính điện tử để kế hoạch hóa, điều khiển và kiểm tra nguyên công gia công. Một số phần mềm CAD/CAM sử dụng trong cơ khí chế tạo Một số phần mềm CAD/CAM dùng trong cớ khí chế tạo, sản xuất công nghiệp: AUTOCAD: Dùng cho thiết cơ khí, xây dựng, kiến trúc, điện, điện tử. UNIGRAPHICS: Rất mạnh trong thiết kế, tính toán cơ khí chế tạo DOLIDWORK : Rất mạnh trong thiết kế, tính toán cơ khí chế tạo và xây dựng CIMATRON: Tích hợp liên hoàn CAD/CAM/CNC cho cơ khí chế tạo MASTER CAM: Tích hợp liên hoàn CAD/CAM/CNC cho cơ khí chế tạo DENFORD: Giải pháp CAD/CAM/CNC trọn gói CATIA: Là phần mềm chuyên thiết kế các sản phẩm 3D có sự hỗ trợ của máy tính, là bộ phần mềm có sự phức hợp của CAD/CAM/CAE PRO/ENGINEER: Là phần mềm CAD/CAM/CAE tích hợp, có nhiều chức năng trợ giúp thiết kế, phân tích kĩ thuật và lập trình cho máy NC Chức năng, ứng dụng và lợi ích của CAD/CAM 1.3.1 Chức năng của CAD/CAM Khác biệt cơ bản với qui trình thiết kế theo công nghệ truyền thống, CAD cho phép quản lý đối tượng thiết kế dưới dạng mô hình hình học số trong cơ sở dữ liệu trung tâm, do vậy CAD có khả năng hỗ trợ các chức năng kỹ thuật ngay từ giai đoạn phát triển sản phẩm cho đến giai đoạn cuối của quá trình sản xuất, tức là hỗ trợ điều khiển các thiết bị sản xuất bằng điều khiển số. Hệ thống CAD được đánh giá có đủ khả năng để thực hiện chức năng yêu cầu hay không, phụ thuộc chủ yếu vào chức năng xử lý của các phần mềm thiết kế. Ngày nay những bộ phần mềm CAD/CAM chuyên nghiệp phục vụ thiết kế và gia công khuôn mẫu có khả năng thực hiện được các chức năng cơ bản sau: - Thiết kế mô phỏng hình học 3 chiều (3D) những hình dạng phức tạp. - Giao tiếp với các thiết bị đo, quét toạ độ 3D thực hiện nhanh chóng các chức năng mô phỏng hình học từ dữ liệu số. - Phân tích và liên kết dữ liệu: tạo mặt phân khuôn, tách khuôn, quản lý kết cấu lắp ghép... - Tạo bản vẽ và ghi kích thước tự động: có khả năng liên kết các bản vẽ 2D với mô hình 3D và ngược lại. - Liên kết với các chương trình tính toán thực hiện các chức năng phân tích kỹ thuật: tính biến dạng khuôn, mô phỏng dòng chảy vật liệu, trường áp suất, trường nhiệt độ, độ co rút vật liệu,... - Nội suy hình học, biên dịch các kiểu đường chạy dao chính xác cho công nghệ gia công điều khiển số. - Giao tiếp dữ liệu theo các định dạng đồ hoạ chuẩn. - Xuất dữ liệu đồ hoạ 3D dưới dạng tập tin STL để giao tiếp với các thiết bị tạo mẫu nhanh theo công nghệ tạo hình lập thể. 1.3.2 Những ứng dụng của CAD/CAM trong ngành chế tạo máy Tạo mẫu nhanh thông qua giao tiếp dữ liệu với thiết bị tạo mẫu nhanh theo công nghệ tạo hình lập thể (đo quét toạ độ) Giảm đáng kể thời gian mô phỏng hình học bằng cách tạo mô hình hình học theo cấu trúc mặt cong từ dữ liệu số. Chức năng mô phỏng hình học mạnh, có khả năng mô tả những hình dáng phức tạp nhất. Khả năng mô hình hoá cao cho các phương pháp phân tích, cho phép lựa chọn giải pháp kỹ thuật tối ưu. 1.3.3 Lợi ích của CAD/CAM Lợi ích của CAD có nhiều, song chỉ có một số trong đó là có thể định lượng được. Một số lợi ích khác khó có thể lượng hoá được mà chỉ thể hiện ở chất lượng công việc được nâng cao, thông tin tiện dụng, điều khiển tốt hơn v.v... Một số lợi ích của CAD trong hệ tích hợp CAD/CAM: - Nâng cao năng suất kỹ thuật - Giảm thời gian chỉ dẫn - Giảm số lượng nhân viên kỹ thuật - Dễ cải tiến cho phù hợp với khách hàng - Phản ứng nhanh với nhu cầu thị trường - Tránh phải ký các hợp đồng con để kịp tiến độ - Hạn chế lỗi sao chép đến mức tối thiểu - Độ chính xác thiết kế cao - Khi phân tích dễ nhận ra những tương tác giữa các phần tử cấu thành - Phân tích chức năng vận hành tốt hơn nên giảm khâu thử nghiệm trên mẫu - Thuận lợi cho việc lập hồ sơ, tư liệu - Bản thiết kế có tính tiêu chuẩn cao - Nâng cao năng suất thiết kế dụng cụ cắt - Dễ tiết kiệm về chi phí, giảm giá thành - Giảm thời gian đào tạo hội họa viên và lập trình viên cho máy NC - Ít sai sót trong lập trình cho máy NC - Giúp tăng cường sử dụng các chi tiết máy và dụng cụ cắt có sẵn - Thiết kế dễ phù hợp với các kỹ thuật chế tác hiện có. - Tiết kiệm vật liệu và thời gian máy nhờ các thuật toán tối ưu. - Nâng cao hiệu quả quản lý trong thiết kế. - Dễ kiểm tra chất lượng sản phẩm phức tạp. - Nâng cao hiệu quả giao diện thông tin và dễ hiểu nhau hơn giữa các nhóm kỹ sư, thiết kế viên, hội họa viên, quản lý và các nhóm khác. Phân tích một số lợi ích điển hình : 1. Nâng cao năng suất thiết kế Năng suất cao giúp cho vị thế cạnh tranh của một hãng được nâng lên vì giảm được yêu cầu nhân lực của một đồ án, dẫn tới hạ giá thành và thời gian xuất xưởng của một sản phẩm. Tổng kết một số đơn vị có sử dụng hệ CAD cho thấy năng suất có thể tăng từ 3 - 10 lần so với công nghệ thiết kế cũ, thậm chí còn cao hơn, tuỳ theo các yếu tố sau đây : Độ phức tạp của bản vẽ kỹ thuật Mức độ tỉ mỉ của bản vẽ Mức độ lặp đi lặp lại của chi tiết hay bộ phận được thiết kế Mức độ đối xứng của bộ phận được thiết kế Tính dùng chung của các chi tiết để lập thư viện. 2. Giảm thời gian chỉ dẫn Thiết kế với hệ CAD nhanh hơn thiết kế theo cách truyền thống, đồng thời nó cũng đẩy nhanh các tác vụ lập biểu bảng và báo cáo (lập các bảng liệt kê cụm lắp ghép chẳng hạn) mà trước đây phải làm bằng tay. Do vậy, một hệ CAD có thể tạo ra một tập bản vẽ cuối cùng về các chi tiết máy và các báo cáo, biểu bảng kèm theo một cách nhanh chóng. Thời gian chỉ dẫn trong thiết kế được rút ngắn dẫn đến kết quả là làm giảm thời gian kể từ khi nhận đơn đặt hàng đến khi giao sản phẩm. 3. Phân tích thiết kế Các chương trình phân tích thiết kế có sẵn trong một hệ CAD giúp quá trình thiết kế diễn ra theo những khuôn mẫu tác nghiệp có logic hơn, không cần phải trao đi đổi lại giữa nhóm thiết kế và nhóm phân tích mà cũng những con người ấy, họ vẫn có thể tiến hành công việc phân tích khi bản thiết kế vẫn còn nằm trên máy tính của trạm thiết kế. Điều đó giúp cho người kỹ sư tập trung tư tưởng hơn vì họ đang đối thoại trực tiếp với bản thiết kế cuả mình. Nhờ khả năng phân tích này mà bản thiết sẽ tối ưu hơn. Mặt khác, thời gian thiết kế nói chung cũng sẽ được tiết kiệm hơn do sự phân tích thiết kế giờ đây ứng xử nhanh hơn và không còn mất thời gian trao đi đổi lại từ bản vẽ của người thiết kế tới bàn làm việc của người phân tích như trước đây nữa. Hãy lấy việc thiết kế động cơ máy bay làm ví dụ. Ở đây trọng lượng của động cơ là chỉ tiêu rất quan trọng, do vậy từng chi tiết của nó phải được xác định tỉ mỉ. Theo cách thiết kế thủ công thì để xác định trọng lượng của một chi tiết máy, nhất là ở những chi tiết có hình dáng phức tạp, cần chia nó ra thành những mảnh đơn giản để tính rồi cộng lại để biết trọng lượng chung của chi tiết ấy. Sau đó cộng trọng lượng tất cả các chi tiết để biết trọng lượng toàn bộ động cơ. Cuối cùng, đem so sánh xem phương án thiết kế nào cho động cơ có trọng lượng bé nhất thì chọn phương án ấy. Nhờ hệ CAD với chức năng phân tích khối lượng của nó mà công việc này được thực hiện trên máy tính một cách dễ dàng và với độ chính xác cao. Do các hệ CAD cho phép phân tích và sửa đổi một bản thiết kế sơ bộ một cách dễ dàng và thuận lợi nên người ta có thể đưa ra nhiều phương án để nghiên cứu, so sánh, và vì thế có thể nói thiết kế trên hệ CAD cho kết quả tốt hơn trước đây nhiều. 4. Giảm sai sót thiết kế Các hệ CAD vốn có khả năng tránh các sai sót về thiết kế, bản vẽ và lập hồ sơ tư liệu, thuyết minh kỹ thuật. Do vậy các lỗi vào (input) và di chuyển dữ liệu ... thường xảy ra khi lập liệt kê chi tiết và làm dự trù vật liệu bằng cách thủ công thì ở đây đều bị loại bỏ. Sở dĩ có thể chính xác như vậy chủ yếu là do khi đã có bản vẽ ban đầu rồi thì các thông tin về nó không còn phải quản lý bằng cách thủ công nữa. Mặt khác, các công việc lặp đi lặp lại, tốn nhiều thời gian sau khi có bản vẽ nói trên như di chuyển nhiều ký hiệu hay hình vẽ, sắp xếp theo khu vực hay theo chi tiết cùng loại v.v... đều được thực hiện nhanh chóng với kết quả chính xác và nhất quán. Nhờ khả năng tương tác người - máy, các hệ CAD còn có khả năng đặt câu hỏi xem dữ liệu đưa vào có mắc lỗi không. Đương nhiên các khả năng kiểm tra việc vào dữ liệu loại này tuỳ thuộc vào ý định của các nhà thiết kế hệ CAD muốn đặt câu hỏi cho dữ liệu đầu vào nào và hỏi cái gì để người thiết kế tự kiểm tra lại xem mình vào đã đúng chưa 5. Các phép tính thiết kế có độ chính xác cao hơn Độ chính xác toán học trong hệ CAD là 14 con số có nghĩa sau dấu chấm thập phân. Đặc biệt độ chính xác khi thiết kế các đường và mặt ba chiều thì cho đến nay chưa có phương pháp tính tay nào so sánh được. Độ chính xác do sử dụng các hệ CAD còn thể hiện ở rất nhiều phương diện. Chẳng hạn các chi tiết được đặt tên và đánh số như thế nào thì chúng vẫn được bảo toàn trong toàn bộ các bản vẽ. Hoặc nếu có một sự thay đổi nào của một chi tiết thì sự thay đổi ấy vẫn được bảo toàn trong toàn bộ gói hồ sơ và tác động tới tất cả các bản vẽ có sử dụng chi tiết ấy. Độ chính xác do hệ CAD mang lại còn làm cho việc lập tiên lượng và dự toán công trình được chính xác hơn, tiến độ mua sắm vật tư được sát sao hơn. 6. Tiêu chuẩn hoá các thủ tục thiết kế, lập bản vẽ và lập tư liệu Trong một hệ CAD, chỉ có một cơ sở dữ liệu duy nhất và một hệ điều hành (DOS hoặc WINDOWS chẳng hạn) được thống nhất dùng chung cho mọi trạm thiết kế của hệ. Do vậy, một cách tự nhiên, hệ cung cấp một tiêu chuẩn thống nhất cho mọi thủ tục và mọi quá trình thiết kế cũng như thiết lập bản vẽ. Các bản vẽ đều được vẽ ra theo một quy định thống nhất, không hệ bị lẫn lộn vì những quy định này đã được thiết lập sẵn trong hệ CAD rồi. 7. Bản vẽ dễ đọc và dễ hiểu hơn CAD tạo ra và sửa đổi một bản vẽ hình chiếu trực lượng, chiếu xiên cũng dễ dàng như vậy đối với bản vẽ hình chiếu trực giao. Nói chung, tính dễ đọc dễ hiểu của một bản vẽ phụ thuộc trực tiếp vào phép chiếu được sử dụng trong bản vẽ đó: chiếu phối cảnh dễ hình dung hơn chiếu trực lượng, và chiếu trực lượng dễ hình dung hơn chiếu trực giao. Trên thực tế, hầu hết các bản vẽ kết cấu là từ các đường nét kết hợp lại, nếu được đánh bóng thêm vào thì chúng càng dễ hiểu hơn, và đánh màu càng làm nổi bật hơn nữa. Cuối cùng, phép hoạt hoá hình ảnh trên màn hình CRT càng giúp cho người quan sát dễ hiểu thêm một mức nữa. 8. Các thủ tục thay đổi kỹ thuật được cải thiện hơn Các bản vẽ và các tư liệu gốc được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của hệ CAD. Điều đó cho phép truy nhập dễ hơn là khi chúng được cất trong kho lưu trữ thông thường, cho phép kiểm tra lại chúng một cách nhanh chóng dựa theo những thông tin mới. Do việc lưu trữ dữ liệu là rất đảm bảo nên các thông tin quá khứ trong các bản vẽ trước kia vẫn rất dễ dàng lưu lại trong cơ sở dữ liệu của hệ CAD, thuận tiện cho việc so sánh với những yêu cầu của bản vẽ hay bản thiết kế mới. 9. Các lợi ích trong giai đoạn chế tạo Cơ sở dữ liệu của hệ CAD/CAM được dùng cho cả giai đoạn thiết kế và việc lập kế hoạch và điều khiển sản xuất. Các lợi ích trong giai đoạn chế tạo bao gồm: Thiết kế đồ gá và dụng cụ cắt để chế tạo sản phẩm Lập trình NC Lập quy trình công nghệ bằng máy tính. Liệt kê bản vẽ lắp (do hệ CAD lập) để sản xuất. Dò khuyết tật bằng máy tính Lập kế hoạch tay máy người máy. Lập công nghệ nhóm Tất cả những lợi ích này có được là nhờ cơ sở dữ liệu do hệ CAD/CAM tạo ra mà khởi đầu là những dữ liệu được tạo ra từ giai đoạn CAD. 1.4 Tìm hiểu về phần mềm Catia 1.4.1 Tổng quan về Catia I. Giới thiệu về phần mềm Catia Phần mềm Catia là phần mềm hỗ trợ cho công việc thiết kế các chi tiết của người kĩ sư thiết kế. Ngoài ra Catia còn cung cấp các chức năng lắp ghép các chi tiết máy rời rạc thành các cụm chi tiết, một cơ cấu máy hay một máy cơ khí hoàn chỉnh. Người sử dụng phần mềm Catia có thể mô phỏng chuyển động của cụm chi tiết, cơ cấu hay máy cơ khí đã lắp ráp một ở trên một cách sinh động. Sự chuyển đổi giữa các môi trường làm việc trong Catia hết sức linh hoạt bằng cách sử dụng thanh Start giúp cho người thiết kế cảm thấy thoải mái và tiết kiệm được nhiều thời gian. Với những phần mềm thiết kế cơ khí khác như Pro/E, Solid Edge, Solid Work,.. Để bắt đầu lắp ráp các chi tiết máy đã thiết kế bạn cần thực hiện các thao tác như thoát file của chi tiết bạn đang thiết kế và tạo một file lắp ráp mới rất mất thời gian. Đối với Catia, ngay khi bạn đang làm việc trong môi trường thiết kế chi tiết mà bạn muốn chuyển đổi sang môi trường lắp ráp thì bạn chỉ việc chọn thanh công cụ Start và sau đó chọn môi trường lắp ráp chi tiết là bạn đã thực hiện bước tạo file lắp ráp rất nhanh chóng và linh hoạt. Hoặc khi muốn mô phỏng chuyển động của cơ cấu đã lắp ráp bạn cũng chỉ việc thực hiện thao tác tương tự như ở trên để vào môi trường mô phỏng chuyện động. Ngoài ra bạn có thể thấy được những chức năng, tính năng thiết kế và mô phỏng của Catia khi bạn sử dụng nó. Catia có nhiều module lớn chia thành nhiều module nhỏ khác nhau: Hình 1.1. Các module thường dùng trong Catia Mechanical design có các mô đun nhỏ hơn là Part design, Assembly, Weld Design, Mold Tooling Design…: + Part Design: Thiết kế chi tiết 3D + Assembly Design: Lắp ghép các cụm chi tiết + Weld Design: Tạo mối nối bằng công nghệ hàn + Mold Tooling Design: Thiết kế khuôn + Drafting: Bản vẽ kỹ thuật + Core Design: Thiết kế lòng lõi khuôn + Wireframe and Surface Design: Thiết kế dạng bề mặt và khung dây + Generative Sheetmetal Design: Thiết kế kim loại tấm Module Shape có các module nhỏ như: FreeStyle, Sketch Tracer, Generative Shape Design (Thiết kế khung dây và bề mặt)… Machining có các module nhỏ: 3 Axis Surface Machining, Lathe Machining, NC Manufacturing Infrastructure, Prismatic Machining (gia công CNC) Module Analysis & Simulation có 2 module nhỏ: Advanced Meshing tools, Generative Structural Analysis: phân tích độ bền giới hạn (Phương pháp phần tử hữu hạn) II. Tổng quan về giao diện của Catia 1. Thanh Menu: Bao gồm các thanh như: Start, File, Edit, Views, Insert, Tools, Analyze, Window, Help… - Star Menu: Dùng chuyển đổi giữa các môi trường làm việc - File Menu: Bao gồm các lệnh như New, Open , Save, Save As, Close, Print. Nó cũng chứa một danh sách các file đã dùng trước đó. - Edit menu: Bao gồm các lệnh như Cut, Copy, Paste, Update. Menu này tương tự danh sách sổ xuống. - Views Menu: Là menu quan trọng nhất gồm tất cả các công cụ và lựa chọn điều khiển (Manupulating) như Zoom, Pan, Rotate... và lựa chọn Render. - Insert Menu: Gồm các lệnh dùng để chèn các vật thể hay một chi tiết trong file. - Tools Menu: Là menu quan trọng sử dụng để gán các thuộc tính sử dụng cho môi trường làm việc của Catia. - Window Menu: Dùng để chuyển đổi và quan sát các file đã mở. - Help Menu: Dùng để mở dữ liệu trợ giúp của Catia Hình 1.2. Giao diện chính của Catia 2. Specication Tree và vùng vẽ (Geometry Area) : Specification Tree Để thuận tiện cho quá trình thao tác và quản lý các sản phẩm trong bản vẽ, Catia cung cấp cho người thiết kế Specification Tree. Specification Tree lưu giữ tất cả các sản phẩm cũng như các lệnh mà người thiết kế dùng để tạo nên sản phẩm của mình, ta có thể quan sát thấy Specification Tree ở phía trên bên trái của màn hình. Để tắt hoặc bật Specification Tree ta vào: View-> Specifications (Hoặc ấn F3). + Bật chế độ Full Screen:View->Full Screen. + Thoát khỏi Full Screen: Right Click lên màn hình và hủy chọn Full Screen. Muốn di chuyển Specification Tree trong hộp thoại ta Click chuột trái lên khung nhìn và di chuột. Muốn Zoom khung nhìn ta Click chuột trái vào góc d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDTTN1_LuanDA SUA CHUAN.doc
  • pptĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP.ppt