Trên thế giới hiện nay, dầu nhờn vẫn là chất bôi trơn chủ yếu trong các ngành công nghiệp và dân dụng. Với vai trò quan trọng của mình, dầu nhờn đã trở thành một loại vật liệu công nghiệp không thể thiếu cùng với sự phát triển của xã hội các loại máy móc, thiết bị, công cụ được đưa vào ứng dụng trong công nghiệp và dân dụng ngày càng nhiều.
Trước vấn đề cấp thiết đó, các tập thể khoa học lớn đang không ngừng nghiên cứu thành phần, tính chất của dầu mỏ nói chung và các cấu tử nói riêng để hoàn thiện các phương pháp khai thác và chế biến nguồn tài nguyên quý giá này. Khi sử dụng dầu nhờn làm chất lỏng bôi trơn giữa các bề mặt lớp tiếp xúc của các chi tiết máy móc nhằm mục đích giảm mài mòn, giảm ma sát, tản nhiệt, làm mát. Nhờ vậy giảm được tiêu hao năng lượng để thắng lực ma sát sinh ra khi các chi tiết máy chuyển động. Nói chung, dầu nhờn có ứng dụng rất rộng rãi trong đời sống hiện nay. Đặc biệt nó có tầm quan trọng lớn đối với các loại máy móc, nếu thiếu chúng thì máy móc thiết bị không thể làm việc được.
109 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4430 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Ứng dụng phân tích dầu bôi trơn và hạt mài mòn trong chẩn đoán kỹ thuật máy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
KHOA CƠ KHÍ
BỘ MÔN KỸ THUẬT MÁY
----------o0o----------
THUYẾT MINH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH DẦU BÔI TRƠN VÀ
HẠT MÀI MÒN TRONG CHẨN ĐOÁN KỸ THUẬT MÁY”.
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : ThS. LÊ LĂNG VÂN.
SINH VIÊN THỰC HIỆN : HOÀNG XUÂN TRƯỜNG.
LỚP : CƠ - ĐIỆN TỬ.
KHÓA : 46.
HÀ NỘI - 5/2010
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….....
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN ĐỌC DUYỆT:
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….....
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU …………………………………………………………...6
Chương 1: Mục đích, phạm vi và giới hạn nghiên cứu của đề tài.
Bảo dưỡng sửa chữa máy móc và những thay đổi trong bảo dưỡng
sửa chữa…………………………………………………………..7
Khái niệm………………………………………………………....7
Những thay đổi trong sửa chữa bảo dưỡng……………………….8
Các phương pháp chẩn đoán………………………………………..9
1.3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu của đề tài “ ứng dụng phân tích
dầu bôi trơn và hạt mài mòn trong chẩn đoán kỹ thuật máy”...11
1.3.1. Tính cấp thiết của đề tài…………………………………………....11
1.3.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài……………………………………11
1.3.3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài………………………………….....11
Chương 2: Khái niệm chung về dầu bôi trơn.
2.1. Một số vấn đề về dầu bôi trơn…………………………………….12
2.1.1. Dầu khoáng……………………………………………………….12
2.1.2. Dầu tổng hợp……………………………………………………...12
2.1.3. Chất phụ gia trong dầu bôi trơn…………………………………...13
2.2. Dầu bôi trơn hệ thống.
2.2.1. Yêu cầu……………………………………………………………16
2.2.2. Phân loại dầu bôi trơn bánh răng………………………………….17
2.2.3. Sử dụng dầu hộp số……………………………………………….19
2.3. Dầu bôi trơn động cơ………………………………………………20
2.3.1. Vai trò và nhiệm vụ.........................................................................20
2.3.2. Pha chế dầu động cơ........................................................................22
2.3.3. Tiêu chuẩn cho dầu nhớt động cơ...................................................22
2.4. Chẩn đoán kỹ thuật bằng phân tích dầu bôi trơn và hạt mài mòn....23
2.4.1. Phân tích thành phần kim loại.........................................................24
2.4.2. Phân tích hình dáng hạt mài mòn....................................................24
2.4.3. Kích thước hạt mài mòn..................................................................27
2.4.4. Số lượng hạt mài mòn.....................................................................28
Chương 3: Các thiết bị thí nghiệm và nghiên cứu.
3.1. Hộp giảm tốc trục vít hai cấp...........................................................28
3.2. Máy phân tích thành phần kim loại TN Alloy Pro 9388..................33
3.2.1. Tổng quan về sản phẩm..................................................................33
3.2.2. Tìm hiểu các tính năng của hệ thống và cơ khíển của thiết bị.......36
3.2.3. Khởi động và kiểm tra hệ thống.....................................................40
3.2.4. Các thông số cấu hình....................................................................44
3.2.5. Menu file........................................................................................47
3.2.6. Truy cập kết quả được lưu.............................................................49
3.2.7. Menu the Utilities( tiện ích) và menu setup( cài đặt).....................50
3.2.8. Phép đo và kết quả.........................................................................53
3.3. Hệ thống phân tích hình ảnh Omnimet Express Image Analysis
(86-3000)................................................................................................57
3.3.1. Vài nét chính của Omnimet Enterprise………………………….58
3.3.2. Các phím nguồn của hệ thống phân tích hình ảnh........................62
3.3.3. Cở sở dữ liệu của Omimet Image..................................................67
3.3.4 Các chức năng trên thanh công cụ của sổ ảnh................................78
3.3.5. Cửa sổ hiện thị kết quả..................................................................80
3.3.6. Tạo báo cáo( Report Genenation)..…………………………….. 82
Chương 4: Thí nghiệm và phân tích đánh giá kết quả.
4.1. Thí nghiệm 1………………………………………………………….86
4.2. Thí nghiêm 2………………………………………………………….87
4.3. Phân tích các kết quả thí nghiệm……………………………………..92
Kết luận…………………………………………………………………….96
Taì liệu tham khảo………………………………………………………….97
LỜI MỞ ĐẦU
Trên thế giới hiện nay, dầu nhờn vẫn là chất bôi trơn chủ yếu trong các ngành công nghiệp và dân dụng. Với vai trò quan trọng của mình, dầu nhờn đã trở thành một loại vật liệu công nghiệp không thể thiếu cùng với sự phát triển của xã hội các loại máy móc, thiết bị, công cụ được đưa vào ứng dụng trong công nghiệp và dân dụng ngày càng nhiều. Trước vấn đề cấp thiết đó, các tập thể khoa học lớn đang không ngừng nghiên cứu thành phần, tính chất của dầu mỏ nói chung và các cấu tử nói riêng để hoàn thiện các phương pháp khai thác và chế biến nguồn tài nguyên quý giá này. Khi sử dụng dầu nhờn làm chất lỏng bôi trơn giữa các bề mặt lớp tiếp xúc của các chi tiết máy móc nhằm mục đích giảm mài mòn, giảm ma sát, tản nhiệt, làm mát. Nhờ vậy giảm được tiêu hao năng lượng để thắng lực ma sát sinh ra khi các chi tiết máy chuyển động. Nói chung, dầu nhờn có ứng dụng rất rộng rãi trong đời sống hiện nay. Đặc biệt nó có tầm quan trọng lớn đối với các loại máy móc, nếu thiếu chúng thì máy móc thiết bị không thể làm việc được.
Phân tích dầu nhờn có thể cho chúng ta biết được tình trạng mài mòn của các cặp chi tiết trong máy móc và thiết bị. Đề tài này bước đầu nghiên cứu các công cụ phân tích và đánh giá dầu bôi trơn để phục vụ cho công việc chẩn đoán kỹ thuật.
CHƯƠNG 1 : MỤC ĐÍCH, PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN
NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Bảo dưỡng sửa chữa máy móc và những thay đổi trong bảo dưỡng
sửa chữa[1]
Khái niệm
Bảo dưỡng: duy trì trạng thái hoạt động của máy móc thiết bị đảm bảo máy móc thiết bị hoàn thành các chức năng của chúng.
Bảo dưỡng sửa chữa dựa vào độ tin cậy (dựa vào chẩn đoán kỹ thuật): là quá trình được sử dụng để xác định các yêu cầu sửa chữa của máy móc thiết bị trong quá trình hoạt động của chúng.
Theo dõi tình trạng kỹ thuật máy trực tiếp/gián tiếp (online/offline machine condition monitoring): các thông số được lấy và xử lý trực tiếp/gián tiếp, đưa ra các giới hạn cảnh báo khi các chỉ số vượt quá giới hạn cho phép.
Hình 1.1: Hệ thống chẩn đoán kỹ thuật on/off line
Những thay đổi trong sửa chữa, bảo dưỡng
Trong những năm gần đây, bảo dưỡng sửa chữa đã thay đổi nhiều. Lí do của sự thay đổi này là kỹ thuật và công nghệ phát triển dẫn tới số lượng máy móc thiết bị tăng lên đáng kể. Công suất máy móc tăng lên mạnh mẽ. Máy móc phức tạp hơn, phạm vi ứng dụng cũng rộng rãi hơn nhiều và các sản phẩm được ứng dụng tại nhiều quốc gia, tính toàn cầu hoá ngày càng cao dẫn tới các thay đổi về quan niệm và cách thức tổ chức, tiến hành bảo dưỡng sửa chữa.
Sự thay đổi này thể hiện ở những kiến thức mới về bảo dưỡng sửa chữa, đòi hỏi máy móc và thiết bị làm việc an toàn hơn với con người và đối với môi trường. Những yêu cầu về chất lượng sản phẩm bảo dưỡng sửa chữa, về tổ chức sửa chữa và về giá thành sửa chữa. Mặt khác những tiêu chuẩn về bảo dưỡng sửa chữa ngày càng khắt khe cũng như các phương tiện và cách tiếp cận về bảo dưỡng sửa chữa cũng thay đổi đáng kể trong thời gian gần đây.
Phương pháp sửa chữa dựa vào độ tin cậy đang được ứng dụng ngày càng
rộng rãi. Phương pháp này nếu được sử dụng tốt sẽ nâng cao hiệu quả phục
vụ, an toàn cho con người và môi trường cũng như giảm được chi phí sửa
chữa.
* Các phuơng pháp bảo dưỡng sửa chữa.
a. Thế hệ thứ nhất:
Thời gian của thế hệ này kéo dài cho đến chiến tranh thế giới lần thứ hai. Trong giai đoạn này mức độ phức tạp và mối liên hệ giữa hệ thống máy móc thiết bị còn ở mức độ thấp. Thời gian dừng máy chưa gây ra các vấn đề lớn. Điều này cũng có nghĩa việc ngăn ngừa các hư hỏng của máy móc thiết bị không chiếm vị trí ưu tiên trong quản lí. Mặt khác, máy móc thiết bị còn ít phức tạp và các thiết kế còn mang tính thừa bền cao. Các yếu tố này dẫn tới quá trình bảo dưỡng sửa chữa còn đơn giản và dễ dàng, không đòi hỏi qui trình phức tạp và việc bảo dữơng chỉ dừng lại ở các qui trình làm sạch, thay thế các chi tiết hư hỏng và hoàn thiện các công việc bôi trơn máy móc thiết bị.
b. Thế hệ thứ hai:
Từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến những năm 1970. Áp lực trong giai đoạn này đòi hỏi phải cơ giới hoá cao. Cần phải có các máy móc thay thế sức người, sức lao động của con người ngày càng trở nên đắt đỏ. Vào những năm 1950, máy móc đã tăng nhanh chóng cả về số lượng , chủng loại và mức độ phức tạp. Con người, các ngành công nghiệp bắt đầu phụ thuộc nhiều vào máy móc. Sự phụ thuộc vào máy móc càng tăng, thời gian dừng của máy càng được chú y. Điều này đã dẫn đến đòi hỏi là những hư hỏng của máy móc có thể và cần được phòng ngừa và do đó đã ra đời thế hệ bảo dưỡng sửa chữa thứ hai: Bảo dưỡng sửa chữa phòng ngừa hay hệ thống sửa chữa theo kế hoạch. Trong đó máy móc thiết bị vào xưởng sửa chữa theo định kỳ: thay thế các chi tiết theo kế hoạch. Việc làm này thực tế cũng đã mang lại hiệu quả là có thể kiểm soat được các hư hỏng nhưng giá thành sửa chữa thực tế đã tăng lên đáng kể nên đòi hỏi cần phải tìm ra phương pháp sửa chữa mới. Phương pháp cho phép kéo dài tuổi thọ của máy và giảm chi phí bảo dưỡng sửa chữa.
c. Thế hệ thứ ba:
Từ giữa những năm 1970, những thay đổi trong các ngành công nghiệp đã
tạo ra một động lực lớn cho những thay đổi về bảo dưỡng sửa chữa. Những
thay đổi này có thể phân ra làm 3 loại: mục đích bảo dưõng sửa chữa,
những thiết kế mới và kỹ thuật mới.
Ưu điểm của thế hệ thứ ba:
- Máy móc thiết bị có độ tin cậy cao hơn.
- Giảm giá thành bảo dưỡng sửa chữa.
- Mức độ an toàn cao hơn.
- Tuổi thọ của máy móc và thiết bị tăng.
1.2. Các phương pháp chẩn đoán [1]
Có nhiều phương pháp chẩn đoán khác nhau để chẩn đoán tình trạng kỹ
thuật của máy móc: dựa vào tính năng động lực của máy, hạt mài mòn,
nhiệt độ… Có 3 phương pháp mà ngày nay thường hay sử dụng:
a. Dựa vào hạt mài.
* Ưu điểm:
- Nhiều thông tin tình trạng kỹ thuật của máy chỉ có thể thu được từ quá trình phân tích dầu bôi trơn.
- Mức độ đầu tư về trang thiết bị không đòi hỏi quá cao.
- Dầu bôi trơn chứa đựng các thông tin về dạng hỏng của nhiều chi tiết
khác nhau.
b. Phương pháp đo dao động.
* Ưu điểm:
- Có thể phát hiện được các hư hỏng ngay khi máy đang làm việc.
- Có thể dùng các hệ thống thiết bị để theo dõi thường xuyên và đưa ra
các cảnh báo sớm ngăn ngừa các hư hỏng đột xuất bất thường.
- Giảm giá thành bảo dưỡng, sửa chữa.
- Có thể sử dụng hệ thống chuyên gia giúp cho quá trình chẩn đoán chính
xác.
* Nhược điểm:
- Đây là phương pháp mới dẫn tới khả năng phân tích và các kết quả còn
nhiều hạn chế.
- Có đến 20% các hư hỏng không được phát hiện bằng phương pháp đo
dao động.
- Phân tích dao động phụ thuộc nhiều vào con người, thiết bị máy móc
phân tích.
- Các thông số dao động khi phân tích sẽ gặp khó khăn trong việc xác
định nguồn gốc gây ra các dao động đó.
c. Phương pháp kiểm tra không phá hủy.
Ứng dụng máy siêu âm để kiểm tra các khuyết tật do vết nứt phát sinh
trong chi tiết máy sau một quá trình làm việc.
* Ưu điểm:
- Không cần phá hủy các chi tiết máy.
- Kết quả kiểm tra nhanh và tương đối chính xác.
- Là công cụ trợ giúp tin cậy.
* Nhược điểm:
- Kết quả chẩn đoán phụ thuộc nhiều vào người sử dụng và độ chính xác
của thiết bị.
- Cần phải bổ sung các kiểm tra khác trước khi đưa ra các kết luận về
chất lượng sản phẩm.
1.3. Mục đích, phạm vi và giới hạn nghiên cứu của đề tài “ ứng dụng
phân tích dầu bôi trơn và hạt mài mòn trong chẩn đoán kỹ thuật máy”
1.3.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc sử dụng máy móc thiết bị cơ khí hiện đại đã làm tăng năng suất lao
động, giảm giá thành sản phẩm, tăng độ chính xác, tăng độ ổn định của sản phẩm, từ đó tăng hiệu quả kinh tế. Ngành công nghiệp cơ khí nước ta so với
các nước phát triển còn lạc hậu, nên để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì việc ứng dụng máy móc thiết bị,công nghệ hiện đại vào sản xuất ngày càng cấp thiết.
Đi đôi với việc áp dụng máy móc thiết bị hiện đại vào sản xuất, thì việc chẩn đoán được những hư hỏng của máy móc cũng rất quan trọng. Việc chẩn đoán nhanh những hư hỏng của máy sẽ giúp cho quá trình sản xuất được liên tục, tăng năng suất lao động. Việc chẩn đoán hư hỏng của máy dựa vào hạt mài mòn cũng đã được áp dụng từ lâu, và hiện nay nó vẫn còn được sử dụng để chẩn đoán hư hỏng của máy móc.
1.3.2. Mục đích của đề tài
Nắm vững các khái niệm về dầu bôi trơn và các dạng hỏng của máy móc
thiết bị dựa vào các hạt mài mòn để từ đó đưa ra các kết luận chính xác trong việc chẩn đoán.
Sử dụng thành thạo các thiết bị thí nghiệm và nghiên cứu: hộp giảm tốc trục vít hai cấp, máy phân tích thành phần kim loại TN Alloy 9388 và hệ thống phân tích hình ảnh Omnimet Express Image Analysis (86-3000).
1.3.3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
Do thiết bị thí nghiệm vẫn còn hạn chế, nên đề tài “Ứng dụng phân tích
dầu bôi trơn và hạt mài mòn trong chẩn đoán kỹ thuật máy” mới chỉ kiểm
tra được thành phần kim loại của vỏ hộp giảm tốc mà chưa kiểm tra được
các chi tiết nhỏ hơn.
CHƯƠNG 2: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ DẦU BÔI TRƠN
Một số vấn đề về dầu bôi trơn [1]
Nói đến dầu bôi trơn, người ta thường hay nghĩ ngay đến dầu nhờn dùng cho động cơ và dầu bôi trơn dùng cho hệ truyền động. Cả 2 loại dầu bôi trơn này cùng có nhiều vấn đề phức tạp, đòi hỏi tính năng đa dạng.
Dầu bôi trơn nói chung thường có chất lỏng cơ bản, chiếm tỷ lệ chính trong dầu bôi trơn. Nguồn gốc của chất lỏng cơ sở này thường là dầu khoáng bổ xung thêm các chất phụ gia để dầu có được các đặc tính như mong muốn. Chất lỏng cơ sở có được từ hai nguồn chính: một là, sản phẩm thu được từ dầu thô, hai là chất tổng hợp từ các hợp chất có các tính chất mà dầu bôi trơn cần có.
2.1.1. Dầu khoáng
Nguyên tắc chung của sản xuất dầu bôi trơn liên quan đến các bước cải thiện một số đặc tính dầu bôi trơn như:
- Chỉ số độ nhớt.
- Chống oxy hóa.
- Làm dầu có tính lỏng ở nhiệt độ thấp, tăng cường khả năng chống oxy hóa và bền nhiệt.
2.1.2. Dầu tổng hợp
Một cách sản xuất dầu bôi mát.
- Tính lỏng ở nhiệt độ thấp.
Bắt đầu từ dầu thô, quá trình đặc trưng để sản xuất dầu bôi trơn là:
- Tách các thành phần nhẹ hơn như: xăng, dầu máy bay, dầu diesel,…
- Loại bỏ các tạp chất.
- Bổ xung các chất để trơn khác là tạo ra dầu bôi trơn từ các phản ứng hóa học tạo ra các phân tử có trọng lượng lớn hơn với các tính năng đó được dự kiến trước.
* Dầu tổng hợp có một số ưu điểm so với dầu khoáng:
- Có tính lỏng ở nhiệt độ rất thấp.
- Độ nhớt lớn, tính oxy hóa cao.
- Nhiệt độ bắt lửa và cháy cao.
- Khả năng bảo vệ bề mặt chống oxy hóa cao.
* Nhược điểm: giá thành cao hơn dầu khoáng.
Được dùng nhiều trong ngành công nghiệp hàng không.
Chất phụ gia trong dầu bôi trơn
Dầu nhờn thương mại là sản phẩm cuối cùng, pha trộn từ hai thành phần chính. Thành phần thứ nhất là dầu gốc, được các hãng sản xuất từ dầu mỏ thiên nhiên hoặc tổng hợp. Dầu gốc chứa các phân tử hydrocarbon nặng và có các tính chất hóa lý tương tự như dầu thành phẩm. Tuy nhiên, người ta không thể sử dụng ngay loại dầu này bởi tính chất hóa lý của nó chưa đáp ứng yêu cầu bảo vệ động cơ. Để cải thiện các tính chất đó, các hãng phải pha trộn thêm thành phần thứ hai là các chất phụ gia.
a. Phụ gia tăng chỉ số nhớt
Phụ gia được sử dụng để làm tăng chỉ số số nhớt là các polymer tan được trong dầu có tác dụng tăng độ nhớt của dầu mỏ, nghĩa là làm cho tốc độ thay đổi độ nhớt của dầu theo nhiệt độ giảm đi (tăng chỉ số độ nhớt) cũng như để tạo ra các loại dầu mùa đông. Các phụ gia này được chia làm hai nhóm: dạng hydrocacbon và dạng este.
- Dạng hydrocacbon có các loại: copolymer etylenPropylen, polyizobutylen, copolymer styren- butadien do hydro hóa, copolymer styren-izopren.
- Dạng ester gồm: polymetacrylat, polyacrylat và các copoly của ester styrenmaleic.
Các chất cải thiện chỉ số độ nhớt được sủ dụng rộng rãi nhất hiện nay là các polymer của etylen-propylen (có thể lớn đến 10%) và polyizobutylen (hàm lượng nhỏ 0,2 – 0,5%).
b. Phụ gia chống oxy hóa
Phụ gia này nhằm mục đích làm chậm quá trình oxy hóa của dầu (tăng độ bền ôxy hóa), khắc phục hiện tượng chảy vùng găng, giảm bớt hiện tượng ăn mòn chi tiết và tạo cặn. Có hai nhóm phụ gia chống oxy hóa:
- Phụ gia kìm hãm quá trình oxy hóa dầu ở một lớp dày ngay trong khối dầu: nhóm này quan trọng nhất là chất ức chế ôxy hóa, đó là các hợp chất có chứa nhóm phenol hay nhóm amin, cũng có thể chứa 2 nhóm đồng thời như các phenol có chứa nitơ hoặc lưu huỳnh, các kẽm di-ankyl di-thiophotphat (ZnDDP), các hợp chất của phốt pho, lưu huỳnh… Các chất ức chế này có nồng độ thấp, khoảng 0,005 đến 0,5 %.
- Phụ gia kìm hãm quá trình oxy hóa dầu ở lớp mỏng trên bề mặt kim loại, đó là các chất thơm nhiệt, được pha với tỷ lệ 0,5 – 3%, chúng sẽ làm chậm quá trình oxy hóa dầu ở lớp mỏng trên chi tiết động cơ ở nhiệt độ tương đối cao, ngoài ra còn có tác dụng bảo vệ, chống rỉ cho ổ đỡ. Các chất thơm nhiệt được dùng là các hợp chất hữu cơ có chứa phốt pho, lưu huỳnh, kẽm (tri-butylaphotphit, di-tiophotphat kẽm…).
Các loại chất thơm nhiệt dường như là chất thơm quan trọng nhất vì khi động cơ ngừng hoạt động là lúc dầu ngừng tuần hoàn và khi đó chất thơm tẩy rửa cũng ngừng hoạt động còn chất thơm nhiệt thì ngược lại, sẽ hoạt động mạnh hơn, nó không cho lớp dầu mỏng trên các chi tiết chưa nguội có khả năng biến thành sạn.
c. Phụ gia tẩy rửa
Với nồng độ 2-10 %, các chất tẩy rửa có thể ngăn cản, loại trừ các cặn không tan trong dầu, cặn sạn, cacbon và các hợp chất chỉ trên các bộ phận của động cơ đốt trong. Chúng tác dụng bằng cách hấp thụ lên các hạt không tan, giữ chúng lại trong dầu nhằm giảm tối thiểu cặn lắng và giữ sạch các chi tiết của động cơ. Tác nhân quan trọng nhất có tính tẩy rửa là các phụ gia có chứa kim loại, chúng bao gồm: sunphonat, phenolat, salixylat. Phần lớn sunphonat, phenolat và salixilat của canxi hoặc magiê được sử dụng như các chất tẩy rửa chứa kim loại.
d. Phụ gia phân tán
Dùng để ngăn ngừa, làm chậm quá trỡnh tạo cặn và lắng đọng trong điều kiện hoạt động ở nhiệt độ thấp. Các phụ gia phân tán quan trọng nhất bao gồm: ankenyl-poly-amin-suxinimit, ankyl-hydrobenzyl-polyamin, este-polyhydroxy-suxinic, poly-aminamit-imidazolin, polyamine suxinimit, ester-photph