Đồ án Ứng dụng Topsolid thiết kế gia công tấm đỡ khóa trục cầu trước Chrysler 4WD

Với sự phát triển không ngừng của thành tựu khoa học – công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực điều khiển số và tin học đã cho phép các nhà chế tạo máy ứng dụng vào máy cắt kim loại các hệ thống điều khiển ngày càng tin cậy hơn với tốc độ xử lý nhanh hơn và giá thành hạ hơn. Trong dây truyền sản xuất linh hoạt thì máy điều khiển số CNC (Computer Numerical Control) đóng vai trò rất quan trọng. Sử dụng máy công cụ điều khiển số CNC cho phép giảm khối lượng gia công chi tiết, nâng cao độ chính xác gia công và hiệu quả kinh tế, đồng thời rút ngắn được chu kì sản xuất. Chính vì vậy hiện nay nhiều nước trên thế giới đã và đang ứng dụng rộng rãi máy điều khiển số vào lĩnh vực cơ khí chế tạo. Đi cùng sự phát triển không ngừng của các máy điều khiển số CNC. Các nhà sản xuất và chế tạo phần mềm không ngừng cho ra những phần mềm thiết kế - gia công ngày càng phát triển tiện dụng hơn, có nhiều tính năng mới hơn nhằm mục đích duy nhất là tăng năng xuất – chất lượng – giảm giá thành cạnh tranh, điển hình như một số phần mềm Topsolid, CATIA, MasterCam, ProEngineer . Đó chính là sự kết hợp của công nghệ CAD/CAM trong gia công cơ khí, quá trình kết hợp đó ngày càng được phát triển để không ngừng nâng cao việc tự động hóa đáp ứng nhu cầu của con người, xu hướng và nhu cầu này ngày càng trở nên cần thiết hơn. Đối với nước ta, một nước đang phát triển thì xu hướng này cũng đang trở thành nhu cầu không thể thiếu.

docx154 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3441 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Ứng dụng Topsolid thiết kế gia công tấm đỡ khóa trục cầu trước Chrysler 4WD, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI KHOA CƠ KHÍ BỘ MÔN KĨ THUẬT MÁY ----------o0o---------- / THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: “ ỨNG DỤNG TOPSOLID THIẾT KẾ GIA CÔNG TẤM ĐỠ KHÓA TRỤC CẦU TRƯỚC CHRYSLER 4WD” GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : Th.S LÊ LĂNG VÂN SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN NGỌC QUYẾT LỚP : CƠ ĐIỆN TỬ KHÓA : 46 HÀ NỘI – 05/2010 Nhận xét của giáo viên hướng dẫn: Nhận xét của giáo viên đọc duyệt: MỤC LỤC CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN 1.1. Giới thiệu chung về phần mềm CAD/CAM 5 1.2. Đánh giá sơ bộ các phần mềm CAD/CAM 5 1.3. Mục đích, nội dung nghiên cứu 6 1.4. Phạm vi ứng dụng của đề tài 6 CHƯƠNG II: ỨNG DỤNG TOPSOLID ĐỂ THIẾT KẾ VÀ GIA CÔNG CHI TIẾT 2.1. Giới thiệu chung về phần mềm CAD/CAM Topsolid 7 2.2. Giao diện, một số chức năng và công cụ thông dụng trong Topsolid 14 2.3. Tìm hiểu Topsolid’s Design 32 2.4. Tìm hiểu Topsolid’s Cam trong gia công chi tiết 52 2.5. Gia công chi tiết đế sử dụng Topsolid‘s Cam 83 CHƯƠNG III: TRUNG TÂM GIA CÔNG SỐ CNC HAAS MINI MILL 3.1. Các thông số máy Haas 102 3.2. Một số tính năng của máy Haas Mini Mill 106 3.3. Các bước vận hành máy Haas 112 3.4. Chu kì bảo dưỡng máy 121 CHƯƠNG IV: THỰC HÀNH GIA CÔNG TRÊN MÁY HAAS MINI MILL 4.1. Mục đích và yêu cầu gia công 123 4.2. Tiến hành các thao tác chuẩn bị cho gia công 124 4.3. Các bước lập chương trình gia công 125 CHƯƠNG V: THIẾT KẾ VÀ GIA CÔNG TẤM ĐỠ KHÓA TRỤC CẦU TRƯỚC CHRYSLER 4WD 5.1. Chi tiết thiết kế 130 5.2. Thiết kế chi tiết tấm đỡ trên Topsolid 131 5.3. Gia công chi tiết tấm đỡ 131 CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu tiếng việt 142 B. Tài liệu tiếng anh 142 C. Một số trang Web 142 PHỤ LỤC Phục lục A: Bảng mã chức năng của máy CNC Haas 143 Phụ lục B: Chương trình gia công chi tiết tấm đỡ khóa trục cầu trước Chrysler 4WD 147 LỜI MỞ ĐẦU V ới sự phát triển không ngừng của thành tựu khoa học – công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực điều khiển số và tin học đã cho phép các nhà chế tạo máy ứng dụng vào máy cắt kim loại các hệ thống điều khiển ngày càng tin cậy hơn với tốc độ xử lý nhanh hơn và giá thành hạ hơn. Trong dây truyền sản xuất linh hoạt thì máy điều khiển số CNC (Computer Numerical Control) đóng vai trò rất quan trọng. Sử dụng máy công cụ điều khiển số CNC cho phép giảm khối lượng gia công chi tiết, nâng cao độ chính xác gia công và hiệu quả kinh tế, đồng thời rút ngắn được chu kì sản xuất. Chính vì vậy hiện nay nhiều nước trên thế giới đã và đang ứng dụng rộng rãi máy điều khiển số vào lĩnh vực cơ khí chế tạo. Đi cùng sự phát triển không ngừng của các máy điều khiển số CNC. Các nhà sản xuất và chế tạo phần mềm không ngừng cho ra những phần mềm thiết kế - gia công ngày càng phát triển tiện dụng hơn, có nhiều tính năng mới hơn nhằm mục đích duy nhất là tăng năng xuất – chất lượng – giảm giá thành cạnh tranh, điển hình như một số phần mềm Topsolid, CATIA, MasterCam, ProEngineer…. Đó chính là sự kết hợp của công nghệ CAD/CAM trong gia công cơ khí, quá trình kết hợp đó ngày càng được phát triển để không ngừng nâng cao việc tự động hóa đáp ứng nhu cầu của con người, xu hướng và nhu cầu này ngày càng trở nên cần thiết hơn. Đối với nước ta, một nước đang phát triển thì xu hướng này cũng đang trở thành nhu cầu không thể thiếu. Đề tài: “ứng dụng Topsolid trong thiết kế và gia công chi tiết tấm đỡ khóa trục cầu trước CHRYSLER 4WD” trong đợt thực tập tốt nghiệp này cũng không nằm ngoài việc tìm hiểu kĩ hơn sự kết hợp của công nghệ CAD/CAM trong gia công cơ khí trên máy CNC, ở đây ta sử dụng trung tâm gia công CNC Haas Mini Mill. Trong quá trình hoàn thành đồ án, mặc dù đã cố gắng xong do điều kiện thiết bị có hạn, cũng như mới tiếp cận máy CNC nên có nhiều thiếu sót. Rất mong sự đóng góp của các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn Thầy Lê Lăng Vân đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ em hoàn thành đồ án. Đồng thời em cũng cảm ơn phòng thí nghiệm cơ khí và anh Đặng Văn Anh giúp đỡ và tạo điều kiện để em sử dụng trung tâm CNC Haas Mini Mill. Hà nội, tháng 05 năm 2010 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Quyết CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Giới thiệu chung về phần mềm CAD/CAM Những năm gần đây việc ứng dụng công nghệ CAD/CAM trong thiết kế, chế tạo các sản phẩm công nghệ ngày càng phổ biến ở Việt Nam. CAD (Computer Aided Design) là máy tính trợ giúp thiết kế, CAM (Computer Aided Manufacturing) máy tính trợ giúp sản xuất chế tạo. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, CAD/CAM đã được ứng dụng nhanh chóng công nghệ, vì nó đã giúp các nhà thiết kế và chế tạo sản phẩm có hiệu quả để tăng năng suất lao động, giảm cường độ lao động, tự động hóa quá trình sản xuất, nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm. Hệ thống CAD/CAM đã được phát triển nhanh chóng với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Nó tạo sự liên thông từ quá trình thiết kế cho đến chế tạo trong lĩnh vực cơ khí. Xu thế hiện nay các nhà kĩ thuật phát triển chủ yếu là hệ thống CAD/CAM tích hợp. Những phần mềm CAD/CAM tích hợp đang được sử dụng phổ biến hiện nay như: Unigraphics NX, Catia, MasterCam, Topsolid, Pro-E, solidwork, Edge Cam… Đánh giá sơ bộ các phần mềm CAD/CAM Hiện tại, trên thị trường phần mềm đồ họa cho cơ khí rất đa dạng. Mỗi phần mềm lại có những tính năng mạnh yếu khác nhau, có phần mềm mạnh về CAD nhưng có phần mềm lại mạnh về CAM. Hiện nay, những phần mềm CAD/CAM ngày càng được tích hợp nhiều tính năng sử dụng chuyên nghiệp cũng như dễ sử dụng: Topsolid, Unigraphics NX, Catia… Việc chọn lựa phần mềm để phục vụ tốt cho công việc dựa vào những tiêu chí sau: Tính linh hoạt: khả năng thiết kế, thay đổi và chỉnh sửa nhiều kiểu chi tiết khác nhau một cách nhanh chóng nhằm tiết kiệm được thời gian thiết kế. Tính khả thi: tùy vào từng nghành nghề, lĩnh vực chế tạo mà chọn lựa phần mềm phù hợp. + Trong nghành công nghiệp hàng không, ô tô, đóng tàu: Catia, Unigraphics. + Trong lĩnh vực gia công khuôn: Topsolid, Catia, Pro-E. Tính đơn giản: giao diện người dùng, công cụ dễ sử dụng. Tính biểu diễn được: khả năng mô phỏng đường chạy dao, mô phỏng máy … Tính kinh tế: giá thành phần mềm, hiệu quả kinh tế mang lại trong quá trình thiết kế và gia công. Mục đích, nội dung nghiên cứu Mục đích, nội dung nghiên cứu của đề tài thực tập tốt nghiệp bao gồm hai nội dung chính sau: Thứ nhất, tìm hiểu phần mềm CAD/CAM Topsolid: các chức năng, công cụ Topsolid’s Design để thiết kế chi tiết gia công và Topsolid’s Cam để gia công chi tiết. Từ đó làm cơ sở để tiếp cận dễ dàng các phần mềm CAD/CAM khác. Thứ hai, sử dụng thành thạo trung tâm gia công CNC Haas Mini Mill để gia công được chi tiết cơ khí. Tích lũy kinh nghiệm trong việc sử dụng máy gia công CNC, từ đó dễ dàng tiếp cận các máy CNC khác: 4 trục, 5 trục… Phạm vi ứng dụng của đề tài Với mục đích chính là nghiên cứu và ứng dụng phần mềm Topsolid và sử dụng máy trong gia công chi tiết. Vì vậy, chỉ ứng dụng gia công chi tiết bằng nhôm hợp kim, sử dụng dụng cụ cắt là dao phay bằng thép gió với chế độ cắt thấp hợp lý đảm bảo an toàn gia công cho máy trong đợt thực tập tốt nghiệp. CHƯƠNG II: ỨNG DỤNG TOPSOLID ĐỂ THIẾT KẾ VÀ GIA CÔNG CHI TIẾT Giới thiệu chung về phần mềm CAD/CAM Topsolid Topsolid là một phần mềm CAD/CAM chạy trong môi trường window. Topsolid là cốt lõi sản xuất của một tập hợp những giải pháp phần mềm đã tích hợp được phát triển bởi Missler Software, cung cấp toàn bộ và được tích hợp những giải pháp gia công chung cho cả thiết kế và sản xuất. / Hình 2. 1: Hình biểu diễn về Topsolid (tài liệu Topsolid’s Design) Topsolid’s Design: thiết kế vật thể 3D, bề mặt Với các công cụ thiết kế chuyên nghiệp và dễ sử dụng, phần mềm tự hiển thị các bước trợ giúp trong quá trình thao tác lệnh như dòng nhắc thực hiện công việc tiếp theo và đặc biệt là chế độ tự động bắt điểm vô cùng hiệu quả giúp cho quá trình thiết kế được chính xác hơn, ngoài ra ta có thể update và hiệu chỉnh bản vẽ dễ dàng và nhanh chóng. / Hình 2. 2: Hình minh họa thiết kế chi tiết 3D ( www.Topsolid.com ) Với các công tụ thiết kế tấm hiệu quả giúp cho việc thiết kế các mô hình surface rất phức tạp, việc thiết kế những chi tiết có bề mặt phức tạp đơn giản đi rất nhiều. / / / Hình 2. 3: Hình minh họa thiết kế mô hình Surface (www.Topsolid.com) Topsolid’s Draft: cung cấp những tính năng vẽ và thiết kế 2D Môi trường Draft (môi trường tạo bản vẽ kỹ thuật) trong Topsolid cho phép ta tạo bản vẽ kỹ thuật một cách rất đơn giản, từ bản vẽ 3D hoặc từ ý tưởng thiết kế. Với sự hỗ trợ của đầy đủ các thiết lập khổ giấy, tạo hình cắt, ghi kích thước, dung sai, độ bóng, độ nhám … / Hình 2. 4: Hình minh họa tính năng thiết kế 2D Topsolid’s Castor: phân tích cấu trúc về khối lượng dầm và vỏ. Tích hợp công cụ thiết kế, nơi các mô hình CAD được chia sẻ giữa thiết kế, phân tích và ứng dụng sản xuất trong cùng một môi trường. / / / Hình 2. 5: Phân tích cấu trúc của Topsolid’s Castor (www.Topsolid.com) Topsolid’s Motion: tự động tính toán chuyển động Với Topsolid bạn có thể hoàn toàn mô phỏng được các chuyển động, phân tích chuyển động để kiểm tra hoạt động các cơ cấu. Để có được phần mô phỏng thì đòi hỏi phải có module Ext/Motion, chúng được tích hợp trong Topsolid. // Hình 2. 6: Hình minh họa khả năng mô phỏng động học (www.Topsolid.com) Ngoài mô phỏng động học ra, Topsolid còn mô phỏng động lực và thông qua mô phỏng động lực học cho phép ta kiểm tra và phân tích chuyển động của máy hoặc cụm máy trước khi đưa vào hoạt động. Sau khi mô phỏng động lực học Topsolid sẽ đưa ra cho ta kết quả dưới dạng biểu đồ hoặc dưới dạng bảng từ đó ra kiểm tra được một cách chính xác nhất. / Hình 2. 7: Mô phỏng động học và động lực học (www.Topsolid.com) Topsolid’s Mold: khuôn và công cụ thiết kế khuôn Phần mềm có thể tự động tạo đường phân khuôn, tạo mặt phân khuôn và tạo lòng, lõi (core and cavity) cho sản phẩm 3D đã thiết kế. Có khả năng tính toán độ co ngót biến dạng của sản phẩm theo các phương pháp khác nhau. Tự động tìm đường phân khuôn. Tìm và hàn các lỗ lại. Tạo vùng chứa bản vẽ. Tự động hoặc tách lòng lõi bằng tay. Tạo các hệ thống trên khuôn: có thể tự động tạo ra các đường dẫn của hệ thống làm mát, đường dẫn nhựa, các lỗ vít với các chi tiết tiêu chuẩn của các hãng nổi tiếng trên thế giới. / Hình 2. 8: Mô hình thiết kế khuôn (www.Topsolid.com) Phân tích dòng chảy: khả năng điền đầy khuôn hay dự đoán những khuyết tật của sản phẩm nhựa bằng cách kết hợp với các phần mềm CAE được tích hợp trong môi trường của Topsolid như Moldflow chẳng hạn. / Hình 2. 9: Phân tích dòng chảy trong Topsolid’s Mold (www.Topsolid.com) Topsolid’s progress: thiết kế khuôn dập Topsolid’Progress tạo ra khuôn cho những tấm kim loại từ đơn giản cho đến những bề mặt phức tạp, với những tính năng chuyên biệt Topsolid’Progress là chọn lựa của các nhà thiết kế, gia công khuôn dập hàng đầu trên thế giới. Module này cho phép cả những chi tiết không uốn cong được và trực tiếp điều khiển quá trình chải tấm của khối phức tạp bằng cách quản lý toàn bộ các đường gấp, lỗ khoan, chỗ biến dạng … / Hình 2. 10: Mô hình thiết kế khuôn dập tấm (www.Topsolid.com) Topsolid’s Fold: thiết kế và trải của những ứng dụng kim loại tấm TopSolid’Fold (thiết kế các kim loại tấm) cho phép tạo ra các tấm mỏng kim loại từ các bề mặt đơn giản hay phức tạp. Module này cũng cho phép nắn thẳng các chi tiết và trực tiếp điều khiển sự các biến hoá của hình dạng bằng việc quản lý tất cả các nếp gấp, các biến dạng v v... / Hình 2. 11: Thiết kế kim loại tấm (www.Topsolid.com) Topsolid’s Cam: phay 2÷5 trục 2D/3D, tiện và cắt dây EDM Giải pháp phần mềm CAD/CAM với độ chính xác cao sử dụng các công nghệ khác nhau từ máy phay 2 trục cho tới trung tâm gia công, máy phay 5 trục, phục hồi nhanh chóng dữ liệu số, tự động nhận ra các bề mặt hoặc các lỗ … mô phỏng máy, thiết kế đồ gá và xử lý cho từng thiết kế, chi tiết gia công tự động cập nhật sau mỗi bước gia công, kiểm tra sự thực hiện của quá trình vận hành, cũng như kiểm tra sự va chạm dao, thư viện dao tiêu chuẩn tạo ra báo cáo gia công cho xưởng sản xuất và chu trình sản xuất, phù hợp với các cổng giao tiếp với máy cho các công ty được biết trên thế giới. / / / / / Hình 2. 12: Khả năng gia công trong Topsolid’s Cam (tài liệu Topsolid) Topsolid’s PunchCut: đột lỗ, cắt trong những ứng dụng kim loại tấm Đây là giải pháp CAD/CAM rất mạnh cho quá trình gia công thép tấm, nó bao gồm những tính năng sau: Nó được sử dụng một cách hoàn hảo cho các công nghệ như: đột, máy cắt 2 tới 3 trục, gia công rãnh. Một công nghệ xác định cho quá trình xử lý thép tấm phù hợp cho mọi công nghệ của các loại máy. Tối ưu hóa việc giảm bớt vật liệu. Quá trình mô phỏng máy trung thực và gắn kết với nhau. Điều khiển được các thiết bị bên trong của máy. / Hình 2. 13: Minh họa khả năng Topsolid’s PunchCut (www.Topsolid.com) Với nhiều module khác nhau như vậy việc tìm hiểu trong một thời gian ngắn là rất khó khăn. Nên Topsolid sẽ được tìm hiểu chủ yếu hai phần cơ bản đó là Topsolid’s Design và Topsolid’s Cam trong Topsolid 2007. Đây chính là hai công cụ cần thiết cơ bản để thiết kế và chế tạo chi tiết. Sau đây Topsolid sẽ được tìm hiểu kĩ hơn về những tính năng, cũng như hai công cụ trên. Giao diện, một số chức năng và công cụ thông dụng trong Topsolid Giao diện Topsolid / Hình 2. 14: Giao diện đồ họa Topsolid Thanh trạng thái (Status bar) Cung cấp những phản hồi và cho phép người sử dụng nhanh chóng thiết lập lớp, màu sắc….và thiết lập hiển thị dung sai, ẩn hiện vật thể. Kích trực tiếp lên những giá trị để thay đổi nó. / Hình 2. 15: Hình mô tả chức năng thanh trạng thái Một số chức năng đặc biệt trong Topsolid Chức năng chuột các chức năng khác nhau liên quan tới 3 nút bấm của chuột Chuột trái (LM): Lựa chọn bất cứ chức năng nào từ thực đơn. Lựa chọn một thành phần (tự động lựa chọn) hay tạo một điểm. Chuột giữa (MM): Tạo những điểm trên mặt phẳng hiện hành khi được kích (được cải tiến). Tự động phóng sử dụng nút cuộn. Tự động di chuyển khi ấn xuống. Chuột phải (RM): Lựa chọn dòng lệnh đầu tiên được chấp nhận khi chuột phải được kích. Dòng lệnh hiện hành của thực đơn thuộc tính được hiển thị khi giữ xuống. Những biểu tượng Có hai kiểu biểu tượng trong Topsolid: những biểu tượng đơn giản và những biểu tượng với những lựa chọn. / Biểu tượng đơn giản thực hiện chức năng với một lần nhấp chuột chuột trái LM. Những biểu tượng với những lựa chọn sử dụng chuột trái LM trên biểu tượng lựa chọn dòng lệnh như ở trên. Sử dụng biểu tượng thanh thuộc tính Có nhiều chức năng hợp thành một nhóm cùng nhau trong thuộc tính sử dụng trong thanh thuộc tính (thanh có biểu tượng thẳng đứng ở bên trái màn hình). Việc lựa chọn một biểu tượng sẽ thay đổi các chức năng được hiển thị trong thanh làm việc (thanh chứa những biểu tượng nằm ngang ở vị trí dưới thanh biểu tượng hệ thống), và trong một vài trường hợp những thanh thực đơn cũng được thay đổi khi thay đổi thuộc tính hiện thời. Những nút bấm Trong những ô trống dùng cho việc điền những giá trị cho mục đích khi Topsolid cần nhập từ người dùng, nó sẽ hiển thị một hộp trống. Trong trường hợp này, việc nhập được thực hiện trực tiếp từ bàn phím. Những nút bấm không có thực đơn kéo thả / Những nút bấm cho phép bật giữa một vài lựa chọn. Ví dụ, để vẽ một đường tròn thì mặc định là lựa chọn Diameter được lựa chọn. Nhấp vào nút để bật lựa chọn là Radius. Ta có thể nhấp chuột phải RM để chuyển đổi từ Diameter → Radius và ngược lại. / Một vài dạng khác cho phép lựa chọn những tùy chọn từ thực đơn thả xuống. / Những phím tắt Khi nhấp chuột trái LM với nút Ctrl sẽ điều khiển tự động quay. Ấn Shift sẽ chuyển sang di chuyển và ấn cả hai phím sẽ tự động phóng to thu nhỏ. Những phím chức năng trong Topsolid thường được sử dụng. Bảng 2. 1: Các phím tắt chức năng Key  Function   F1  Giúp đỡ trực tuyến   F2  Thông tin về những điểm hay những thành phần   F3  Tự động phóng to thu nhỏ   F4  Tự động di chuyển tay   F5  Tự động quay quanh trục X   F6  Tự động quay quanh trục Y   F7  Tự động quay quanh trục Z   F8  Bỏ tự động quay   F9  Tự động quay   F12  Bật hay tắt nổi cửa sổ   Có thể tạo phím tắt sử dụng bằng cách vào mục Tools, Option. Các kiểu tọa độ Tọa độ Decard: xác định tọa độ bằng tất cả những giá trị tuyệt đối từ tọa độ hệ thống hiện tại (X,Y,Z). Đánh từng giá trị, giá trị Z thì không bắt buộc. Ví dụ: 12,25,21 Tọa độ cầu: xác định chiều dài tọa độ cầu trong mặt phẳng XY, góc trong XY sau đó là góc trong YZ (length;angle1;angle2). Ví dụ: 5;45;30 Tọa độ cực: xác định chiều dài tọa độ cầu trong mặt phẳng XY, góc và một chiểu cao Z (length; angle,Z). Chiều cao Z không bắt buộc. Ví dụ: 20;45,5 Tọa độ tương đối: xác định tọa độ tương đối tới một điểm xác lập trước mà tọa độ được đặt trước bởi biểu tượng &. Ví dụ: &10,10,10 La bàn Một la bàn cho phép thay đổi hướng quan sát sẵn có trong mỗi quan sát. Trong vị trí mặc định của nó, nó đại diện cho hướng hệ tọa độ hiện hành. Mỗi phần của la bàn cho phép bạn tạo chuyển động quan sát tự động dọc theo một hướng, quay xung quanh tâm, quay quanh trục, và dịch chuyển. Bảng 2. 2: Chức năng định vị của la bàn Sự biến đổi  Vùng để kích   Điểm đặt quan sát  /   Quay tròn  /   Quay dọc theo các trục  / / /    Quay quanh trục X Quay quanh trục Y Quay quanh trục Z   Hiệu chỉnh hướng quan sát  / / /    Quan sát dọc trục X Quan sát dọc trục Y Quan sát dọc trục Z   Một số công cụ ở thanh hệ thống (System bar) / Những công cụ ở thanh hệ thống có vai trò rất quan trọng trong quá trình thiết kế, chỉnh sử những thành phần và chi tiết. Để có khả năng thiết kế tốt thì trước tiên việc tìm hiểu những chức năng của thanh hệ thống là điều cần phải quan tâm trước tiên. Bao gồm các chức năng tạo file, mở file, lưu file, chỉnh sửa , xóa, phục hồi, hiệu chỉnh, thiết lập hệ tọa độ, tạo điểm, quan sát, các loại đường và màu sắc đường… Sau đây ta sẽ đi tìm hiểu kĩ hơn về thanh công cụ này. New document / chức năng này để tạo mới những tài liệu. / Hình 2. 18: Cửa sổ New document Open an existing document / Topsolid sẽ hiển thị một danh sách các file trong một thư mục hiện hành với đuôi mở rộng là .top và .dft, cũng được cung cấp thêm các file STEP, IGES, DXF,DWG… / Hình 2. 19: Thư mục chứa tệp tin của Topsolid Save / hoặc Save as / để lưu với một tên khác. Tệp thiết kế 3D được lưu với phần mở rộng .top, và 2D được lưu vớ phần mở rộng là .dft. Tệp có thể cũng được lưu với định dạng khác như STEP, IGES, DXF, DWG… Print / để in ra tài liệu hiện hành. Tùy thuộc vào những ứng dụng mà bạn có sẽ có những lựa chọn in khác nhau. Properties / thiết lập các thuộc tính như: đơn vị, kích thước, dung sai, chữ, hệ tọa độ… Cancle / hủy bỏ tất cả những hoạt động được gọi ra với chức năng hiện hành, nhưng không thoát khỏi những chức năng đó. Để thoát, ấn phím Escape. Undo / phục hồi những lệnh trước đó với lệnh hiện hành. Delete element / xóa những thành phần được lựa chọn. Tùy chọn ALL ELEMENT cho phép, sau khi xác nhận, để xóa tài liệu hiện hành. Extract Element / Trích một phần hay một tính năng của một phần tử (ví dụ: điểm của một đường viền, khoan hay bo tròn trên một hình dạng, khối đùn…). / Hình 2. 21: Minh họa tính năng Extract element Insert Element / chèn vào một phần tử. / Hình 2. 22: Minh họa tính năng Insert element Modify Element / hiệu chỉnh một phần tử hay một hoạt động, ví dụ: biên dạng, bán kính khối, dịch chuyển … Move parents / di chuyển một thành phần và những thành phần ràng buộc với nó, nếu thành phần đó không có bất cứ ràng buộc nào thì Topsolid chỉ tự động thay đổi vị trí của nó. Hệ thống tọa độ / Một hệ tọa độ cho phép tạo một mặt phẳng làm việc cho những phần tử cấu trúc. Muốn thay đổi hay tạo một hệ tọa độ, lựa chọn trong thanh hệ thống chức năng Current coordinate system / sau đó kích vào một bề mặt hay hệ tọa độ. Trong ví dụ, ta lựa chọn m

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxthuyet minh DATN_Ngoc Quyet_cdt46_full Print.docx
  • docChuong trinh.doc
Luận văn liên quan