CNC viết tắt của Computer Numberical Control – điều khiển số bằng máy tính ra đời với mục đích điều khiển quá trình gia công cắt gọt trên các máy công cụ. Về thực chất, đây là một quá trình tự động điều khiển các hoạt động của máy trên cơ sở các dữ liệu được cung cấp là ở dạng mã nhị phân số nguyên bao gồm các số, số thập phân, các chữ cái và một số kí tự đặc biệt tạo nên chương trình làm việc của thiết bị hay hệ thống.
Công nghệ CNC là bước phát triển tiếp tục của các máy công cụ trong thời đại công nghệ thông tin.
Nhìn chung về nguyên lý và phương pháp gia công cắt gọt thông thường (Tiện, Phay, Doa . ) cũng như trên máy CNC (Computer Numerical Control) gần như giống nhau. Khác biệt cơ bản giữa công nghệ gia công cổ điển và gia công CNC là hệ thống điều khiển. Trên các máy cổ điển việc điều khiển chủ yếu thực hiện bằng tay, nếu tự động thì chỉ sử dụng các cơ cấu cam, thủy lực cùng với một số mạch điều khiển đơn giản. Còn với máy CNC thì việc điều khiển được thực hiện bằng máy tính điện tử hạn chế tối đa việc điều khiển của con người.
Các nước có nền công nghiệp phát triển đã ứng dụng công nghệ CNC vào sản xuất nhiều chục năm nay, còn với nước ta gần đây mới tiếp cận công nghệ này.
Việc ứng dụng công nghệ CNC vào sản xuất không chỉ giải phóng sức lao động của con người mà nó còn cho phép chúng ta sản xuất những sản phẩm có chất lượng, độ chính xác cao, khối lượng lớn mà các máy công cụ cổ điển không làm được, thời gian gia công ngắn, tốc độ cắt cao, có thể gia công hàng loạt, tăng hiệu quả kinh tế .Tuy nhiên nó cũng có những nhược điểm như: giá thành cao, vận hành máy phức tạp, giá thành sửa chữa bảo dưỡng cao
123 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2215 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Ứng dụng Topsolid thiết kế và gia công đĩa thép ly hợp khóa NISSAN BLUBIRD, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải
Khoa Cơ khí
Bộ Môn Kỹ Thuật Máy
----o0o----
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Ứng dụng Topsolid thiết kế và gia công đĩa thép ly hợp khóa NISSAN BLUBIRD
Giáo viên hướng dẫn : Th.s Lê Lăng Vân
Sinh viên thực hiện : Lưu Ngọc Duy
Lớp : Cơ - Điện Tử K46
Hà nội 5/2010
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN ĐỌC DUYỆT
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Mục Lục
LỜI NÓI ĐẦU 6
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ MÁY CNC VÀ PHẦN MỀM GIA CÔNG CƠ KHÍ 8
1.1 Giới thiệu chung về máy CNC 8
1.2 Giới thiệu chung về phần mềm gia công cơ khí 15
1.3 Một số phần mềm thiết kế gia công cơ khí 16
CHƯƠNG II. TRUNG TÂM GIA CÔNG HAAS MINI MILL 22
2.1 Thông số kỹ thuật của máy 23
2.2 Bảng điều khiển và các chức năng 25
2.2.1 Các nút khởi động và dừng chương trình 26
2.2.2 Các phím chức năng 27
2.3 Vận hành máy Haas 47
2.3.1 Nhận xét chung 47
2.3.2 Hệ tọa độ 48
2.3.3 Điểm không của máy 48
2.3.4 Vị trí tuyệt đối và vị trí tương đối 49
2.3.5 Các mặc định của máy 50
2.3.6 Định dạng chương trình 50
2.4 Bảo dưỡng máy 50
2.4.1 Những yêu cầu chung 50
2.4.2 Chu kỳ bảo dưỡng 51
2.4.3 Biểu đồ tra dầu mỡ 53
2.4.4 Hệ thống bôi trơn 53
2.4.5 Bảo dưỡng định kỳ 54
CHƯƠNG III. GIỚI THIỆU PHẦN MỀM TOPSOLID 56
3.1 Giới thiệu TopSolid'Design 58
3.2 Giới thiệu TopSolid'Cam 79
CHƯƠNG IV. GIA CÔNG CHI TIẾT TRÊN TRUNG TÂM HAAS MINI MILL 96
4.1 Gia công chi tiết lập trình bằng tay 96
4.2 Gia công chi tiết sử dụng phần mềm 99
CHƯƠNG V. THIẾT KẾ VÀ GIA CÔNG CHI TIẾT TRÊN MÁY HAAS SỬ DỤNG PHẦN MỀM TOPSOLID 104
5.1 Thiết kế đĩa ly hợp trên Topsolid 104
5.2 Mô phỏng quá trình gia công trên Topsolid 106
5.3 Gia công đĩa ly hợp trên máy Haas 109
KẾT LUẬN 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO 116
PHỤ LỤC 117
1. Các mã lệnh sử dụng trên máy Haas 117
Mã G Code 117
Mã M Code 120
2. Chương trình gia công đĩa ly hợp 120
LỜI NÓI ĐẦU
CNC viết tắt của Computer Numberical Control – điều khiển số bằng máy tính ra đời với mục đích điều khiển quá trình gia công cắt gọt trên các máy công cụ. Về thực chất, đây là một quá trình tự động điều khiển các hoạt động của máy trên cơ sở các dữ liệu được cung cấp là ở dạng mã nhị phân số nguyên bao gồm các số, số thập phân, các chữ cái và một số kí tự đặc biệt tạo nên chương trình làm việc của thiết bị hay hệ thống.
Công nghệ CNC là bước phát triển tiếp tục của các máy công cụ trong thời đại công nghệ thông tin.
Nhìn chung về nguyên lý và phương pháp gia công cắt gọt thông thường (Tiện, Phay, Doa….. ) cũng như trên máy CNC (Computer Numerical Control) gần như giống nhau. Khác biệt cơ bản giữa công nghệ gia công cổ điển và gia công CNC là hệ thống điều khiển. Trên các máy cổ điển việc điều khiển chủ yếu thực hiện bằng tay, nếu tự động thì chỉ sử dụng các cơ cấu cam, thủy lực…cùng với một số mạch điều khiển đơn giản. Còn với máy CNC thì việc điều khiển được thực hiện bằng máy tính điện tử hạn chế tối đa việc điều khiển của con người.
Các nước có nền công nghiệp phát triển đã ứng dụng công nghệ CNC vào sản xuất nhiều chục năm nay, còn với nước ta gần đây mới tiếp cận công nghệ này.
Việc ứng dụng công nghệ CNC vào sản xuất không chỉ giải phóng sức lao động của con người mà nó còn cho phép chúng ta sản xuất những sản phẩm có chất lượng, độ chính xác cao, khối lượng lớn mà các máy công cụ cổ điển không làm được, thời gian gia công ngắn, tốc độ cắt cao, có thể gia công hàng loạt, tăng hiệu quả kinh tế….Tuy nhiên nó cũng có những nhược điểm như: giá thành cao, vận hành máy phức tạp, giá thành sửa chữa bảo dưỡng cao …
Đề tài “ Ứng dụng Topsolid thiết kế và gia công đĩa thép ly hợp khóa NISSAN BLUBIRD ” được nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu kỹ hơn về lĩnh vực CNC. Nói đến CNC không thể không nói đến máy gia công và phần mềm gia công, chính vì vậy mục đích của đề tài cũng là giúp ta sử dụng thành thạo một phần mềm gia công cơ khí (ở đây là Topsolid) và sử dụng thành thạo trung tâm gia công Mini Haas (cả lập trình bằng tay và lập trình trên máy).
Phạm vi nghiên cứu: Thiết kế chi tiết trên phần mềm và gia công trên trung tâm gia công Mini Haas. Gia công chi tiết bằng nhôm với chế độ cắt tùy chọn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo – Th.s Lê Lăng Vân đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo để em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn
Hà Nội, ngày tháng năm 2010
Sinh viên thực hiện
Lưu Ngọc Duy
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ MÁY CNC VÀ PHẦN MỀM GIA CÔNG CƠ KHÍ
1.1 Giới thiệu chung về máy CNC
Sự xuất hiện của các máy CNC đã nhanh chóng thay đổi việc sản xuất công nghiệp. Các đường cong được thực hiện dễ dàng như đường thẳng, các cấu trúc phức tạp 3D cũng dễ dàng thực hiện, và một lượng lớn các thao tác do con người thực hiện được giảm thiểu.
Việc gia tăng tự động hóa trong quá trình sản xuất với máy CNC tạo nên sự phát triển đáng kể về chính xác và chất lượng. Kỹ thuật tự động của CNC giảm thiểu các sai xót và giúp người thao tác có thời gian cho các công việc khác. Ngoài ra còn cho phép linh hoạt trong thao tác các sản phẩm và thời gian cần thiết cho thay đổi máy móc để sản xuất các linh kiện khác.
Trong môi trường sản xuất, một loạt các máy CNC kết hợp thành một tổ hợp, gọi là cell, để có thể làm nhiều thao tác trên một bộ phận. Máy CNC ngày nay được điều khiển trực tiếp từ các bản vẽ do phần mềm CAM, vì thế một bộ phận hay lắp ráp có thể trực tiếp từ thiết kế sang sản xuất mà không cần các bản vẽ in của từng chi tiết. Có thể nói CNC là các phân đoạn của các hệ thống robot công nghiệp, tức là chúng được thiết kế để thực hiện nhiều thao tác sản xuất.
Hình 1.1 Một số loại máy CNC
Máy phay 3 trục
Hình 1.2 Máy phay CNC 3 trục
Cấu tạo chung:
Hình 1.3 Cấu tạo chung máy phay CNC
Trục chính chuyển động tịnh tiến theo trục Z có phương thẳng đứng, có độ cứng vững cao.
Hình 1.4 Trục chính máy phay CNC
Một bàn máy mang bộ đồ gá lắp phôi với khả năng chuyển động tịnh tiến theo 2 chiều X, Y nằm dưới trục chính.
Hình 1.5 Bàn xoay và bàn ngang máy phay CNC
Khối điều khiển và hiển thị.
Hình 1.6 Khối điều khiển và hiển thị máy phay CNC
Bộ phận chứa dụng cụ ( dạng xích, đĩa…)
Hình 1.7 Ổ tích dao dạng đĩa và dạng xích
Cơ cấu thay dao
Hình 1.8 Cơ cấu thay dao
Bộ phận truyền dẫn
Hình 1.9 Cơ cấu trục vít me bi
b. Máy tiện CNC
Hình 1.10 Máy tiện CNC JCL series 6050
Cấu tạo chung:
Trục chính
Hình 1.11 Trục chính máy tiện CNC
Bàn điều khiển
Hình 1.12 Bảng điều khiển máy tiện CNC
Mâm cặp, ụ sau, đầu revonve, mâm gá dao.
Hình 1.13 Mâm cặp, ụ sau, đầu revonve, mâm gá dao
1.2 Giới thiệu chung về phần mềm gia công cơ khí
Cơ khí chế tạo là ngành đi đầu trong hệ thống nền công nghiệp nên khi được tin học hoá, nó cũng là ngành được hỗ trợ nhiều nhất thông qua các phần mềm, bộ phần mềm ứng dụng. Tại Việt Nam nếu như cách đây khoảng hơn chục năm, số lượng phần mềm CAD,CAM còn hạn chế thì ngày nay đã tăng lên rất nhiều. Không tính đến những phần mềm chuyên được viết riêng cho từng công ty thì hiện nay số phần mềm CAD, CAM và bộ phần mềm CAD/CAM thông dụng ở Việt Nam đã lên đến trên 10 phần mềm và có thể tạm
phân loại như sau: + Phần mềm CAD: AutoCAD, MDT, Inventor, SolidEdge, SolidWorks… + Phần mềm CAM: MasterCAM, EdgeCAM, SolidCAM, PowerMill… + Bộ phần mềm CAD/CAM: Pro/ENGINEER, Catia, NX (Unigraphic)
CAD (Computer aided design) là máy tính trợ giúp thiết kế, CAM (Computer aided Manufacturing) là máy tính trợ giúp chế tạo. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, CAD/CAM đã được ứng dụng nhanh chóng trong thiết kế, chế tạo các sản phẩm công nghệ, vì nó là công cụ giúp các nhà thiết kế và chế tạo sản phẩm có hiệu quả để tăng năng suất lao động, giảm cường độ lao động, tự động hóa quá trình sản xuất, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
1.3 Một số phần mềm thiết kế gia công cơ khí
Mỗi phần mềm có những điểm mạnh và những điểm yếu riêng, dưới đây sẽ giới thiệu một số phần mềm thiết kế và gia công cơ khí và đánh giá sơ bộ ưu, nhược điểm của chúng :
-MASTERCAM
Mastercam là một phần mềm CAD/CAM tích hợp được sử dụng rộng rãi ở châu Âu và trên thế giới, đồng thời nó cũng được sử dụng rất phổ biến ở Việt Nam. Mastercam có khả năng thiết kế công nghệ để điều khiển cho máy phay CNC năm trục, máy tiện CNC bốn trục, máy cắt dây CNC bốn trục, máy khoan CNC ba trục, máy xoi CNC. Đến phiên bản Mastrcam X2 có thêm phần chạm khắc mỹ thuật.
Đây là phần mềm gia công rất mạnh.
Hình 1.14 Mô phỏng gia công chi tiết trên Mastercam
-AUTOCAD Đây có lẽ là phần mềm CAD phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay, đến mức khi nhắc đến thuật ngữ CAD (Computer Aided Design) là nhiều người liên tưởng ngay đến AutoCAD. AutoCAD 2000 hoặc AutoCAD 2002, bởi lẽ đến các phiên bản này thì chức năng vẽ của AutoCAD đã rất hoàn chỉnh và cấu hình máy đòi hỏi tương đối thấp.
Hình 1.15 Mô hình thiết kế trên AutoCAD 2009
Ưu điểm lớn nhất của AutoCAD là rất dễ sử dụng, nếu bạn vẽ trên giấy với bút chì như thế nào thì AutoCAD cũng vẽ như thế ấy, chỉ khác là nhanh hơn và chính xác hơn mà thôi. Thêm nữa, do rất phổ biến nên các sách hướng dẫn sử dụng AutoCAD cũng có rất nhiều trên thị trường. Với kiến thức chuyên ngành, cộng với một chút kiến thức về tin học là bạn có thể tự học AutoCAD tại nhà để thực hiện được những bản vẽ đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật.
Nhược điểm là các lệnh vẽ 3 chiều rất hạn chế, không có khả năng tạo mô hình Solid theo tham số nên chủ yếu dùng để trình bày các bản vẽ 2 chiều.
-INVENTOR Inventor được hãng Autodesk phát triển thành phần mềm chuyên dùng trong việc thiết kế mô hình 3 chiều. Với Inventor bạn có thể thiết kế được những chi tiết ba chiều phức tạp ở dạng khối (Solid) hoặc ở dạng tấm (Sheet Metal), dạng bề mặt (Surface), các mối ghép hàn (Weldment).
Hình 1.16 Thiết kế chi tiết trên phần mềm INVENTOR
-CIMATRON
Đây là phần mềm CAD/CAM được sử dụng phổ biến nhất trong các công ty chế tạo cơ khí hiện nay bởi ưu điểm là cấu trúc lệnh đơn giản, phương thức giao tiếp rõ ràng, dễ sử dụng. Ngoài chức năng thiết kế (CAD), Cimatron còn hỗ trợ tạo mô hình tính toán, phân tích sức bền theo phương pháp phần tử hữu hạn (FEA), tạo bản vẽ 2D từ mô hình 3D và cuối cùng là xuất bản thiết kế sang các máy CNC để gia công.
Hình 1.17 Mô phỏng quá trình gia công trên CIMATRON
-PRO/ENGINEER
Đúng như tên gọi của nó, đây có thể nói là phần mềm CAD/CAM mạnh nhất hiện nay. Pro/E hỗ trợ bạn từ việc thiết kế (CAD) với những lệnh thiết kế nâng cao rất mạnh mà các phần mềm CAD khác không có, đến việc lắp ráp các chi tiết, mô phỏng chuyển động của cụm chi tiết, và cuối cùng là việc gia công (CAM – Computer Aided Manufactory): Pro/E sẽ mô phỏng đường chạy dao gia công và xuất chương trình ra để gia công trên các máy phay, tiện CNC. Đó mới chỉ là một số chức năng chính của Pro/E.
Hình 1.18 Mô hình xe thiết kế trên PRO/ENGINEER
Có một chút rắc rối là từ phiên bản Pro/E 2001 trở đi, dù không kết nối các máy tính với nhau, bạn vẫn phải mua một card mạng để lấy số ID trong quá trình cài đặt. Tiếp theo đó, bạn phải làm quen với các giao diện không mấy thân thiện và cấu trúc lệnh chặt chẽ đến mức khó sử dụng của nó (chỉ đến phiên bản Pro/ENGINEER Wildfire, giao diện của nó mới có thay đổi đáng kể và tương đối dễ sử dụng hơn). Do đó, với những chi tiết không quá phức tạp, người ta thường thiết kế bằng Solid Edge hoặc Inventor, sau đó chuyển sang Pro/E để phân tích và gia công.
- CATIA
Phải nói rằng CATIA là hệ thống CAD\CAM\CAE 3D rất hoàn chỉnh và mạnh mẽ, từ khâu thiết kế sản phẩm đến khâu sản xuất chế tạo và khả năng phân tích tính toán tối ưu hóa các giải pháp chế tạo cơ khí. Đặc biệt là khả năng gia công khuôn rất mạnh.
Hình 1.19 Mô hình thiết kế sân vận động 3D trên CATIA
CHƯƠNG II. TRUNG TÂM GIA CÔNG HAAS MINI MILL
Hình 2.1 Trung tâm gia công Haas Mini Mill
2.1 Thông số kỹ thuật của máy
Kích thước máy:
Hình 2.2 Kích thước khuôn khổ của máy Haas
A – Chiều rộng lớn nhất ( khi cửa mở): 1981 mm
B – Chiều rộng lớn nhất (khi cửa đóng): 1731 mm
C – Chiều rộng mở cửa: 610 mm
D – Chiều cao lớn nhất khi hoạt động: 2489 mm
E – Chiều cao mở cửa: 884 mm
F – Chiều rộng mở cửa: 864 mm
G – Chiều rộng nhỏ nhất của máy: 1524 mm
Các thông số kỹ thuật khác:
Khối lượng máy: 1542 Kg
Công suất động cơ: 6.5 KW
Hành trình theo các trục:
+ Hành trình theo trục X: 406 mm
+ Hành trình theo trục Y: 305 mm
+ Hành trình theo trục Z: 254 mm
- Bàn máy:
+ Chiều dài: 914 mm
+ Chiều dài làm việc: 730 mm
+ Chiều rộng: 305 mm
Tốc độ cực đại S: 6000 vòng/ phút
Momen xoắn cực đại: 45 Nm
Tốc độ chạy dao cực đại F: 12.7 m/phút
Bộ thay đổi dụng cụ:
+ Khay chứa tối đa: 10 dụng cụ
+ Thời gian thay dụng cụ: 3.6 s
+ Đường kính tối đa: 89 mm
Độ chính xác: 0.005 mm
2.2 Bảng điều khiển và các chức năng
Hình 2.3 Bảng điều khiển máy Haas
2.2.1 Các nút khởi động và dừng chương trình
Tất cả quá trình hoạt động của máy được điều khiển từ bảng điều khiển. Bảng điều khiển bao gồm vùng hiển thị CRT, vùng phím số, các phím bật tắt On/Off, nạp bộ đếm giờ, núm điều chỉnh và các nút EMERGENCY STOP (dừng khẩn cấp), CYCLE START (bắt đầu chương trình ), FEED HOLD (duy trì lượng ăn dao).
Hình 2.4 Các nút khởi động và dừng chương trình
Núm điều chỉnh được sử dụng để điều chỉnh một trong các trục. Mỗi bước quay tay có thể đặt 0.0001, 0.001, 0.01 hoặc 0.1 inch (0.0001, 0.001, 0.01 hoặc mỗi bước đối với trục chính). Khi sử dụng đơn vị hệ mét bước núm nhỏ nhất là 0.001mm và lớn nhất 1.0mm. Núm điều chỉnh có 100 bước mỗi vòng quay. Nó cũng có thể được sử dụng để di chuyển con trỏ màn hình khi đang trong EDIT (soạn thảo) hoặc thay đổi lượng ăn dao.
Nút EMERGENCY STOP ngay lập tức dừng tất cả các chuyển động của máy, bao gồm các động cơ servo, trục chính, bộ thay đổi dụng cụ và bơm làm mát. Nó cũng sẽ dừng các trục phụ.
CYCLE START sẽ khởi động một chương trình đang chạy trong MEM hoặc MDI, tiếp tục chuyển động sau một FEEDHOLD hoặc tiếp tục sau một SINGLE BLOCK dừng lại.
FEED HOLD sẽ dừng tất cả các chuyển động các trục cho đến khi CYCLE START được ấn.
FEED HOLD sẽ không dừng trục chính,bộ phận thay dụng cụ hoặc bơm làm mát, nó chỉ dừng chuyển động của các trục phụ.
2.2.2 Các phím chức năng
Hình 2.5 Bảng điều khiển máy Hass
Bàn phím bảng điều khiển được chia thành 9 vùng riêng biệt :
Các phím RESET: 3 phím
Các phím FUNTION: 8 phím
Các phím JOB: 15 phím
Các phím OVERRIDE: 16 phím
Các phím DISPAY: 8 phím
Các phím CURSOR: 8 phím
Các phím ALPHA : 30 phím
Các phím MODE: 30 phím
Các phím NUMERIC: 10 phím
Mô tả chức năng của các phím :
RESET KEYS Là phím nằm ở góc trên bên trái của bảng điều khiển.
Hình 2.6 Các phím RESET
RESET Dừng tất cả các chuyển động của máy và đặt con trỏ chương trình ở đỉnh của chương trình hiện hành.
POWER UP Tự động cho giá trị ban đầu vào máy khi bật điện. Sau khi
/ RESET bật điện, khi phím này được ấn các trục về vị trí không và một dụng cụ được lắp vào trục chính.
TOOL Khôi phục lại bộ thay đổi dụng cụ để quá trình hoạt động được
CHANGER bình thường sau khi bộ thay dụng cụ đã bị ngắt quãng trong suốt một quá trình thay đổi dụng cụ. Nút này để bắt đầu làm quen với một màn hình với dấu nhắc cho người sử dụng để giúp người sử dụng trong việc khôi phục lại từ va chạm bộ thay đổi dụng cụ.
Một lược đồ biểu diễn các bước để khôi phục bộ thay đổi dụng cụ được trình bày trong mục Lập trình.
FUNTION Dưới các phím xác lập là các phím chức năng. Chúng được
sử dụng để chấp hành các chức năng đặc biệt đã được thực thi qua phần mềm điều khiển.
F1 – F4 Được sử dụng trong soạn thảo, các đồ họa, nền soạn thảo và
cho sự giúp đỡ để chấp hành các chức năng đặc biệt.
Hình 2.7 Các phím F hỗ trợ
Phím F1 Trong chế độ EDIT và PROGRAM DISPLAY nó sẽ khởi động một xác định khối. Trong chế độ LIST PROG, F1 sẽ sao lại một chương trình đã được lưu và tạo cho nó một tên mới từ dòng lệnh. Trong các lượng bù hiển thị, F1 sẽ đặt giá trị được nhập trong các lượng bù. Trong Advanced Editor, F1 sẽ mở các thực đơn kéo xuống.
Phím F2 Trong chế độ EDIT và PROGRAM DISPLAY nó sẽ kết thúc một xác định khối.
Phím F3 Trong các chế độ EDIT và MDI phím F3 sẽ sao chép dòng trợ giúp lặp lại vào trong dòng dữ liệu ở đáy màn hình. Nó hữu ích khi sử dụng cách giải quyết đã trình bày cho một chuyển động lặp lại. ẤN nút INSET để thêm dòng lệnh chuyển động lặp lại này vào chương trình. Trong chức năng Calculator Help, nút này sao chép giá trị trong cửa sổ máy tính vào mục nhập dữ liệu cho Trig, Circular hoặc Milling Help.
Phím F4 Trong chế độ MEM và PROGRAM DISPLAY, nó sẽ chọn BACKGROUND EDIT hoặc PROGRAM REVIEW khác. BACKGROUND EDIT được lựa chọn bởi On nhập vào với chương trình đánh số để soạn thảo.
Để xem một chương trình chỉ phải lựa chọn với F4. Xem lại chương trình đang chạy ở nửa bên trái của màn hình và cho phép người điều khiển xem lai chương trình ở nửa bên phải của màn hình. Trong chức năng Calculator Help, nút này sử dụng giá trị dữ liệu TRIG, Circular hoặc Milling để tải, cộng, trừ, nhân hay chia với máy tính này.
TOOL OFSET Được sử dụng để ghi lại các lượng bù chiều dài dụng cụ.
MESUR
Hình 2.8 Các phím điều chỉnh và thay đổi dụng cụ
NETX TOOL Được sử dụng để lựa chọn dụng cụ tiếp theo trong quá trình cài đặt bộ phận.
TOOL Tháo dụng cụ từ trục chính khi trong chế độ MDI, quay trở về
RELEASE không hoặc điều chỉnh tay. Nút TOOL RELEASE được định vị ở phía trước đầu trục chính, hoạt động như một phím trên vùng phím số. Nó phải được giữ trong 1 /2 giây sau khi dụng cụ được tháo ra, và dụng cụ sẽ được tháo phần còn lại trong 1 /2 giây sau khi nút được buông ra. Trong khi dụng cụ được tháo kẹp, khí nén được xả để làm sạch các bụi bẩn, dầu hoặc dầu làm nguội ra xa bộ kẹp dụng cụ.
PART ZERO Được sử dụng để tự động đặt các lượng bù tọa độ làm việc
SET trong quá trình cài đặt bộ phận.
JOG KEYS Các phím điều khiển nằm ở phía dưới bên trái các phím chức năng. Các phím này lựa chọn mà với các trục núm điều chỉnh sẽ chuyển các tín hiệu tới và duy trì sự điều chỉnh được tiếp tục. Khi một phím được ấn nhẹ, trục đó được lựa chọn cho sử dụng bởi núm điều chỉnh. Khi một phím được ấn và giữ lại, trục đó được dịch chuyển bằng thời gian ấn phím.