Khi xây dựng một công trình nào người ta cũng phải xét tới mặt kinh tế xã hội của nó. Các công trình được xây dựng phải đáp ứng tốt nhu cầu của người dân, và đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố.
Tỉnh Thừa Thiên Huế có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, diện tích tự nhiên 5054 km2, dân số 1.091.600 người.Tỉnh Thừa Thiên Huế có các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú vang, Hương Thủy, Phú Lộc, Nam Đông, A lưới và Thành phố Huế.
Với vị trí gần như là trung tâm của khu vực miền Trung
Phía Bắc giáp với tỉnh Quảng Trị
Phái Nam giáp với thành phố Đà Nẵng
Phía Đông giáp với biển Đông
Phía Tây giáp với nước Lào
Điểm mạnh nổi trội hơn cả là cộng đồng con người sống hoà thuận, đồng lòng quyết tâm xây dựng thành phố quê hương ngày một lớn mạnh. Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển đi lên của nền kinh tế cả nước và cũng như của khu vực đã tác động không nhỏ đến tốc độ phát triển nền kinh tế của thành phố, khẳng định là đòn bẩy kinh tế của khu vực miền Trung và Tây Nguyên . Thành phố Huế còn là một cố đô được UNESCO xếp hạng di sản văn hoá thế giới cần được bảo tồn, bảo quản tôn tạo hệ thống cung đình, lăng tẩm và các công trình cổ khác đang là điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Với quyết tâm xây dựng thành phố Huế trở thành thành phố Festival đặt trưng của Viêt Nam, trong những năm qua cơ cấu kinh tế đã có những chuyển biến đáng kể, nhiều công trình được đầu tư xây dựng, nhiều dự án sắp được khởi công đang ngay càng tạo ra diện mạo mới cho thành phố Huế nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung. Chính quyền và người dân thành phố còn cố gắng để xây dựng thành phố trở thành khu vực có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, xã hội, bắt nhịp với sự phát triển chung của cả nước, là điểm đến của nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước, luôn xứng đáng là trung tâm kinh tế, văn hoá khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Trên cơ sở đó hiện nay nhu cầu về văn phòng làm việc của các công ty là khá cần thiết, song diện tích đất sử dụng cho các công trình hạn chế nên việc đầu tư dự án xây dựng Văn phòng 2 Công ty Xây Lắp Thừa Thiên Huế được sử dụng để làm văn phòng làm việc của chính công ty và cho thuê sẽ giải quyết tốt nhu cầu ngày càng tăng về nơi làm việc của các công ty trên địa bàn thành phố, đồng thời góp phần làm cho bộ mặt của thành phố ngày càng thay đổi theo hướng hiện đại một cách có định hướng. Điều này phù hợp với chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2436 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đồ án Văn phòng 2 công ty xây lắp Thừa Thiên Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN III
THI CÔNG 50%
GVHD : K.S Đặng Công Thuật
SVTH : Nguyễn Ngọc Thân
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH- ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC THI CÔNG
CÔNG TRÌNH
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH
Công trình xây dựng nằm ở đoạn đuờng Phạm Văn Đồng. Thuộc khu số 9 - khu qui hoạch Nam Vĩ Dạ - phường Vĩ Dạ - thành phố Huế. Khu đất này tương đối bằng phẳng, thông thoáng và rộng rãi, diện tích đất 2444m2. Bên cạnh là những các trụ sở công ty, cơ quan. Mật độ xây dựng chung quanh khu vực chưa cao vì đây là vùng mới qui hoạch, và là vùng có xu thế mọc lên những tòa nhà cao tầng, tạo ra bộ mặt cho thành phố.
Với đặc điểm như vậy thì việc xây dựng công trình ở đây sẽ phát huy hiệu quả khi đi vào hoạt động, đồng thời công trình còn tạo nên điểm nhấn trong toàn bộ tổng thể kiến trúc của cả khu vực.
PHƯƠNG HƯỚNG THI CÔNG TỔNG QUÁT TOÀN CÔNG TRÌNH :
1.Điều kiện khí hậu - địa chất công trình:
Qua tài liệu khảo sát địa chất của khu vực cho thấy công trình xây dựng trên nền đất khá bằng phẳng gồm các lớp địa chất như sau:
+ Lớp đất á sét dày :4,5m
+ Lớp đất sét dày:6m
+ Lớp đất cát hạt trung lớn chưa gặp đáy trong lỗ khoan. Đây là lớp đất khá tốt cho việc đặt móng công trình.
Mực nước là loại nước không áp, xuất hiện khá sâu cách mặt đất tự nhiên khoảng 3,5m. Với đặc điểm và địa chất thuỷ văn như trên nên ta sử dụng loại móng cho công trình là móng cọc đài thấp với chiều sâu đặt đài nằm dưới mực nước ngầm
2. Tổng quan về kết cấu và quy mô công trình:
+ Giải pháp thiết kế phần móng, dùng móng cọc ép BTCT tiết diện 25´25(cm), dài 14m (gồm 2 đoạn cọc nối với nhau, mỗi đoạn dài 7m), cắm vào lớp đất 3(cát hạt trung), mực nước ngầm trung bình ở độ sâu -3,5(m) so với cốt thiên nhiên. Đài cọc cao 1m đặt ở lớp đất 1(á sét ). Đáy đài đặt tại cosite -4m so với cos ± 0,00m.
+ Đào đất bằng cơ giới kết hợp với thủ công.
+ Kết cấu chịu lực của công trình là nhà khung BTCT đổ toàn khối. Tường gạch có chiều dày 100, 200,300mm, sàn sườn đổ toàn khối cùng với hệ dầm. Toàn bộ công trình là một khối thống nhất không có khe lún.
+ Ván khuôn ta dùng ván khuôn định hình bằng thép của công ty Hoà Phát.
+ Cốt thép được gia công bằng máy tại xưởng đặt cạnh công trường
+ Bê tông sử dụng cho công trình lớn cả về số lượng và cường độ, vì thế để đảm bảo cung cấp bê tông được liên tục, chất lượng đồng thời giảm bớt gánh nặng về kho bãi ta sử dụng bê tông tươi. Bê tông được vận chuyển bằng xe trộn bê tông và dùng máy bơm bê tông để đổ cho các cấu kiện.
+ Khung bê tông cốt thép đổ toàn khối.
+ Kết cấu móng là móng cọc BTCT đài thấp. Đài cọc cao 1 m đặt trên lớp BT đá 4x6 B5 dày 0,1m.
+ Dùng cọc ép BTCT, mũi cọc đặt tại cosite -17,5m.
3. Nguồn nước thi công:
Công trình nằm ngay trung tâm thành phố thuộc khu qui hoạch của thành phố có mạng đường ống cấp nước vĩnh cửu đã dẫn đến công trình đáp ứng đủ cho công trình thi công.
4. Nguồn điện thi công:
Sử dụng điện của mạng điện thành phố, ngoài ra còn dự phòng một máy phát điện để đảm bảo luôn có điện tại công trường trong trường hợp mạng lưới điện của thành phố có sự cố.
Tình hình cung cấp vật tư:
+ Thành phố Huế có rất nhiều công ty cung ứng đầy đủ vật tư, máy móc thiết bị thi công. Vận chuyển đến công trường bằng ôtô.
+ Nhà máy ximăng, bãi cát đá, xí nghiệp bêtông tươi thuận lợi cho công tác vận chuyển, cho công tác thi công đổ bêtông.
+ Vật tư được chuyển đến công trường theo nhu cầu thi công và được chứa trong các kho tạm hoặc bãi lộ thiên .
Máy móc thi công:
+ Công trình có khối lượng thi công lớn do đó để đạt hiệu quả cao phải kết hợp thi công cơ giới với thủ công.
+ Phương tiện phục vụ thi công gồm có:
- Máy ép cọc: Phục vụ cho thi công cọc ép.
- Máy đào đất, xe tải chở đất: phục vụ công tác đào hố móng.
- Cần trục tự hành, cần trục tháp: phục vụ công tác ép cọc, cẩu lắp thiết bị…
- Máy vận thăng.
- Xe vận chuyển bêtông và xe bơm bêtông...
- Máy đầm bê tông.
- Máy trộn vữa, máy cắt uốn cốt thép.
- Các hệ dàn giáo, cốp pha, cột chống và trang thiết bị kết hợp.
Các loại xe được điều đến công trường theo từng giai đoạn và từng biện pháp thi công sao cho thích hợp nhất.
Nguồn nhân công xây dựng, lán trại:
+ Nguồn nhân công chủ yếu là người ở nội thành và các vùng ngoại thành xung quanh sáng đi chiều về do đó lán trại được xây dựng chủ yếu nhằm mục đích nghỉ ngơi cho công nhân vào buổi trưa, bố trí căn tin để công nhân ăn uống.
+ Dựng lán trại cho ban chỉ huy công trình, các kho chứa vật liệu.
Tìm hiểu về địa điểm xây dựng:
5. Công tác giải phóng mặt bằng:
+ Công trình được xây dựng trện khu đất trống dự trữ nên không cần phải tiến hành di dời, đền bù giải toả mặt bằng.
6. Công tác cấp nước:
+ Lắp đặt hoàn chỉnh các đường ống ngầm vĩnh cửu đúng theo yêu cầu thiếtkế.
+ Lắp đặt các đường ống tạm thời phục vụ cho thi công.
+ Nơi có phương tiện vận chuyển bên trên các đường ống được chôn ngầm cần được gia cố. Sau khi thi công xong, các đường ống tạm thời được thu hồi và tái sử dụng.
7. Công tác thoát nuớc:
+ Tiêu thoát nước ngầm, nước mưa trong hố móng bằng các máy bơm điện công suất 2CV đặt tại các hố tập trung nước.
+ Rãnh thoát nước mưa phục vụ cho công trình tạm thời được đào lộ thiên trên mặt đất để thu gom nuớc mưa về các hố ga tạm thời trước khi chảy vào các hố ga của hệ thống thoát nước thành phố.
+ Lót ván tạm thời ngang rãnh tại những nơi có người qua lại và tiến hành nạo vét tại những rãnh hố ga sau các đợt mưa lớn.
8. Đường sá:
+ Xung quanh công trường là hệ thống đường sá đã được làm sẵn nên rất thuận lợi cho việc vận chuyển vật tư và xe máy lưu thông.
+ Lớp đất mặt công trình khá cứng, xe có thể di chuyển trực tiếp nên không cần phải làm các hệ thống đường tạm trong công trình.
9. Đường điện và hệ thống chiếu sáng:
+ Nối trực tiếp vào mạng lưới điện thành phố thông qua một máy biến thế.
+ Trạm phát điện dự phòng bằng động cơ điezen được xây dựng trong công trình.
+ Đường dây điện bao gồm:
- Dây chiếu sáng và phục vụ sinh hoạt.
- Dây chạy máy và phục vụ thi công.
- Đường dây diện thắp sáng được bố trí dọc theo lối đi có gắn bóng đèn 100W chiếu sáng tại các khu vực sử dụng nhiều ánh sáng.
Lưu ý:
+ Nếu đặt hệ thống dây điện ở trên cao thì cần chú ý đến chiều cao dây không cản trở xe và có treo bảng báo độ cao. Nếu đặt ngầm dưới đất phải bao bọc hoặc che
chắn đúng qui định về an toàn điện.
+ Đèn pha được bố trí tập trung tại các vị trí phục vụ thi công, xe máy bảo vệ ngăn ngừa tai nạn lao động.
+ Đèn biển báo về an toàn điện tại những nơi nguy hiểm dễ xảy ra tai nạn.
Tổ chức thi công:
+ Công tác mặt bằng và xây dựng hạ tầng cơ sở phải được tiến hành trước công tác xây dựng công trình chính để đảm bảo đưa công trình vào sử dụng đồng bộ.
+ Nhiệm vụ thiết kế phần thi công chính với khối lượng 50% gồm:
- Thiết kế biện pháp tổ chức thi công phần ngầm
- Thiết kế biện pháp tổ chức thi công phần thân
- Lập tiến độ thi công toàn công trình.
Biện pháp an toàn lao động, vệ sinh môi trường, PCCC:
10. Biện pháp an toàn lao động:
+ Sử dụng các thiết bị phòng hộ lao động theo đúng quy định của kỹ thuật an toàn. Tổ chức hệ thống biển báo, đèn báo, đèn bảo vệ xung quanh khu vực công trường.
+ Trong trường hợp cần thiết phải thi công ban đêm, bố trí hệ thống đèn chiếu sáng đảm bảo đủ sáng cho thi công.
+ Tổ chức học tập an toàn lao động cho người lao động trên công trường, nâng cao ý thức an toàn lao động, hướng dẫn sử dụng các phương tiện thiết bị bảo hộ lao động đầy đủ, đúng cách.
+ Thành lập các tổ đội thi công, chỉ định người tổ trưởng cho mỗi tổ, để phát hiện, báo cáo và khắc phục các sự cố một cách kịp thời, nhanh chóng.
Vệ sinh môi trường:
+ Tổ chức mạng lưới an toàn vệ sinh để đôn đốc, kiểm tra, nhắc nhở công tác vệ sinh an toàn cho tất cả các lao động trên công trường. Rác thải, phế phẩm xây dựng được thu gom và chuyển đến đúng nơi qui định của khu vực thi công.
+ Khi vận chuyển vật liệu, rác thải hay các phế thải xây dựng ra khỏi công trường đều được bịt kín bạt cẩn thận, dùng xe tưới nước làm ướt đường để không gây bụi bẩn khi xe chạy qua. Bố trí một bệ rửa xe cạnh cổng chính của công trường, thường xuyên rửa xe để giảm bớt bụi đất bám vào xe.
11. Phòng cháy chữa cháy:
+ Huy động sức mạnh tổng hợp của tập thể tham gia hoạt động PCCC.
+ Tổ chức học tập huấn luyện PCCC tại chỗ cho lực lượng lao động trên công trường. Thành lập tổ PCCC trên công trường, lực lượng này thường xuyên được huấn luyện và tập huấn định kỳ.
+ Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện và các điều kiện cụ thể cho từng thời điểm, từng địa điểm để khi có cháy xảy ra thì chữa cháy kịp thời có hiệu quả.
+ Bố trí các bể nước, bãi cát chữa cháy xung quanh công trình và tại những nơi có nguy cơ cháy nổ. Tại văn phòng ban chỉ huy công trường nơi để máy điện thoại đặt bảng hiệu lệnh chữa cháy và các số điện thoại nóng như: Cứu hỏa, cấp cứu, Công an...
THIẾT KẾ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC THI CÔNG CÁC CÔNG TÁC CHỦ YẾU PHẦN NGẦM
THI CÔNG ÉP CỌC:
Hạ cọc trên mặt đất trước khi đào hố móng:
Khi tiến hành hạ cọc theo giải pháp này, khi hạ cọc đến sát mặt đất phải dùng thêm một đoạn cọc phụ để ép tiếp cho tới vị trí thiết kế, tuy nhiên dùng cọc đệm quá dài sẽ giảm hiệu quả của lực ép, lực cản ma sát tăng và có thể làm xiên đầu cọc.
Biện pháp này có ưu điểm sẽ là thuận tiện cho quá trình vận hành của máy móc, giảm khối lượng thi công công tác đất và không phải xử lý nước ngầm khi mực nước ngầm nằm trên mặt cao trình đáy hố đào.
Tuy nhiên khi thi công đào đất bằng cơ giới sẽ gặp khó khăn, các đầu cọc sau khi đóng nằm nhô lên khỏi cao trình đáy hố đào gây cản trở quá trình thi công cơ giới, giảm năng suất làm việc. Trong thi công đào đất bằng cơ giới cần cẩn thận để tránh va chạm vào đầu cọc làm lệch cọc.
Hạ cọc khi đã đào hố móng:
Biện pháp này có ưu điểm không cần sử dụng cọc đệm, quá trình thi công cơ giới hóa công tác đào đất sẽ thuận lợi hơn phương pháp trên. Tuy nhiên khi mực nước ngầm cao hơn đáy móng hoặc khi thi công gặp mưa nhiều thì đòi hỏi phải có yêu cầu xử lí hút nước hố móng, chống vách đất hố đào, quá trình thi công ép cọc vì cần trục cẩu lắp di chuyển khó khăn làm tăng giá thành và gây khó khăn cho quá trình hạ cọc.
Þ Dựa vào các ưu nhược điểm của hai phương pháp trên liên hệ thực tế công trình xây dựng. Công trình có mặt bằng khá bằng phẳng và rộng nên để thuận tiện cho quá trình vận hành của máy móc khi bốc xếp, cẩu lắp và ép cọc, giảm khối lượng công tác thi công đất ta chọn giải pháp thi công hạ cọc trước khi tiến hành đào hố móng.
Chọn phương pháp thi công ép cọc:
- Phương pháp ép trước: cọc được ép trước khi thi công đài móng.
- Phương pháp ép sau: tiến hành ép cọc sau khi thi công đài móng, đối với phương pháp này cọc được ép trong quá trình lên tầng, rút ngắn được thời gian thi công. Tuy nhiên chiều dài đoạn cọc bị hạn chế bởi chiều cao tầng 1.Tốn nhiều thép hơn trong đài cọc vì phải bố trí thép để neo máy và phải tăng cường cốt thép cho đài cọc khi nó làm việc với máy ép.
Þ Do đó, với công trình này ta chọn phương pháp ép cọc trước khi thi công đài móng. Trình tự thi công: hạ cọc chính vào trong đất bằng thiết bị ép cọc, mỗi cọc có chiều dài 14m (gồm 2 đoạn cọc, mỗi đoạn dài 7m). Sau đó dùng cọc phụ có chiều dài thích hợp để đưa mũi cọc đến vị trí thiết kế (cọc phụ đấy gọi là cọc đệm).
Chọn biện pháp thi công hạ cọc :
- Ép cọc bằng cách chất tải tĩnh, hạ cọc bằng các loại búa đóng, dùng chấn động rung hạ cọc, kết hợp xói đất và đóng hoặc rung cọc.
Trong đó 2 công nghệ đóng và ép cọc được sử dụng phổ biến hiện nay.
4.1 Hạ cọc bằng các loại búa đóng:
Cọc được đưa vào đất bằng tải trọng động, dùng búa máy đóng lên đầu cọc để cọc đi vào đất theo từng nhát búa đóng.
* Ưu điểm: kết cấu gọn nhẹ, cơ động, làm việc độc lập, không phụ thuộc vào nguồn điện, hơi.
* Nhược điểm: Công đóng cọc nhỏ vì khoảng 50-60% để nén khí cho búa nổ, hiệu quả đóng cọc thấp, lực đóng đầu cọc lớn nên đầu cọc dễ bị vỡ, gây ảnh hưởng xấu đến các công trình lân cận.
4.2 Phương pháp ép cọc:
Cọc được đưa vào đất từng đoạn bằng kích thủy lực có đồng hồ đo áp lực. Trong quá trình ép cọc có thể khống chế được tốc độ xuyên của cọc, xác định được lực nén ép trong từng khoảng độ sâu của cọc.
*Ưu điểm: trong quá trình ép cọc không gây rung và chấn động, có thể khống chế được tốc độ ép cọc, có tính kiểm tra cao, và xác định được sức chịu tải của cọc thông qua lực ép cuối cùng, không ảnh hưởng đến công trình lân cận.
* Nhược điểm: Thiết bị cồng kềnh.
Để lựa chọn được giải pháp thích hợp ta cần xét đến các vấn đề có liên quan như:
- Điều kiện thiết bị của đơn vị thi công hoặc thị trường cung cấp máy xây dựng.
- Tính năng kỹ thuật của máy.
- Đặc điểm địa tầng và tính chất cơ lí của nền đất.
- Mặt bằng công trường và vị trí tương quan của công trình sẽ xây dựng với các công trình xung quanh đã xây dựng.
- Các quy định về môi trường của địa phương nơi công trình xây dựng.
- Giá thành kinh tế của từng giải pháp.
Þ Từ những vấn đề nêu trên, xét thực tế đối với công trình ta nhận thấy:
Đây là một công trình được xây dựng ở trung tâm thành phố Hà Nội, nằm gần khu dân cư, nên giải pháp đóng cọc bằng búa là một giải pháp không hợp lý, gây ra chấn động và tiếng ồn, làm ảnh hưởng đến môi trường sinh hoạt xung quanh, làm phá hoại cơ cấu của nền đất, hiệu quả kinh tế không cao, khó kiểm soát được lực ép...
Þ Vì vậy ở đây ta dùng giải pháp hạ cọc bằng phương pháp ép cọc.
Tiến hành thi công ép cọc:
Các yêu cầu kỹ thuật đối với cọc ép bê tông cốt thép:
- Theo thiết kế thì cọc có các thông số sau :
+ Sức chịu tải của cọc (theo nền đất) : P = 641,06KN = 64,1067T
+ Bê tông cọc có cấp độ bền B25
Rb = 14,5MPa
Rbt= 1,05MPa
+ Chiều dài cọc : L = 14 m , d = 0,25 m
=l/d = 14 / 0,25 =56 < 100
+ Sức chịu tải của cọc theo vật liệu : P = 1119,71KN=111,791T
+ Cao trình đỉnh cọc : -3.5 m (so với mặt đất tự nhiên)
+ Cao trình mũi cọc : -17,5 m (so với mặt đất tự nhiên)
- Các yêu cầu về độ chính xác hình dạng, kích thước hình học của cọc : (Theo tài liệu “Các điều kiện kỹ thuật của ép cọc dùng xử lý nền móng“ - Vũ Công Ngữ)
+ Tiết diện cọc có sai số không quá ± 2%
+ Chiều dài cọc có sai số không quá ± 1%
+ Mặt đầu cọc phẳng và vuông góc với trục cọc độ nghiêng < 1%
+ Độ cong f/l không quá 0,5%
Thí nghiệm ép cọc:
Sơ đồ thí nghiệm:
Phương pháp thí nghiệm:
+ Thí nghiệm được tiến hành bằng phương pháp dùng tải trọng tỉnh ép dọc trục cọc sao cho dưới tác dụng của lực ép, cọc lún sâu thêm vào nền đất. Tải trọng tác dụng lên đầu cọc được thực hiện bằng kích thủy lực với hệ phản lực là dàn chất tải, neo hoặc kết hợp cả hai.
Thiết bị thí nghiệm:
+ Thiết bị thí nghiệm bao gồm hệ gia tải, hệ phản lực và hệ đo quan trắc.
+ Hệ gia tải gồm kích, bơm và hệ thống thủy lực phải đảm bảo không bị rò rỉ, hoạt động an toàn dưới áp lực không nhỏ hơn 150% áp lực làm việc.
+ Tấm đệm đầu cọc và đầu kích bằng thép có đủ cường độ và độ cứng đảm bảo phân bố tải trọng đồng đều của kích lên đầu cọc.
+ Hệ đo đạc quan trắc bao gồm thiết bị, dụng cụ đo tải trọng tác dụng lên đầu cọc, máy thủy chuẩn, đầm chuẩn và dụng cụ kẹp đầu cọc.
+ Máy thủy chuẩn dùng để đo kiểm tra dịch chuyển, chuyển vị của gối kê dàn chất tải, đầm chuẩn gá lắp chuyển vị kế, độ vồng của dầm chính….
Chuẩn bị thí nghiệm:
+ Những cọc sẽ tiến hành thí nghiệm cần được kiểm tra chất lượng theo các tiêu chuẩn hiện hành về thi công và nghiệm thu cọc.
+ Đầu cọc thí nghiệm có thể được cắt bớt hoặc nối thêm nhưng phải được gia công để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật.
+ Kích phải đặt trực tiếp trên tấm đệm đầu cọc, chính tâm so với tim cọc. Khi dùng nhiều kích thì phải bố trí kích sao cho tải trọng được truyền dọc trục, chính tâm lên dầu cọc.
+ Hệ phản lực phải được lắp theo phương pháp cân bằng, đối xứng qua trục cọc, đảm bảo truyền tải trọng dọc trục,chính tâm lên đầu cọc.
+ Dụng cụ kẹp đầu cọc được bắt chặt vào thân cọc, cách đầu cọc khoảng 0,5 đường kính hoặc chiều rộng tiết diện cọc.
+ Các dầm chuẩn được đặt song song hai bên cọc thí nghiệm, các trụ đỡ dầm được chôn chặt xuống đất. Chuyển vị kế được lắp đối xứng hai bên đầu cọc và được gắn ổn định lên các dầm chuẩn.
Quy trình gia tải:
Quy trình gia tải tiêu chuẩn được thực hiện như sau:
+ Gia tải từng cấp đến tải trọng thí nghiệm lớn nhất theo dự kiến, mỗi cấp gia tải không lớn hơn 25% tải trọng thiết kế.Cấp tải mới chỉ được tăng khi tốc độ lún đầu cọc đạt ổn định quy ước nhưng không quá 2 giờ. Giữ cấp tải trọng lớn nhất cho đến khi độ lún đầu cọc đạt ổn định quy ước hoặc 24 giờ, lấy thời gian nào lâu hơn.
+ Sau khi kết thúc gia tải, nếu cọc không bị phá hoại thì tiến hành giảm tải về 0, mỗi cấp giảm tải gấp 2 lần cấp gia tải và thời gian giữ tải mỗi cấp là 30 phút, riêng cấp tải 0 có thể lâu hơn nhưng không quá 6 giờ.
+ Tốc độ chuyển vị đầu cọc đạt giá trị sau đây được xem là ổn định quy ước:
Không quá 0,25mm/h đối với cọc chống vào lớp đất hòn lớn, đất cát, đất sét từ dẻo đến cứng.
Không quá 0,1mm/h đối với cọc ma sát trong đất sét dẻo mềm đến dẻo chảy.
+ Tải trọng thí nghiệm lớn nhất do thiết kế quy định, thường được lấy như sau:
Đối với cọc thí nghiệm thăm dò: bằng tải trọng phá hoại hoặc bằng 250-300% tải trọng thiết kế.
Đối với cọc thí nghiệm kiểm tra: 150-200% tải trọng thiết kế.
+ Theo dõi và xử lý một số trường hợp có thể xảy ra trong quá trình gia tải.
+ Tiến hành vẽ biểu đồ quan hệ tải trọng - chuyển vị và chuyển vị thời gian của từng tải để theo dõi diễn biến quá trình thí nghiệm.
+ Trong thời gian thí nghiệm phải thường xuyên quan sát và theo dõi tình trạng cọc thí nghiệm, độ co giãn của cần neo đất hoặc của thép liên kết cọc neo với hệ dầm chịu lực, độ chuyển dịch của dàn chất tải v.v.. , để kịp thời xử lý.
+ Cọc thí nghiệm thăm dò được xem là phá hoại khi:
Tổng chuyển vị đầu cọc vượt quá 10% đường kính hoặc chiều rộng tiết diện cọc có kể đến biến dạng đàn hồi của cọc khi cần thiết.
Vật liệu cọc bị phá hoại.
+ Cọc thí nghiệm kiểm tra được xem là không đạt khi:
Cọc bị phá hoại theo quy định ở điều trên.
Tổng chuyển vị đầu cọc dưới tải trọng thí nghiệm lớn nhất và biến dạng dư của cọc vượt quá quy định nêu trong đề cương.
+ Thí nghiệm được xem là kết thúc khi:
Đạt mục tiêu thí nghiệm theo đề cương.
Cọc thí nghiệm bị phá hoại.
+ Thí nghiệm phải tạm dừng nếu phát hiện thấy các hiện tượng sau:
Các mốc chuẩn đặt sai, không ổn định hoặc bị phá hỏng
Kích hoặc thiết bị đo không hoạt động hoặc không chính xác.
Hệ phản lực không ổn định.
+ Thí nghiệm bị hủy bỏ nếu phát hiện thấy:
Cọc đã bị nén trước khi gia tải.
Các tình trạng nêu trên không thể khắc phục được.
Xử lý và trình bày kết quả thí nghiệm:
Từ các số liệu thí nghiệm, thành lập các biểu đồ quan hệ sau đây:
+ Từ kết quả thí nghiệm, sức chịu tải giới hạn của cọc đơn có thể được xác định bằng các phương pháp sau:
Phương pháp đồ thị dựa trên hình dạng đường cong quan hệ tải trọng - chuyển vị.
Phương pháp dùng chuyển vị giới hạn tương ứng với sức chịu tải giới hạn:
. Sức chịu tải giới hạn bằng tải trọng tương ứng với chuyển vị bằng 10% đường kính hoặc chiều rộng cọc.
Xét theo tình trạng thực tế thí nghiệm và cọc thí nghiệm:
. Sức chịu tải giới hạn bằng tải trọng lớn nhất khi dừng thí nghiệm.
. Sức chịu tải giới hạn được lấy bằng cấp tải trọng trước cấp tải gây ra phá hoạivật liệu cọc.
+ Sức chịu tải cho phép của cọc đơn thẳng đứng được xác định bằng sức chịu tải giới hạn chia cho hệ số an toàn:
(do hồ sơ công trình không đầy đủ về số liệu thí nghiệm nên trong phạm vi đồ án này ta tạm chấp nhận lấy Ptn = pđn = 64,1067( T)
+ Tùy thuộc vào mức độ quan trọng của công trình, điều kiện đất nền, phương pháp thí nghiệm và phương pháp xác định sức chịu tải giới hạn, tư vấn thiết kế quyết định áp dụng hệ số an toàn cho phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
Chọn kích giá ép.
- Lực ép nhỏ nhất : Pépmin = (1,3 ¸1,5)P , với P là sức chịu tải của cọc
Vì ép qua lớp đất Ásét, sét và các hạt trung nên ta chọn k =1,3
Pépmin =1,3x64,106 = 83,33T
- Lực ép lớn nhất : xác định dựa vào hai điều kiện sau:
+ B