Những bài báo, những đoạn phim tài liệu ngày ấy- giới thiệu về ngành công nghiệp dầu khí nước nhà, sự phát triển ngày một lớn mạnh, những đóng góp to lớn của ngành đến sự phát triển nền kinh tế của đất nước, và nhất là điều kiện môi trường sống, học tập và làm việc của các kỹ sư trong ngành đã khiến cậu bé như tôi nuôi ước vọng mai này lớn lên cũng trở thành kỹ sư ngành dầu khí được công tác trong ngành. Và giờ đây nhớ lại những suy nghĩ cũng thật ngây thơ ấy, những suy nghĩ thuở ban đầu đã theo tôi đến bây giờ- thì chỉ còn mấy ngày nữa là tôi sẽ tốt nghiệp chuyên ngành Địa chất dầu khí, cơ hội có thách thức có nhưng trải qua năm năm học, được các thầy các cô quan tâm, tận tình dạy bảo, truyền đạt kiến thức thì sự tin tưởng về một tương lai như lúc xưa chỉ càng làm tôi thêm quyết tâm và cố gắng phần đấu.
Được sự giới thiệu của bộ môn Địa chất dầu, sự đồng ý của lãnh đạo công ty Côn Sơn JOC cũng như phòng tìm kiếm thăm dò của của quí công ty tôi đã có 2 tháng thực tập tốt nghiệp tại quí công ty. Nhờ sự hướng dẫn của các thầy các cô trong bộ môn và sự quan tâm của lãnh đạo công ty- chú Hoàng Phước Sơn, sự chỉ bảo tận tình của chị Phan Thị Nguyệt Minh trong quá trình thực tập, cũng như sự chỉ bảo của các chú, các anh chị trong phòng tìm thăm dò công ty Côn Sơn đã giúp tôi định hướng và thu thập đầy đủ tài liệu chuẩn bị cho đề tài đồ án tốt nghiệp của mình theo chuyên đề “Xác định đới chuyển tiếp, ranh giới dầu nước và các thông số vật lý thạch học của tầng sản phẩm R7-cấu tạo X lô 11.1 bồn trũng Nam Côn Sơn”.
Về trường với tài liệu thu thập được, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo - TS. Lê Hải An và sự nỗ lực của bản thân, tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo của tôi- thầy An. Mặc dù công việc còn bộn bề nhưng thầy vẫn luôn quan tâm và dành thời gian chỉ bảo, định hướng và giúp đỡ tôi hoàn thành đồ án này. Bên cạnh đó tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, các cô trong tổ bộ môn cũng như các chú, các anh chị trong công ty Côn Sơn- những người đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành được đồ án. Và sự biết ơn to lớn đến cha mẹ tôi, những người thân trong gia đình tôi luôn dành cho tôi những gì tốt đẹp nhất. Và cuối cùng là những người bạn của tôi, những người đã lên lớp, chia sẻ bài học cùng tôi trong suốt năm năm qua.
Mặc dù đồ án tôi đã hoàn thành nhưng sẽ không tránh khỏi những sai sót. Do đó tôi rất mong có sự xem xét, đóng góp ý kiến từ phía các thầy các cô và các bạn để tôi có thể hoàn thiện hơn cho đồ án cũng như bổ xung về mặt kiến thức cho bản thân.
114 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2466 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Xác định đới chuyển tiếp, ranh giới dầu nước và các thông số vật lý thạch học của tầng sản phẩm R7-Cấu tạo X lô 111 bồn trũng Nam Côn Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Những bài báo, những đoạn phim tài liệu ngày ấy- giới thiệu về ngành công nghiệp dầu khí nước nhà, sự phát triển ngày một lớn mạnh, những đóng góp to lớn của ngành đến sự phát triển nền kinh tế của đất nước, và nhất là điều kiện môi trường sống, học tập và làm việc của các kỹ sư trong ngành đã khiến cậu bé như tôi nuôi ước vọng mai này lớn lên cũng trở thành kỹ sư ngành dầu khí được công tác trong ngành. Và giờ đây nhớ lại những suy nghĩ cũng thật ngây thơ ấy, những suy nghĩ thuở ban đầu đã theo tôi đến bây giờ- thì chỉ còn mấy ngày nữa là tôi sẽ tốt nghiệp chuyên ngành Địa chất dầu khí, cơ hội có thách thức có nhưng trải qua năm năm học, được các thầy các cô quan tâm, tận tình dạy bảo, truyền đạt kiến thức thì sự tin tưởng về một tương lai như lúc xưa chỉ càng làm tôi thêm quyết tâm và cố gắng phần đấu.
Được sự giới thiệu của bộ môn Địa chất dầu, sự đồng ý của lãnh đạo công ty Côn Sơn JOC cũng như phòng tìm kiếm thăm dò của của quí công ty tôi đã có 2 tháng thực tập tốt nghiệp tại quí công ty. Nhờ sự hướng dẫn của các thầy các cô trong bộ môn và sự quan tâm của lãnh đạo công ty- chú Hoàng Phước Sơn, sự chỉ bảo tận tình của chị Phan Thị Nguyệt Minh trong quá trình thực tập, cũng như sự chỉ bảo của các chú, các anh chị trong phòng tìm thăm dò công ty Côn Sơn đã giúp tôi định hướng và thu thập đầy đủ tài liệu chuẩn bị cho đề tài đồ án tốt nghiệp của mình theo chuyên đề “Xác định đới chuyển tiếp, ranh giới dầu nước và các thông số vật lý thạch học của tầng sản phẩm R7-cấu tạo X lô 11.1 bồn trũng Nam Côn Sơn”.
Về trường với tài liệu thu thập được, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo - TS. Lê Hải An và sự nỗ lực của bản thân, tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo của tôi- thầy An. Mặc dù công việc còn bộn bề nhưng thầy vẫn luôn quan tâm và dành thời gian chỉ bảo, định hướng và giúp đỡ tôi hoàn thành đồ án này. Bên cạnh đó tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, các cô trong tổ bộ môn cũng như các chú, các anh chị trong công ty Côn Sơn- những người đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành được đồ án. Và sự biết ơn to lớn đến cha mẹ tôi, những người thân trong gia đình tôi luôn dành cho tôi những gì tốt đẹp nhất. Và cuối cùng là những người bạn của tôi, những người đã lên lớp, chia sẻ bài học cùng tôi trong suốt năm năm qua.
Mặc dù đồ án tôi đã hoàn thành nhưng sẽ không tránh khỏi những sai sót. Do đó tôi rất mong có sự xem xét, đóng góp ý kiến từ phía các thầy các cô và các bạn để tôi có thể hoàn thiện hơn cho đồ án cũng như bổ xung về mặt kiến thức cho bản thân.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội ngày 15/06/2009
Sinh viên NGUYỄN CÔNG TUẤN
Lớp Địa chất dầu khí K49
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC HÌNH VẼ
Trang
Hình 1. 1: Bản đồ vị trí lô 10, 11.1 1
Hình 2. 1: Bản đồ kiến tạo, vùng triển vọng- khu vực 8
Hình 2. 2: Lược đồ mặt cắt NW-SE qua lô 10 9
Hình 2. 3: Cột địa tầng tổng hợp lô 10, 11.1 14
Hình 2. 4: Quan hệ HI và Tmax của tầng đá sinh Oligoxen 17
Hình 2. 5: Quan hệ HI và Tmax của tầng đá sinh Mioxen 18
Hình 2. 6: Tiềm năng sinh HC của tầng Oligoxen và vùng lân cận 19
Hình 2. 7: Tiềm năng sinh HC của tầng Mioxen 20
Hình 2. 8: Quan hệ độ rỗng theo chiều sâu 22
Hình 3. 1: Mô hình tầng chứa 29
Hình 3. 2: Hình minh họa, so sánh giữa kích thước mao dẫn và sự gia tăng mực chất lưu, sự phân bố độ bão hòa nước trong đới chuyển tiếp bên trên ranh giới dầu nước 30
Hình 3. 3: Áp suất mao dẫn và ranh giới dầu nước 30
Hình 3. 4: Đường GR trên băng log 34
Hình 3. 5: Nguyên lí hoạt động của thiết bị đo GR 35
Hình 3. 6: Mô hình tổng quát thiết bị đo Neutron 37
Hình 3. 7: Mô hình hiện nay của thiết bị CNL 38
Hình 3. 8: Sự kết hợp của Neutron-Mật độ 39
Hình 3. 9: Hiệu ứng khí thể hiện trên băng carota 39
Hình 3. 10: Tương tác của tia gamma với vật chất 40
Hình 3. 11: Mô hình thiết bị đo ghi mật độ 41
Hình 3. 12: Mô hình thiết bị đo âm 43
Hình 3. 13: Thiết bị đo âm với tính năng bù 44
Hình 3. 14: Môi trường xung quanh giếng khoan 45
Hình 3. 15: Sự thay đổi điện trở suất theo các đới xung quanh giếng 46
Hình 3. 16: Mô hình thiết bị đo điện trở- dòng hội tụ 47
Hình 3. 17: Nguyên lí hoạt động thiết bị cảm ứng 49
Hình 3. 18: Chiều sâu khảo sát của các thiết bị 50
Hình 3. 19: Thiết bị MDT 51
Hình 3. 20: Ranh giới chất lưu thông qua biểu diễn gradient áp suất 54
Hình 3. 21: Xác định ranh giới dầu nước dựa trên các đường áp suất vẽ trên biểu đồ 54
Hình 3. 22: Băng Carota khí 57
Hình 3. 23: Biểu đồ tam giác a 58
Hình 3. 24: Biểu đồ tam giác b 58
Hình 3. 25: Biểu đồ tỉ số 59
Hình 4. 1: Mặt cắt địa chấn qua cấu tạo X 60
Hình 4. 2: Mặt cắt địa chấn cắt tại gk X2 61
Hình 4. 3: Cột địa tầng giếng khoan X1 64
Hình 4. 4: Mô phỏng hướng đứt gãy 65
Hình 4. 5: Các tầng sản phẩm của cấu tạo X 67
Hình 4. 6: Mô hình cấu tạo X và các tầng sản phẩm 68
Hình 4. 7: Mô hình tầng R7 69
Hình 4. 8: Băng Carota khí tầng R7 74
Hình 4. 9: Sơ đồ quá trình làm việc với PVP 76
Hình 4. 10: Picket xác định Rw- R7 77
Hình 4. 11: Các đường cong Carota sử dụng 78
Hình 4. 12: Biểu đồ HPV cho tầng 1 đến tầng 9 80
Hình 4. 13: Biểu đồ quan hệ độ rỗng và độ thấm cho tầng 1 đến tầng 9 81
Hình 4. 14: Kết quả mô hình Dualwater 82
Hình 4. 15: Kết quả mô hình Waxman-Smith 83
Hình 4. 16: Kết quả mô hình Indonesia 84
Hình 4. 17: Kết quả mô hình Simandoux 85
Hình 4. 18: Biểu đồ áp suất – chiều sâu của chất lưu R7 87
Hình 4. 19: Sơ đồ nóc R7 và mô hình mặt cắt 88
Hình 4. 20: So sánh kết quả tính độ bão hòa nước từ 3 mô hình 89
Hình 4. 21: Biểu đồ so sánh kết quả của hai mô hình Indo và Simadoux cho toàn tầng chứa R7 90
Hình 4. 22: Biểu đồ so sánh kết quả của hai mô hình Indo và Simadoux cho thân sản phẩm (tới OWC) 91
Hình 4. 23: Biểu đồ tần suất hàm lượng sét tầng sản phẩm R7 92
Hình 4. 24: Biểu đồ tần suất độ rỗng hiệu dụng tầng sản phẩm R7 93
Hình 4. 25: Biểu đồ tần suât độ bão hòa nước tầng sản phẩm R7 93
Hình 4. 26: Biểu đồ tần suất hàm lượng sét thân dầu R7 94
Hình 4. 27: Biểu đồ tần suất độ rỗng hiệu dụng thân dầu R7 94
Hình 4. 28: Biểu đồ tần suât độ bão hòa nước thân dầu R7 95
Hình 4. 29: Biểu đồ tần suất hàm lượng sét đới chuyển tiếp R7 95
Hình 4. 30: Biểu đồ tần suất độ rỗng hiệu dụng đới chuyển tiếp R7 96
Hình 4. 31: Biểu đồ tần suât độ bão hòa nước đới chuyển tiếp R7 96
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2. 1: Kết quả lấy mẫu RFT tại gk 10-PM-1X 24
Bảng 2. 2: Kết quả thử vỉa DST của 11.1-CC-1X 25
Bảng 2. 3: Kết quả phân tích mẫu dầu PVT tại Cá Chó 26
Bảng 2. 4: Tính chất dầu của Phi Mã 27
Bảng 3. 1: Các phương pháp xác định đới chuyển tiếp, ranh giới dầu nước 32
Bảng 4. 1: Danh mục số liệu sử dụng tính toán 70
Bảng 4. 2: Số liệu carota khí tầng R7 75
Bảng 4. 3: Bảng các tham số tính toán- áp dụng 79
Bảng 4. 4: Số liệu áp suất tầng R7 86
Bảng 4. 5: Kết quả thông số vỉa 91
CHƯƠNG 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ – KINH TẾ - NHÂN VĂN KHU VỰC
1.1 Đặc điểm địa lí tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lí, đặc điểm địa hình địa mạo
Hình 1. 1: Bản đồ vị trí lô 10, 11.1
Khu vực công ty Côn Sơn JOC tìm kiếm thăm dò dầu khí là toàn bộ 2 lô 10 và 11.1 cùng nằm trong bồn trũng Nam Côn Sơn ngoài khơi biển Vũng Tàu, cách biệt với bồn trũng Cửu Long ở phía bắc bởi đới nâng Côn Sơn. Lô 10 nằm ở rìa phìa tây bồn trũng Nam Côn Sơn có diện tích 4.565 km2, lô 11.1 nằm liền kề với phía nam lô 10 có diện tích 3.350 km2 với tọa độ địa lí giới hạn hai lô như trên bản đồ (hình 1.1).
Vùng nghiên cứu cách thành phố vũng tàu về phía đông nam 230 km với độ sâu mực nước biển thay đổi từ 60- 100 m.
1.1.2 Đặc điểm khí hậu thủy văn
Thềm lục địa miền nam nói chung và vùng nghiên cứu nói riêng nằm ở vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, một năm có hai mùa: mùa khô và mùa mưa.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, thời gian này có gió mùa Tây Nam.
Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian này có gió mùa Đông Bắc.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27 độ C, tháng thấp nhất khoảng 24 độ C, tháng cao nhất khoảng 29 độ C. Số giờ nắng rất cao, trung bình hàng năm khoảng 2400 giờ. Khí hậu miền này ít biến động nhiều trong năm, hiếm có bão. Lượng mưa trung bình 1500 mm.
Ảnh hưởng đáng kể nhất cho công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí là vào mùa mưa thường có bão và khi mùa khô lại có gió mùa Đông Bắc thổi mạnh. Các cơn bão, gió lớn gây ra nhiều khó khăn, hạn chế cho công tác tìm kiếm thăm dò trong khu vực.
1.2 Đặc điểm kinh tế nhân văn
Khu vực nghiên cứu nằm ở ngoài khơi bờ biển Việt Nam cách thành phố Vũng Tàu về phía đông nam 230 km và thuộc thềm lục địa biển Vũng Tàu.
1.2.1 Đặc điểm giao thông
Bà Rịa - Vũng Tàu là một tỉnh miền Đông Nam bộ, phía Bắc giáp 3 huyện Long Thành, Long Khánh, Xuân Lộc - tỉnh Đồng Nai; Phía Tây giáp huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh; Phía Đông giáp huyện Hàm Tân - tỉnh Bình Thuận; Phía Nam giáp Biển Đông với hơn 305 km bờ biển, trong đó có khoảng 72 km là bãi tắm.
Bà Rịa- Vũng Tàu có quốc lộ 56 đi Đồng Nai, quốc lộ 55 đi Bình Thuận, quốc lộ 51 đi huyện Cần Giờ (Tp. Hồ Chí Minh). Vũng Tàu cách Tp.Hồ Chí Minh 129km, cách Biên Hòa (Đồng Nai) 95km, cách Nha Trang (Khánh Hòa) 513km.
Từ Hồ Chí Minh đến Vũng Tàu có xe chất lượng cao xuất phát trước chợ Bến Thành, xe khách đi từ bến xe Miền Đông. Ngoài ra còn có tàu cánh ngầm Hồ Chí Minh – cảng Cầu Đá (Vũng Tàu). Hiện nay có nhiều chuyến bay từ Vũng Tàu đi Côn Đảo và ngược lại. Ngoài ra Sân Bay Vũng Tàu chủ yếu phục vụ cho máy bay trực thăng thăm dò khai thác dầu khí.
1.2.2 Đặc điểm kinh tế xã hội
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nằm ở vị trí rất đặc biệt, đây chính là cửa ngõ của các tỉnh miền Đông Nam Bộ hướng ra biển Đông, hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển nhanh và toàn diện các ngành kinh tế biển như: Công nghiệp khai thác dầu khí ngoài khơi, cảng biển và vận tải biển, khai thác chế biến hải sản, du lịch nghỉ ngơi tắm biển. Vũng Tàu còn là một trong những trung tâm năng lượng, công nghiệp nặng. Trung tâm điện lực Phú Mỹ và nhà máy điện Bà Rịa chiếm 40% tổng công suất điện năng của cả nước. Công nghiệp nặng có: sản xuất phân đạm ure, sản xuất polyetylen, sản xuất clinker, sản xuất thép. Bên cạnh đó, Bà Rịa - Vũng Tàu còn có điều kiện phát triển đồng bộ giao thông đường bộ, đường biển, đường không, đường sắt và đường ống, có thể là nơi trung chuyển hàng hóa đi các nơi trong nước và quốc tế.
Bà Rịa - Vũng Tàu có chiều dài bờ biển phần đất liền là 100km (trong đó 75km là bãi cát có thể sử dụng làm bãi tắm). Thềm lục địa tỉnh tiếp giáp với quần đảo Trường Sa, nơi đây chứa đựng hai loại tài nguyên cực kỳ quan trọng là dầu mỏ và hải sản.
Vũng Tàu là một trung tâm du lịch lớn. Sự kết hợp hài hoà giữa quần thể thiên nhiên biển, núi cùng kiến trúc đô thị và các công trình văn hoá như tượng đài, chùa chiền, nhà thờ... tạo cho Vũng Tàu có ưu thế của thành phố du lịch biển tuyệt đẹp, đầy quyến rũ. Vũng Tàu không có mùa lạnh, do vậy các khu nghỉ mát có thể hoạt động quanh năm.
Hiện nay, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 7 đơn vị hành chính: Thành phố Vũng Tàu, Thị xã Bà Rịa và các huyện: Long Đất, Xuyên Mộc, Châu Đức, Tân Thành, Côn Đảo.
Diện tích tự nhiên là 1.982,2 km2, trong đó đất nông nghiệp 78.690 ha, chiếm 39%; đất lâm nghiệp 65.000 ha, chiếm 33%; đất chuyên dùng 4.153 ha chiếm 2,1%; đất thổ cư 8.949 ha, chiếm 4,6%; số còn lại là đất chưa khai thác. Tổng số dân cư 908.332 người. Trong đó, dân ở thành phố, thị trấn 281.549 người. Mật độ trung bình 349,8 người/km2. TP. Vũng Tàu đông nhất với 912,5 người/ km2. Dân tộc chủ yếu là người Việt, ngoài ra còn có người Hoa, Châu Ro, Khơ me, Mường, Tày. Lực lượng lao động chiếm 52,56% tổng số dân.
Nhìn chung, mặc dù có những khó khăn về khí hậu cũng như một ít khó khăn về vị trí địa lí nhưng khu vực nghiên cứu vẫn có những thuận lợi nhất định cho công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí.
1.3 Lịch sử nghiên cứu khu vực lô 10, 11.1
Tại lô 10 xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro đã thu nổ 1.838,5 km địa chấn 2D vào năm 1987-1988 và sau đó nhà thầu Shell đã khảo sát bổ xung 2.726 km 2D và 652,167 km2 địa chấn 3D. Nhà thầu Shell đã khoan ở đây 4 giếng khoan 10-ĐP-1X; 10-BM-1X; 10-TM-1X; 10-PM-1X trong đó có 3 giếng khoan có biểu hiện dầu khí trong cát kết Mioxen và 1 giếng khoan khô (ĐP-1X). Đáng chú ý là phát hiện dầu khí ở cấu tạo Phi Mã bởi giếng khoan 10-PM-1X và kết quả minh giải tài liệu địa vật lý giếng khoan cùng với thử vỉa RFT của giếng khoan đã chỉ ra 29,8m chiều dày tổng cộng của các vỉa cát chứa dầu. Trữ lượng dầu thu hồi của Phi Mã được Shell ước tính lúc đó khoảng 7 tr thùng (~ 1 tr tấn). Với trữ lượng đó Shell coi là chưa đủ để phát triển. Các cấu tạo còn lại trong lô 10 lại có diện tích nhỏ hẹp, Shell đã quyết định ký thỏa thuận chuyển giao quyền lợi và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng PSC lô 10 cho Total ngày 27/04/1996. Tìm hiểu triển vọng không thuận lợi thì đến ngày 09/07/1996 Total tuyên bố rút khỏi hoạt động tìm kiếm trên lô 10 và kết thúc hợp đồng PSC.
Tại lô 11.1 nhà thầu Total oil and gas international B.V đã thu nổ 5.389,3 km địa chấn 2D vào năm 1992 và 255,564 km2 3D trên khu vực cấu tạo Cá Chó vào năm 1995. Sau khi xử lí và minh giải tài liệu nhà thầu đã khoan 4 giếng khoan trong đó giếng khoan 11.1-CC-1X đã phát hiện dầu, kết quả minh giải tài liệu địa vật lý giếng khoan khẳng định 140,6 m chiều dày hiệu dụng chứa khí và 78,4m chiều dày hiệu dụng chứa dầu kết quả thử vỉa RFT/DST cho lưu lượng 829 th/ng đ và khí với lưu lượng 6,155 triệu ft/ng đ và condensat 1.081 th/ng đ. Do trữ lượng nhỏ, theo Total trữ lượng thu hồi khoảng 19 triệu thùng hơn nữa các vỉa phân bố phức tạp cả theo phương thẳng đứng và nằm ngang. 3 giếng khoan còn lại đều khô cùng với các cấu tạo còn lại nhỏ hẹp Total chấm dứt hợp đồng lô 11.1 hoàn trả cho PetroVietnam ngày 31/03/1997.
Ngày 08/01/2002 Côn Sơn JOC thành lập tiếp quản công việc tìm kiếm thăm dò dầu khí toàn bộ hai lô 10, 11.1, năm 2003 nhà thầu Côn Sơn JOC đã khoan thêm giếng khoan 10-GO-1X và gặp biểu hiện dầu khí trong cát kết Mioxen cùng với trong đá móng nứt nẻ. Tại lô 10 đã xác định được 7 cấu tạo dạng bán vòm kề đứt gãy và khối đứt gãy. Đá chứa là cát kết Mioxen có độ rỗng 18-25% và đá móng nứt nẻ. Đá chắn là các tập hạt mịn xen kẽ trong lát căt trầm tích có bề dày mỏng từ 2-8 m. Đá mẹ trong phạm vi lô 10 còn trong giai đoạn chưa trưởng thành Ro từ 0,3-0,54%. Vì vậy rủi ro trong thăm dò ở đây là vấn đề di cư và đá chắn, bẫy bị hở và xảy ra quá trình phong hóa sinh vật HC.
Lô 11.1 xác định được 6 cấu tạo trong phạm vi của lô chủ yếu là dạng bán vòm kề đứt gãy và khối đứt gãy, bẫy chứa là dạng hỗn hợp kiến tạo- địa tầng. Đá chứa là cát kết tuổi Mioxen giữa có độ rỗng từ 15-24%, đá chắn là các tập hạt mịn sét bột xen kẽ vơi phân lớp mỏng. Đá mẹ là sét và sét than có tuổi Mioxen sớm có TOC 1-3% và HI 200-350 mg/g, khả năng sinh hỗn hợp khí dầu. Rủi ro ở đây là sự rò rỉ hydrocacbua qua đứt gãy, mức độ khép kín bẫy bị hạn chế.
Trong suốt những năm qua trên diện tích cả hai lô Côn Sơn đã tiến hành tái xử lý 1.830 km 2D, 700 km2 3D, thu nổ minh giải 793 km2 địa chấn 3D mới cùng với việc khoan thêm 5 giếng mới thì đáng kể nhất là thành công với giếng 11.1-CC-2X năm 2008 vừa rồi thử vỉa cho >4.000 bbl/ng đ trên toàn bộ các tầng chứa.
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHU VỰC NGHIÊN CỨU
Cùng nằm trong bồn trũng Nam Côn Sơn, cả hai lô 10 và 11.1 cùng chịu sự chi phối chung của yếu tố cấu trúc, địa tầng và địa chất của khu vực bồn trũng Nam Côn Sơn. Vì vậy, việc nghiên cứu đặc điểm địa chất khu vực lô 10 và 11.1 có thể kế thừa các nghiên cứu địa chất khu vực bồn trũng Nam Côn Sơn.
2.1 Đặc điểm cấu kiến tạo
2.1.1 Vị trí giới hạn lô 10 và 11.1
Hai lô 10 và 11.1 nằm ở rìa tây bắc của bể Nam Côn Sơn được phân cách với bể Cửu Long bởi đới nâng côn sơn. Có đến ¾ diện tích hai lô là nằm trên đới phân dị chuyển tiếp của bể Nam Côn Sơn. Một phần nhỏ diện tích phía đông nam lô 10 và gần nửa diện tích phía đông lô 11.1 là nằm trên đới trũng phía đông của bể Nam Côn Sơn.
2.1.2 Phân tầng cấu trúc
Để phân tầng cấu trúc địa chất dựa vào sự phát triển địa chất, sự biến đổi hoạt động kiến tạo. Cấu trúc địa chất khu vực có ba tầng chính: tầng cấu trúc dưới, tầng cấu trúc giữa và tầng cấu trúc trên.
a. Tầng cấu trúc dưới
Tầng được thành tạo bởi các pha trong thời kỳ trước Rift nhìn chung là kiến tạo vùng bình ổn, gồm toàn bộ phần móng có tuổi trước đệ tam.
Một số giếng khoan 10-PM-1X, 11.1-GC-1X…trong khu vực gặp đá móng không đồng nhất bao gồm: granit, granodiorit, diorit, tuổi của các thành tạo này có thể từ Jura muộn đến Creta. Nằm không chỉnh hợp trên móng không đồng nhất là lớp phủ trầm tích Oligoxen – trầm tích hiện đại có chiều dày biến đổi từ hàng trăm đến hàng ngìn mét. Và đây cũng là một đối tượng chứa dầu quan trọng vẫn đang được quan tâm trong tìm kiếm của khu vực hai lô.
b. Tầng cấu trúc giữa
Bao gồm các thành tạo Oligoxen - Mioxen sớm. Các trầm tích này phủ bất chỉnh hợp lên tầng móng tuổi trước Kainozoi, hình thành và phát triển cùng quá trình thành tạo bể từ Oligoxen – Mioxen, dưới sự hoạt động tích cực của các hệ thống đứt gãy Đông Bắc- Tây Nam, các pha tách giãn, tạo nên địa hình phân dị mạnh. Tầng trầm tích trong khu vực chủ yếu là lục nguyên đôi chỗ có ít phân lóp đá vôi mỏng. Bề dày trầm tích từ ~2.000m cho đến những địa hào, trũng sâu đạt tới 4 km trong đó phần trũng Cá Chó là sâu nhất. Trầm tích là các tập sét kết, bột kết dày xen kẽ các tập cát kết hạt mịn và các lớp than mỏng. Đây cũng là đối tượng sinh và chứa chính của khu vực.
c. Tầng cấu trúc trên
Là tầng trầm tích Mioxen giữa- Đệ tứ. Hình thành sau quá trình tách giãn tạo bể, chịu ảnh hưởng của quá trình mở rộng Biển Đông tạo nên các trầm tích phủ lên các thành tạo trước, chủ yếu là cát, sét kết, ít đá vôi mỏng, cát kết có độ chọn lọc kém. Các tầng trầm tích phân bố rộng khắp trong bể có chiều dày tương đối ổn định ~ 500m.
2.1.3 Các đơn vị cấu trúc và kiến tạo
Trên cơ sở các thông số về chiều dày, thành phần và sự phân bố các thành tạo trầm tích cũng như các hệ thống đứt gãy, cấu trúc hai lô 10 và 11.1 được phân chia thành các đơn vị vùng nền (platform province), vùng thềm (terrace province) và vùng trũng (basinal area)cụ thể như sau. (hình 2.1)
a. Vùng nền (Platform province)
Nằm ở phía tây của hai lô chiếm đến gần ¾ diện tích hai lô. Đây là phần phát triển dọc rìa đông nam của đới nâng Côn Sơn, với hệ đứt gãy ưu thế có phương đông bắc- tây nam và á kinh tuyến. Nhìn chung, các đứt gãy có biên độ tăng dần theo vị trí từ tây sang đông (từ vài trăm mét đến 1.000-2.000m). Địa hình móng có dạng bậc thang, chìm nhanh về đông nam, sâu nhất 6.000m. Phủ trên móng chủ yếu là các trầm tích từ Mioxen đến Đệ tứ. Các trầm tích Oligoxen có bề dày không lớn và vắng mặt ở phần tây, tây bắc của vùng, nói chung bị vát mỏng nhanh theo hướng từ đông sang tây và đông nam lên tây bắc. Trong vùng này đã phát hiện các cấu trúc vòm kề đứt gãy, phương đông bắc- tây nam và thường bị đứt gãy phân cắt thành các khối. Nói chung, vùng nền trong hai lô này là vùng có rủi ro cao do nằm cách xa nguồn đá mẹ.
b. Vùng thềm (Terrace province)
X
Vùng thềm nằm ở gần giữa hai lô dọc theo phía đông vùng nền. Vùng phát triển kéo dài hướng đông bắc – tây nam dọc hệ đứt gãy cùng phương ở phía bắc và các đứt gãy hướng á kinh tuyến ở phía nam. Bề dày trầm tích vùng thềm từ 2-3 km.
Hình 2. 1: Bản đồ kiến tạo, vùng triển vọng- khu vực
Nhiều cấu tạo vòm, bán vòm phát triển kế thừa trên các khối móng ở đây. Hiện đã có 4 giếng khoan thăm dò tại khu vực này 11.1-CN-1X, 11.1-CPD-1X, 11.1-CH-1X, 10-DP-1X, nhưng hầu hết các giếng khoan này đều không có biểu hiện dầu khí. Nguyên nhân có thể kể do các cấu tạo này nằm ở vị trí không thuận lợi nhu: xa tầng sinh, bị chắn bởi đứt gãy hoạc đứt gãy bị hở,… Địa hình móng phân dị mạnh từ phía tây sang đông (hình 2.2). Thành phần móng chủ yếu là các thành tạo granit, granodiorit. Trong suốt quá trình phát triển địa chất từ Eoxen đến Mioxen, vùng thềm đóng vai trò như một dải nâng, nhưng từ Plioxen đến Đệ tứ nó tham gia vào quá trình lún chìm khu vực chung của bể- giai đoạn phát triển thềm lục địa hiện đại.
Hình 2. 2: Lược đồ mặt cắt NW-SE qua lô 10
c. Vùng trũng (Basinal area)
Vùng trũng này nằm phía đông và chiếm ¼ diện tích lô 11.1 cu