Đồ án Xây dựng bản đồ diễn biến lũ và đánh giá ảnh hưởng lũ đến nông nghiệp bằng kỹ thuật viễn thám và gis tỉnh Đồng Tháp

Đồng tháp là một tỉnh nằm trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, với hai nhánh sông Tiền và sông Hậu chảy qua nó bồi đắp lượng phù sa lớn cho tỉnh làm cho đất đai ở đây màu mỡ phì nhiêu. Với đặc điểm vùng đồng bằng có nguồn nước mặt dồi dào do vậy thế mạnh kinh tế của Đồng Tháp là sản xuất nông nghiệp và thủy sản. Hàng năm, Đồng Tháp cung cấp khoảng 2.600.000 tấn lương thực có hạt, 150.000 tấn cây ăn quả các loại và 160.000 tấn thủy sản. Bên cạnh sự ưu đãi của thiên nhiên, Đồng Tháp cũng gặp nhiều khó khăn từ chính các điều kiện tự nhiên. Một trong số đó là lũ hàng năm từ sông Tiền và sông Hậu gây ra. Nằm trong khu vực Đồng Tháp Mười, và do vị trí nằm đầu nguồn, giáp Cambodia, có địa hình thấp trũng nên Đồng Tháp chịu ảnh hưởng lũ từ sông Tiền và lũ tràn từ biên giới Cambodia qua lãnh thổ Việt Nam. Do đó, vùng này được coi là vùng chịu ảnh hưởng lũ lớn nhất trong các vùng ở ĐBSCL. Đặc trưng lũ ở khu vực này như là theo chu kỳ, thường xảy ra vào tháng 5 – 11 hàng năm. Lũ ở đây có ảnh hưởng hai mặt rõ rệt đến kinh tế - xã hội và môi trường. - Mùa lũ về gây thiệt hại lớn về người và của: phá hủy các công trình, nhà ở, giao thông công cộn. Lũ là trở ngại lớn nhất trong việc khai thác tiềm năng đất đai, giảm thời gian sử dụng đất quay vòng trong họat động nông nghiệp, giảm năng suất. Đồng thời lũ cũng ảnh hưởng đến phát triển nông thôn, đô thị hóa và các họat động kinh tế xã hội khác. - Tuy nhiên lũ cũng mang lại các lợi ích khác như nước lũ mang theo phù sa, ấu trùng, tôm cá, góp phần cải tạo môi trường đất và nước đối với khu vực chua phèn, tăng độ phì cho đất. Như vậy, bên cạnh tác động không có lợi thì lũ còn có những tác động có lợi cần được vận dụng và khai thác triệt để các mặt lợi của nó. Vì thế, cần phải hiểu biết rõ ràng về lũ cũng như diễn biến về lũ như thế nào. Ngày nay, khoa học công nghệ ngày càng phát triển, có nhiều ứng dụng khoa học giúp cho công tác quản lý và bảo vệ môi trường được hiệu quả hơn. Trong đó có kỹ thuật Viễn Thám và GIS. Kỹ thuật GIS có khả năng phân tích, tổng hợp được nhiều yếu tố, đưa ra nhiều kịch bản trên các quy mô khác nhau, biểu diễn được kết quả rất rõ ràng cho mọi người thấy được. Viễn Thám giúp quan sát đối tượng trên diện rộng, thông tin về đối tượng được cập nhập thường xuyên liên tục nên có thể đánh giá nhanh được diễn biến thay đổi của đối tượng. Trong thời gian gần đây, viễn thám được ứng dụng nhiều trong việc theo dõi các biến động môi trường, giám sát tài nguyên, thành lập bản đồ chuyên đề ( đặc biệt là các bản đồ biến động môi trường) trong thành lập bản đồ, viễn thám cung cấp thông tin bao quát trên diện rộng, chi phí lại thấp, giảm bớt được một khối lượng lớn công việc mà trước đây khi xây dựng bản đồ lũ phải đo đạc, quan trắc và khảo sát thực địa nhưng kết quả lại lại không cao. Từ những lý do trên, mà đề tài: “Xây Dựng Bản Đồ Diễn Biến Lũ Và Đánh Giá ảnh Hưởng Lũ Đến Nông Nghiệp Bằng Kỹ Thuật Viễn Thám Và GIS Tỉnh Đồng Tháp” được hình thành nhằm góp một phần vào việc kiểm soát lũ, giảm bớt được thiệt hại do lũ gây ra đồng thời cung cấp tài liệu cho quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp và kinh tế theo hướng bền vững.

doc57 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2129 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Xây dựng bản đồ diễn biến lũ và đánh giá ảnh hưởng lũ đến nông nghiệp bằng kỹ thuật viễn thám và gis tỉnh Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docfile thuc hien.doc
  • docchu viet tat.doc
  • docdanh muc bang.doc
  • docdanh muc hinh anh.doc
  • docloi cam on.doc
  • docMCLC~1.DOC
  • docnhiem vu do an.doc