Đồ án Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS sơ đồ địa bàn phường Vĩnh Thọ - TP Nha Trang

Trước đây, GIS ứng dụng vào lĩnh vực số hóa bản đồ. Tuy nhiên trong những năm gần đây GIS đã được ứng dụng nhiều trong công tác phân tích, xử lý, cập nhật và quản lý dữ liệu cho các lĩnh vực khác nhau. Khoa học thông tin địa lý đã và đang trong việc phân tích và xử lý và quản lý số liệu. Do vậy, ứng dụng GIS vào công tác quản lý trên địa bàn tỉnh, phường sẽ dễ dàng kiểm soát các biến động và cập nhật các thông tin trên đối tượng đặc biệt và hộ khẩu là một giải pháp hữu hiệu. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, Thạc sỹ Nguyễn Thủy Đoan Trang, trong thời gian qua, em đã có dịp tìm hiểu và xây dựng cơ sở dữ liệu GIS sơ đồ địa bàn phường Vĩnh Thọ . Qua đợt thực tập này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô Nguyễn Thủy Đoan Trang, giáo viên trực tiếp hướng dẫn đề tài đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo em hoàn thành đề tài. Em xin cảm ơn tới thầy cô của khoa Công Nghệ Thôg Tin, trường Đại học Nha Trang đã tạo điều kiện tốt cho em thưc hiện đề tài. Em xin cảm ơn tới chú Ngô Văn Thảo, trưởng Công An phường Vĩnh Thọ đã tạo điều kiện tốt và cung cấp những tư liệu cần thiết giúp ích cho em trong quá trình thưc hiện đề tài. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng trong quá trình thực hiện đề tài em không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong quý thầy cô và các bạn quan tâm đóng góp ý kiến để đề tài thực tập tốt nghiệp ngày càng hoàn thiện hơn.

doc115 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2721 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS sơ đồ địa bàn phường Vĩnh Thọ - TP Nha Trang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… LỜI NÓI ĐẦU Trước đây, GIS ứng dụng vào lĩnh vực số hóa bản đồ. Tuy nhiên trong những năm gần đây GIS đã được ứng dụng nhiều trong công tác phân tích, xử lý, cập nhật và quản lý dữ liệu cho các lĩnh vực khác nhau. Khoa học thông tin địa lý đã và đang trong việc phân tích và xử lý và quản lý số liệu. Do vậy, ứng dụng GIS vào công tác quản lý trên địa bàn tỉnh, phường sẽ dễ dàng kiểm soát các biến động và cập nhật các thông tin trên đối tượng đặc biệt và hộ khẩu là một giải pháp hữu hiệu. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, Thạc sỹ Nguyễn Thủy Đoan Trang, trong thời gian qua, em đã có dịp tìm hiểu và xây dựng cơ sở dữ liệu GIS sơ đồ địa bàn phường Vĩnh Thọ . Qua đợt thực tập này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô Nguyễn Thủy Đoan Trang, giáo viên trực tiếp hướng dẫn đề tài đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo em hoàn thành đề tài. Em xin cảm ơn tới thầy cô của khoa Công Nghệ Thôg Tin, trường Đại học Nha Trang đã tạo điều kiện tốt cho em thưc hiện đề tài. Em xin cảm ơn tới chú Ngô Văn Thảo, trưởng Công An phường Vĩnh Thọ đã tạo điều kiện tốt và cung cấp những tư liệu cần thiết giúp ích cho em trong quá trình thưc hiện đề tài. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng trong quá trình thực hiện đề tài em không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong quý thầy cô và các bạn quan tâm đóng góp ý kiến để đề tài thực tập tốt nghiệp ngày càng hoàn thiện hơn. Nha Trang, ngày 15 tháng 06 năm 2010 Sinh viên thực hiện : Nguyễn Văn Lợi Nguyễn Thị Mong MỤC LỤC MỞ ĐẦU ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thế kỷ 21, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ mà đặt biệt là lĩnh vực công nghệ thông tin ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống, nhu cầu về thông tin về lãnh thổ, quy hoạch phát triển, thông tin về văn hóa, kinh tế xã hội, an ninh xã hội ngày càng lớn, nó đòi hỏi ngừơi quản lý phải biết nắm bắt, phân loại và xử lý thông tin một cách khoa học. Do vậy mục tiêu là phải xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu thống nhất, từ đó cung cấp các thông tin hỗ trợ giúp quyết định phát triển kinh tế địa phương thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngày nay, đã có nhiều phần mềm ứng dụng ra đời thay thế cho các thao tác thủ công đem lại nhiều hiệu quả cao. Trong lỉnh vực an ninh trật tự xã hội, thì khối lượng thông tin là vô cùng lớn, nhưng yêu cầu phải quản lý và cung cấp thông tin chính xác cho người quản lý. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý an ninh trật tự khu vực ở nước ta chỉ là những bước đi ban đầu, khi mọi thao tác chỉ vẫn chỉ là thủ công gây khó khăn cho việc lưu trữ, truy xuất thông tin. Đối tượng tội phạm cần phải được theo dõi các thông tin thường xuyên, khối lượng thông tin cần phải lưu trữ, cập nhật là rất lớn bao gồm những thông tin vị trí ở, hình dạng, thông tin vể gia đình của các đối tượng. Nên cần đảm bảo độ chính xác cao, tìm kiếm dễ dàng và nhanh chóng hơn. Nhất là trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế thì việc ứng dụng và phát triển công nghệ tin học cho tất cả các lĩnh vực nói chung, lĩnh vực quản lý an ninh khu vực là một tất yếu khách quan. Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực, hiệu quả nhất làm cơ sở cho lãnh đạo địa phương hoạch định chính sách, ra quyết định một cách chính xác, nhanh chóng trên cơ sở hệ thống dữ liệu tự nhiên và kinh tế - xã hội được lưu trữ, cập nhật. Trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường nó là công cụ đắc lực cho phép phân tích, đánh giá đầy đủ hiện trạng và tiềm năng các nguồn lực tài nguyên thiên nhiên (nhân khẩu, đất đai, khoáng sản, nguồn nước, môi trường...) để từ đó định hướng khai thác, quản lý hiệu quả, tiết kiệm nhất các nguồn lực đó. ArcView Gis là một trong những phần mềm trong việc quản lý cơ sở dữ liệu không gian và cơ sở dữ liệu thuộc tính. Cho phép người dùng nắm bắt thông tin chính xác về địa bàn của địa phương và truy xuất dữ liệu phục vụ cho các công tác liên quan. Nhằm đáp ứng yêu cầu công tác quản lý tốt hộ khẩu và tình hình an ninh trật tự, kinh tế xã hội. Ứng dụng GIS vào công tác quản lý trên địa bàn tỉnh, phường sẽ dễ dàng kiểm soát các biến động và cập nhật các thông tin trên đối tượng đặc biệt và hộ khẩu. Từ những yêu cầu thực tế nêu trên, đề tài “Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS sơ đồ địa bàn phường Vĩnh Thọ - TP.Nha Trang” sẽ giải quyết phần nào những bất cập trong công tác quản lý thông tin hiện nay của phường. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU ĐỀ TÀI 1. Mục tiêu Chuyển đổi, thiết kế, xây dựng cơ sở dữ liệu không gian và thuộc tính vào hệ thống phần mềm ArcView3.x Gis phục vụ công tác quản lý thông tin nhân khẩu và đối tượng tội phạm của phường Vĩnh Thọ. Ứng dụng GIS xây dựng công cụ hổ trợ công tác quản lý thông tin nhân khẩu. Góp phần hiện đại hoá việc cập nhật, các thông tin về nhân khẩu và các đối tượng phạm tội của phường. 2. Yêu cầu Tìm hiểu công nghệ GIS, chủ yếu trên phần mềm ArcView, kết nối ArcView với hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL. Khảo sát hiện trạng tại đồn công an phường Vĩnh Thọ - TP. Nha Trang Số hóa bản đồ sơ đồ địa bàn phường Vĩnh Thọ. Xây dựng các chức năng phục vụ công tác quản lý địa bàn phường và công tác phòng chống tội phạm Chương trình dễ sử dụng. PHẠM VI TÌM HIỂU Khảo sát hiện trạng tại đồn công an phường Vĩnh Thọ. Từ đó, phân tích thiết kế cơ sở dữ liệu và xây dựng chương trình quản lý. Chương trình hoàn thành sẽ được chạy thử tại địa bàn của phường Vĩnh Thọ Để xây dựng chương trình cần tìm hiểu phần mềm ArcView3.x, ngôn ngữ lập trinh Avenue, sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 2005 để phân tich và thiết kế cơ sở dữ liệu. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1 Giới thiệu Hệ thống thông tin địa lý (GIS: Geographics Information System) bắt đàu thâm nhập vào Việt Nam qua các dự án hợp tác quốc tế từ những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, cho đến giữa thập niên 90, GIS mới có cơ hội phát triển tại Việt Nam, đây là một lĩnh vực mới. Hiện nay nhiều cơ quan nhà nước và doanh nghiệp đã đóng ghóp và đang tiếp cận công nghệ thông tin địa lý (công nghệ GIS) để giải quyết những bài toán như quản lý môi trường, tài nguyên, quản lý đô thị và khu dân cư hoặc thực hiện các bài toán thiết kế quy hoạch sử dụng đất đai, quản lý và thiết kế công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xây dựng chiến lược về thị trường,v.v… Sự phát triển của công nghệ thông tin địa lý với nhiều hữu hiệu đã thu hút sự quan tâm của nhiều người và những áp dụng ngày càng phong phú đa dạng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của khoa học thông tin địa lý (GIScience). 1.2 Thông tin địa lý Thông tin địa lý là những thông tin về các thực thể tồn tại một vị trí xác định trên bề mặt Trái Đất ở một thời điểm nào đó. Thông tin địa lý giúp chúng ta nhận biết được thuộc tính của một thực thể tồn tại ở đâu và vào lúc nào. Thi dụ: Thông tin về siêu thị, bệnh viện, trường học; thông tin về mạng đường xe buýt; thông tin về một tai nạn giao thông; thông tin về một đám cháy; thông tin về thòi tiết; thông tin về những vùng nông nghiệp; v.v… 1.3 Hệ thống thông tin địa lý Hệ thống thông tin địa lý là một hệ thống tự động thu thập, lưu trữ, truy vấn, phân tích và hiển thi dữ liệu không gian (Clarke, 1995). Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về GIS, xuất phát từ các tiếp cận khác nhau, các nhà khoa học đã có những định nghĩa khác nhau về GIS. Xuất phát từ những lĩnh vực khác GIS, những nhà khoa học trong các lĩnh địa chất, môi trường, tài nguyên, v.v…sử dụng GIS như là công cụ phục vụ cho nghiên cứu của mình đã định nghĩa GIS: GIS là một hộp công cụ mạnh được dùng để lưu trữ và truy vấn tùy ý, biến đổi và hiển thị dữ liệu không gian từ thế giới thực cho những mục tiêu đặc biệt (Burough, 1986). Hệ thống thông tin địa lý là một hệ thống có chức năng xử lý các thông tin địa lý nhằm phục vụ cho việc quy hoạch, trợ giúp quyết định trong một lĩnh vực chuyên môn nhất định (Pavlidis, 1982). Hệ thống thông tin địa lý là một hệ thống sử dụng cơ sở dữ liệu để trả lời các câu hỏi về bản chất địa lý của các thực thể địa lý (Goodchild, 1985). Từ những chức năng cần có của một hệ thống thông tin địa lý, một số nhà khoa học đã định nghĩa: Hệ thống thông tin địa lý là một hệ thống chứa hàng loạt chức năng phức tạp dựa vào khả năng của máy tính và các toán tử xử lý thông tin không gian (Tomlinson and Boy, 1981; Dangemond, 1983). Hệ thống thông tin địa lý là một hệ thống tự động thu thập và lưu trữ, truy vấn, phân tích dữ liệu không gian (Clarke, 1995). Hệ thống thông tin địa lý là một hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu bằng máy tính để thu thập, luu trữ, phân tích, và hiển thị dữ liệu không gian (NCGIA = National Center for Geographic Information and Analysis, 1988). Hệ thống thông tin địa lý là một hệ thống bao gồm bốn khả năng xử lý dữ liệu địa lý sau: (1) nhập dữ liệu, (2) quản lý dữ liệu (bao gồm lưu trữ và truy xuất), (3) gia công và phân tích dữ liệu, (4) xuất dữ liệu (Stan Aronoff, 1993). Theo quan điểm hệ thống thông tin, một số nhà khoa học đã định nghĩa: GIS là một hệ thống thông tin được thiết kế để làm việc với dữ liệu có tham chiếu tọa độ địa lý. Nói cách khác, GIS là hệ thống gồm hệ cơ sở dữ liệu với những dữ liệu có không gian và một tập những thuật toán để làm việc trên dữ liệu đó. (Star and Estes, 1990) Hệ thống thông tin địa lý là một hệ thống thông tin bao gồm một số phụ hệ (subsystems) có khả năng biến đổi các dữ liệu địa lý thành những thông tin có ích (Calkín và Tomlinson, 1977). GIS là một hệ thống thông tin đặc biệt với cơ sở dữ liệu gồm những đối tượng, những hoạt động hay nhiều sự kiện phân bố trong không gian được biểu diễn như những điểm, vùng trong hệ thông máy tính. Hệ thống thông tin địa lý xử lý, truy vấn dữ liệu theo điểm, vùng phục vụ cho những hỏi đáp và phân tích đặc biệt (Dueker, 1979). Như vây, hệ thống thông tin địa lý là một hệ thống máy tính gồm phần mềm, phần cứng và các thiết bị ngoại vi có khả năng trả lời các câu hỏi cơ bản; “Ai?”,”Cái gì?”,”Ở đâu?”,”Khi nào?” và “Tại sao?”. Trong đó, các trả lời cho câu hỏi: “Ai?”,”Cái gì?” xác định các đối tượng, các hoạt động, các sự kiện cần khảo sát; câu trả lời cho câu hỏi: “Như thế nào?”,”Tại sao?” là kết quả phân tích của hệ thống thông tin địa lý. Trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội, để đạt được một mục đích nào đó, con người cần phải có những quyết định hợp lý và kịp thời. Những quyết định đó thường được thực hiện sau khi thu thập thông tin từ thế giới thực và phân tích xử lý nó theo một quan điểm nào đó. Những quyết định này tác động trực tiếp hoặc gián tiếp trở lại thế giới thực theo khuynh hướng của người quyết định. Nếu quyết định ấy tạo ra những kết quả có lợi hơn cho con người thì được đánh giá là tốt. Ngược lại, nếu quyết định tác động lên thế giới thực sinh ra nhiều hậu quả có hại cho con người thì quyết định ấy được đánh giá là xấu. Theo quan điểm thông tin, tiến trình nói trên thể hiện một sự tuần hoàn của dữ liệu: Dữ liệu từ thế giới thực được thu thập, lưu trữ, phân tích và ra quyết định. Quyết định tác động trở lại thế giới thực làm thay đổi dữ liệu của thế giới thực. Rồi dữ liệu của thế giới thực lại được thu thập, lưu trữ, phân tích và ra quyết định, vòng tuần hoàn lại được tiếp tục. Có như thế, quyết định mới tốt và hệ thống mới có ý nghĩa. Hình .1.3: Vòng tuần hoàn của dữ liệu địa lý. 1.4 Khoa học thông tin địa lý Trong tiến trình phát triển, GIS đã được nhiều nhà khoa học sử dụng như công cụ, đồng thời nhiều nhà khoa học khác cũng dành thời gian nghiên cứu phát triển những công cụ GIS. Thực tế đó đã hình thành nhóm những nhà khoa học nghiên cứu với GIS và nhóm những nhà khoa học nghiên cứ về GIS. Khoa học thông tin địa lý (Geographic Information Science ) ra đời nhằm thúc đẩy và định hướng các hoạt động về GIS với các định nghĩa sau: Khoa học thông tin địa lý là một khoa học sử dụng cá hệ thống thông tin địa lý như những công cụ để hiểu biết về thế giới thực bằng cách mô tả và giải thich mối quan hệ của con người với thế giới thực. Khoa học thông tin địa lý là một khoa học sử dụng và nghiên cứu các phương pháp, các công cụ để thu thập, lưu trữ, phân tích, hiển thị và khám phá thông tin không gian. Khoa học thông tin địa lý phát triển trên cơ sở sự phát triển của khoa học máy tính. Khoa học thông tin địa lý sử dụng và phát triển các mô hình toán để biểu diễn, lưu trữ, phân tích, hiển thị dữ liệu về các đối tượng, các sự kiện, các hiện tượng trong thế giới thực. Khoa học thông tin địa lý là một khoa học liên nghành của khoa học máy tính, khoa học toán và khoa học địa lý. Hình 1.4. GIS là một khoa học liên nghành 1.5 Các thành phần của GIS Một hệ thống GIS hoàn chỉnh gồm có hệ thống máy tính (phần cứng, phần mềm, …); Cơ sở dữ liệu; Con người và phương pháp. Hình .1.5a: Các thành phần của GIS Phần cứng: Hệ thống máy tính, có thể là máy chủ trung tâm hay các máy trạm hoạt động độc lập hoặc liên kết mạng. Hình 1.5b: Thiết bị của GIS Phần mềm: Hiện nay có rất nhiều phần mềm phổ biến đã được thương mại hóa như: ArcGis, Arc/Info, ArcView, Mapinfo, Idrisi, ENVI, Microstation … Các thành phần chính trong phần mềm: Công cụ nhập và thao tác trên các thông tin địa lý. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS). Công cụ hỗ trợ hỏi đáp, phân tích và hiển thị địa lý. Giao diện đồ họa Người – Máy để truy cập các công cụ dễ dàng. Cơ sở dữ liệu: Được coi là thành phần quan trọng của GIS. Các dữ liệu địa lý và dữ liệu thuộc tính liên quan có thể được người sử dụng tự tập hợp hoặc được mua từ nhà cung cấp dữ liệu thương mại. Các nguồn dữ liệu phải cung cấp được các thông tin mà hệ thống yêu cầu như: Tọa độ địa lý, quy mô, đặc điểm thuộc tính, các mối quan hệ. Con người và phương pháp: Là thành phần quan trọng của GIS. Những người làm công tác quản lý hệ thống thông tin địa lý cần có khả năng nhận định về tính chính xác, phạm vi suy diễn thông tin, kết nối các mảng thông tin trong hệ thống. 2. CHỨC NĂNG CỦA GIS Hệ thống thông tin địa lý có bốn chức năng chính: thu thập, lưu trữ, phân tích và hiển thị dữ liệu. 2.1 Thu thập dữ liệu Dữ liệu là thành phần quan trọng và tồn tại lâu bền trong hệ thống thông tin địa lý. Hầu hết các phần mềm GIS đều cung cấp chức năng để nhập dữ liệu vào hệ thống Dữ liệu của hệ thống thông tin địa lý có thể được cung cấp từ bản đồ giấy, số liệu ghi nhận trên giấy, ảnh vệ tinh hoặc ảnh máy bay, các thiết bị đo đạc kỹ thuật số, các thiết bị định vị mặt đất, các thiết bị định vị vệ tinh (GPS: Global Position System), hệ thống thu thập dữ liệu tự động (SCADA: Supervisory Control And Data Acquisition),… 2.2 Lưu trữ dữ liệu Các đối tượng không gian địa lý có thể biểu diễn theo mô hình vector hoặc raster. Mô hình vector: Mô hình dữ liệu vector biểu diễn các đối tượng địa lý trên mắt đất bằng những điểm, đường, vùng trong mặt phẳng tọa độ Descartes. Mỗi điểm được xác định bởi cặp tọa độ (x,y), mỗi đọan biểu diễn bằng một chuỗi những cặp tọa độ (xi,yi), một vùng được xác định bởi một đường khép kín và được biểu diễn bằng một chuỗi cặp tọa độ (xi,yi) có tọa độ điểm đầu và tọa độ điểm cuối trùng nhau. Mô hình raster: Mô hình dữ liệu ấn định vị trí của các đối tượng không gian vào các ô lưới hình ô vuông ( hoặc hình chữ nhật hay tam giác nhưng rất ít được sử dụng) có kích thước bằng nhau gọi là pixel, được xác định bằng tọa độ (x,y) là số thứ tự của hàng cột của pixel. Trong cấu trúc raster, đường được biểu diễn bằng những pixel có cùng giá trị thuộc tính f(x,y) kề nhau, trải rộng ra theo một phương nào đó. Vì trong cấu trúc raster, các pixel được xếp theo hàng, cột như một ma trận điểm nên đường ở đây không trơn, có dạng zic-zac. Vùng được xác định bằng một mảng gồm nhiều pixel có cùng giá trị thuộc tính f(x,y) kề nhau, trải rộng theo nhiều phương. Dữ liệu thuộc tính có thể lưu trữ gắn kết trong mỗi bảng thuộc tính của đối tượng không gian hoặc là các bảng dữ liệu hoàn toàn độc lập, khi cần thiết thì bảng dữ liệu này được kết nối vào bảng thuộc tính của đối tượng không gian tạo thành dữ liệu địa lý. Dữ liệu trong một hệ thống thông tin địa lý được truy vấn theo hai phương thức: Truy vấn từ đối tượng không gian để tìm thuộc tính: Trong cách truy vấn này, người dùng phải xác định được vị trí của đối tượng cần quan tâm, sau đó xem thuộc tính của chúng. Truy vấn theo dữ liệu thuộc tính để tìm vị trí của đối tượng trong không gian bằng cách xây dựng các biểu thức dựa vào các điều kiện ràng buộc. Trong trường hợp này, người sử dụng đã biết các đặc điểm của đối tượng và muốn tìm ra vị trí của đối tượng đó. 2.3 Phân tích dữ liệu Phân tích dữ liệu là khả năng trả lời những câu hỏi về sự tác động lẫn nhau của những mối quan hệ không gian và thuộc tính giữa nhiều tập dữ liệu. Có nhiều phương pháp phân tích dữ liệu trong GIS, tùy vào từng mục tiêu và nguồn dữ liệu củ thể mà ta có thể chọn phương phân tích khác nhau: Thao tác phân tích trên một lớp dữ liệu (Single Layer Operations) là những thuật toán xử lý dữ liệu trên một lớp như thuật toán buffer, truy vấn thuộc tính từ thuộc tính, truy vấn thuộc tính từ không gian, truy vấn không gian từ thuộc tính hoặc tạo những tập dữ liệu mới được thực hiện trên một lớp dữ liệu. Thao tác phân tích dữ liệu trên nhiều lớp dữ liệu (Multiple Layer Operations) là những thao tác trên nhiều lớp dữ liệu không gian để thực hiện các thuật toán phân tích: chồng lớp (union, intersect, indentify), phân tích gần kề, phân tích tương quan không gian,… Mô hình hóa không gian (Spatial Modeling) là xây dựng những mô hình để giải thích và dự báo theo không gian, mô phỏng không gian, thuật toán nội suy không gian. Phân tích mẫu điểm(Point Pattern Analysis) thực hiện các thuật toán phân tích số đông trên những lớp dữ liệu không gian điểm. Phân tích mạng (Network Analysis) ứng dụng vào những đối tượng dạng đường, những đối tượng này được tổ chức trong mạng lưới liên kết. Phân tích bề mặt (Surface Analysis) bao gồm những thuật toán phân tích, cần đến phân tích 3D của những biến phân bố không gian. 2.4 Hiển thị dữ liệu Chức