Trước sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học công nghệ
cùng với sự bùng nổ thông tin trong giai đoạn hiện nay, đã làm xuất hiện
nhanh và nhiều nguồn tin tức mới. Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ
chức Thương mại Quốc tế WTO. Đó là cơ hội cũng là thách thức đối với cả
nước nói chung và ngành Giáo dục – Đào tạo nói riêng. Những yêu cầu của
xã hội ngày càng cao đòi hỏi ngành Giáo dục – Đào tạo phải đào tạo học sinh
trở thành những con người vừa có khả năng đáp ứng những yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội trước mắt, vừa có khả năng sáng tạo, có năng lực và phẩm
chất trí tuệ để góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước. Muốn vậy bắt buộc
phải đổi mới phương pháp dạy học sao cho thích ứng.
Vì mục tiêu dạy học, phương pháp dạy học thay đổi nên phương pháp
kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng thay đổi cho phù hợp
với yêu cầu, nhiệm vụ mới. Hiện nay việc nghiên cứu ứng dụng các phương
pháp kiểm tra – đánh giá quá trình dạy học và kết quả dạy học một cách
khách quan chính xác và nhanh chóng là một vấn đề được đặc biệt quan tâm
trong thực tiễn và lý luận sư phạm. Trong quá trình dạy học nói riêng, giáo
dục và đào tạo nói chung, kiểm tra đánh giá là một trong những bộ phận chủ
yếu và hợp thành một chỉnh thể thống nhất trong quy trình đào tạo. Việc kiểm
tra đánh giá không chỉ đơn thuần chú trọng vào kết quả của học sinh, mà còn
có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy động cơ, thái độ tích cực của người học,
hoàn thiện quá trình dạy học, kiểm tra chất lượng, hiệu quả dạy học.
167 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 476 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm về nhận biết và tách một số chất vô cơ trong chương trình hóa học THPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Nguyễn Thị Sen – Lớp 48A Hóa
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH – KHOA HÓA HỌC 1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài ......1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ..3
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 3
4. Phương pháp nghiên cứu 4
5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 5
6. Giả thuyết khoa học 5
7. Những đóng góp của đề tài .5
NỘI DUNG
Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 7
1.1. Phân loại bài tập trắc nghiệm khách quan môn hoá học ...7
1.1.1 Trắc nghiệm khách quan loại “đúng – sai “ 7
1.1.2. Trắc nghiệm khách quan loại ghép đôi ..9
1.1.3. Trắc nghiệm khách quan loại điền khuyết 11
1.1.4 Trắc nghiệm khách quan loại nhiều lựa chọn 12
1.2. Tác dụng của bài tập trắc nghiệm về nhận biết và phân biệt các chất trong
dạy học hoá học ..15
1.3. Thực trạng việc sử dụng bài tập trắc nghiệm về nhận biết và phân biệt các
chất trong dạy học hoá học ở trường THPT ...16
Chƣơng 2: XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VỀ
NHẬN BIẾT VÀ TÁCH MỘT SỐ CHẤT VÔ CƠ TRONG CHƢƠNG
TRÌNH HOÁ HỌC THPT ...21
2.1. Bài tập nhận biết các chất 21
2.1.1. Nguyên tắc và yêu cầu khi giải bài tập nhận biết .21
2.1.2. Các phương pháp nhận biết .22
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Nguyễn Thị Sen – Lớp 48A Hóa
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH – KHOA HÓA HỌC 2
2.1.2.1. Nhận biết bằng phương pháp vật lý ...22
2.1.2.2. Nhận biết bằng phương pháp hóa học ...25
2.1.2.3. Phương pháp làm bài tập nhận biết ...36
2.1.2.4. Các dạng bài tập nhận biết .37
Dạng 1: Nhận biết các hóa chất (rắn, lỏng, khí ) riêng biệt ...38
1. Nhận biết các chất rắn riêng biệt ...38
2. Nhận biết các chất lỏng, dung dịch riêng biệt ...42
3. Nhận biết các chất khí riêng biệt 50
Dạng 2: Nhận biết các chất trong cùng một hỗn hợp .53
Dạng 3: Nhận biết sự có mặt của các chất (hoặc các ion) trong cùng một
dung dịch 57
2.1.3. Hệ thống bài tập áp dụng .62
2.2. Bài tập tách các chất ra khỏi hỗn hợp trong hóa vô cơ 78
2.2.1. Phương pháp tách các chất ra khỏi hỗn hợp ...78
2.2.1.1. Sử dụng phương pháp vật lý ..78
2.2.1.2. Sử dụng phương pháp hóa học ..79
2.2.2. Các dạng bài tập tách các chất ra khỏi hỗn hợp .80
Dạng 1: Tách các chất ra khỏi hỗn hợp dựa vào tính chất vật lý ...80
Dạng 2: Tách các chất ra khỏi hỗn hợp dựa vào tính chất hóa học 82
1. Tách các chất khí 82
2. Tách các chất rắn ở dạng bột .86
3. Tách các chất ở dạng dung dịch .90
Dạng 3: Tách các chất không làm thay đổi khối lượng ..95
Dạng 4: Tinh chế (làm sạch) các chất 98
2.2.3. Hệ thống bài tập áp dụng ...102
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .108
1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm .108
2. Nội dung thực nghiệm ..108
3. Phương pháp thực nghiệm 109
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Nguyễn Thị Sen – Lớp 48A Hóa
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH – KHOA HÓA HỌC 3
3.1. Chọn mẫu thực nghiệm ..109
3.2. Tổ chức giảng dạy – đánh giá và lấy ý kiến giáo viên ..109
4. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm ...109
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .116
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..118
PHỤ LỤC 120
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Nguyễn Thị Sen – Lớp 48A Hóa
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH – KHOA HÓA HỌC 4
Lời cảm ơn
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành
nhất đến thầy giáo Tiến sĩ Cao Cự Giác, người đã giao
đề tài và tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình xây
dựng và hoàn thiện khóa luận.
Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn:
Các thầy cô giáo trong bộ môn phương pháp giảng
dạy Hóa học và toàn thể các thầy cô giáo khoa Hóa học
trường Đại học Vinh. Các thầy cô giáo, các em học sinh
trường THPT Nam Đàn 1 – Nam Đàn – Nghệ An cùng
gia đình và bạn bè.
Đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt
Khóa luận này.
Vinh, ngày 10 tháng 05 năm 2011
NGƯỜI THỰC HIỆN
Nguyễn Thị Sen
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Nguyễn Thị Sen – Lớp 48A Hóa
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH – KHOA HÓA HỌC 5
MỘT SỐ KÍ HIỆU VIẾT TẮT
TNKQ : Trắc nghiệm khách quan
THPT : Trung học phổ thông
dd : Dung dịch
đ : Đặc
l : Loãng
HS : Học sinh
GV : Giáo viên
TT : Thực nghiệm
ĐC : Đối chứng
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Nguyễn Thị Sen – Lớp 48A Hóa
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH – KHOA HÓA HỌC 6
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trước sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học công nghệ
cùng với sự bùng nổ thông tin trong giai đoạn hiện nay, đã làm xuất hiện
nhanh và nhiều nguồn tin tức mới. Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ
chức Thương mại Quốc tế WTO. Đó là cơ hội cũng là thách thức đối với cả
nước nói chung và ngành Giáo dục – Đào tạo nói riêng. Những yêu cầu của
xã hội ngày càng cao đòi hỏi ngành Giáo dục – Đào tạo phải đào tạo học sinh
trở thành những con người vừa có khả năng đáp ứng những yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội trước mắt, vừa có khả năng sáng tạo, có năng lực và phẩm
chất trí tuệ để góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước. Muốn vậy bắt buộc
phải đổi mới phương pháp dạy học sao cho thích ứng.
Vì mục tiêu dạy học, phương pháp dạy học thay đổi nên phương pháp
kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng thay đổi cho phù hợp
với yêu cầu, nhiệm vụ mới. Hiện nay việc nghiên cứu ứng dụng các phương
pháp kiểm tra – đánh giá quá trình dạy học và kết quả dạy học một cách
khách quan chính xác và nhanh chóng là một vấn đề được đặc biệt quan tâm
trong thực tiễn và lý luận sư phạm. Trong quá trình dạy học nói riêng, giáo
dục và đào tạo nói chung, kiểm tra đánh giá là một trong những bộ phận chủ
yếu và hợp thành một chỉnh thể thống nhất trong quy trình đào tạo. Việc kiểm
tra đánh giá không chỉ đơn thuần chú trọng vào kết quả của học sinh, mà còn
có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy động cơ, thái độ tích cực của người học,
hoàn thiện quá trình dạy học, kiểm tra chất lượng, hiệu quả dạy học.
Hiện nay các trường THPT ở nước ta vẫn còn đang sử dụng các phương
pháp kiểm tra truyền thống như: Kiểm tra miệng, kiểm tra viết (kiểm tra 15
phút, 1 tiết, học kỳ ) bằng hình thức tự luận. Các phương pháp kiểm tra này
giáo viên đặt ra những câu hỏi tùy đối tượng, thời gian và nội dung cần kiểm
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Nguyễn Thị Sen – Lớp 48A Hóa
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH – KHOA HÓA HỌC 7
tra, còn học sinh thì dùng những kiến thức đã tiếp thu được rồi tiến hành phân
tích, tổng hợp, so sánh và trả lời trực tiếp hoặc biện luận, lý giải. Phương
pháp kiểm tra này có ưu điểm nổi bật là đánh giá được vai trò chủ động sáng
tạo của học sinh trong cách giải quyết vấn đề, khuyến khích khả năng phát
triển tư duy logic, rèn luyện khả năng suy diễn, tổng quát hóa, có thể kiểm tra
sâu một mục tiêu nào đó của chương trình. Tuy vậy phương pháp kiểm tra
này vẫn bộc lộ những nhược điểm cơ bản như không thể kiểm tra hết mục tiêu
của chương trình vì vậy khó tránh khỏi tình trạng quay cóp học tủ của học
sinh, cho kết quả thiếu chính xác và không khách quan. Ngoài ra việc chấm
bài mất nhiều thời gian và công sức. Đặc biệt là trong các kỳ thi có số lượng
đông học sinh như các kỳ thi tuyển sinh Đại học.
Thấy được những ưu điểm của trắc nghiệm khách quan, trong những
năm gần đây. Bộ giáo dục và Đào tạo đã khởi xướng áp dụng phương pháp
trắc nghiệm khách quan trong việc kiểm tra – đánh giá chất lượng học tập của
học sinh mà điển hình là kỳ thi tuyển sinh Đại học năm 2007 áp dụng cho các
môn: Anh, Sinh, Hóa, Lý. Đây là phương pháp kiểm tra – đánh giá có nhiều
ưu điểm, trong một thời gian ngắn có thể kiểm tra một lượng kiến thức lớn,
làm bài, chấm bài nhanh, kết quả đánh giá lại hết sức khách quan.
Bên cạnh đó, hóa học là một môn khoa học thực nghiệm, nó gắn liền với
khoa học kĩ thuật và với lao động sản xuất. Ngoài việc học sinh tiếp cận với
các dụng cụ, hóa chất, các thí nghiệm hóa học Trong quá trình học, việc
làm các bài tập lí thuyết cũng như các dạng bài tập định tính, định lượng hết
sức quan trọng.
Trong những dạng bài tập lí thuyết của môn hóa học, dạng bài tập nhận
biết, tách các chất ra khỏi hỗn hợp là dạng bài tập mà học sinh thường lúng
túng. Để giải quyết loại bài tập này ngoài việc nắm vững lí thuyết, về tính
chất hóa học của các chất, học sinh cần phải nhạy bén trong việc phát hiện sự
khác nhau về tính chất của các chất nhằm nhận biết một chất hay tách một
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Nguyễn Thị Sen – Lớp 48A Hóa
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH – KHOA HÓA HỌC 8
chất ra khỏi hỗn hợp. Đó là nỗi lo âu, trăn trở của nhiều giáo viên dạy môn
hóa học ở bậc trung học phổ thông.
Là một sinh viên năm cuối, chuẩn bị trở thành giáo viên bộ môn hóa học
bậc trung học phổ thông, với mong muốn nâng cao chất lượng dạy và học, để
góp phần phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh khá giỏi và hình
thành cho học sinh những kiến thức cơ bản của môn hóa học. Đồng thời nâng
cao hiệu quả dạy học và góp phần đề xuất phương pháp kiểm tra – đánh giá
chính xác và hiệu quả hơn. Được sự thống nhất của giáo viên hướng dẫn cũng
như tổ chuyên môn chuyên ngành phương pháp dạy học, sự tìm tòi nghiên
cứu sách vở, tôi xin viết về vấn đề : “Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm
về nhận biết và tách một số chất vô cơ trong chương trình hóa học THPT“.
Qua luận văn sẽ giới thiệu một số dạng cơ bản về nhận biết và tách một
số chất vô cơ trong chương trình hóa học THPT.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về dạng bài tập nhận biết và tách một
số chất vô cơ của một số tác giả như Ngô Ngọc An, Cao Cự Giác, Nhiều
sách tham khảo về dạng bài tập này cũng đã được xuất bản.
Nhìn chung các đề tài trên đã mở ra hướng đi cơ bản cho dạng bài tập
nhận biết và tách một số chất vô cơ, nhưng chủ yếu được khai thác dưới
những dạng bài tập tự luận; chưa đi sâu vào việc nghiên cứu, sử dụng bài tập
trắc nghiệm khách quan trong việc kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của
học sinh.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Mục đích của đề tài
- Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm về nhận biết và tách một số chất
vô cơ trong chương trình hóa học THPT nhằm đánh giá kết quả học tập của
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Nguyễn Thị Sen – Lớp 48A Hóa
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH – KHOA HÓA HỌC 9
học sinh một cách chính xác hơn, tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình
học tập môn hóa học.
- Góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả của dạy học hóa học ở trường
phổ thông, đánh giá một cách khách quan kết quả học tập của học sinh, phân
loại học sinh (trung bình, khá, giỏi ).
- Góp phần bổ sung hoàn thiện hệ thống phương pháp kiểm tra đánh giá
kiến thức của học sinh nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả và đánh giá được
một cách khách quan kết quả học tập.
3.2. Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lý luận trắc nghiệm khách quan trong dạy học hóa
học.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn bài tập trắc nghiệm về nhận biết
và tách một số chất vô cơ trong hóa học THPT.
- Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm về nhận biết và tách một số chất
vô cơ trong chương trình hóa học THPT.
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá chất lượng câu hỏi trắc nghiệm
khách quan ở trường phổ thông.
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu các tài liệu về lý luận dạy học, tâm lý học, giáo dục học,
các tài liệu khoa học cơ bản, sách giáo khoa, sách bài tập hóa học nâng cao
lớp 12, các tài liệu liên quan đến bài tập nhận biết và tách các chất vô cơ.
- Nghiên cứu cơ sở kỹ thuật trắc nghiệm khách quan, cách soạn thảo các
câu hỏi để từ đó xây dựng hệ thống câu hỏi.
- Sử dụng các tài liệu thống kê và xử lý số liệu để đánh giá kết quả học
tập của học sinh và đưa ra kết quả định lượng và hiệu quả.
- Sử dụng một số câu hỏi đã soạn thảo để kiểm tra kiến thức hóa học
phần nhận biết và tách các chất vô cơ trong chương trình hóa học phổ thông.
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Nguyễn Thị Sen – Lớp 48A Hóa
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH – KHOA HÓA HỌC 10
- Thực nghiệm sư phạm.
- Thăm dò ý kiến của giáo viên và học sinh về phương pháp trắc nghiệm
khách quan trong kiểm tra – đánh giá chất lượng dạy và học.
5. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan về nhận biết và tách một số
chất vô cơ trong chương trình hóa học THPT. Dùng để kiểm tra kết quả học
tập của học sinh THPT.
6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
- Nếu xây dựng được hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan có chất
lượng tốt để kiểm tra – đánh giá kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo hóa học của học
sinh THPT và tích cực sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan, phối
hợp với phương pháp kiểm tra truyền thống sẽ góp phần nâng cao chất lượng
dạy học hóa học ở trường phổ thông.
- Việc sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan để đánh giá kết quả
học tập của học sinh sẽ có tác dụng đối với công tác tuyển sinh nếu như ngay
từ phổ thông, học sinh đã được làm quen với phương pháp kiểm tra này.
7. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
7.1. Về mặt lý luận
- Góp phần làm sáng tỏ nội dung, đổi mới phương pháp học tập, nâng
cao chất lượng giảng dạy phần nhận biết và tách một số chất vô cơ trong
chương trình hóa học THPT.
- Làm sáng tỏ tác dụng bài tập trắc nghiệm khách quan.
- Góp phần làm phong phú phương pháp kiểm tra – đánh giá kết quả học
tập của học sinh THPT.
7.2. Về mặt thực tiễn
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Nguyễn Thị Sen – Lớp 48A Hóa
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH – KHOA HÓA HỌC 11
- Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm về nhận biết và tách một số chất
vô cơ trong chương trình hóa học THPT. Để kiểm tra – đánh giá kết quả học
tập của học sinh.
- Áp dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan vào việc kiểm tra –
đánh giá kết quả học tập của học sinh sẽ góp phần tích cực trong quá trình dạy
và học.
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Nguyễn Thị Sen – Lớp 48A Hóa
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH – KHOA HÓA HỌC 12
NỘI DUNG
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Phân loại bài tập trắc nghiệm khách quan môn hoá học
Bài tập trắc nghiệm khách quan gọi tắt là bài tập trắc nghiệm (BTTN )
trong đó mỗi câu hỏi có kèm theo những câu trả lời sẵn. Loại câu hỏi này
cung cấp cho học sinh một phần hay tất cả thông tin cần thiết và đòi hỏi học
sinh phải chọn một câu để trả lời hoặc chỉ cần điền thêm một vài từ. Loại này
còn gọi là câu hỏi đóng, được xem là trắc nghiệm khách quan vì cách đánh
giá và cho điểm hoàn toàn khách quan, không phụ thuộc vào yếu tố chủ quan
như: Giáo viên chấm bài, học sinh làm bài, tình cảm của giáo viên đối với học
sinh, cách trình bày bài,
Trắc nghiệm khách quan phải được xây dựng sao cho mỗi câu hỏi chỉ có
một câu trả lời đúng hoặc một câu trả lời “tốt nhất “.
Trắc nghiệm khách quan được chia thành các loại sau:
1.1.1 Trắc nghiệm khách quan loại “đúng – sai “
a. Cấu tạo câu
Gồm hai phần: Phần yêu cầu và phần thông tin
- Phần yêu cầu: Thông thường là chọn nội dung đúng (Đ ) hoặc sai (S )
hoặc có (C ) hoặc không (K ).
- Phần thông tin: Gồm 4 – 5 câu hoặc mệnh lệnh (khái niệm, tính chất
các chất, hiện tượng hóa học, công thức hóa học, ).
Mỗi câu có nội dung đúng hoặc sai, có hoặc không.
b. Yêu cầu trả lời
Học sinh chỉ rõ câu nào đúng, câu nào sai trong số các câu được đưa ra.
Tùy theo yêu cầu của đề mà có cách trả lời cho phù hợp.
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Nguyễn Thị Sen – Lớp 48A Hóa
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH – KHOA HÓA HỌC 13
c. Phương pháp thiết kế
Bước 1: Xác định mục tiêu và nội dung cụ thể cần đánh giá.
Bước 2: Thiết kế nội dung đúng hoặc sai
- Việc thiết kế nội dung căn cứ vào những lỗi mà học sinh thường mắc
phải vì chưa hiểu khái niệm, chưa nắm được tính chất của chất một cách rõ
ràng, hiện tượng của phản ứng hóa học,
- Câu đúng chỉ diễn đạt đúng bản chất mà không dùng nguyên bản trong
sách giáo khoa. Câu sai thường thêm hoặc bớt một từ hay một cụm từ để câu
không còn chính xác.
- Số lượng câu đúng sai nên chênh lệch nhau để tránh trường hợp học
sinh đoán mò mà vẫn được điểm.
- Có mức độ, hiểu và vận dụng để vẫn có thể đạt được yêu cầu đánh giá
học sinh.
d. Ưu – Nhược điểm
- Ưu điểm:
+ Có thể đặt được nhiều câu hỏi trong một bài trắc nghiệm với thời gian
được ấn định, như vậy có thể làm tăng tính tin cậy của bài trắc nghiệm đó nếu
các câu trắc nghiệm được soạn kĩ càng, không tối nghĩa và tránh được sự
đoán mò.
+ Viết câu trắc nghiệm này giáo viên sẽ tốn ít thời gian hơn so với các
loại trắc nghiệm khác.
Thật ra viết được một câu hỏi loại này không phải là một việc làm đơn
giản. Người giáo viên phải lựa chọn những mệnh đề, những phát biểu quan
trọng để làm cơ bản cho các câu trắc nghiệm, phải sử dụng từ ngữ độc đáo để
câu phát biểu trở nên khó khăn hơn đối với những học sinh chỉ học vẹt.
- Nhược điểm:
+ Loại câu hỏi này gây cho học sinh dễ đoán mò với xác suất đúng 50%,
vì vậy độ tin cậy thấp.
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Nguyễn Thị Sen – Lớp 48A Hóa
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH – KHOA HÓA HỌC 14
+ Những câu hỏi trắc nghiệm “Đúng – Sai “ được trích từ sách giáo khoa
sẽ khuyến khích cho học sinh học thuộc lòng mà chưa hiểu thấu đáo, hay chỉ
nhận ra được một số chữ quen thuộc trong sách giáo khoa là có thể biết câu
nào đúng, câu nào sai.
+ Có những câu phát biểu thoạt đầu có vẻ như là đúng hoặc sai nhưng
khi đưa ra sử dụng thì lại gặp những thắc mắc nhiều khi rất chính đáng của
học sinh về đáp án của câu phát biểu ấy. Nguyên nhân là do lời văn, cách
dùng từ không chính xác hay thiếu một số thông tin cơ bản.
+ Loại câu hỏi này rất khó xác định điểm yếu của học sinh.
+ Việc sử dụng những câu phát biểu sai mà lại được trình bày như là
đúng có thể gây hiệu quả tiêu cực đối với học sinh, khiến cho học sinh có
khuynh hướng tin và nhớ những câu phát biểu sai, điều đó dẫn đến bất lợi cho
việc học tập của học sinh.
e. Mục đích sử dụng
- Câu đúng, sai thường dùng để kiểm tra củng cố kiến thức ngay trong
giờ học, kiểm tra đầu giờ.
- Tùy theo nội dung cụ thể, cũng có thể sử dụng trong đề 15 phút, 45
phút về hóa học.
1.1.2. Trắc nghiệm khách quan loại ghép đôi
a. Cấu tạo câu thông thường gồm hai cột (nhóm ) tương ứng
Mỗi cột biểu diễn một số nội dung chưa đầy đủ, có liên quan với nhau.
Nội dung ở cột I cần ghép với nội dung ở cột II thì tạo nên một nội dung
đầy đủ.
Số lượng nội dung ở cột I và cột II nên lệch nhau để học sinh không thể
dùng phép loại trừ.
b. Yêu cầu trả lời
Để trả lời câu hỏi này học sinh cần thấy rõ mối liên hệ giữa các nội dung
ở 2 cột tương ứng để ghép lại cho phù hợp.
c. Phương pháp thiết kế
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Nguyễn Thị Sen – Lớp 48A Hóa
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH – KHOA HÓA HỌC 15
Bước 1: Xác định nội dung và mục tiêu cụ thể cần kiểm tra đánh giá.
Bước 2: Thiết kế câu hỏi cụ thể.
Nội dung chưa đầy đủ ở mỗi cột có thể là:
- Chỉ gồm các chất tham gia hay chỉ gồm các sản phẩm.
- Chỉ gồm loại chất và các công thức hóa học, tên chất cụ thể.
- Chỉ gồm khái niệm chung và các thí dụ cụ thể,
d. Ưu – Nhược điểm
- Ưu điểm:
+ Dễ soạn câu hỏi, dễ sử dụng.
+ Trắc nghiệm khách quan loại ghép đôi sẽ làm tăng độ tin cậy và làm
giảm yếu tố đoán mò, may rủi.
+ Có thể dùng để kiểm tra việc tiếp thu ở mức độ cao thấp khác nhau.
- Nhược điểm:
+ Dùng loại câu hỏi này để trắc nghiệm lượng kiến thức về công thức,
phân loại không phù hợp cho việc kiểm tra khả năng xếp đặt và áp dụng
kiến thức, nguyên lý, đặc biệt khi dùng để đo mức độ kiến thức.
+ Khi danh sách câu, vế câu trong một cột quá dài khiến mất nhiều
thời gian đọc và tìm câu hỏi tương ứng để ghép đôi. Điều này làm ảnh hưởng
đến việc ấn định số lượng câu hỏi trong một bài kiểm tra của giáo viên.
e. Phương pháp sử dụng
- Dùng để kiểm tra, củng cố kiến thức ngay trong giờ học, kiểm tra đầu
giờ và kiểm tra ngắn.
- Tùy theo nội dung cụ thể cũng có thể sử dụng trong các đề kiểm tra 15
phút, 45 phút về hóa học.
1.1.3. Trắc nghiệm khách quan loại điền khuyết
a. Cấu tạo của câu gồm 3 phần: Phần yêu cầu, phần nội dung và phần
cung cấp thông tin
- Phần yêu cầu: Là phần bắt buộc phải có, thường viết dưới dạng mệnh
lệnh thức.
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Nguyễn Thị Sen – Lớp 48A Hóa
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH – KHOA HÓA HỌC 16
-