Đồ án Xây dựng hệ thống tìm kiếm thông tin tiếng Việt dựa trên các chỉ mục có cấu trúc

Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, thông tin được lưu trữ trên máy tính ngày càng nhiều do đó việc tìm kiếm thông tin chính xác là nhu cầu thiết yếu đối với mọi người trong mọi lĩnh vực. Internet hiện nay đă trở thành một kho tư liệu khổng lồ mà việc tìm kiếm thông tin trên kho tư liệu này cần phải được hỗ trợ bởi các công cụ tìm kiếm (search engine) tốt. Các hệ thống tìm kiếm thông tin thông dụng như Google, Yahoo Search đã đáp ứng được phần nào nhu cầu đó của mọi người. Tuy nhiên, các hệ thống này được xây dựng để xử lý và tìm kíếm các văn bản tiếng Châu Âu, chúng chưa thật sự phù hợp cho các văn bản tiếng Việt. Do đó nhu cầu phải có một công cụ tìm kiếm “hiểu” và xử lý tốt các văn bản tíếng Việt. Các hệ tìm kiếm thông tin đều phải thực hiện giai đoạn lập chỉ mục (indexing) cho văn bản để trích các từ chỉ mục (index term) biểu diễn tốt nhất nội dung của văn bản. Giai đoạn này phụ thuộc vào ngôn ngữ của văn bản và phương pháp xử lý tự động ngôn ngữ đó. Hiện nay chưa có nhiều hệ thống tìm kiếm thông tin trên kho tài liệu tiếng Việt có khai thác các đặc trưng của tiếng Việt cho việc lập chỉ mục. Vì vậy mục tiêu của luận văn này nhằm xây dựng một hệ thống tìm kiếm thông tin bằng tiếng Việt có sử dụng các kết quả của xử lý ngôn ngữ tự nhiên tự động để xác định được các chỉ mục là các từ (word) hay từ ghép (compound word) của tiếng Việt.

doc117 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2306 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Xây dựng hệ thống tìm kiếm thông tin tiếng Việt dựa trên các chỉ mục có cấu trúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Chúng em xin gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy Hồ Bảo Quốc, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ chúng em trong suốt thời gian thực hiện luận văn này. Chúng con cảm ơn Cha, Mẹ và gia đình, những người đã dạy dỗ, khuyến khích, động viên chúng con trong những lúc khó khăn, tạo mọi điều kiện cho chúng con nghiên cứu học tập. Chúng em cảm ơn các thầy, cô trong khoa Công Nghệ Thông Tin đã dìu dắt, giảng dạy chúng em, giúp chúng em có những kiến thức quý báu trong những năm học qua. Cảm ơn chị Lê Thúy Ngọc và các bạn đã tận tình đóng góp ý kiến cho luận văn của chúng tôi. Mặc dù rất cố gắng nhưng luận văn của chúng em không tránh khỏi sai sót, mong nhận được sự thông cảm và góp ý của thầy cô và các bạn. Tháng 7 năm 2005 Sinh viên Nguyễn Thị Thanh Hà – Nguyễn Trung Hiếu NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Ngày…… tháng……năm 2005 Ký tên NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN Ngày…… tháng……năm 2005 Ký tên MỤC LỤC DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 11 So sánh IRS với các hệ thống thông tin khác 16 Bảng 41 Cách tập tin nghịch đảo lưu trữ 46 Bảng 42 Cách tập tin trực tiếp lưu trữ 46 Bảng 43 Thêm một tài liệu mới vào tập tin nghịch đảo 47 Bảng 51 Danh sách các Actor 49 Bảng 52 Danh sách các UseCase 49 DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ Hình 11 Môi trường của hệ tìm kiếm thông tin 12 Hình 12 Tổng quan về chức năng của một hệ tìm kiếm thông tin 13 Hình 21 Hệ tìm kiếm thông tin tiêu biểu 17 Hình 31 Quá trình học 34 Hình 32 Giai đoạn xác định từ cho tài liệu mới 35 Hình 41 Các từ được sắp theo thứ tự 38 Hình 42 Quá trình chọn từ làm chỉ mục 44 Hình 51 Sơ đồ Use-case của hệ thống 48 Hình 52 Sơ đồ các lớp thể hiện 50 Hình 53 Sơ đồ các lớp xử lý 51 Hình 54 Sơ đồ Use-case tách từ 52 Hình 55 Sơ đồ tuần tự tách từ 52 Hình 56 Sơ đồ cộng tác tách từ 53 Hình 57 Sơ đồ lớp tách từ 53 Hình 58 Sơ đồ use-case lập chỉ mục 54 Hình 59 Sơ đồ tuần tự tạo mới chỉ mục 55 Hình 510 Sơ đồ tuần tự cập nhật chỉ mục 56 Hình 511 Sơ đồ cộng tác tạo mới chỉ mục 57 Hình 512 Sơ đồ cộng tác cập nhật chỉ mục 58 Hình 513 Sơ đồ lớp lập chỉ mục 59 Hình 514 Sơ đồ use-case tìm kiếm 60 Hình 515 Sơ đồ tuần tự tìm kiếm 60 Hình 516 Sơ đồ cộng tác tìm kiếm 61 Hình 517 Sơ đồ lớp tìm kiếm 62 Hình 61 Sơ đồ lớp tách từ 82 Hình 62 Lớp tách từ ghép 82 Hình 63 Lớp tách từ 85 Hình 64 Lớp giao diện tách từ 88 Hình 65 Màn hình tách từ 88 Hình 66 Màn hình chi tiết tách từ 89 Hình 67 Sơ đồ lớp lập chỉ mục 90 Hình 68 Lớp lập chỉ mục 91 Hình 69 Lớp giao diện tạo mới chỉ mục 93 Hình 610 Màn hình tạo mới chỉ mục 94 Hình 611 Lớp Màn hình cập nhật chỉ mục 95 Hình 612 Màn hình cập nhật chỉ mục 96 Hình 613 Sơ đồ lớp tìm kiếm 97 Hình 614 Lớp xử lý tìm kiếm 98 Hình 615 Lớp giao diện tìm kiếm 104 Hình 616 Màn hình tìm kiếm 105 Hình 617 Xem từ khóa câu hỏi 105 Hình 618 Xem từ khóa tài liệu 106 Hình 619 Màn hình chính 108 Hình 620 Màn hình tìm kiếm nhiều câu hỏi 109 Hình 621 Giao diện tìm kiếm trên Web 111 Hình 622 Giao diện các tài liệu trả về sau khi tìm kiếm 112 Hình 623 Giao diện chi tiết nội dung của tài liệu 113 MỞ ĐẦU Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, thông tin được lưu trữ trên máy tính ngày càng nhiều do đó việc tìm kiếm thông tin chính xác là nhu cầu thiết yếu đối với mọi người trong mọi lĩnh vực. Internet hiện nay đă trở thành một kho tư liệu khổng lồ mà việc tìm kiếm thông tin trên kho tư liệu này cần phải được hỗ trợ bởi các công cụ tìm kiếm (search engine) tốt. Các hệ thống tìm kiếm thông tin thông dụng như Google, Yahoo Search đã đáp ứng được phần nào nhu cầu đó của mọi người. Tuy nhiên, các hệ thống này được xây dựng để xử lý và tìm kíếm các văn bản tiếng Châu Âu, chúng chưa thật sự phù hợp cho các văn bản tiếng Việt. Do đó nhu cầu phải có một công cụ tìm kiếm “hiểu” và xử lý tốt các văn bản tíếng Việt. Các hệ tìm kiếm thông tin đều phải thực hiện giai đoạn lập chỉ mục (indexing) cho văn bản để trích các từ chỉ mục (index term) biểu diễn tốt nhất nội dung của văn bản. Giai đoạn này phụ thuộc vào ngôn ngữ của văn bản và phương pháp xử lý tự động ngôn ngữ đó. Hiện nay chưa có nhiều hệ thống tìm kiếm thông tin trên kho tài liệu tiếng Việt có khai thác các đặc trưng của tiếng Việt cho việc lập chỉ mục. Vì vậy mục tiêu của luận văn này nhằm xây dựng một hệ thống tìm kiếm thông tin bằng tiếng Việt có sử dụng các kết quả của xử lý ngôn ngữ tự nhiên tự động để xác định được các chỉ mục là các từ (word) hay từ ghép (compound word) của tiếng Việt. TÌM HIỂU LÝ THUYẾT TỔNG QUAN VỀ TÌM KIẾM THÔNG TIN Giới thiệu về tìm kiếm thông tin Khái niệm về tìm kiếm thông tin Tìm kiếm thông tin là tìm kiếm trong một tập tài liệu để lấy ra các thông tin mà người tìm kiếm quan tâm. Một số vấn đề trong việc tìm kiếm thông tin: Kể từ những năm 40, các vấn đề trong việc lưu trữ thông tin và tìm kiếm thông tin đã thu hút sự chú ý rất lớn. Với một lượng thông tin khổng lồ thì việc tìm kiếm chính xác và nhanh chóng càng trở nên khó khăn hơn. Với sự ra đời của máy tính, rất nhiều ý tưởng lớn được đưa ra nhằm cung cấp một hệ thống tìm kiếm thông minh và chính xác. Tuy nhiên, vấn đề tìm kiếm sao cho hiệu quả vẫn chưa được giải quyết. Về nguyên tắc, việc lưu trữ thông tin và tìm kiếm thông tin thì đơn giản. Giả sử có một kho chứa các tài liệu và một người muốn tìm các tài liệu liên quan đến yêu cầu của mình. Người đó có thể đọc tất cả các tài liệu trong kho, giữ lại các tài liệu liên quan và bỏ đi các tài liệu không liên quan. Rõ ràng giải pháp này không thực tế bởi vì tốn rất nhiều thời gian. Với sự ra đời của máy vi tính tốc độ cao, máy tính có thể “đọc” thay cho con người để trích ra các tài liệu có liên quan trong toàn bộ tập dữ liệu. Tuy nhiên vấn đề lúc này là làm sao để xác định được tài liệu nào liên quan đến câu hỏi. Mục đích của một hệ thống tìm kiếm thông tin tự động là truy lục được tất cả các tài liệu có liên quan đến yêu cầu. Hệ tìm kiếm thông tin – IRS Sau đây là định nghĩa về hệ thống tìm kiếm thông tin của một số tác giả: [2.1] Salton (1989): “Hệ thống tìm kiếm thông tin xử lý các tập tin lưu trữ và những yêu cầu về thông tin, xác định và tìm từ các tập tin những thông tin phù hợp với những yêu cầu về thông tin. Việc truy tìm những thông tin đặc thù phụ thuộc vào sự tương tự giữa các thông tin được lưu trữ và các yêu cầu, được đánh giá bằng cách so sánh các giá trị của các thuộc tính đối với thông tin được lưu trữ và các yêu cầu về thông tin.” Kowalski (1997) : “Hệ thống truy tìm thông tin là một hệ thống có khả năng lưu trữ, truy tìm và duy trì thông tin. Thông tin trong những trường hợp này có thể bao gồm văn bản, hình ảnh, âm thanh, video và những đối tượng đa phương tiện khác.” Hiểu đơn giản hệ thống tìm kiếm thông tin là một hệ thống hỗ trợ cho người sử dụng tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng. Người sử dụng có thể đưa vào những câu hỏi, những yêu cầu (dạng ngôn ngữ tự nhiên) và hệ thống sẽ tìm kiếm trong tập các tài liệu (dạng ngôn ngữ tự nhiên) đã được lưu trữ để tìm ra những tài liệu có liên quan, sau đó sẽ sắp xếp các tài liệu theo mức độ liên quan giảm dần và trả về cho người sử dụng. Các thành phần của một hệ tìm kiếm thông tin [1.1] Gồm: tập các tài liệu (DOCS) đã được lưu trữ trong kho dữ liệu, tập các yêu cầu (REQS) của người dùng, và một số phương pháp tính độ tương quan (SIMILAR) để xác định các tài liệu đáp ứng cho các yêu cầu. Hình 11 Môi trường của hệ tìm kiếm thông tin Theo lý thuyết thì mối liên hệ giữa các câu hỏi và các tài liệu có thể so sánh một cách trực tiếp. Nhưng trên thực tế thì điều này không thể được vì các câu hỏi và các tập tài liệu đều ở dạng văn bản, chỉ có con người đọc vào thì thấy ngay được mối liên hệ giữa chúng, nhưng ở đây chỉ là một hệ thống máy móc không thể suy luận như con người được. Chính vì thế để xác định được mối liên hệ giữa các câu hỏi và các tập tài liệu phải qua một bước trung gian. Hình 12 Tổng quan về chức năng của một hệ tìm kiếm thông tin Trước hết chuyển đổi các câu hỏi thành các từ riêng biệt đủ để biểu hiện cho nội dung của câu hỏi gọi là ngôn ngữ chỉ mục (Indexing language - LANG). Tách từ trong các tập tài liệu và lập chỉ mục cho tài liệu. Lúc này có thể so sánh trực tiếp giữa các từ của câu hỏi và các từ chỉ mục của tập tài liệu. Và từ đó ta sẽ dễ dàng hơn để xác định độ tương quan giữa các câu hỏi và tập tài liệu. So sánh IRS với các hệ thống thông tin khác Hệ thống tìm kiếm thông tin cũng tương tự như nhiều hệ thống xử lý thông tin khác. Hiện nay các hệ thống thông tin quan trọng nhất là: hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS), hệ quản lý thông tin (MIS), hệ hỗ trợ ra quyết định (DSS), hệ trả lời câu hỏi (QAS) và hệ tìm kiếm thông tin (IR). Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS) Bất cứ hệ thống thông tin tự động nào cũng dựa trên một tập các mục được lưu trữ (gọi là cơ sở dữ liệu) cần thiết cho việc truy cập. Do đó hệ quản trị cơ sở dữ liệu đơn giản là một hệ thống được thiết kế nhằm thao tác và duy trì điều khiển cơ sở dữ liệu. DBMS tổ chức lưu trữ các dữ liệu của mình dưới dạng các bảng. Mỗi một cơ sở dữ liệu được lưu trữ thành nhiều bảng khác nhau. Mỗi một cột trong bảng là một thuộc tính, và mỗi một dòng là một bộ dữ liệu cụ thể. Trong mỗi một bảng có một thuộc tính duy nhất đại diện cho bảng, nó không được trùng lắp và ta gọi đó là khoá chính. Các bảng có mối liên hệ với nhau thông qua các khoá ngoại. DBMS có một tập các lệnh để hỗ trợ cho người sử dụng truy vấn đến dữ liệu của mình. Vì vậy muốn truy vấn đến CSDL trong DBMS ta phải học hết các tập lệnh này. Nhưng ngược lại nó sẽ cung cấp cho ta các dữ liệu đầy đủ và hoàn toàn chính xác. Hiện nay DBMS được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Một số DBMS thông dụng : Access, SQL Server, Oracle. Hệ quản lý thông tin (IMS) Hệ quản lý thông tin là hệ quản trị cơ sở dữ liệu nhưng có thêm nhiều chức nhưng về việc quản lý. Những chức năng quản lý này phụ thuộc vào giá trị của nhiều kiểu dữ liệu khác nhau. Nói chung bất kỳ hệ thống nào có mục đích đặc biệt phục vụ cho việc quản lý thì ta gọi nó là hệ quản lý thông tin. Hệ hỗ trợ ra quyết định (DSS) Hệ hỗ trợ ra quyết định sẽ dựa vào các tập luật được học, từ những luật đã học rút ra những luật mới, sau khi gặp một vấn đề nó sẽ căn cứ vào vào tập các luật để đưa ra những quyết định thay cho con người. Hệ thống này đang được áp dụng nhiều cho công việc nhận dạng và chuẩn đoán bệnh. Hệ trả lời câu hỏi (QAS) Hệ trả lời câu hỏi cung cấp việc truy cập đến các thông tin bằng ngôn ngữ tự nhiên. Việc lưu trữ cơ sở dữ liệu thường bao gồm một số lượng lớn các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực riêng biệt và các kiến thức tổng quát. Câu hỏi của người dùng có thể ở dạng ngôn ngữ tự nhiên. Công việc của hệ trả lời câu hỏi là phân tích câu truy vấn của người dùng, so sánh với các tri thức được lưu trữ, và tập hợp các vấn đề có liên quan lại để đưa ra câu trả lời thích hợp. Tuy nhiên, hệ trả lời câu hỏi chỉ còn đang thử nghiệm. Việc xác định ý nghĩa của ngôn ngữ tự nhiên dường như vẫn là chướng ngại lớn để có thể sử dụng rộng rãi hệ thống này. So sánh IRS với các hệ thống thông tin khác IRS DBMS QAS MIS Tìm kiếm Nội dung trong các tài liệu. Các phần tử có kiểu dữ liệu đã được định nghĩa. Các sự kiện rõ ràng. Giống DBMS nhưng hỗ trợ thêm những thủ tục( Tính tổng, tính trung bình, phép chiếu…) Lưu trữ Các văn bản ngôn ngữ tự nhiên. Các phần tử dữ liệu ở dạng bảng. Các sự kiện rõ ràng và các kiến thức tổng quát. Xử lý Các câu truy vấn không chính xác. Các câu truy vấn có cấu trúc. Các câu truy vấn không giới hạn. Bảng 11 So sánh IRS với các hệ thống thông tin khác XÂY DỰNG MỘT HỆ THỐNG TÌM KIẾM THÔNG TIN Kiến trúc của hệ tìm kiếm thông tin. [1.3] Một hệ thống thông tin tiêu biểu như sau: Hình 21 Hệ tìm kiếm thông tin tiêu biểu Hệ thống tìm kiếm thông tin gồm có 3 bộ phận chính : bộ phận phân tích văn bản, bộ phận lập chỉ mục, bộ phận so khớp và sắp xếp các tài liệu trả về. (1) Bộ phận phân tích văn bản: bộ phận này có nhiệm vụ phân tích các văn bản thu thập được thành các từ riêng biệt. Tương tự, khi người dùng nhập câu truy vấn thì câu truy vấn cũng được phân tích thành các từ riêng biệt. (2) Bộ phận lập chỉ mục : các từ trích được từ các văn bản thu thập được sẽ được bộ phận này lựa chọn để làm các từ chỉ mục. Các từ chỉ mục phải là các từ thể hiện được nội dung của văn bản. (3) Bộ phận so khớp và sắp xếp các tài liệu trả về: Các từ trích được từ câu truy vấn và các từ chỉ mục của văn bản sẽ được so khớp với nhau để tìm ra các tài liệu liên quan đến câu truy vấn. Mỗi tài liệu có một độ tương quan với câu hỏi. Các tài liệu này sẽ được sắp xếp theo độ tương quan giảm dần và trả về cho người sử dụng. Một số mô hình để xây dựng một hệ tìm kiếm thông tin [1.2] Mục tiêu của các hệ thống tìm kiếm thông tin là trả về các tài liệu càng liên quan đến câu hỏi càng tốt. Vì thế người ta đã đưa ra rất nhiều mô hình tìm kiếm nhằm tính toán một cách chính xác độ tương quan này. Sau đây là một số mô hình tìm kiếm cơ bản: Mô hình không gian vector Mô hình không gian vector tính toán độ tương quan giữa câu hỏi và tài liệu bằng cách định nghĩa một vector biễu diễn cho mỗi tài liệu, và một vector biểu diễn cho câu hỏi [ Salton, 1875]. Mô hình dựa trên ý tưởng chính là ý nghĩa của một tài liệu thì phụ thuộc vào các từ được sử dụng bên trong nó. Vector tài liệu và vector câu hỏi sau đó sẽ được tính toán để xác định độ tương quan giữa chúng. Độ tương quan càng lớn chứng tỏ tài liệu đó càng liên quan đến câu hỏi. Giả sử một tập tài liệu chỉ gồm có hai từ là t1 và t2. Vector xây dựng được sẽ gồm có 2 thành phần: thành phần thứ nhất biểu diễn sự xuất hiện của t1, và thành phần thứ hai biểu diễn cho sự xuất hiện của t2. Cách đơn giản nhất để xây dựng vector là đánh 1 vào thành phần tương ứng nếu từ đó xuất hiện, và đánh 0 nếu từ đó không xuất hiện. Giả sử tài liệu chỉ gồm có 2 từ t1. Ta biểu diễn cho tài liệu này bởi vector nhị phân như sau: Tuy nhiên, biểu diễn như vậy không cho thấy được tần số xuất hiện của mỗi từ trong tài liệu. Trong trường hợp này, vector nên được biễu diễn như sau: Đối với một câu hỏi đã cho, thay vì chỉ căn cứ so sánh các từ trong tài liệu với tập các từ trong câu hỏi, ta nên xem xét đến tầm quan trọng của mỗi từ. Ý tưởng chính là một từ xuất hiện tập trung trong một số tài liệu thì có trọng số cao hơn so với một từ phân bố trong nhiều tài liệu. Trọng số được tính dựa trên tần số tài liệu nghịch đảo (Inverse Document Frequency) liên quan đến các từ được cho: n: số từ phân biệt trong tập tài liệu tfij : số lần xuất hiện của từ tj trong tài liệu Di (tần số) dfj : số tài liệu có chứa từ tj idfj = trong đó d là tổng số tài liệu Vector được xây dựng cho mỗi tài liệu gồm có n thành phần, mỗi thành phần là giá trị trọng số đã được tính toán cho mỗi từ trong tập tài liệu. Các từ trong tài liệu được gán trọng số tự động dựa vào tần số xuất hiện của chúng trong tập tài liệu và sự xuất hiện của mỗi từ trong một tài liệu riêng biệt. Trọng số của một từ tăng nếu từ đó xuất hiện thường xuyên trong một tài liệu và giảm nếu từ đó xuất hiện thường xuyên trong tất cả các tài liệu. Để tính trọng số của từ thứ tj trong tài liệu Di, dựa vào công thức: dij = tfij * idfj dij : là trọng số của từ tj trong tài liệu Di Đối với hệ thống tìm kiếm thông tin theo mô hình vector, mỗi tài liệu là một vector có dạng : Di(di1, di2 , …, din ) . Tương tự, câu truy vấn Q cũng là một vector có dạng : Q(wq1, wq2, …, wqn) wqj : là trọng số của từ tj trong câu truy vấn Q. Độ tương quan (SC: similarity coeficient) giữa câu truy vấn Q và tài liệu Di được tính như sau: SC(Q,Di) = Tìm kiếm Boolean Mô hình tìm kiếm Boolean khá đơn giản. Câu hỏi đưa vào phải ở dạng biểu thức Boolean. Nghĩa là phải thỏa: Ngữ nghĩa rõ ràng Hình thức ngắn gọn Do các từ hoặc xuất hiện hoặc là không xuất hiện, nên trọng số wij e {0,1} Giả sử đưa vào một câu hỏi dạng biểu thức Boolean như sau: t1 and t2. Sau khi tìm kiếm ta xác định được các tài liệu liên quan đến t1 là { d1, d3, d5} và các tài liệu liên quan đến t2 là {d3, d5, d7}. Như vậy với phép and, các tài liệu thỏa yêu cầu của người dùng là {d3, d5}. Phương pháp này có một số khuyết điểm như sau: Các tài liệu trả về không được sắp xếp (ranking) Câu hỏi tìm kiếm đòi hỏi phải đúng định dạng của biểu thức Boolean gây khó khăn cho người dùng Kết quả trả về có thể là quá ít hoặc quá nhiều tài liệu Tìm kiếm Boolean mở rộng Mô hình tìm kiếm Boolean không hỗ trợ việc sắp xếp kết quả trả về bởi vì các tài liệu hoặc thỏa hoặc không thỏa yêu cầu Boolean. Tất cả các tài liệu thỏa mãn đều được trả về, nhưng không có sự ước lượng nào được tính toán cho sự liên quan của chúng đối với câu hỏi. Mô hình tìm kiếm Boolean mở rộng ra đời nhằm hỗ trợ việc sắp xếp (ranking) kết quả trả về dựa trên ý tưởng cơ bản là đánh trọng số cho mỗi từ trong câu hỏi và trong tài liệu. Giả sử một câu hỏi yêu cầu (t1 OR t2) và một tài liệu D có chứa t1 với trọng số w1 và t2 với trọng số w2 . Nếu w1 và w2 đều bằng 1 thì tài liệu nào có chứa cả hai từ này sẽ có thứ tự sắp xếp cao nhất. Tài liệu nào không chứa một trong hai từ này sẽ có thứ tự sắp xếp thấp nhất. Ý tưởng đơn giản là tính khoảng cách Eclide từ điểm (w1, w2) tới gốc: SC(Q,Di) = Với trọng số 0.5 và 0.5, SC(Q,Di) = =0.707 SC cao nhất nếu w1 và w2 đều bằng 1. Khi đó: SC(Q,Di) = = 1.414 Để đưa SC vào khoảng [0,1], SC được tính như sau: SC( Q t1 v t2 , di) = Công thức này giả sử là câu hỏi chỉ có toán tử OR . Đối với toán tử AND, thay vì tính khoảng cách tới gốc, ta sẽ tính khoảng cách đến điểm (1,1). Câu hỏi nào càng gần đến điểm (1,1) thì nó càng thoả yêu cầu của toán tử AND: SC(Q t1 ^ t2, di) = 1- Mở rộng trong việc thêm vào trọng số của câu hỏi Nếu câu hỏi có trọng số là q1 và q2 thì độ tương quan sẽ được tính như sau: SC(Q q1 v q2, di) = SC(Q q1 ^ q2, di) = 1- () Mở rộng cho số từ tuỳ ý Để tính khoảng cách Euclide trong không gian đa chiều, tham số p được sử dụng. Tham số p chỉ sự biến đổi tầm quan trọng của trọng số trong việc đánh giá độ thích hợp. Độ tương quan SC tổng quát như sau: SC(D, Q ( q i v q j ) ) = SC(D, Q ( q i ^ q j ) ) = 1 - Nếu p : chuyển về hệ thống Boolean thông thường (không có trọng số) Nếu p = 1 : chuyển về hệ thống không gian vector Thêm toán tử tự động Các chiến lược tìm kiếm không đòi hỏi người dùng nhận biết các toán tử phức tạp. Trọng số có thể được gán tự động và tài liệu được sắp xếp bằng cách chèn toán tử OR vào giữa các từ. Bất kỳ tài liệu nào có chứa ít nhất một từ trong câu hỏi sẽ được sắp thứ tự với một số điểm lớn hơn 0. Mô hình xác suất Mô hình tìm kiếm xác suất tính toán độ tương quan giữa câu hỏi và tài liệu dựa vào xác suất mà tài liệu đó liên quan đến câu hỏi. Các lý thuyết về xác suất được áp dụng để tính toán độ liên quan giữa câu hỏi và tài liệu. Các từ trong câu hỏi được xem là đầu mối để xác định tài liệu liên quan. Ý tưởng chính là tính xác suất của mỗi từ trong câu hỏi và sau đó sử dụng chúng để tính xác suất mà tài liệu liên quan đến câu hỏi. Đánh giá chung về các mô hình Mô hình Boolean được xem là mô hình yếu nhất trong các mô hình bởi vì như đã trình bày nó còn rất nhiều khuyết điểm. Theo kinh nghiệm của Salton và Buckley thì nhìn chung mô hình vector làm tốt hơn mô hình xác suất. Luận văn của chúng em sử dụng mô hình không gian vector để xây dựng một hệ thống tìm kiếm thông tin tiếng Việt. Các bước để xây dựng một hệ tìm kiếm thông tin. [3.2] Tách từ tự động cho tập các tài liệu Đối với tiếng Anh, ta tách từ dựa vào khoảng trắng. Tuy nhiên đối với tiếng Việt, giai đoạn này tương đối khó khăn. Cấu trúc tiếng Việt rất phức tạp, không chỉ đơn thuần dựa vào khoảng trắng để tách từ. Hiện nay có rất nhiều công cụ dùng để tách từ tiếng Việt, mỗi phương pháp có ưu, khuyết điểm riêng. Các phương pháp này sẽ được trình bày chi tiết hơn ở chương III : Tách từ tự động. Lập chỉ mục cho tài liệu Sau khi có được tập các từ đã được trích, ta sẽ chọn các từ để làm từ chỉ mục. Tuy nhiên, không phải từ nào cũng được chọn làm từ chỉ mục. Các từ có khả năng đại diện cho tài liệu sẽ được chọn, các từ này được gọi là key word, do đó trướ