Công ty Cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông (VASS) được thành lập ngày 07/11/2003 theo Giấy phép của Bộ Tài chính và hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản pháp luật có liên quan của Nhà nước. Đây là doanh nghiệp tư nhân đầu tiên tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm với sự hội tụ của các cổ đông là các tổ chức thương mại, tài chính Ngân hàng có tiềm năng và uy tín tại Việt Nam như: Ngân hàng Phương Đông (OCB), Ngân hàng Quân Đội (MB), Ngân hàng Phát triển nhà Hà Nội (Habubank), Công ty mía đường Lam Sơn Ngoài ra còn có các cổ đông là giảng viên có tên tuổi của các trường đại học tại Tp. Hồ Chí Minh, các luật sư, chuyên gia trong lĩnh vực tài chính.
VASS luôn chú trọng việc nâng cao khả năng trình độ nghiệp vụ bảo hiểm toàn hệ thống, xây dựng, cải tiến và phát triển hệ thống sản phẩm bảo hiểm đa dạng, tạo sự khác biệt. Đến nay, VASS đã kinh doanh ổn định trên 100 sản phẩm dịch vụ bảo hiểm, tập trung tại bốn nhóm bảo hiểm mang tính đại chúng cao như: bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm con người, bảo hiểm tài sản - kỹ thuật, bảo hiểm hàng hải.
Với sứ mệnh đặt ra:
Bảo hiểm Viễn Đông quản lý và góp phần giảm thiểu những rủi ro, hạn chế và bù đắp tổn thất cho Khách hàng nhằm hướng tới sự an toàn và thịnh vượng cho cộng đồng.
Phương châm :
“Cộng đồng trách nhiệm – Niềm tin vững bền”
Chiến lược:
Phát triển Bảo hiểm Viễn Đông theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, minh bạch, sở hữu văn hóa mạnh; tích hợp chuỗi giá trị cộng hưởng theo hướng doanh nghiệp có trách nhiệm, có bản sắc, có thương hiệu, uy tín và thị phần cạnh tranh trên thị trường. Tất cả vì một nền tài chính vững mạnh và một đất nước Việt Nam phát triển phồn vinh “Ở Việt Nam, Vì Việt Nam”.
65 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3381 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Xây dựng phần mềm quản lý khách hàng mua bảo hiểm của công ty cổ phần bảo hiểm Viễn Đông VASS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG QUAN
Sơ lược về cơ quan thực tập:
Giới thiệu về công ty cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông:
Công ty Cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông (VASS) được thành lập ngày 07/11/2003 theo Giấy phép của Bộ Tài chính và hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản pháp luật có liên quan của Nhà nước. Đây là doanh nghiệp tư nhân đầu tiên tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm với sự hội tụ của các cổ đông là các tổ chức thương mại, tài chính Ngân hàng có tiềm năng và uy tín tại Việt Nam như: Ngân hàng Phương Đông (OCB), Ngân hàng Quân Đội (MB), Ngân hàng Phát triển nhà Hà Nội (Habubank), Công ty mía đường Lam Sơn… Ngoài ra còn có các cổ đông là giảng viên có tên tuổi của các trường đại học tại Tp. Hồ Chí Minh, các luật sư, chuyên gia trong lĩnh vực tài chính.
VASS luôn chú trọng việc nâng cao khả năng trình độ nghiệp vụ bảo hiểm toàn hệ thống, xây dựng, cải tiến và phát triển hệ thống sản phẩm bảo hiểm đa dạng, tạo sự khác biệt. Đến nay, VASS đã kinh doanh ổn định trên 100 sản phẩm dịch vụ bảo hiểm, tập trung tại bốn nhóm bảo hiểm mang tính đại chúng cao như: bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm con người, bảo hiểm tài sản - kỹ thuật, bảo hiểm hàng hải.
Với sứ mệnh đặt ra:
Bảo hiểm Viễn Đông quản lý và góp phần giảm thiểu những rủi ro, hạn chế và bù đắp tổn thất cho Khách hàng nhằm hướng tới sự an toàn và thịnh vượng cho cộng đồng.
Phương châm :
“Cộng đồng trách nhiệm – Niềm tin vững bền”
Chiến lược:
Phát triển Bảo hiểm Viễn Đông theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, minh bạch, sở hữu văn hóa mạnh; tích hợp chuỗi giá trị cộng hưởng theo hướng doanh nghiệp có trách nhiệm, có bản sắc, có thương hiệu, uy tín và thị phần cạnh tranh trên thị trường. Tất cả vì một nền tài chính vững mạnh và một đất nước Việt Nam phát triển phồn vinh “Ở Việt Nam, Vì Việt Nam”.
Sơ đồ tổ chức bộ máy của chi nhánh:
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CHI NHÁNH AN GIANG
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Văn phòng DVKH /Phòng Bảo hiểm khu vực
Bộ phận Giám định Bồi thường kinh doanh
Phòng
Kinh doanh
Tổ
Hành chánh Quản trị
Phòng
Tài chính kế toán
Bộ phận
Xét nhận và cấp đơn bảo hiểm
Bộ phận
Quản lý Đại lý
Bộ phận Tiếp thị
Hình 1: Sơ đồ tổ chức của chi nhánh Viễn Đông An Giang
Nhiệm vụ, chức năng của các phòng, bộ phận, tổ:
Phòng Kinh doanh
Chức năng nhiệm vụ
- Xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch tiếp thị, khai thác bảo hiểm.
- Xét nhận và cấp đơn bảo hiểm.
- Phát triển và quản lý mạng lưới hệ thống Đại lý toàn Chi nhánh.
Tổ chức bộ máy
Phòng kinh doanh do trưởng phòng phụ trách, chịu trách nhiệm trước Giám đốc chi nhánh về nhiệm vụ được giao; giúp Trưởng phòng có thể có hay không có Phó phòng .
Phòng Kinh doanh có các Bộ phận:
Bộ phận Tiếp thị.
Bộ phận Xét nhận và Cấp đơn bảo hiểm.
Bộ phận Quản lý Đại lý.
Bộ phận tiếp thị:
Bộ phận Tiếp thị có thể có hay không có Trưởng Bộ phận, Trưởng bộ phận chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về nhiệm vụ được giao.
Bộ phận Tiếp thị có chức năng nhiệm vụ:
Trực tiếp hoặc thông qua các Đại lý giới thiệu, giải đáp và hướng dẫn cho Khách hàng những vấn đề liên quan đến các sản phẩm bảo hiểm, tiếp nhận và xây dựng hợp đồng bảo hiểm ban đầu;
Thực hiện công tác tiếp thị, thu thập ý kiến Khách hàng và đề xuất cho Giám đốc các biện pháp tăng cường năng lực cạnh tranh, phát triển thị phận.
Xét nhận và cấp đơn bảo hiểm trong hạn mức được giao.
Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các cam kết trong hợp đồng bảo hiểm. Đôn đốc Khách hàng và phối hợp với Phòng Tài chính Kế toán thu phí bảo hiểm đúng hạn.
Hướng dẫn và hỗ trợ nghiệp vụ cho Phòng Bảo hiểm khu vực/VP DVKH.
Báo cáo định kỳ và theo yêu cầu đột xuất các hoạt động của Bộ phận.
Bộ phận Xét nhận và Cấp đơn bảo hiểm
Bộ phận Xét nhận và Cấp đơn bảo hiểm có thể có hay không có Trưởng Bộ phận, Trưởng bộ phận chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về nhiệm vụ được giao. Bộ phận Tiếp thị có chức năng nhiệm vụ:
Xem xét thủ tục hợp đồng bảo hiểm và thực địa, tiến hành khảo sát để đánh giá rủi ro trước khi cấp đơn bảo hiểm trong hạn mức được giao.
Đề xuất từ chối hoặc cấp đơn bảo hiểm.
Kiểm tra công tác xét nhận và cấp đơn bảo hiểm của các Phòng, Bộ phận.
Tham mưu cho lãnh đạo về các vấn đề liên quan về tái bảo hiểm.
Thực hiện các công việc khác theo ủy quyền.
Bộ phận Quản lý Đại lý
Bộ phận Quản lý Đại lý có thể có hay không có Trưởng Bộ phận, Trưởng bộ phận chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về nhiệm vụ được giao.
Bộ phận Quản lý Đại lý có chức năng nhiệm vụ:
Xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển mạng lưới hệ thống Đại lý của toàn Chi nhánh.
Hướng dẫn nghiệp vụ cho Đại lý; theo dõi, quản lý và kiểm tra hoạt động của các Đại lý phù hợp với qui định của Công ty và pháp luật; xử lý các vấn đề phát sinh đối với hoạt động Đại lý.
Lập báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình hoạt động của các Đại lý theo yêu cầu của Giám đốc.
Phòng Tài chính Kế toán
Phòng Tài chính Kế toán do Trưởng phòng phụ trách, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được giao.
Phòng Tài chính Kế toán có chức năng nhiệm vụ sau:
Về quản lý tài chính
Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, kiểm soát hoạt động thanh toán nội bộ của Chi nhánh, thanh toán giữa Chi nhánh với Hội Sở, thanh toán giữa Chi nhánh với Khách hàng.
Hướng dẫn thực hiện chế độ thu chi tài chính nhằm đảm bảo các khoản thu chi nghiệp vụ (chi hoa hồng, chi bồi thường, tái bảo hiểm… ) được thực hiện đúng quy định
Quản lý số dư tài khoản của Chi nhánh.
Xây dựng kế hoạch và quản lý chi phí điều hành. Chủ động phối hợp với Bộ phận Hành chính Quản trị lập kế hoạch chi phí điều hành trong Chi nhánh.
Lập kế hoạch kinh doanh tài chính, theo dõi và tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch của Chi nhánh và đơn vị.
Về công tác hạch toán kế toán
- Lập hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán cho Chi nhánh và đơn vị theo qui định Công ty.
- Tiếp nhận, kiểm tra và tổng hợp số liệu kế toán phát sinh hàng ngày/ tháng/ quý/ năm của Chi nhánh và đơn vị.
Bộ phận hành chánh quản trị:
Tổ chức bộ máy:
Tổ trưởng phụ trách chịu trách nhiệm trước Giám đốc Chi nhánh về nhiệm vụ được giao.
Tổ Hành chánh quản trị bao gồm một số Nhân viên thực hiện công tác hành chánh quản trị, nhân sự, tiếp tân, tài xế, bảo vệ và tạp vụ.
Chức năng Nhiệm vụ
Hành chánh
Tiếp nhận, phát hành, theo dõi và lưu trữ văn bản, Ấn chỉ;
Quản lý việc sử dụng con dấu của Chi nhánh;
Kết hợp với các Phòng, Ban thống nhất biểu mẫu hành chánh lư hành;
Tổng hợp kế hoạch của các Phòng, Ban lên chương trình làm việc hàng tuần, tháng của Chi nhánh;
Thư ký cho Giám đốc và cho các phiên họp giao ban của Chi nhánh;
Phổ biến, truyền đạt, theo dõi, phản ánh quá trình thực hiện các quyết định và các chỉ thị của Ban lãnh đạo Chi nhánh.
Bảo mật các tài liệu, văn bản, quy định theo lệnh của Ban Giám đốc.
Tổ chức nhân sự
Tổ chức, theo dõi tình hình nhân sự tại Chi nhánh và đơn vị.
Tổng hợp chấm công và gửi báo cáo chấm công Chi nhánh về Hội sở.
Tham mưu cho Ban Giám đốc về hồ sơ xin việc, tuyển dụng, tiếp nhận nhân sự cho Chi nhánh và lập báo cáo gửi về phòng Hành chính Quản trị Công ty.
Quản lý hồ sơ Nhân viên trong Chi nhánh.
Chịu trách nhiệm tổ chức, kiểm tra việc chấp hành nội quy, kỷ luật lao động, bảo vệ an ninh, phòng cháy chữa cháy và bảo đảm tuyệt đối an toàn cơ sở vật chất trong và ngoài giờ làm việc.
Quản trị tài sản
- Thực hiện mua sắm, quản lý công cụ lao động, Ấn chỉ, văn phòng phẩm theo qui định; sau khi phối hợp với Phòng Tài chính Kế toán trong việc khảo giá mua sắm văn phòng phẩm, công cụ dụng cụ và tài sản khác của Chi nhánh,
- Phối hợp với Phòng Tài chính Kế toán xây dựng kế hoạch chi phí điều hành; kiểm tra và báo cáo việc thực hiện kế hoạch chi phí điều hành của Chi nhánh; Kiểm kê tài sản….
- Thực hiện quản lý, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng, phương tiện vận chuyển và các tài sản khác.
Hậu cần
- Đảm nhận công tác lễ tân, hậu cần của Chi nhánh;
- Phụ trách công tác hậu cần phục vụ các lớp đào tạo, các hội nghị và các buổi sinh hoạt khác của Chi nhánh.
Pháp chế và ngoại giao
- Kiểm tra tính hợp pháp, đúng quy định của các văn bản lập quy, các văn kiện giao dịch với bên ngoài trước khi trình Ban Giám đốc ký phát hành;
- Thu thập, cập nhật, lưu trữ và khai thác các văn kiện pháp quy của Nhà nước và của Ngành;
- Theo dõi báo cáo về phòng Hành chánh Quản trị Công ty đề xuất việc giải quyết các khiếu nại khiếu tố của các cán bộ Nhân viên trong chi nhánh;
- Thiết lập, duy trì và phát triển mối quan hệ với các cơ quan Thông tấn báo chí, bảo vệ pháp luật, quản lý Nhà nước và quản lý Ngành;
- Làm đầu mối cung cấp thông tin ra bên ngoài Chi nhánh theo yêu cầu của Ban Giám đốc.
Bộ phận Giám định Bồi thường
Trưởng Bộ phận Giám định Bồi thường chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được giao.
Chức năng nhiệm vụ của Bộ phận Giám định Bồi thường:
Tiếp nhận thông báo tổn thất, hướng dẫn và kiểm tra các thủ tục, hồ sơ ban đầu liên quan đến tổn thất và yêu cầu bồi thường.
Thu thập, xử lý thông tin, củng cố các chứng lý để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất.
Trả lời các khiếu nại, thắc mắc của Khách hàng.
Làm việc với các cơ quan chức năng và các tổ chức chuyên môn có trách nhiệm về nguyên nhân và mức độ tổn thất.
Liên hệ công ty giám định chuyên môn công ty chuyên giải quyết tổn thất trong trường hợp cần thiết theo ủy quyền của Công ty.
Thương lượng, giải quyết các vấn đề bồi thường theo phân cấp.
Làm việc với Phòng Tái bảo hiểm, Phòng GĐBT Công ty về tổn thất.
Lưu trữ hồ sơ, thực hiện các báo cáo định kỳ và đột xuất về giám định bồi thường.
Xây dựng và thực hiện công tác phòng chống gian lận, trục lợi bảo hiểm;
Thực hiện các công việc khác theo sự phân công.
Văn Phòng Dịch vụ Khách hàng/ Phòng Bảo hiểm Khu vực
Tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ của Văn phòng Dịch vụ Khách hàng/ Phòng Bảo hiểm Khu vực được quy định trong Quy chế tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Văn phòng Dịch vụ Khách hàng, Phòng Bảo hiểm Khu vực ban hành kèm theo Quyết định số 47/05/QĐ-VASS/HĐQT của Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông.
Nội dung công việc:
Tìm hiểu và xây dựng phần mềm quản lý Khách hàng mua bảo hiểm bao gồm: Quản lý Khách hàng, Quản lý Đại lý, Quản lý Hợp đồng, Quản lý Nhân viên.
Ngoài ra, đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ Khách hàng và lập hợp đồng bảo hiểm…
Tính cấp thiết của đề tài:
Ngày nay, với sức mạnh công nghệ hiện đại nhanh chóng giúp con người thoát khỏi những khó khăn trong công việc, cuộc sống tấp nập và hối hả ta cần phải nhanh chóng gia nhập vào thế giới, chủ động hội nhập.
Với sự phát triển nhanh chóng đó rất có nhiều công cụ hữu ích giúp chúng ta tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí. Nhiều phần mềm trong lĩnh vực công nghệ thông tin nhanh chóng ra đời đã góp phần đáng kể.
“Công Nghệ Thông Tin ” một lĩnh vực đầy tiềm năng đã đem lại cho con người những ứng dụng thật tiện lợi và hữu ích. Một trong những ứng dụng thiết thực mà nó đem lại là việc ứng dụng tin học vào nhiều lĩnh vực của đời sống như trong các trường học, công ty, cơ quan, xí nghiệp, bệnh viện… phần lớn đều ứng dụng tin học để giúp cho việc quản lý được dễ dàng và thuận tiện hơn. Chính vì vậy, mỗi công ty, mỗi cơ quan đều muốn xây dựng riêng cho mình một phần mềm quản lý.
Vấn đề quản lý Khách hàng mua bảo hiểm và Đại lý bảo hiểm của Công ty bảo hiểm Viễn Đông An Giang hiện tại việc quản lý được thực hiện bằng thủ công với công cụ hỗ trợ chủ yếu là Word và Excel, nên cơ sở dữ liệu tổ chức chưa chặt chẽ, chi phí quản lý cao, việc truy xuất tìm kiếm thông tin Khách hàng mất nhiều thời gian,…Do chưa có một phần mềm chuyên dụng đáp ứng tốt nhu cầu quản lý Khách hàng mua bảo hiểm tại Công ty. Mặc dù Công ty đã thành lập và đi vào hoạt động khá lâu (từ tháng11/2003).
Xuất phát từ nhu cầu thực tế, cơ quan rất cần phần mềm để giải quyết tốt những vấn đề trên. Chính những yêu cầu thực tế này nhóm em muốn xây dựng phần mềm “ Quản lý Khách hàng mua bảo hiểm” mong rằng sẽ giúp ích một phần nào đó cho cơ quan.
Mô tả bài toán:
Chi nhánh bảo hiểm Viễn Đông An Giang bán rất nhiều loại bảo hiểm và được bán ở nhiều Đại lý khác nhau nên việc quản lý Khách hàng sẽ gặp nhiều khó khăn, việc thanh toán các hợp đồng ở các Đại lý hàng tháng, quý, năm cần phải quản lý để biết tình hình hoạt động của Công ty. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài thực tập, thời gian hạn chế chúng em thực hiện quản lý những Đại lý cá nhân bán bảo hiểm xe mô tô cho Khách hàng.
Quy trình hoạt động của chi nhánh như sau:
Quản lý Đại lý: để tham gia bán bảo hiểm cho Khách hàng với tư cách là Đại lý cá nhân thì các cá nhân cần phải kí kết hợp đồng với chi nhánh hồ sơ bao gồm: bản đề nghị làm Đại lý bảo hiểm, giấy đề nghị ký kết hợp đồng Đại lý, hợp đồng Đại lý bảo hiểm, đính kèm giấy chứng minh và sổ hộ khẩu.
Đại lý có nhiệm vụ bán bảo hiểm cho Khách hàng, hàng tháng phải thanh toán Ấn chỉ cho chi nhánh số Ấn chỉ bán được và số tiền bảo hiểm, dựa vào bảng kê thanh toán phí bảo hiểm.
Doanh thu Đại lý bán được sẽ gửi cho bộ phận quản lý Đại lý và bộ phận quản lý Đại lý sẽ trích hoa hồng cho Đại lý số tiền mà Đại lý bán được số tiền hoa hồng là 20%/tổng số tiền bảo hiểm.
Thanh lý: Khi nào Đại lý muốn ngưng bán bảo hiểm hoặc hết thời hạn hợp đồng thì phải thanh lý cho chi nhánh, còn muốn tiếp tục hợp đồng thì làm đơn xin làm Đại lý tiếp tục.
Quản lý Khách hàng: Khi một Khách hàng cần mua bảo hiểm xe mô tô ở các Đại lý thì Đại lý bảo hiểm VASS sẽ điền đầy đủ thông tin Khách hàng: họ và tên, địa chỉ, biển kiểm soát (hoặc số khung, số máy)chủ xe, phí bảo hiểm, hiệu lực bảo hiểm (từ ngày - đến ngày), ngày cấp, người cấp.
Bộ phận Quản lý Đại lý có nhiệm vụ: quản lý việc cấp nhận Ấn chỉ cho từng Đại lý như số lượng Ấn chỉ, số thứ tự đơn bảo hiểm, quản lý doanh thu của Đại lý bảo hiểm, tiếp nhận Ấn chỉ đồng thời lưu lại thông tin Khách hàng, lập báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình hoạt động của các Đại lý theo yêu cầu của Giám Đốc..
Quản lý Giấy chứng nhận thuộc quyển (Ấn chỉ), chứa thông tin Khách hàng mua bảo hiểm.
Quản lý quyển số(Ấn chỉ): mỗi quyển số sẽ có 10 số seri riêng, tương ứng với 10 giấy chứng nhận.Quyển số sẽ được cấp cho Đại lý để Đại lý bán cho Khách hàng khi mua bảo hiểm.
Quản lý hợp đồng: Mỗi hợp đồng sẽ có mã khác nhau, thời hạn khác nhau và thời hạn được ghi trên hợp đồng tùy thuộc vào cá nhân hoặc Khách hàng khi đăng kí.
Quản lý Nhân viên: chi nhánh sẽ có nhiều Nhân viên quản lý. Một Nhân viên sẽ quản lý một số Đại lý ở những nơi khác nhau.
Chức năng của chương trình:
Quản lý:
- Quản lý Đại lý bảo hiểm.
- Quản lý Nhân viên.
- Quản lý danh mục Khách hàng.
- Quản lý Hợp đồng Đại lý.
- Quản lý Quyển số.
- Quản lý Ấn chỉ.
+ Ấn chỉ xuất.
+ Thu Ấn chỉ.
Nghiệp vụ:
- Tìm kiếm Đại lý.
- Tìm kiếm Nhân viên.
- Tìm kiếm Khách hàng.
- Tìm kiếm Hợp đồng.
Thống kê – Báo cáo :
- Thống kê Nhân viên.
- Thống kê Khách hàng mua bảo hiểm .
- Thống kê giấy chứng nhận bảo hiểm hết thời hạn.
- Thống kê số Ấn chỉ xuất.
- Thống kê thu Ấn chỉ.
- Thống kê doanh thu của Đại lý.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT:
Môi trường lập trình: Microsoft .NET Frameword SDK v2.0
.NET Framework là môi trường để đoạn mã của chương trình thực thi. Điều này có nghĩa là .NET Framework quản lý việc thi hành chương trình, cấp phát bộ nhớ, thu hồi các ký ức không dùng đến. Ngoài ra, .NET Framework còn chứa một tập thư viện lớp .NET bases class, cho phép thực hiện vô số các tác vụ trên Window.
.NET Framework là một thành phần Windows hỗ trợ việc xây dựng và chạy các ứng dụng của thế hệ kế tiếp và các dịch vụ Web XML. .NET Framework được thiết kế để hoàn thành những mục tiêu sau:
Để cung cấp một môi trường lập trình hướng đối tượng vững chắc, trong đó mã nguồn đối tượng được lưu trữ và thực thi một cách cục bộ. Thực thi cục bộ nhưng được phân tán trên Internet, hoặc thực thi từ xa.
Cung cấp một môi trường lập trình hướng đối tượng nhất quán, cho phép hoặc không cho phép code đối tượng được lưu trữ và thực thi một cách cục bộ, thực thi một cách cục bộ nhưng được thực thi bởi internet, hoặc thực thi từ xa.
Cung cấp một môi trường thực thi code mà tối thiểu hóa được việc triển khai phần mềm và xung đột về phiên bản.
Cung cấp một môi trường thực thi code đảm bảo việc thực thi code an toàn, bao gồm code được tạo ra bởi những nhóm không có kiến thức.
Cung cấp một môi trường thực thi code loại bỏ những lỗi khi thi hành kịch bản và môi trường phiên dịch.
Tạo cho các nhà phát triển có được kinh nghiệm vững chắc về nhiều loại ứng dụng, như những ứng dụng của Windows và những ứng dụng của Web
Xây dựng tất cả các sự truyền đạt theo các tiêu chuẩn công nghiệp để chắc chắn rằng code của .NET Framework có thể hòa nhập với bất kỳ loại code nào khác.
Để triển khai các ứng dụng có thể sử dụng công cụ Visual Studio .NET, một môi trường triển khai tổng thể cho phép bạn viết đoạn mã, biên dịch, gỡ rối dựa trên tất cả các ngôn ngữ của .NET, chẳng hạn C#, VB .NET, kể cả những trang ASP.NET.
Ngôn ngữ mô hình hợp nhất (UML – Unified Modeling Language)
UML là ngôn ngữ trực quan được dùng trong quy trình phát triển các hệ thống phần mềm.
Mô hình hóa mang lại sự hiểu biết về một hệ thống. Một mô hình không thể giúp chúng ta hiểu rõ một hệ thống, thường là phải xây dựng một số mô hình xét từ những góc độ khác nhau. Các mô hình này có quan hệ với nhau.
UML sẽ cho ta biết cách tạo ra và đọc hiểu được một mô hình được cấu trúc tốt, nhưng nó không cho ta biết những mô hình nào nên tạo ra và khi nào tạo ra chúng. Đó là nhiệm vụ của quy trình phát triển phần mềm.
Trong UML có 9 loại lược đồ chuẩn và có thể chia làm 2 nhóm:
+ Các loại lược đồ tĩnh: use case diagram (biểu đồ tình huống sử dụng), class diagram (biểu đồ lớp), object diagram (biểu đồ đối tượng), component diagram (biểu đồ thành phần), deployment diagram (biểu đồ triển khai).
+ Các loại lược đồ động: sequence diagram (biểu đồ tuần tự), collaboration diagram (biểu đồ hợp tác), statechart diagram (biểu đồ trạng thái), activity diagram (biểu đồ hoạt động).
Biểu đồ Use case (Use case diagram)
Biểu đồ use case đưa ra các use case (tình huống sử dụng), các actor (tác nhân) và các association (quan hệ kết hợp) giữa chúng.
Các kí hiệu cơ bản:
KHÁI NIỆM
KÍ HIỆU
Ý NGHĨA
Tình huống sử dụng (Use case)
Biểu diễn các mối quan hệ với các actor, với các use case khác.
Tác nhân
(Actor)
Là người hoặc hệ thống tương tác với các use case.
Biểu đồ tuần tự (Sequence diagram)
Biểu đồ tuần tự được dùng để mô hình các tương tác giữa các thể hiện đối tượng trong ngữ cảnh của một cộng tác.
Các kí hiệu cơ bản:
KHÁI NIỆM
KÍ HIỆU
Ý NGHĨA
Tác nhân
(Actor)
Đối tượng tham gia vào hệ thống.
Lifeline
(Đường sinh tồn)
Biểu diễn thời gian tồn tại của đối tượng.
Message
(Thông điệp)
Biểu diễn thông điệp của đối tượng gởi đến đối tượng nhận.
Chú thích (Comment)
Biểu đồ hoạt động (Activity diagram)
KHÁI NIỆM
KÍ HIỆU
Ý NGHĨA
Hoạt động
(Active)
Là phần tử đơn giản biểu diễn một họat động.
Luồng điều khiển
(control flow)
Biểu diễn thời gian tồn tại của đối tượng.
Nốt khởi đầu
(initial node)
Biểu diễn điểm bắt đầu của tập hợp các hoạt động.
Nốt kết thúc hoạt động
(Final flow node)
Kết thúc toàn bộ các luồng điều khiển và luồng đối tượng
Ngôn ngữ lập trình C#:
C# là một trong rất nhiều ngôn ngữ lập trình được hỗ trợ bởi .NET Framework (như C++, Java,VB…). Có thể hiểu đơn giản đây là một trung tâm biên dịch trong đó tất cả các ngôn ngữ được hỗ trợ bởi .NET Framework sẽ được chuyển đổi ra MSIL (một dạng mã trung gian) rồi từ đấy mới được biên dịch tức thời (Just in time Compiler – JIT Compiler) thành các file thực thi như exe. Một thành tố quan trong nữa trong kiến trúc .NET Framework chính là CLR (.NET Common Language Runtime), khối chức năng cung cấp tất cả các dịch vụ mà chương trình cần giao tiếp với phần cứng, với hệ điều hành.
Để bắt đầu với C# các bạn có thể sử dụng Visual Studio 2003, 2005 hoặc 2008 phiên bản Express Editions do Microsoft cung cấp.
Ngôn ngữ C# khá đơn giản, chỉ khoảng 80 từ khóa và hơn mười mấy kiểu dữ liệu được xây dựng sẵn. Tuy nhiên, ngôn ngữ C# có ý nghĩa cao khi nó thực thi những khái niệm lập trình hiện đại. C# bao gồm tất cả những hỗ trợ