Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, Công nghệ Thông tin là một trong những ngành có vị thế dẫn đầu và có vai trò rất lớn trong sự phát triển chung đó. Các ứng dụng của công nghệ thông tin được áp dụng trong mọi lĩnh vực nghiên cứu khoa học cũng như trong mọi lĩnh vực của đời sống. Là một phần của Công nghệ thông tin, Công nghệ web đang có được sự phát triển và phổ biến rất nhanh bởi những lợi ích mà nó mang lại cho cộng đồng là rất lớn.
Bằng việc lựa chọn và thực hiện đề tài “Xây dựng website bán hàng linh kiện máy tính”, em muốn tìm hiểu và đưa ra một giải pháp tốt nhằm cho các doanh nghiệp bán linh kiện máy tính . Website mang lại cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp bán linh kiện máy tính nói riêng rất nhiều lợi ích như: Khả năng quảng cáo, phổ biến tên tuổi công ty rất nhanh trên môi trường mạng toàn cầu; Việc kinh doanh sẽ mở cửa 24 tiếng / 1 ngày; giảm thiểu chi phí nhân viên cho tiếp thị, quảng cáo; dễ dàng nhận phản hồi từ phía khách hàng; cơ hội mở rộng liên kết và hợp tác ở phạm vi quốc tế v.v.
Website bán hàng linh kiện máy tính giúp doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng những lựa chọn linh hoạt và tiện lợi trong việc tìm mua sản phẩm thông qua chức năng giỏ hàng. Các thông tin linh kiện máy tính của doanh nghiệp được hiển thị chi tiết và rõ ràng với giá niêm yết trên từng sản phẩm, từ đó khách hàng dễ dàng nhận biết và lựa chọn được thứ mình cần. Về phía doanh nghiệp, hệ thống cũng mang lại sự tiện dụng trong việc cập nhật và quản lý các thông tin cho website. Tạo khả năng liên lạc nhanh và dễ dàng với khách hàng.
Nội dung của đề tài gồm các Chương:
Chương 1: Tổng quan. Giới thiệu tổng quan về đề tài và các công nghệ liên quan
Chương 2: Phân tích thiết kế hệ thống website. Sử dụng ngôn ngữ UML và công cụ Rational Rose
Chương 3: Thiết kế giao diện và cài đặt website
55 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 12803 | Lượt tải: 8
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Xây dựng Website bán hàng linh kiện máy tính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hinh 2.1: Biểu đồ Use case tổng quát của hệ thống 10
Hình 2.2: Phân rã Use case Cập nhật 10
Hình 2.3: Phân rã Use case Cập nhật sản phẩm 11
Hình 2.4: Phân rã Use case Đặt hàng 16
Hình 2.5: Biểu đồ lớp phân tích của Hệ thống 20
Hình 2.6: Biểu đồ trạng thái lớp Đơn hàng – Chức năng Đặt hàng 21
Hình 2.7: Biểu đồ trạng thái lớp Đơn hàng – Chức năng Quản lý đơn hàng 22
Hình 2.8: Biểu đồ tuần tự cho chức năng Đăng nhập 23
Hình 2.9: Biểu đồ tuần tự cho chức năng Thêm sản phẩm 24
Hình 2.10: Biểu đồ tuần tự cho chức năng sửa sản phẩm 24
Hình 2.11: Biểu đồ tuần tự cho chức năng Tìm kiếm sản phẩm 25
Hình 2.12: Biểu đồ tuần tự cho chức năng Đặt hàng 26
Hình 2.13: Biểu đồ lớp thiết kế 27
Hình 2.14: Biểu đồ hoạt động cho chức năng Thêm sản phẩm 33
Hình 2.15: Biểu đồ hoạt động cho chức năng Đặt hàng 34
Hình 2.16: Biểu đồ thành phần 35
Hình 2.17: Biểu đồ triển khai 36
Hình 2.19: Phân rã Use case cập nhật danh mục sản phẩm 49
Hình 2.20: Phân rã Use case quản lý đơn hàng 52
Hình 3.1: Giao diện trang chủ 37
Hình 3.2: Giao diện chi tiết sản phẩm 38
Hình 3.3: Giao diện chi tiết giỏ hàng 39
Hình 3.4: Giao diện đặt hàng 40
Hình 3.5: Giao diện liên hệ 41
Hình 3.6: Giao diện đăng nhập 42
Hình 3.7: Giao diện trang chủ quản trị 42
Hình 3.8 Giao diện quản lý danh sách sản phẩm 43
Hình 3.9 Giao diện sửa sản phẩm 43
Hình 3.10: Giao diện thêm danh mục sản phẩm 44
Hình 3.11 Giao diện quản lý đơn hàng 44
Hình 3.12 Giao diện chi tiết đơn hàng 45
Hình 3.13 Báo lỗi thông tin giỏ hàng 54
Hình 3.14 Báo lỗi thông tin liên hệ 55
Hình 3.15 Báo gửi giỏ hàng thành công 55
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Lớp nguoiquantri 28
Bảng 2: Lớp danhmuc 29
Bảng 3: Lớp sanpham 30
Bảng 4: Lớp donhang 31
Bảng 5: Lớp hangban 32
MỞ ĐẦU
Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, Công nghệ Thông tin là một trong những ngành có vị thế dẫn đầu và có vai trò rất lớn trong sự phát triển chung đó. Các ứng dụng của công nghệ thông tin được áp dụng trong mọi lĩnh vực nghiên cứu khoa học cũng như trong mọi lĩnh vực của đời sống. Là một phần của Công nghệ thông tin, Công nghệ web đang có được sự phát triển và phổ biến rất nhanh bởi những lợi ích mà nó mang lại cho cộng đồng là rất lớn.
Bằng việc lựa chọn và thực hiện đề tài “Xây dựng website bán hàng linh kiện máy tính”, em muốn tìm hiểu và đưa ra một giải pháp tốt nhằm cho các doanh nghiệp bán linh kiện máy tính . Website mang lại cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp bán linh kiện máy tính nói riêng rất nhiều lợi ích như: Khả năng quảng cáo, phổ biến tên tuổi công ty rất nhanh trên môi trường mạng toàn cầu; Việc kinh doanh sẽ mở cửa 24 tiếng / 1 ngày; giảm thiểu chi phí nhân viên cho tiếp thị, quảng cáo; dễ dàng nhận phản hồi từ phía khách hàng; cơ hội mở rộng liên kết và hợp tác ở phạm vi quốc tế…v..v.
Website bán hàng linh kiện máy tính giúp doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng những lựa chọn linh hoạt và tiện lợi trong việc tìm mua sản phẩm thông qua chức năng giỏ hàng. Các thông tin linh kiện máy tính của doanh nghiệp được hiển thị chi tiết và rõ ràng với giá niêm yết trên từng sản phẩm, từ đó khách hàng dễ dàng nhận biết và lựa chọn được thứ mình cần. Về phía doanh nghiệp, hệ thống cũng mang lại sự tiện dụng trong việc cập nhật và quản lý các thông tin cho website. Tạo khả năng liên lạc nhanh và dễ dàng với khách hàng.
Nội dung của đề tài gồm các Chương:
Chương 1: Tổng quan. Giới thiệu tổng quan về đề tài và các công nghệ liên quan
Chương 2: Phân tích thiết kế hệ thống website. Sử dụng ngôn ngữ UML và công cụ Rational Rose
Chương 3: Thiết kế giao diện và cài đặt website
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
Chương này trình bày tổng quan về đề tài và các công nghệ sử dụng trong quá trình xây dựng hệ thống. Nội dung cụ thể bao gồm:
Tổng quan đề tài
Các công nghệ sử dụng.
TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
Hoạt động bán hàng của một công ty buôn bán linh kiện máy tính có thể tóm tắt như sau:
Khi khách hàng có nhu cầu mua hàng, công ty sẽ cho khách hàng xem danh mục hàng của công ty dưới dạng 1 quyển báo giá để khách hàng có thể so sánh và lựa chọn sản phẩm cần mua.
Khi khách hàng đã lựa chọn được 1 hoặc nhiều sản phẩm. Thì khách hàng sẽ thông báo với nhân viên bán hàng của công ty về thông tin của sản phẩm đó và số lượng sản phẩm muốn mua để nhân viên bán hàng viết hóa đơn thanh toán.
Khách hàng trả tiền và nhận sản phẩm của mình.
Hệ thống website bán hàng linh kiện điện tử được xây dựng nhằm giải quyết các vấn đề sau:
Giúp khách hàng tìm kiếm sản phẩm theo danh mục, theo trạng thái (hàng mới, hàng bán chạy, cao cấp …) ngay trên máy trạm của mình mà không cần phải tới cửa hàng.
Giúp khách hàng tạo giỏ hàng trong đó chứa thông tin về các linh kiện và số lượng linh kiện cần mua, tổng tiền mặt khách hàng phải trả để có được các linh kiện đó. Hệ thống sẽ gửi thông tin giỏ hàng cho người quản trị website xem và thực hiện đơn hàng.
Hỗ trợ cho nhân viên công ty (với vai tròn là người quản trị website) quản lý, cập nhật các thông tin về sản phẩm đưa lên website.
Các yêu cầu phi chức năng:
Chỉ có việc tạo và gửi giỏ hàng có thể làm thông qua website, còn việc thanh toán và giao hàng vẫn phải làm trực tiếp ở công ty hoặc giao tận nhà.
Giao diện thân thiện, dễ sử dung cho khách hàng.
Chức năng chính của hệ thống:
Chức năng dành cho khách hàng:
+ Xem các thông tin linh kiện trên website, xem theo danh mục hoặc xem tất cả. Xem chi tiết từng sản phẩm
+ Chọn sản phẩm cho vào giỏ hàng, cập nhật, xóa thông tin giỏ hàng, gửi thông tin giỏ hàng cùng thông tin cá nhân đến người quản trị để đặt hàng.
+ Gửi ý kiến đóng góp, liên hệ đến người quản trị
+ Download báo giá.
Chức năng dành cho người quản trị website:
+ Cập nhật thông tin sản phẩm cho website. Bao gồm thêm mới, sửa thông tin, xóa thông tin sản phẩm, danh mục sản phẩm và các thông tin khác.
+ Quản lý các giỏ hàng mà khách hàng đã gửi. Tiếp nhận và trả lời thông tin liên hệ từ khách hàng thông qua email.
+ Thay đổi các thông tin đăng nhập của mình (username, password,…).
1.2 CÁC CÔNG NGHỆ SỬ DỤNG
1.2.1 Ngôn ngữ lập trình PHP
PHP là gì ?
PHP viết tắt của Hypertext Preprocessor, là một ngôn ngữ lập trình được kết nối chặt chẽ với máy chủ. Nói một cách đơn giản không theo thuật ngữ khoa học thì trong một quá trình xử lý PHP được thực hiện trên máy chủ (Windows hoặc Unix).
Cũng giống như hầu hết các ngôn ngữ lập trình khác, PHP có thể kết nối trực tiếp với HTML. Mã PHP tách biệt với HTML bằng các thực thể đầu và cuối. Khi một tài liệu được đưa ra phân tích, quá trình xử lý PHP chỉ thực hiện ở những điểm quan trọng, rồi sau đó sẽ đưa ra kết quả. Thêm vào đó, PHP hoàn toàn có khả năng tách biệt hoàn toàn với HTML, nó cho phép các nhà thiết kế có thể làm việc trên trang Web đã được bố trí theo kế hoạch mà không bị cản trở bởi các mã.
PHP được ông R.Lerdoft giới thiệu năm 1994 như một bộ sưu tập của một ngôn ngữ lập trình chưa chặt chẽ và dựa vào Perl và các dụng cụ của trang chủ. Tới năm 1998, với việc công bố phiên bản 3 thì PHP mới chính thức phát triển theo hướng tách riêng của mình. Giống như C và Perl, PHP là một ngôn ngữ lập trình có cấu trúc và tính năng đa dạng. Chính vì những điểm giống nhau này đã khuyến khích các nhà thiết kế Web chuyên nghiệp chuyển qua sử dụng PHP. Với phiên bản 3 này PHP cũng được cung cấp một số lượng cơ sở dữ liệu khá đò sộ gồm cả MySQL, mSQL, OPBC và Oracle. Nó cũng có thể làm việc với các hình ảnh các file dữ liệu, FTP, XML và host của các kỹ thuật ứng dụng khác.
Cho đến nay thì PHP đã được công bố tới phiên bản 5 và ngày càng hoàn hảo và dễ sử dụng và hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên không giống như một số ngôn ngữ khác càng ngày nó càng trở thành một xu hướng vì rất nhiều các trang Web hiện nay được làm bằng PHP. Rất ít hoặc không có một chương trình nào có thể tạo ra một tốc độ đáng kinh ngạc trong việc phát triển bành trướng như PHP. Bởi vì nó được thiết kết đặc biệt trong các ứng dụng Web, PHP xây dựng được rất nhiều tính năng để đáp ứng những nhu cầu chung nhất.
PHP là một mã nguồn thông tin mở, bởi vì mã nguồn của PHP sẵn có nên cộng đồng các nhà phát triển Web luôn có ý thức cải tiến nó, nâng cao để khắc phục các lỗi trong chương trình này. PHP rất ổn định và tương hợp, mới đây PHP đã vân hành khá ổn định trên cách hệ điều hành gồm cả Unix, Windows… Đồng thời nó cũng nối với 1 số máy chủ như IIS hay Apache.
1.2.2 Cơ sở dữ liệu MySQL
MySQL là một phần mềm quản trị CSDL mã nguồn mở, miễn phí nằm trong nhóm LAMP (Linux – Apache – MySQL - PHP). MySQL là phần mềm ổn định, an toàn. Hiện nay trong số các Website có lưu lượng truy cập lớn trên Internet, có rất nhiều Website sử dụng LAMP và LAMP đang được coi là một đối trọng với các sản phẩm mã đóng của Microsoft (Windows, IIS, SQL Server, ASP/ASP.NET).
Một số đặc điểm của MySQL:
MySQL là một phần mềm quản trị CSDL dạng server-based (gần tương đương với SQL Server của Microsoft). MySQL quản lý dữ liệu thông qua các CSDL, mỗi CSDL có thể có nhiều bảng quan hệ chứa dữ liệu.
MySQL có cơ chế phân quyền người sử dụng riêng, mỗi người có thể được quản lý một hoặc nhiều CSDL khác nhau, mỗi người dùng có một tên truy cập và mật khẩu tương ứng để truy xuất đến CSDL. Khi ta truy vấn tới CSDL MySQL, ta phải cung cấp tên truy cập và mật khẩu của tài khoản có quyền sử dụng CSDL đó.
1.2.3 Ngôn ngữ mô hình hóa hướng đối tượng UML.
UML (Unified Modelling Language) là ngôn ngữ mô hình hóa tổng quát được xây dựng để đặc tả, phát triển và viết taiflieuej cho các khía cạnh trong phát triển phần mềm hướng đối tượng. UML giúp người phát triển hiểu rõ và ra quyết định liên quan đến phần mềm cần xây dựng. UML bao gồm một tập các khái niệm, các ký hiệu, các biểu đồ và hướng dẫn.
UML hỗ trợ xây dựng hệ thống hướng đối tượng dựa trên việc nắm bắt khía caanhj cấu trúc tĩnh và các hành vi động của hệ thống.
Các cấu trúc tĩnh định nghĩa các kiểu đối tượng quan trọng của hệ thống, nhằm cài đặt và chỉ ra mối quan hệ giữa các đối tượng đó.
Các hành vi động (dynamic behavior) định nghĩa các hoạt động của các đối tượng theo thời gian và tương tác giữa các đối tượng hướng tới đích.
Các mục đích của ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất UML:
Mô hình hóa các hệ thống sử dụng các khái niệm hướng đối tượng.
Thiết lập sự liên hệ từ nhận thức của con người đến các sự kiện cần mô hình hóa.
Giải quyết vấn đề về mức độ thừa kế trong các hệ thống phức tạp với nhiều ràng buộc khác nhau.
Tạo một ngôn ngữ mô hình hóa có thể sử dụng được bởi người và máy.
UML quy định một loạt các ký hiệu và quy tắc để mô hình hóa các pha trong quá trình phát triển phần mềm hướng đối tượng dưới dạng biểu đồ.
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG WEBSITE
Chương này trình bày quá trình phân tích, thiết kế hệ thống website. Nội dung cụ thể gồm:
- Thực hiện pha phân tích
- Thực hiện pha thiết kế
2.1 PHA PHÂN TÍCH
Trong pha phân tích, em sẽ xây dựng các biểu đồ bao gồm:
- Biểu đồ Use case
- Biểu đồ lớp phân tích
- Biểu đồ trạng thái
2.1.1 Xây dựng biểu đồ Use case
Trong mục này em trình bày các biểu đồ và kịch bản của Use case:
- Use case tổng quát.
- Use case đăng nhập/đăng xuất. (*)
- Use case cập nhật
- Use case cập nhật danh mục sản phẩm (*)
- Use case cập nhật sản phẩm
- Use case đặt hàng
- Use case quản lý đơn hàng (*)
(*) : Xem Phụ lục 1 trang…
a, Biều đồ Use case tổng quát:
Từ các yêu cầu về chức năng của hệ thống, ta có thể mô hình hóa các chức năng của hệ thống bởi biểu đồ Use case tổng quát sau:
Hinh 2.1: Biểu đồ Use case tổng quát của hệ thống
- Mô tả Usecase tổng quát: Ở mức tổng quát, Hệ thống có những chức năng như hình 2.1. Người quản trị có thể thực hiện đăng nhập, đăng xuất hệ thống (trang Quản trị) để quản lý thông tin cho hệ thống. Gồm có Cập nhật các thông tin và thực hiện chức năng quản lý đơn hàng. Còn khách hàng thì có thể truy cập hệ thống , thực hiện tìm kiếm sản phẩm, tạo và gửi giỏ hàng ( Chức năng đặt hàng).
b, Phân rã biểu đồ Use case và kịch bản (scenario):
Phân rã Use case Cập nhật:
Hình 2.2: Phân rã Use case Cập nhật
- Mô tả Use case Cập nhật: Chức năng cập nhật bao gồm Cập nhật danh mục sản phẩm và cập nhật sản phẩm. Gồm các thao tác thêm, xóa, sửa thông tin danh mục (hoặc sản phẩm). Với sản phẩm thi người quản trị có thể tìm kiếm sản phẩm.
Phân rã Use case Cập nhật sản phẩm
Hình 2.3: Phân rã Use case cập nhật sản phẩm
Mô tả Use case Cập nhật sản phẩm:
Người quản trị thực hiện chức chăng cập nhật sản phẩm trong trang quản trị. Bao gồm các chức năng con là Thêm hàng, Sửa thông tin sản phẩm, Xóa sản phẩm. Các thông tin của sản phẩm sẽ được hiển thị trên trang người dùng cho khách hàng xem. Trong quá trình cập nhật sản phẩm, chức năng Tìm kiếm sản phẩm được sử dụng trong quá trình thực hiện các chức năng trên.
Kịch bản Use case Thêm sản phẩm
Tên Usecase
Thêm Sản phẩm
Tác nhân chính
Người quản trị
Mức
3
Người chịu trách nhiệm
Người quản trị
Tiền điều kiện
Tác nhân đang trong phiên làm việc của mình, đang ở trang Quản lý Sản phẩm
Đảm bảo tối thiểu
Hệ thống loại bỏ các thông tin đã thêm và quay lui lại bước trước
Đảm bảo thành công
Thông tin về Sản phẩm mới được bổ xung vào CSDL
Kích hoạt
Người quản trị chọn chức năng “Thêm Sản phẩm”
Chuỗi sự kiện chính:
Hệ thống hiển thị form thêm Sản phẩm và yêu cầu người quản trị đưa vào thông tin Sản phẩm.
Người quản trị nhập thông tin về Sản phẩm mới và nhấn “Lưu”
Hệ thống kiểm tra thông tin Sản phẩm và xác nhận thông tin hợp lệ
Hệ thống nhập thông tin Sản phẩm mới vào CSDL
Hệ thống thông báo đã nhập thành công
Người quản trị thoát khỏi chức năng thêm Sản phẩm
Ngoại lệ:
3.a Hệ thống thông báo Sản phẩm đã có trong CSDL
3.a.1 Hệ thống yêu cầu người quản trị nhập lại thông tin
3.a.2 Người quản trị nhập lại thông tin Sản phẩm
3.b Hệ thống thông báo thông tin Sản phẩm không hợp lệ
3.b.1 Hệ thống yêu cầu người quản trị nhập lại thông tin
3.b.2 Người quản trị nhập lại thông tin Sản phẩm
Kịch bản Use case Sửa sản phẩm
Tên Usecase
Sửa Sản phẩm
Tác nhân chính
Người quản trị
Mức
3
Người chịu trách nhiệm
Người quản trị
Tiền điều kiện
Tác nhân đang trong phiên làm việc của mình, đang ở trang Quản lý Sản phẩm
Đảm bảo tối thiểu
Hệ thống loại bỏ các thông tin đã thêm và quay lui lại bước trước
Đảm bảo thành công
Thông tin về Sản phẩm mới được cập nhật vào CSDL
Kích hoạt
Người quản trị chọn chức năng “Sửa Sản phẩm”
Chuỗi sự kiện chính:
Hệ thống hiển thị form sửa Sản phẩm và yêu cầu người quản trị đưa vào thông tin Sản phẩm.
Người quản trị nhập thông tin về Sản phẩm cần thay đổi và nhấn “Lưu”
Hệ thống kiểm tra thông tin Sản phẩm và xác nhận thông tin hợp lệ
Hệ thống nhập thông tin Sản phẩm mới vào CSDL
Hệ thống thông báo đã cập nhật thành công
Người quản trị thoát khỏi chức năng sửa Sản phẩm
Ngoại lệ:
3.a Hệ thống thông báo Sản phẩm đã có trong CSDL
3.a.1 Hệ thống yêu cầu người quản trị nhập lại thông tin
3.a.2 Người quản trị nhập lại thông tin Sản phẩm
3.b Hệ thống thông báo thông tin Sản phẩm không hợp lệ
3.b.1 Hệ thống yêu cầu người quản trị nhập lại thông tin
3.b.2 Người quản trị nhập lại thông tin Sản phẩm
Kịch bản Use case Xóa sản phẩm
Tên Usecase
Xóa Sản phẩm
Tác nhân chính
Người quản trị
Mức
3
Người chịu trách nhiệm
Người quản trị
Tiền điều kiện
Tác nhân đang trong phiên làm việc của mình, đang ở trang Quản lý Sản phẩm
Đảm bảo tối thiểu
Hệ thống loại bỏ các thông tin đã thêm và quay lui lại bước trước
Đảm bảo thành công
Thông tin về Sản phẩm mới được cập nhật vào CSDL
Kích hoạt
Người quản trị chọn chức năng “Xóa Sản phẩm”
Chuỗi sự kiện chính:
Hệ thống đưa ra thông báo yêu cầu người quản tri xác nhận xem có thực sự muốn xóa Sản phẩm hay không
Người quản trị nhấn vào nút “Yes”. Hệ thống loại bỏ thông tin Sản phẩm đã chọn xóa khỏi CSDL
Hệ thống thông báo xóa thành công
Ngoại lệ:
2.a Người quản trị nhấn vào nút “No”
2.a.1 Hệ thống tiếp tục phiên làm việc hiện tại
Kịch bản Use case Tìm kiếm Sản phẩm
Tên Usecase
Tìm kiếm Sản phẩm
Tác nhân chính
Người quản trị
Mức
3
Người chịu trách nhiệm
Người quản trị
Tiền điều kiện
Tác nhân đang trong phiên làm việc của mình, đang ở trang Quản lý Sản phẩm hoặc khách hàng đang ở giao diện người dùng
Đảm bảo tối thiểu
Hệ thống loại bỏ thông tin tìm kiếm và quay lui lại bước trước
Đảm bảo thành công
Các sản phẩm được tìm kiếm tương ứng được hiển thị ra màn hình
Kích hoạt
Người quản trị nhập từ khóa tìm kiếm và nhấn vào nút “Tìm”
Chuỗi sự kiện chính:
Hệ thống thực hiện truy vấn tìm kiếm trong CSDL những sản phẩm phù hợp với từ khóa truyền vào
Hệ thống hiển thị kết quả sản phẩm được tìm thấy ra form kết quả tìm kiếm
Ngoại lệ:
2.a Hệ thống không tìm thấy kết quả nào phù hợp
2.a.1 Hệ thống đưa ra thông báo tìm kiếm thất bại
Phân rã use case Đặt hàng
Hình 2.4: Phân rã Use case Đặt hàng
Mô tả Use case Đặt hàng: Khách hàng truy cập trang web thực hiện chức năng đặt hàng Quá trình tìm sản phẩm để thêm vào giỏ, khách hàng có thể sử dụng chức năng Tìm kiếm hàng. Sau khi chọn được sản phẩm muốn mua, khách hàng sẽ thực hiện Thêm hàng . Sau khi thêm hàng thì sản phẩm được câp nhật và hiển thị trong giỏ hàng. Khi chọn xong những sản phẩm muốn mua, khách hàng có thể thực hiện Cập nhật giỏ hàng để cập nhật số lượng hàng của mỗi sản phẩm. Nếu khách hàng không muốn mua sản phẩm nào thì có thể Xóa hàng. Cuối cùng, khách hàng sẽ thực hiện Gửi đơn hàng . Trong đó khách hàng sẽ điền thêm các thông tin các nhân của mình để người quản trị hệ thống có thể liên lạc lại. Thông tin giỏ hàng được gửi vào email của người quản trị và được lưu lại vào cơ sở dữ liệu. Sau đó hệ thống sẽ tạo đơn hàng mới trong trường hợp khách tiếp tục đặt hàng.
Kịch bản cho Use case Thêm hàng
Tên Usecase
Thêm Hàng
Tác nhân chính
Khách hàng
Mức
2
Người chịu trách nhiệm
Khách hàng
Tiền điều kiện
Khách hàng đang ở trang Sản phẩm
Đảm bảo tối thiểu
Hệ thống giữ nguyên thông tin giỏ hàng và chuyển tới trang chi tiết giỏ hàng
Đảm bảo thành công
Sản phẩm vừa chọn được thêm vào giỏ hàng
Kích hoạt
Người quản trị nhấn vào nút “Chọn hàng”
Chuỗi sự kiện chính:
Hệ thống kiểm tra Thông tin sản phẩm và xác nhận có sản phẩm trong CSDL
Hệ thống kiểm tra Sản phẩm trong giỏ hàng
Nếu sản phẩm chưa có trong giỏ hàng thì Thêm sản phẩm vào giỏ hàng với số lượng là 1
Nếu sản phẩm đã có trong giỏ hàng thì Cộng số lượng của sản phẩm trong giỏ hàng đó thêm 1
Hệ thống hiển thị giao diện chi tiết giỏ hàng
Ngoại lệ:
1.a Hệ thống kiểm tra không có sản phẩm trong CSDL
1.a.1 Hệ thống đưa thông báo sản phẩm không có, không thể thêm vào giỏ hàng
1.a.2 Hệ thống quay lui lại trang trước
Kịch bản Use case Xóa hàng
Tên Usecase
Xóa Hàng
Tác nhân chính
Khách hàng
Mức
2
Người chịu trách nhiệm
Khách hàng
Tiền điều kiện
Khách hàng đang ở trang chi tiết giỏ hàng
Đảm bảo tối thiểu
Thông tin giỏ hàng được giữ nguyên
Đảm bảo thành công
Sản phẩm được chọn xóa sẽ bị xóa khỏi giỏ hàng hiện tại trong CSDL
Kích hoạt
Người quản trị chọn chức năng “Xóa hàng”
Chuỗi sự kiện chính:
Hệ thống đưa ra thông báo yêu cầu người quản tri xác nhận xem có thực sự muốn xóa Sản phẩm khỏi giỏ hàng hay không
Người quản trị nhấn vào nút “Yes”. Hệ thống loại bỏ thông tin Sản phẩm đã chọn khỏi CSDL
Hệ thống chuyển về trang chi tiết giỏ hàng
Ngoại lệ:
2.a Người quản trị nhấn vào nút “No”
2.a.1 Hệ thống tiếp tục phiên làm việc hiện tại
Kịch bản Use case Gửi đơn hàng
Tên Usecase
Gửi đơn hàng
Tác nhân chính
Khách hàng
Mức
2
Người chịu trách nhiệm
Khách hàng
Tiền điều kiện
Khách hàng đang ở trang chi tiết giỏ hàng
Đảm bảo tối thiểu
Thông tin giỏ hàng được giữ nguyên
Đảm bảo thành công
Đơn hàng được gửi đi, hệ thống khởi tạo 1 phiên làm việc mới.
Kích hoạt
Người quản trị chọn chức năng “Gửi giỏ hàng”
Chuỗi sự kiện chính:
Hệ thống chuyển về form Gửi giỏ hàng với thông tin giỏ hàng hiện có.
Khách hàng nhập các thông tin liên hệ của mình và nhấn nút “Gửi giỏ hàng”
Hệ thống kiểm tra thông tin giỏ hàng, xác nhận thông tin hợp lệ
Hệ thống gửi thông tin giỏ hàng vào email của người quản trị
Hệ thống thông báo giỏ hàng đã gửi thành công
Hệ thống khởi tạo phiên làm việc mới ứng với giỏ hàng mới cho khách hàng
N