Đô thị cổ Hội An nằm ở vùng hạ lưu ngã 3 sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Ðà Nẵng 28km về phía Nam; phía Ðông giáp biển Ðông; phía Nam giáp huyện Duy Xuyên; phía Tây và Bắc giáp huyện Ðiện Bàn.
86 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2351 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đô thị cổ Hội An Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại học Khoa học xã hội và nhân văn-Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
Khoa: Nhân học
Môn học: Bảo tàng và di sản.
Nhóm đề tài số 4
1. LÂM THỊ MINH THƯ 1356060105
2. NGUYỄN THỊ VÂN SƠN 1356060097
3. BÙI THỊ THẢO SƯƠNG 1356060098
4. ĐINH THỊ THANH TUYỀN 1356060121
5. NGUYỄN THỊ NGỌ HÂN 1356060059
Đề tài: ĐÔ THỊ CỔ HỘI AN QUẢNG NAM
Phần I: Hội An trong lịch sử
I. Hoàn cảnh tự nhiên và điều kiện địa lý
Đô thị cổ Hội An nằm ở vùng hạ lưu ngã 3 sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Ðà Nẵng 28km về phía Nam; phía Ðông giáp biển Ðông; phía Nam giáp huyện Duy Xuyên; phía Tây và Bắc giáp huyện Ðiện Bàn.
Khu đô thị cổ Hội An nằm gần cửa sông Thu Bồn, con sông lớn nhất của tỉnh Quảng Nam. Mặc dù vậy, ngày nay từ trung tâm thành phố tới đến cửa sông cũng không còn gần lắm. Hạ lưu sông Thu Bồn khi đổ ra biển Đông được chia thành nhiều nhánh. Nhánh tiếp xúc với khu phố cổ mang tên sông Hội An, còn dòng chảy giữa hai cồn Cẩm Nam và Cẩm Kim là dòng chính của sông Thu Bồn.Trên những bản đồ cổ thế kỷ 17, 18, Hội An nằm trên bờ Bắc của sông Thu Bồn, thông với biển Đông bẳng cửa Đại Chiêm và một dòng sông nối với cửa Đại của Đà Nẵng, phía ngoài là một doi cát rộng. Dấu vết dòng sông nối liền Hội An với biển Cửa Hàn có thể xác định là con sông Cổ Cò - Đế Võng ngày nay. Trên thủy trình cổ này đã từng tìm thấy nhiều lô tàu, mỏ neo bị chôn vùi trong lòng đất.
Ngoài ra hằng năm cứ vào mùa mưa bão nước sông đâng lên làm ngập lụt khu phố cổ.
Cảnh ngập lụt xưa và nay
Chú thích: nguồn Kiến trúc phố cổ Hội An Việt Nam phần 1 Địa lí tự nhiên
II.Bối cảnh lịch sử của Hội An
Tên gọi Hội An ngày nay được hình thành từ rất lâu trong lịch sử, nhưng thật khó có thể xác định chính xác thời điểm ra đời của nó. Theo tác giả Dương Văn An trong cuốn Ô Châu cận lục vào năm 1553 huyện Điện Bàn có 66 xã nhưng chưa có cái tên Hội An. Thời Lê, tấm bản đồ do đại thần Đỗ Bá vẽ trong Thiên Nam tứ chí lộ đồ có ghi lần đầu tiên địa danh Hội An phố, Hội An đàm, Hội An kiều. Trên tấm bia Phổ Đà Linh Sơn Trung Phật tại động Hoa Nghiêm, Ngũ Hành Sơn ghi tên những người góp tiền xây dựng chùa, tên làng Hội An được nhắc tới ba lần. Thời chúa Nguyễn Phúc Lan, làng Minh Hương được thành lập bên cạnh làng Hội An đã có trước đó. Căn cứ vào văn bản của dinh trấn Quảng Nam thời Minh Mạng gửi trưởng bang Hoa kiều, Hội An phố gồm 6 làng: Hội An, Minh Hương, Cổ Trai, Đông An, Diêm Hộ, Hoa Phô. Nhà nghiên cứu người Pháp Albert Sallet cho rằng làng Hội An là làng quan trọng nhất trong năm làng tạo nên quần cư Hội An cổ, gồm Hội An, Cẩm Phô, Phong Niên, Minh Hương và An Thọ.
Người phương Tây xưa kia gọi Hội An bằng cái tên Faifo,, xuất xứ của cái tên này ngày nay vẫn tồn tại nhiều giả thuyết. Trong cuốn Từ điển Việt-Bồ-La của Alexandre de Rhodesin tại Roma năm 1651, chữ Hoài phô được định nghĩa: một làng trong xứ Cochinchine mà người Nhật ở và gọi là Faifo. Một giả thuyết phổ biến cho rằng Faifo xuất phát từ tênHội An phố, cái tên sử sách và địa chí Trung, Việt đều nhắc tới. . Theo một thuyết khác, sông Thu Bồn trước kia có tên là sông Hoài, nên Hội An còn được gọi là Hoài Phố, sau Hoài Phố biến thành Phai Phố, từ đó xuất hiện cái tên Faifo. Trong những thư từ, ghi chép của những giáo sĩ, học giả phương Tây, những cái tên Faifo, Faifoo, Fayfoo, Faiso,Facfo... từng xuất hiện nhiều lần. Alexandre de Rhodes trong bản đồ An Nam gồm Đàng Trong và Đàng Ngoài ấn hành năm 1651 có ghi rõ tên Haifo. Về sau, trên bản đồ chính thức của chính quyền Đông Dương, người Pháp đều sử dụng tên Faifo để chỉ Hội An.
II.1 Thời kì tiền Hội An
Tuy địa danh Hội An được cho rằng được xuất hiện cuối thế kỉ 16, nhưng vùng đất xung quanh đô thị này đã có lịch sử rất lâu đời. Theo các tài liệu khảo cổ thời kì tiền Hội An, nơi đây tồn tại 2 nền văn hóa : Sa Huỳnh và Chăm Pa.
Trước hết về văn hóa Sa Huỳnh ở Hội An đã phát hiện hơn 50 di tích, phần lớn tập trung ở những cồn cát ven sông Thu Bồn cũ. Số di tích này thuộc hậu kì văn hóa Sa Huỳnh và không có di tích nào thuộc thời kì đầu và giữa. Gần đây Đại học Quốc gia Hà Nội kết hợp với Bảo tàng tỉnh Quảng Nam và Trung tâm Quản lý Di tích Hội An tiến hành khai quật di chỉ Hồ Xá phát hiện nhiều mộ chum cổ kèm theo đồ cải táng phong phú. Đặc biệt phát hiện hai loại tiền đồng Trung Quốc thời Hán, những vật sắt kiểu Tây Hán đã minh chứng ngay từ đầu công nguyên, nơi đây đã có những giao dịch ngoại thương. (nguồn: Kiến trúc phố cổ Hội An Việt Nam phần II Hội An trong lịch sử)
Một số hiện vật thu được ở các di chỉ Hội An
Từ thế kỉ 2 đến thế kỉ 15, dãi đất miền Trung nằm dưới sự thống trị của vương quốc Chăm Pa. Những di tích và di vật của văn hóa Chăm xung quanh Hội An gồm có điện thờ Chăm ở cửa sông Thu Bồn, tượng thần(voi) ở Đại Chiêm, một số giếng cổ xây dựng theo cách thức của người Chăm, một số mảnh gốm sứ xanh, sứ trắng đời Tống ở Cù Lao Chàm.
giếng cổ
Năm 1471, thủ phủ cuối cùng của Chăm Pa ở Bầu Gía, Bình Định bị nhà Lê chiếm. Hội An trở thành lãnh thổ của Đại Việt. Nơi đây được hình thành dựa trên sự kế thừa cảng biển của người Chăm và người Việt bắt đầu đến đây vào thế kỉ 15. Đó là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời của đô thị Hội An.
II.2 Thời kì Hội An
Ra đời và phát triển phồn vinh
Hội An ra đời vào khoảng nửa cuối thế kỉ 16, dưới sự trị vì của vua Lê, chúa Trịnh. Năm 1558 Nguyễn Hoàng cùng gia quyến và một số binh lính lui về cố thủ ở vùng Thuận Hóa và từ sau năm 1570, Nguyễn Hoàng tiếp tục nắm quyền trấn thủ Quảng Nam. Cùng với con trai là Nguyễn Phúc Nguyên, Nguyễn Hoàng xây dựng thành lũy, ra sức phát triển kinh tế Đàng Trong, mở rộng giao thương buôn bán với nước ngoài và Hội An trở thành thương cảng quốc tế sầm uất bậc nhất khu vực Đông Nam Á thời kỳ đó.
Hội An trong bức họa Giao Chỉ quốc mậu dịch độ hải đồ
Thế kỷ 17, trong khi vẫn tiếp tục cuộc chiến với chúa Trịnh ở miền Bắc, chúa Nguyễn không ngừng khai phá miền Nam, lấn chiếm lãnh thổ của người Chăm. Vùng đất do chúa Nguyễn cai quan với những khu phố nước ngoài hình thành dựa trên một số luật lệ nhằm bảo hộ các hoạt động thương mại của người ngoại quốc. Nhờ đó Hội An được chọn làm thương cảng quốc tế.
Năm 1567 triều đình nhà Minh Trung Quốc bỏ chủ trương bế quan tỏa cảng, cho thuyền giao thương với các quốc gia Đông Nam Á nhưng lại cấm xuất khẩu một số nguyên liệu quan trọng sang Nhật Bản. Điều này bắt buột Mạc phủ Toyotomi rồi Mạc phủ Tokugawa cấp phép cho các thuyền buôn sang Đông Nam Á mua lại các mặt hàng đó. Những con tàu Châu Ấn bắt đầu xuất dương từ năm 1604 dưới thời Mặc phủ Tokugawa, cho tới năm 1635, khi chính sách đóng cửa được ban bố, đã có ít nhất 356 con tàu Châu Ấn ra đời. Nơi thuyền Châu Ấn đi qua nhiều nhất chính là cảng Hội An. Các thương nhân người Nhật khi đó tới bán những đồ đồng, tiền đồng, sắt, đồ gia dụng... và mua lại đường, tơ lụa, trầm hương...
Khoảng năm 1617, phố Nhật Bản ở Hội An được hình thành và phát triển cực thịnh trong đầu thế kỷ 17. Qua bức họa Giao Chỉ quốc mậu dịch độ hải đồ của Chaya Shinroku, có thể thấy khu phố người Nhật với những công trình kết cấu gỗ hai, ba tầng. Thuyền trưởng người Hà Lan Delft Haven ghi lại năm 1651, Hội An khi đó có khoảng 60 căn nhà của người Nhật nơi dọc bờ sông, nhà cửa xây bằng đá để tránh hỏa hoạn, nằm sát vách nhau. Thời kỳ cực thịnh của người Nhật có lẽ là lúc Chúa Nguyễn Phước Nguyên gã con gái cho một thương gia Nhật tên Araki Shutaro được Chúa đặt tên Việt là Nguyễn Taro, còn gọi là Hiền Hưng, và cô Công chúa này được gọi là Quận Chúa Anio, mà theo giới khảo cổ thì tên tiếng Việt có thể là Ngọc Vân. Sử sách cũng cho biết là năm 1618, nhà buôn tên Furamoto Yashishiro đã được Chúa Nguyễn đặc phong làm người đứng đầu Phố Nhật cai quản và chăm sóc cư dân của họ. Rải rác trên các cánh đồng ở Hội An có một số ngôi mộ cổ của những người Nhật đã được chôn cất tại đây, một số bia mộ khắc ghi tên người Nhật và vẫn còn lưu giữ cho đến ngày nay như bia mộ ông Gu Sokukun, ghi năm mất 1629, mộ ông Tani Yajirobe, ghi quê quán Hirado mất năm 1647. Đó là những ngôi mộ còn ghi dấu tích, riêng các ngôi mộ khác vì thời gian xoi mòn, vì tàn phá của chiến tranh đến nay đã không còn thấy nữa.
Sau đó do chính sách bế quan của Mạc phủ Tokugawa mà các thuyền bị cấm khống được phép đi ra nước ngoài nữa cũng những chính sách đàn áp người Nhật Công giáo của chúa Nguyễn, nên phố Nhật Bản ở Hội An dần đần bị lu mờ. Tại ngôi đền Jomyo ở Nagoya bên Nhật, có bức hình bằng tranh diễn tả cuộc hải trình từ đảo Nagasaki đến Hội An đi mất 40 ngày. Tranh cũng vẻ phố Nhật rất sầm uất, nhà cửa xây dọc trên bờ sông, có cả nhà 2 tầng và 3 tầng dựa san sát vào nhau. Mãi đến năm 1635, người Nhật chính thức phải rời bỏ Hội An vì lệnh của Mạc Phủ Tokugawa cấm người Nhật buôn bán, giao dịch ra nước ngoài. Kiều dân Nhật đành phải khăn gói ra đi, nhiều cảnh chia lìa, gạt nước mắt tiễn đưa có lẽ cũng đã diển ra trong những năm tháng này.
Và người Hoa dần thay thế vai trò của người Nhật trong việc buôn bán.
Người Hoa biết đến Hội An từ rất sớm ngay từ thời kỳ tiền Hội An, ngày từ thời vùng đất này còn thuộc về vương quốc Chăm Pa. Đến thời kỳ người Việt thay thế người Chăm, những thương nhân Trung Hoa vẫn tiếp tục tới buôn bán vì các tỉnh miền Nam của Trung Quốc rất cần các mặt hàng muối, vàng, quế... Mặc dù vậy, trong suốt thời kỳ tiền Hội An, người Hoa chỉ tới buôn bán rồi trở về, không ở lại định cư, lập phố xá. Phải đến sau loạn Minh Thanh xảy ra khoảng thế kỉ 17, đặc biệt sau khi nhà Minh thất thế, rất nhiều người Hoa di cư tới Trung Bộ Việt Nam và xây dựng nên nhiều cộng đồng Minh Hương Xã.
Hiện nay ở Hội Quán Phúc Kiến có một bức tranh tường rất lớn về sự tích người Hoa đến Hội An, vẽ một chiếc tàu lênh đênh ngoài biển trước gió to, sóng lớn. Trên trời là Thiên Hậu Thánh Mẫu độ trì cho con tàu tai qua, nạn khỏi đến nơi bình an. Ở đây, họ vẫn còn thờ một mô hình chiếc tàu ngày xưa đã đưa những người Minh Hương đến xứ Đàng Trong. Trên tàu đầy đủ các chi tiết như chổ ở, bếp nấu ăn trông rất quy mô.
Mô hình thuyền ở Hội quán Phúc Kiến
Một số tiền đồng Trung Quốc được tìm thấy ở Hội An
Cảng thị Hội An khi đó là nơi tập trung nhiều nhất hàng hóa ngoại quốc. Khu phố dọc bờ sông, được gọi khu Đại Đường, kéo dài 3, 4 dặm. Các cửa hàng hai bên phố không khi nào rảnh rỗi. Dân cư ở đây phần lớn là người Phúc Kiến, mọi người ăn vận theo trang phục của nhà Minh. Nhiều người Trung Quốc tới định cư để buôn bán đã kết hôn với những phụ nữ bản địa.
Năm 1695, sứ giả người Anh Thomas Bowyear của Công ty Đông Ấn Anh đến đàm phán với chúa Nguyễn về việc xây dựng một khu cư trú tại Hội An,nhưng không thành. Việc này chứng tỏ Hội An lúc bấy giờ rất sầm uất thu hút nhiều thương gia ngoại quốc.
Thời kì suy vong
Thế kỷ 18, khi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn diễn ra ở miền Nam, chúa Trịnh đánh chiếm Quảng Nam dinh năm 1775, cảng thị Hội An rơi vào cảnh chiến tranh loạn lạc. Nhiều nhân vật quan trọng của dòng họ Nguyễn cùng những thương gia người Hoa giàu có đã di cư vào miền Nam, mang theo của cải và lập nghiệp tại Sài Gòn - Chợ Lớn, để lại một Hội An điêu tàn, đổ nát. Năm 1778, một người Anh Charles Chapman đi qua đây đã ghi lại: "Khi tới Hội An, thành phố lớn này chẳng còn lại là bao những khu phố được quy hoạch quy cũ với những ngôi nhà xây bằng gạch, đường lát đá mà chỉ thấy một cảnh hoang tàn làm cho ta cảm thấy xót xa. Trời ơi, những công trình ấy bây giờ chỉ còn đọng lại trong ký ức mà thôi.”
Bến sông Hội An thế kỉ 18
Khoảng 5 năm sau, cảng thị Hội An mới dần dần hồi sinh, hoạt động thương mại được phục hồi nhưng không được như trước. Người Việt cùng người Hoa cùng xây lại thành phố từ những đống đổ nát cũ, những ngôi nhà mới mọc lên theo kiến trúc của họ và vô tình, dấu vết của khu phố Nhật Bản đã bị xóa đi mãi mãi.
Thế kỷ 19, cửa sông Cửa Đại ngày càng bị thu hẹp lại và con sông Cổ Cò cũng bị phù sa bồi lấp, khiến các thuyền lớn không còn ghé được cảng Hội An. Bên cạnh đó, triều đình nhà Nguyễn cũng thực hiện chính sách đóng cửa, hạn chế quan hệ với nước ngoài, đặc biệt các quốc gia phương Tâyđã làm cho Hội An mất đi vị thế cảng thị quốc tế quan trọng. Mặc dù vậy, với vai trò một trung tâm thương nghiệp lớn, thành phố vẫn được phát triển, những con đường mới về phía Nam dòng sông được xây dựng và các khu phố được mở rộng thêm. Năm 1888, khi Đà Nẵng trở thành nhượng địa của Pháp, chính sách phát triển Đà Năng của người phát cùng các hạn chế về giao thông làm cho hoạt động thương nghiệp ở Hội An bị đình trệ.
Đầu thế kỷ 20, tuy mất đi vai trò cảng thị quan trọng, hoạt động buôn bán ở Hội An chưa khi nào chấm dứt và nơi đây vẫn là thị xã, thủ phủ của tỉnh Quảng Nam. Khi tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng được thành lập vào năm 1976, thành phố Đà Nẵng trở thành tỉnh lỵ của tỉnh mới, Hội An rơi vào một thời kỳ bị quên lãng.
Từ thập niên 1980, Hội An bắt đầu nhận được sự chú ý của các học giả Việt Nam, Nhật Bản và phương Tây..
Nguồn:Internet
Phần 2: Kiến trúc truyền thống Hội An
I.Khái quát về kiến trúc khu phố cổ
Hội An là một cảng đô thị với hơn nghìn di tích kiến trúc kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật và văn hóa phương Đông và phương Tây. Có thể nói trên lãnh thổ Việt Nam trong lịch sử chưa từng có một chốn đô thị giao lưu văn hóa đa phương như Hội An.
Mặc dù được phát triển một cách tự phát chứa không theo khuôn mẫu của một quy hoạch nào định trước nhưng quân thể kiến trúc phố cổ vẫn giàu tính thẩm mỹ về không gian cảnh quan đô thị. Nhìn về mặt tổng thể phố có hình chiếc võng, hai đâu thuôn dần về hai hướng Đông-Tây. Trong khu phố cổ còn nhiều đường hẻm khác nằm vuông góc với đường chính kéo dài ra đến tận bờ sông.
Chiều cao của các công trình khá khiêm tốn. thấp nhất chỉ 4,5m, cao nhất không quá 13m và không quá ba tầng. Các ngôi nhà cứ mọc san sát nhau, nương tựa nhau để cùng tồn tại giữa bao biến thiên lịch sử.
Hội An hiện còn lưu giữ được một sưu tập kiến trúc thành thị sống động độc nhất vô nhị trong di sản kiến trúc. Cho đến nay, trải qua nhiều thế kỷ qua với những thăng trầm lịch sử, mỗi nhà, mỗi con phố, mỗi ngóc ngách vẫn phản ánh đâu đó những nét cổ kính riêng có của phố cổ Hội An.
II. Các dạng kiến trúc đặc sắc
II.1 Nhà ở, nhà buôn cửa hiệu
Phong cách nhà cổ.
Mô hình chung trong kiến trúc các ngôi nhà cổthường theo kiểu hình ống được nối với nhau bằng nhiều nếp chạy dài từ phố này sang phố khác. Mặt tiền hẹp thường là nơi buôn bán, giữa có sân, nhà sau là nơi chứa hàng và sinh hoạt, cuối cùng là cửa sau thông ra đường phố hoặc bờ sông. Nhà được kết cấu khung gỗ, chia thành ba gian với lối đi ở giữa.
Nguồn: sách Kiến trúc phố cổ Hội An NXB Thế Giới
Mái lợp ngói âm dương, nền lát gạch hoặc đá. Ngói ở Hội An là loại ngói làm từ đất, mỏng, nung thô, mang hình vuông, mỗi cạnh khoảng 22 cm và có dạng hơi cong. Khi lợp, đầu tiên người ta xếp một hàng ngói ngửa lên và sau đó tiếp tới một hàng ngói úp xuống. Cách lợp này được gọi là kiểu lợp ngói âm dương. Khi lợp xong mái, các viên ngói được cố định bằng vữa, tạo thành những dải ngói nhô lên dọc xuôi theo mái, khiến toàn bộ mái toát nên một vẻ cứng cáp, mạnh mẽ. Ở trên đỉnh mái, phần nóc mái được xây cao lên hình chữ nhật như một cái hộp, cũng có một số trường hợp hai bên tường hồi cũng được xây cao hẳn làm cho toàn bộ tổng thể dường như bị mất cân đối.
Mái ngói âm dương
Cửa trước mỗi nhà đều có đôi mắt cửa, đó là hai cái núm gỗ tròn chạm hình âm dương, bát quái hay mặt hổ, rồng. Trang trí nội thất trong nhà rất cầu kỳ và đẹp mắt. Đá lót chân cột trạm trổ hình hoa sen hoặc hình vuông với những đườn viền. Trần vad rường cột cũng được chạm khắc tinh xảo.Hình thức và cách trang trí của tường hồi luôn gây một ấn tượng mạnh và là yếu tố tạo ra giá trị rất riêng của phố cổ Hội An.
Nguồn hình ảnh: sách Không gian văn hóa nhà cổ Hội An NXB Dân Trí
Chạm trổ của nhà cổ Quân Thắng (nguồn: Internet)
Tuy nhiên do mang nhiều nét văn hóa khác nhau nên những nhà cổ Hội An cũng có nhiều nét khác biệt lẫn nhau.
Nhà cổ ở Hội An có thể phân chia thành năm phong cách chính: ( nguồn: Internet )
- Phong cách đầu tiên là nhà một gian được xây bằng gỗ. Những ngôi nhà này được xây dựng từ những năm ở thế kỉ thứ 18 và 19. Chúng nằm rải rác trên các trục đường Trần Phú, Nguyễn Thái Học. Ngôi nhà điển hình cho lối kiến trúc này là ngôi nhà số 48 Trần Phú
Nguồn: Internet
- Phong cách thứ hai là nhà hai tầng với mái hiên. Những ngôi nhà này được xây dựng vào cuối thế kỉ thứ 19, đầu thế kỉ 20. Một ví dụ điển hình là vị trí 5 Nguyễn Thị Minh Khai
- Phong cách thứ ba là nhà hai tầng, sàn gỗ, có ban công. Hầu hết chúng được xây dựng vào cuối thế kỉ thứ 19, đầu thế kỉ 20.
Nhà cổ Phùng Hưng (nguồn: Internet)
- Phong cách thứ tư là nhà hai tầng được xây dượng bằng gạch. Những ngôi nhà này được xây dựng vào cuối thế kỉ thứ 19, đầu thế kỉ 20 và hầu hết chúng nằm trên đường Trần Phú và Nguyễn Thái Học
nhà cổ Tân Ký
- Phong cách thứ năm là nhà hai tầng, mang đậm phong cách kiến trúc Pháp. Những ngôi nhà được xây dựng vào đầu thế kỉ 20 và có thể tìm thấy trên trục đường Nguyễn Thái Học
Cấu trúc không gian ngôi nhà
Những ngôi nhà này được mở rộng cả 2 phía trước và sau theo không gian hình ống. Những vật liệu chính dùng để xây dựng nhà ở đây đều có sức chịu lực và độ bền cao do đặc điểm khí hậu khắc nghiệt và bão lụt hàng năm của vùng này. Thông thường, các ngôi nhà có kết cấu kiểu nhà khung gỗ, hai bên có tường gạch ngăn cách. Khuôn viên trung bình của các ngôi nhà có chiều ngang khoảng 4 đến 8 mét, chiều sâu khoảng 10 đến 40 mét, biến thiên theo từng tuyến phố. Có khi chiều dài đến hơn 70m, nghĩa là chiều rộng chỉ bằng 10% chiều dài.
Bố cục mặt bằng phổ biến của những ngôi nhà ở đây gồm: vỉa hè, hiên, nhà chính, nhà phụ, hiên, nhà cầu và sân trong, hiên, nhà sau ba gian, vườn sau. Thực chất, nhà phố ở Hội An bao gồm nhiều nếp nhà bố trí theo chiều sâu và cấu thành không gian kiến trúc gồm 3 phần: không gian buôn bán, không gian sinh hoạt và không gian thờ cúng.
Nguồn: Internet
Vỉa hè, hiên
Vỉa hè và hiên trước thường hẹp, che mưa nắng hắt vào nhà. Đôi khi khu vặc này cũng để trưng bày hàng hóa buôn bán.
Riêng hiên ở nhà cổ có nhiều loại hiên, thường nối các không gian trong nhà với nhau nên biến thiên theo từng không gian. Đa phần hiên thường thấp hơn nhà chính.
Nhà chính
Hệ thống 16 cây cột phân bố 4 x 4 tạo thành phân vị chiều ngang và chiều sâu theo cấu trúc 3 x 3 gian, trong đó 4 cột trung tâm cao hơn hẳn các cột còn lại.
Ngoài ra các nhà chính phổ biến dạng 3 x 3 gian, một số ít ngôi nhà khác có nhà chính rộng hoặc hẹp hơn, kiểu 3 x 2 gian hoặc 3 x 5 gian.
Đây chính là không gian dành cho buôn bán với gian đầu từ đường vào là chỗ bán hàng, gian kế tiếp là kho hàng hóa được ngăn bằng vách, gian thứ ba bố trí nhà thờ quay mặt vào bên trong.
Nhà phụ
Nhà phụ, thường thấy ở những ngôi nhà hai tầng có chiều cao thấp. Khoảng không gian mở này vừa được tiếp nối với mặt đường, vừa tách biệt với những hoạt động buôn bán phía ngoài, lại có thể tiếp nhận ánh sáng của sân trời, được dùng làm nơi gia chủ tiếp khách
Nhà cầu và sân trong
Nhà cầu của nhà cổ cổ Đức An
Nhà cầu và sân trong là không gian được chia hai phần theo chiều dọc, có kết cấu độc lập với nhà trước và nhà sau, mang chức năng chuyển tiếp. Phần sân trời được lát đá, trang trí bể nước, non bộ, cây cảnh, giúp ngôi nhà thoáng và hòa hợp với thiên nhiên hơn. Ngược lại, phần nhà cầu có mái nối liền nhà trước với nhà sau thành một cơ cấu liên tục, rất phù hợp với điều kiện khí hậu nhiều mưa và nắng nóng ở đây.
Nhà sau
Nhà sau là không gian sinh hoạt của cả gia đình, được ngăn buồng bằng các vách gỗ. Phía sau nhà sau còn một khoảng không gian nữa, dành cho bếp, nhà vệ sinh và các chức năng phụ khác.
Nơi thờ cúng
Để các công năng buôn bán, vận chuyển hàng hóa, sinh hoạt không bị cản trở, ban thờ thường được chuyển lên gác lửng. Ở những ngôi nhà một tầng, ban thờ được đặt ở phần mái phụ của nhà trước hoặc trung tâm nhà sau. Trong những ngôi nhà hai tầng, ban thờ cũng được bố trí ở tầng hai.
Gian thờ giữa nhà ở nhà cổ Phùng Hưng
Những ngôi nhà ở Hội An hầu hết được làm theo dạng hai mái, đa số nhà chính và nhà phụ không chung một mái mà là hai nếp mái kế tiếp nhau. Rất ít trường hợp mái nhà chính phủ lên cả phần n