Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Sự kiện này là mốc son đánh dấu sự kết hợp các nhân tố dân tộc và giai cấp, quốc gia và quốc tế, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong bản chất của Đảng.Trong nhiều văn kiện của Đảng ta, vấn đề độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội luôn được khẳng định một cách mạnh mẽ và dứt khoát. Tại Đại hội IX của Đảng, khi tổng kết những bài học chủ yếu của 15 năm đổi mới, Báo cáo chính trị đã chỉ rõ bài học thứ nhất là: “Trong quá trình đổi mới phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Sự lựa chọn của Đảng ta, của nhân dân ta là hoàn toàn chính xác.
Dân tộc ta có truyền thống yêu nước, anh dũng bất khuất, đã từng chiến thắng nhiều đế quốc phong kiến hung hãn. Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, phong trào yêu nước đã dấy lên hết sức mạnh mẽ. Liên tiếp nổ ra các cuộc nổi dậy khắp mọi miền đất nước, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân, các bậc sĩ phu, kể cả một bộ phận quan lại phong kiến. Các phong trào Cần Vương, khởi nghĩa Yên Thế; các phong trào Duy Tân, Đông Du, khởi nghĩa Yên Bái và hàng chục cuộc đấu tranh khác nữa đều bị thực dân Pháp thẳng tay đàn áp và thất bại.
18 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4082 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Sự kiện này là mốc son đánh dấu sự kết hợp các nhân tố dân tộc và giai cấp, quốc gia và quốc tế, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong bản chất của Đảng.Trong nhiều văn kiện của Đảng ta, vấn đề độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội luôn được khẳng định một cách mạnh mẽ và dứt khoát. Tại Đại hội IX của Đảng, khi tổng kết những bài học chủ yếu của 15 năm đổi mới, Báo cáo chính trị đã chỉ rõ bài học thứ nhất là: “Trong quá trình đổi mới phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Sự lựa chọn của Đảng ta, của nhân dân ta là hoàn toàn chính xác.
Dân tộc ta có truyền thống yêu nước, anh dũng bất khuất, đã từng chiến thắng nhiều đế quốc phong kiến hung hãn. Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, phong trào yêu nước đã dấy lên hết sức mạnh mẽ. Liên tiếp nổ ra các cuộc nổi dậy khắp mọi miền đất nước, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân, các bậc sĩ phu, kể cả một bộ phận quan lại phong kiến. Các phong trào Cần Vương, khởi nghĩa Yên Thế; các phong trào Duy Tân, Đông Du, khởi nghĩa Yên Bái và hàng chục cuộc đấu tranh khác nữa đều bị thực dân Pháp thẳng tay đàn áp và thất bại.
Trong bối cảnh đó, chưa bao giờ như lúc bấy giờ, độc lập dân tộc càng trở nên là yêu cầu cơ bản, cấp bách. Công cuộc giải phóng dân tộc Việt Nam khi ấy ở trong “tình hình đen tối như không có đường ra”. Bằng con đường nào và giai cấp nào có khả năng gánh vác sứ mệnh trọng đại đó?
Nhưng rồi chính lịch sử có lời giải đáp. Chủ nghĩa Mác ra đời đã vạch ra cái tất yếu từng bị che lấp bởi màn sương mù trong lịch sử. Chủ nghĩa Mác khẳng định chủ nghĩa tư bản nhất định bị thay thế bằng một chế độ tốt đẹp hơn - chế độ cộng sản chủ nghĩa không có người bóc lột người. Và người đào huyệt chôn chủ nghĩa tư bản chính là giai cấp công nhân - sản phẩm của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa. Đó là một tiếng sét trong lòng chủ nghĩa tư bản ở vào thời thịnh trị, sau khi nó chiến thắng các chế độ chuyên chế phong kiến và đã bành trướng ra khắp thế giới, chi phối mọi mặt đời sống xã hội loài người. Chính vào thời điểm ấy Cách mạng Tháng Mười đã nổ ra, mở đầu cho một xu thế mới của lịch sử thế giới, tạo ra phản ứng dây chuyền của hàng loạt cuộc đấu tranh giải phóng có quy mô to lớn và chiều sâu cách mạng chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại.
Toàn bộ tình hình đó của thế giới, bằng nhiều con đường, dội vào và thấm sâu trong mảnh đất Việt Nam – nơi mà chính “sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi; chủ nghĩa cộng sản chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt của công cuộc giải phóng nữa thôi”. Nguyễn Ái Quốc là người gieo hạt, gây mầm cách mạng Việt Nam. Người đã đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa xã hội. Vời kỳ công của Nguyễn Ái Quốc, chủ nghĩa Mác – Lênin kết hợp với phong trào yêu nước và phong trào công nhân Việt Nam chuyển hóa thành một tất yếu đưa đến một sự kiện trọng đại: năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Sự kiện này là mốc son đánh dấu sự kết hợp các nhân tố dân tộc và giai cấp, quốc gia và quốc tế, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong bản chất của Đảng.
Đảng tuyên bố: “Chủ trương tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội Cộng sản”. Một cách tự nhiên, ngay sau lời tuyên bố ấy của Đảng, chủ nghĩa Xã hội không chỉ là mục tiêu lựa chọn mà đã thực sự thúc đẩy lịch sử dân tộc Việt Nam chuyển mình, là con đường dân tộc Việt Nam đã và đang đi, từ đó dọc theo thế kỷ XX, sang thế kỷ XXI, và tiếp tục đi cho tới đích cuối cùng. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ, chỉ có chủ nghĩa Xã hội, chủ nghĩa Cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ; chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người, không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc, có một xã hội tốt lành gắn liền với tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no; bảo đảm việc làm cho mọi người, tất cả vì niềm vui, hoà bình, hạnh phúc của con người.
Rõ ràng, sự lựa chọn mục tiêu độc lập dân tộc gắn chặt với chủ nghĩa xã hội của Đảng và nhân dân ta, xét về lôgíc là một tất yếu khách quan; xét về lịch sử, là hoàn toàn phù hợp với sự vận động của cách mạng Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại; xét về nhu cầu, là hoàn toàn xuất phát từ điều kiện cụ thể của một nước thuộc địa, nửa phong kiến và nguyện vọng cháy bỏng của nhân dân Việt Nam; và xét về mặt xã hội, đó là một hệ giá trị cơ bản nhất quyết định sự phát triển của đất nước Việt Nam hôm nay và mai sau.
Có thể khẳng định như vậy bởi vì việc giải quyết vấn đề độc lập dân tộc theo ý thức hệ phong kiến và tư sản, trong khuôn khổ của chế độ phong kiến và chế độ tư bản chủ nghĩa không tránh khỏi những mâu thuẫn và những hạn chế bắt nguồn từ bản chất kinh tế và chính trị của các chế độ ấy - những hình thái kinh tế - xã hội dựa trên các quan hệ tư hữu về tư liệu sản xuất và các quan hệ đối kháng giai cấp.
Vượt qua những mâu thuẫn và những hạn chế trong việc giải quyết vấn đề độc lập theo lập trường phong kiến và tư sản chỉ có thể là con đường gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, tức là giải quyết độc lập dân tộc theo lập trường của giai cấp công nhân, của chủ nghĩa xã hội khoa học. Đó là: Độc lập dân tộc thực sự phải là độc lập về chính trị, kinh tế, văn hoá, đối ngoại; xoá bỏ tình trạng áp bức bóc lột và nô dịch của dân tộc này đối với dân tộc khác về kinh tế, chính trị và tinh thần. Do đó, độc lập gắn liền với tự do và bình đẳng, công việc nội bộ quốc gia – dân tộc nào phải do quốc gia – dân tộc đó giải quyết, không có sự can thiệp từ bên ngoài.
Bản chất của chủ nghĩa xã hội là thực hiện triệt để giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Chủ nghĩa xã hội xoá bỏ căn nguyên kinh tế sâu xa của tình trạng người bóc lột người do chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất sinh ra. Nhờ đó, nó xoá bỏ cơ sở kinh tế sinh ra ách áp bức con người về chính trị và sự nô dịch con người về tinh thần, ý thức và tư tưởng. Chỉ với chủ nghĩa xã hội, độc lập dân tộc mới đạt tới mục tiêu phục vụ lợi ích và quyền lực của mọi người lao động, làm cho mọi thành viên của cộng đồng dân tộc trở thành người chủ thực sự, có cuộc sống vật chất ngày càng đầy đủ và đời sống tinh thần ngày càng phong phú. Nó cũng bảo đảm cho dân tộc vượt qua tình trạng đói nghèo, lạc hậu và tụt hậu trong tương quan với các dân tộc khác trong thế giới và ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn để đạt tới sự bình đẳng trong các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cộng đồng dân tộc này với cộng đồng dân tộc khác. Toàn bộ khả năng và điều kiện bảo đảm chỉ có thể được tìm thấy và giải quyết bằng con đường phát triển chủ nghĩa xã hội.
Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trở thành hệ giá trị phát triển của Việt Nam, dưới ngọn cờ của Đảng, trong thời đại ngày nay. Nhận thức và hành động theo sự lựa chọn và theo hệ giá trị đó, Đảng đã lãnh đạo thành công cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945, tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến hoàn toàn không cân sức với “hai đế quốc to”, mở ra thời kỳ phi thực dân sau Việt Nam cho cả hệ thống thuộc địa và các nước phụ thuộc trên thế giới. Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đường lối đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng, là ngọn cờ bách chiến bách thắng của cách mạng Việt Nam. Đó là bài học được Đại hội lần thứ IV của Đảng rút ra từ thực tiễn phong phú của cách mạng nước ta, được các Đại hội lần thứ V, VI của Đảng tiếp tục khẳng định và đặc biệt được Đại hội lần thứ VII của Đảng phát triển với nội dung mới qua tổng kết kinh nghiệm 15 nǎm tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên phạm vi cả nước. Bài học trên là sự phản ánh sinh động xu thế cách mạng của thời đại cũng như của nước ta, không những chỉ ra nguồn gốc thắng lợi của cách mạng Việt Nam trước đây, mà còn chỉ ra những yếu tố bảo đảm tính đúng đắn của đường lối và sự thắng lợi của cách mạng trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội.
NĂM VỮNG NGỌN CỜ ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRONG THỜI KỲ CẢ NƯỚC TIẾN HÀNH CÁCH MẠNG DÂN TỘC DÂN CHỦ NHÂN DÂN (1930 - 1954)
Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Vấn đề dân tộc bao giờ cũng mang tính giai cấp. Mỗi giai cấp đều có quan điểm riêng về vấn đề dân tộc. Vào những thế kỷ XVI, XVII, XVIII, dân tộc gắn với giai cấp tư sản. Lúc đó, giai cấp tư sản giương cao ngọn cờ dân tộc chống chế độ phong kiến lỗi thời. Thắng lợi của phong trào dân tộc lúc đó là thắng lợi của chủ nghĩa dân tộc tư sản, thắng lợi của chủ nghĩa tư bản. Khi chủ nghĩa tư bản chuyển sang thời kỳ đế quốc chủ nghĩa, giai cấp tư sản chẳng những là kẻ bóc lột nhân dân trong nước, mà còn là kẻ thống trị, áp bức, bóc lột lớn nhất đối với nhiều dân tộc trên thế giới. Sau thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười, giai cấp công nhân, đại biểu cho phương thức sản xuất mới, phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa, là giai cấp duy nhất có khả nǎng giải quyết vấn đề dân tộc, kết hợp đúng đắn lợi ích giai cấp với lợi ích chân chính của dân tộc. Ngày nay, dân tộc gắn liền với giai cấp công nhân, với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nước ta cũng chịu sự tác động của xu thế chung đó. Xác định đúng địa vị lịch sử của giai cấp công nhân là điều kiện cốt yếu để kết hợp yếu tố dân tộc với yếu tố giai cấp theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thức sớm điều đó. Trong bài báo Cuộc kháng Pháp, Người viết: Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc; cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới". Vào những nǎm 20 của thế kỷ này, ở Việt Nam đã có cuộc đấu tranh giữa tổ chức tiền thân của Đảng với phong trào yêu nước mang tư tưởng quốc gia về đường lối cách mạng giải phóng dân tộc. Nhận rõ nguyên nhân thất bại của các phong trào yêu nước chống Pháp dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu và các lãnh tụ nông dân, biết những hạn chế của những cuộc cách mạng dân chủ tư sản, hơn nữa với sức mạnh thuyết phục của chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối cách mạng kiểu mới, qua cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cải lương, chủ nghĩa quốc gia, phần lớn hội viên, đảng viên của Tâm Tâm Xã, Tân Việt đã hǎng hái tiếp thu tư tưởng cứu nước của đồng chí Nguyễn ái Quốc. Vì vậy, phong trào công nhân nhanh chóng trở thành phong trào chính trị độc lập và phong trào yêu nước với nội dung mới đã phát triển mạnh mẽ vào nǎm 1929 dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 2 nǎm 1930. Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam ra đời là biểu hiện đầy đủ về sự thống nhất giữa xu hướng phát triển chung của thời đại và của riêng nước ta; đáp ứng đúng đòi hỏi của tư tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội gắn liền với nhau, đồng thời là lực lượng duy nhất có khả nǎng lãnh đạo thực hiện thắng lợi tư tưởng đó. Ngay sau khi ra đời, trong Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, tiếp đó là Luận cương chính trị , Đảng đã xác định đường lối cách mạng Việt Nam là phải trải qua hai giai đoạn: trước hết là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, sau đó tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển của chế độ tư bản chủ nghĩa, mục đích cuối cùng của Đảng là thực hiện chủ nghĩa cộng sản ở nước ta. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng luôn luôn nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì vậy đã giải quyết đúng đắn hàng loạt vấn đề lớn của cách mạng Việt Nam và đã giành được những thắng lợi vĩ đại. Với đường lối chiến lược đó, Đảng đã nắm vững lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin về tính liên tục và tính giai đoạn của cách mạng, khéo giải quyết mối quan hệ giữa hai giai đoạn cách mạng. Ở giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ, trong khi tập trung sức người, sức của để hoàn thành nhiệm vụ chống đế quốc, chống phong kiến, Đảng vẫn không quên tuyên truyền phương hướng tiến lên chủ nghĩa xã hội và khi có điều kiện (lúc có vùng giải phóng ổn định), Đảng bắt tay ngay xây dựng một số cơ sở kinh tế, vừa phục vụ giai đoạn trước, vừa gây mầm mống thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa thuộc giai đoạn cách mạng sau. Phương hướng tiến lên chủ nghĩa xã hội tuy là việc làm trong tương lai, nhưng tuyên truyền và quán triệt tư tưởng đó lại có tác dụng làm tǎng thêm sức mạnh cho hiện tại vì nó đáp ứng từng bước yêu cầu của quần chúng đông đảo là kết hợp giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp, mà trước hết là công nhân và nông dân, dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân. Sức mạnh của cách mạng dân tộc dân chủ bắt nguồn từ những nhân tố đó và chính những nhân tố đó giữ vai trò quyết định thắng lợi của cách mạng. Đường lối nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của Đảng đã khắc phục những hạn chế của nhiều nhà yêu nước trước đây là chưa thấy rõ con đường tiến lên của dân tộc. Chính hạn chế đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại của phong trào giải phóng dân tộc kiểu cũ ở nước ta. Nhiệm vụ dân tộc dân chủ được giải quyết càng triệt để thì những điều kiện để đi lên chủ nghĩa xã hội càng được tạo ra đầy đủ. Bởi vì, như Lênin nói, "không thể có một chủ nghĩa xã hội thắng lợi mà lại không thực hiện dân chủ hoàn toàn, giai cấp vô sản cũng không thể nào chuẩn bị để chiến thắng giai cấp tư sản được nếu nó không tiến hành một cuộc đấu tranh toàn diện, triệt để và cách mạng để giành dân chủ". Giải quyết mối quan hệ giữa hai giai đoạn cách mạng là một vấn đề quan trọng nhưng chưa phải là vấn đề khó nhất. Việc giải quyết mối quan hệ giữa nhiệm vụ chống đế quốc và nhiệm vụ chống phong kiến để có thể phát huy cao độ yếu tố dân tộc mới là vấn đề phức tạp. Đảng phải mất một thời gian tương đối dài mới đạt được sự nhất trí cao. Về mặt chiến lược, nhiều vǎn kiện của Đảng viết: Dưới thời Pháp thuộc, xã hội Việt Nam có hai mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa dân tộc ta với chủ nghĩa đế quốc và mâu thuẫn giữa nhân dân ta, chủ yếu là nông dân, với giai cấp địa chủ phong kiến. Cụ thể hơn, Đảng nhận định nước ta là nước nông nghiệp, nông dân chiếm hơn 90% số dân, chủ nghĩa đế quốc dựa vào chế độ phong kiến để bóc lột nhân dân, chủ yếu là bóc lột nông dân. Nguyện vọng tha thiết và trực tiếp của nông dân là dân tộc độc lập, người cày có ruộng. Từ sự phân tích trên, Đảng vạch rõ cách mạng Việt Nam có hai nhiệm vụ chiến lược: đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược và thống trị, giành độc lập dân tộc, xoá bỏ chế độ phong kiến giành ruộng đất cho nông dân. Hai nhiệm vụ đó phải được tiến hành khǎng khít với nhau, không được tách rời. Đó là tư tưởng đúng đắn. Về chỉ đạo chiến lược, Đảng phải đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, với khẩu hiệu "Tổ quốc trên hết" để phát huy cao độ sức mạnh dân tộc nhưng không coi nhẹ những nhiệm vụ dân chủ. Trong các vǎn kiện có tính chất cương lĩnh, chỉ có Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo là đáp ứng được điều đó. Trong khi không xa rời mục tiêu chiến lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương tập trung lực lượng toàn dân chống đế quốc và đại địa chủ, còn đối với "trung tiểu địa chủ... thì phải lợi dụng, chí ít làm cho họ trung lập". Về sau, Đảng còn thu hẹp hơn diện đấu tranh để thực hiện sách lược thêm bạn, bớt thù. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phản ánh đúng mâu thuẫn chủ yếu nhất của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ta với chủ nghĩa đế quốc và tay sai. Tư tưởng đó đã đáp ứng yêu cầu nắm vững ngọn cờ dân tộc để tập hợp lực lượng đánh mạnh vào âm mưu thâm độc của chủ nghĩa đế quốc, sử dụng chủ nghĩa quốc gia chia rẽ dân tộc, chống lại đường lối đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tư tưởng đúng đắn và sáng tạo nói trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt nguồn từ việc khéo kết hợp yếu tố dân tộc với yếu tố giai cấp để xem xét vấn đề xã hội. Sự ra đời một tư duy mới thường gặp trắc trở. Trong mấy nǎm đầu của lịch sử Đảng, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh không được nhiều đồng chí ở trong cũng như ở ngoài nước chấp nhận và bị thay thế bằng một đường lối "cứng rắn" dựa trên cơ sở đơn thuần vận dụng hay quá nhấn mạnh lý luận giai cấp và đấu tranh giai cấp. Thực tiễn ngày càng chỉ rõ quan điểm "cứng rắn" đó không phù hợp với lý luận và thực tiễn của cách mạng nước ta. Vừa mới ra đời, Đảng đã có thành tích lớn là phát động được cao trào cách mạng của công - nông trong cả nước kéo dài hơn một nǎm, nhưng cao trào đó cũng bộc lộ tính hẹp hòi, "tả" khuynh trong công tác vận động cách mạng. Từ nǎm 1939 trở đi, tư tưởng chiến lược cách mạng trên đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh được toàn Đảng chấp nhận và phát triển thêm. Hội nghị Trung ương tháng 5-1941, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã đưa ra một luận điểm mới: "Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn nǎm cũng không đòi lại được". Từ đây, Mặt trận Việt Minh được thành lập, Mặt trận có lực lượng lớn và ảnh hưởng mạnh, đã góp phần quan trọng vào việc phát động cuộc Tổng khởi nghĩa mang tính toàn dân dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, tiếp đến Mặt trận Liên Việt, một trong những lực lượng bảo vệ thắng lợi chính quyền non trẻ và là cơ sở của cuộc chiến tranh nhân dân rộng lớn chống thực dân Pháp xâm lược. Để phản ánh đúng tư tưởng chiến lược về tính không tách rời của hai nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến, phản ánh nhận thức của Đảng muốn giữ quyền lãnh đạo dân tộc phải thực hiện những yêu cầu dân chủ đối với nông dân, Đại hội toàn quốc lần thứ II của Đảng (2-1951) đã định rõ "nhiệm vụ giải phóng dân tộc bao gồm nhiệm vụ phản phong kiến", và thay khái niệm "cách mạng tư sản dân quyền" bằng khái niệm "cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân". Nhận thức của Đảng đã rõ ràng. Tuy nhiên, trong việc tổ chức thực hiện, Đảng đã phạm sai lầm hữu khuynh, có lúc quá chú trọng tranh thủ tầng lớp trên, coi nhẹ phát triển lực lượng công nhân, và sai lầm tả khuynh trong cải cách ruộng đất. Từ những thành công cũng như sai lầm nghiêm trọng dù là tạm thời, Đảng đã rút ra bài học quan trọng về mối quan hệ giữa chiến lược và sự chỉ đạo chiến lược. Đó là: "nắm vững và giương cao ngọn cờ dân tộc và dân chủ với hai khẩu hiệu chiến lược "dân tộc độc lập" và "người cày có ruộng", Đảng ta đã lôi cuốn được đông đảo nông dân đi theo giai cấp công nhân, động viên được các tầng lớp nhân dân khác cùng với công, nông bước lên trận tuyến cách mạng chống đế quốc và phong kiến. Trong quá trình cách mạng, những nhiệm vụ chiến lược đó đã được cụ thể hoá bằng những mục tiêu thích hợp với từng thời kỳ, dựa trên sự phân tích những mối quan hệ giai cấp cụ thể và khả nǎng phân hoá hàng ngũ kẻ thù đế quốc và phong kiến, nhằm tập trung ngọn lửa cách mạng vào kẻ thù nguy hại nhất trong từng lúc một. Song, dù ở bất cứ thời kỳ nào, những mục tiêu và nhiệm vụ chính trị cụ thể do Đảng đề ra, về cơ bản đều bao hàm cả hai nội dung dân tộc và dân chủ, về cơ bản đều gắn liền hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến". Như vậy về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến lược, Đảng đã nhận thức đầy đủ hơn, diễn đạt rõ ràng hơn, có tính lý luận sâu sắc và bảo đảm cho Đảng tránh mắc sai lầm tả hữu khuynh trong việc lãnh đạo hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam trong thời kỳ chống đế quốc Mỹ.
NẮM VỮNG NGỌN CỜ ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRONG THỜI KỲ CẢ NƯỚC TIẾN HÀNH ĐỒNG THỜI HAI CHIẾN LƯỢC CÁCH MẠNG (1954-1975)
Từ nǎm 1954, hoà bình được lập lại, đặc điểm lớn nhất của nước ta là tạm thời bị chia cắt làm hai miền, với hai chế độ chính trị đối lập. Đảng ta nhận định rằng nếu trong giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, việc kết hợp đúng đắn nhiệm vụ chống đế quốc với nhiệm vụ chống phong kiến có tác dụng góp phần quyết định thắng lợi, thì trong thời kỳ mới, việc kết hợp đúng đắn giữa nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và nhiệm vụ chống Mỹ, cứu nước cũng có tác dụng quyết định đến thắng lợi của cách mạng miền Nam. Đảng ta phải giải quyết mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ cách mạng ở hai miền trong lúc trên thế giới chưa có tiền lệ giải quyết thà