Đổi mới cách làm chiến lược

Hiện nay là thời điểm thích hợp đểtriển khai nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển kinh tếxã hội cho đất nước thời kỳ2011-2020, thời gian thực tếcòn lại không nhiều lắm, nên cần khẩn trương xúc tiến các công việc chuẩn bị. Song vấn đề đầu tiên cần xem xét lại là nên làm chiến lược (bao gồm cảnghiên cứu, chuẩn bị, xây dựng và thực hiện) nhưthếnào cho thực sựcó hiệu quảcao, xứng với công sức bỏra. Tình hình trong ngoài nước những năm qua đã có nhiều thay đổi, bài học xây dựng và thực hiện hai kỳchiến lược trong nước (1991-2000 và 2001-2010) và kinh nghiệm nghiên cứu chiến lược ởnước ngoài có thểcho chúng ta nhiều gợi ý bổích cho thời kỳchiến lược sắp tới.

pdf10 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1708 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đổi mới cách làm chiến lược, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỔI MỚI CÁCH LÀM CHIẾN LƯỢC GS. Đỗ quốc Sam Hiện nay là thời điểm thích hợp để triển khai nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội cho đất nước thời kỳ 2011-2020, thời gian thực tế còn lại không nhiều lắm, nên cần khẩn trương xúc tiến các công việc chuẩn bị. Song vấn đề đầu tiên cần xem xét lại là nên làm chiến lược (bao gồm cả nghiên cứu, chuẩn bị, xây dựng và thực hiện) như thế nào cho thực sự có hiệu quả cao, xứng với công sức bỏ ra. Tình hình trong ngoài nước những năm qua đã có nhiều thay đổi, bài học xây dựng và thực hiện hai kỳ chiến lược trong nước (1991-2000 và 2001-2010) và kinh nghiệm nghiên cứu chiến lược ở nước ngoài có thể cho chúng ta nhiều gợi ý bổ ích cho thời kỳ chiến lược sắp tới. Bài viết này giới thiệu một số ý tưởng về chiến lược 2011-2020 để cung cấp tham khảo. I.- MỘT SỐ GỢI Ý TỪ TÌNH HÌNH TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC. 1.- Qua hai lần xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội 1991-2000 và 2001-2010, có thể rút ra một số nhận xét và kinh nghiệm sau đây: -- Tuy 2 bản chiến lược đều được nghiên cứu nghiêm túc và chu đáo, song nhược điểm chung là đều làm theo cách truyền thống, tham vọng toàn diện, làm cho nội dung dàn trải, những vấn đề chính sách nghiên cứu không sâu. Chiến lược có bóng dáng của một bản kế hoạch dài hạn, mà theo cách nhìn hiện nay thì kế hoạch ngắn hạn cũng đã khó có thể cân đối được toàn diện, huống hồ một kế hoạch dài hạn làm sao tránh được tính hình thức và nông cạn. -- Chiến lược được chuẩn bị xây dựng và thông qua rất công phu, chặt chẽ, song khi đi vào thực hiện lại thiếu theo dõi, đánh giá một cách khoa học để thực thi một cách đồng bộ và cân đối, làm giảm đáng kể hiệu quả của công sức nghiên cứu. -- Để có thể đánh giá về năm xuất phát (năm 2011) của thời kỳ chiến lược mới (2011-2020), cần có ước lượng kết quả thực hiện chiến lược hiện hành (2001-2010). Tuy còn sớm, song cũng có thể tiên đoán kế hoạch 5 năm (2006-2010) có nhiều khả năng thực hiện được những mục tiêu chủ yếu, thậm chí một số mục tiêu có thể đạt sớm 1-2 năm, nhưng mục tiêu 10 năm “tạo nền tảng để năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại” thì cần có thời gian để phân tích. Nếu coi “nền tảng” là kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, vật chất và phi vật chất, thì có thể dự đoán phần vật chất (GDP, tỷ trọng công nghiệp, FDI, đô thị hóa v.v.) có tiến triển khá, còn về phi vật chất (giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, nguồn nhân lực, công bằng xã hội v.v.) thì tiến triển chậm hơn, có vẻ chưa sẵn sàng để cất cánh. Nếu coi “nền tảng” là một tỷ lệ nhất định (thí dụ trên 50%) của chặng đường công nghiệp hóa thì còn khá nhiều công việc phải làm, nhất là khi đi con đường công nghiệp hóa kết hợp hiện đại hóa ngay từ đầu và suốt quá trình phát triển. Tuy nhiên,có thể nói tính toán giá trị tuyệt đối thì còn những chỉ tiêu chưa đủ chắc chắn, song nhìn về xu thế và nhịp độ chuyển biến cả về kinh tế và xã hội thì có cơ sở để hy vọng rằng phần nền tảng cho công nghiệp hóa sớm có thể bổ sung để tạo tiền đề cho bước phát triển khả quan hơn sắp tới. Như vậy, trong 3 năm còn lại của thời kỳ chiến lược hiện hành, cần đẩy rất mạnh và đồng bộ công cuộc cải cách và đổi mới để hoàn thành được nhiệm vụ tạo nền tảng và tiền đề cho sự phát triển cao hơn khi bước vào thời kỳ chiến lược mới. 2.- Về tình hình ngoài nước, có mấy vấn đề đáng chú ý sau: -- Có người nghĩ rằng hoạch định chiến lược đã trở thành lỗi thời, song theo các tài liệu quốc tế, hiện nay ở nhiều nước người ta vẫn nghiên cứu và xây dựng các bản chiến lược khá dày về số trang và phong phú về nội dung, chỉ có điều là cách làm chiến lược có khác trước. Rất hiếm thấy kiểu soạn thảo chiến lược toàn diện, tỉ mỉ, như một bản kế hoạch kinh tế xã hội dài hạn, ngược lại, nhiều bản chiến lược được xây dựng cho các vùng tương đối hẹp mà các điều kiện cụ thể có thể nắm bắt dễ dàng, như một thành phố, một vùng mới khai phá, hoặc cho một chuyên ngành, một lĩnh vực kinh tế xã hội, như chiến lược công nghệ thông tin, hay chiến lược môi trường cho một vùng lãnh thổ. Những bản chiến lược “phát triển bền vững” của nhiều nước nghiên cữu theo khuyến nghị của các Hội nghị thượng đỉnh về môi trường và Chương trình Thiên niên kỷ, tuy phạm vi có rộng hơn song vẫn tập trung vào một mục tiêu tổng hợp và thống nhất. -- Tình hình phát triển chính trị, kinh tế, xã hội quốc tế trong vài chục năm qua đã được nhiều cơ quan tổ chức nghiên cứu và vô số báo cáo phân tích, đánh giá rất có giá trị và không thể kể hết. Song nổi bật và có tác động nhiều đến việc nghiên cứu chiến lược có lẽ là, tuy có thể dự đoán đươc xu thế toàn cầu hóa và sự phát triển vượt bậc của khoa học và công nghệ, nhưng những sự kiện đột biến trên thế giới lại khó hay không thể lường trước được, như cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á cuối thế kỷ 20 hay hành động khủng bố vào nước Mỹ đâu thế kỷ 21. Vì vậy, những dự báo chiến lược, kể cả của những tổ chức dự báo nổi tiếng, cũng chỉ là tương đối và phụ thuộc vào những điều kiện nhất định. -- Để chọn tìm một chỗ đứng trên trường quốc tế vào cuối thời kỳ chiến lược, cần tìm hiểu bối cảnh thế giới đến năm 2020 dự đoán sẽ ra sao. Đây là một vấn đề khó, cần có thời gian nghiên cứu. Trước mắt, dựa trên những tư liệu sẵn có, chỉ có thể phác họa đôi nét giúp cho bước phân tích tiếp theo đi sâu hơn. Nhiều dự báo cho rằng trong mươi năm trước mắt, có nhiều khả năng các xu hướng cách mạng công nghệ, tin học hóa, tri thức hóa, toàn cầu hóa sẽ tiếp tục mở rộng và nâng cao, và nếu các quá trình ấy không bị cản trở thì khoảng năm 2020 nền kinh tế tri thức có thể được định hình, một số không nhiều các nước tiên tiến bước vào giai đoạn phát triển của kinh tế tri thức, một số nước đang phát triển có thể đi vào giai đoạn đầu kinh tế tri thức. Trên bản đồ kinh tế thế giới, nước Mỹ vẫn đứng ở hàng đầu, các cực kinh tế châu Âu, châu Á chưa đủ sức át các cực khác; kinh tế châu Á với 3 nước mạnh (Trung quốc, Ấn độ, Nhật bản) có thể chiếm gần một nửa kinh tế thế giới, song cũng chưa chiếm được vị thế áp đảo. Khu vực Đông nam Á nếu kịp hình thành khu vực kinh tế tự do thì sẽ có vai trò quan trọng hơn với kinh tế châu Á và kinh tế thế giới. Bức tranh lạc quan vẽ ra ở trên (nếu không có đột biến tiêu cực ảnh hưởng) có thể tạo ra cho chúng ta nhiều cơ hội, vấn đề là chúng ta có đủ sức lợi dụng những cơ hội đó để đối phó với những thách thức bên ngoài và cả bên trong chúng ta không. II.- ĐỔI MỚI CÁCH LÀM CHIẾN LƯỢC. 1.- Trước hết cần làm rõ vai trò và vị trí của chiến lược trong các bước nghiên cứu kế hoạch hóa phát triển, bao gồm cương lĩnh, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án phát triển, chủ yếu là mối quan hệ giữa chiến lược và cương lĩnh và giữa chiến lược và quy hoạch, kế hoạch, để tránh bỏ sót, trùng lắp và thiếu nhất quán. Cương lĩnh thường được hiểu là chủ trương chính trị cơ bản của Đảng, quy định mục tiêu phấn đấu lâu dài, và con đường hành động để thực hiện mục tiêu đó. Đó là đường lối chung, cũng là ngọn cờ đoàn kết toàn Đảng và tập hợp toàn dân chiến đấu cho cùng một mục đích. Nói chung, cương lĩnh dùng cho mục tiêu lâu dài, nặng về chính trị, đường lối, không đi cụ thể về các khía cạnh kinh tế xã hội, thường dùng để lãnh đạo, chỉ đạo. Có cương lĩnh dài hạn (cương lĩnh tối đa) nhằm vào mục tiêu cuối cùng, còn cương lĩnh ngắn hạn (cương lĩnh tối thiểu) thường là chương trình tranh cử cho một nhiệm kỳ chấp chính hoặc cho một giai đoạn quan trọng. Chiến lược có thể hiểu là mưu lược có tính hoàn chỉnh, toàn cục và lâu dài, sử dụng các nguồn lực có thể huy động nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Tư tưởng chiến lược phải dựa vào đường lối chung của cương lĩnh. Chiến lược phát triển thường dùng để chỉ đạo, hướng dẫn cho các quy hoạch và kế hoạch phát triển. Có chiến lược quốc gia, song cũng có loại chiến lược nhằm mục tiêu cục bộ, thời gian không dài, như chiến lược xuất khẩu, chiến lược thay thế nhập khẩu. Chiến lược cũng có tính phương án (lựa chọn), thể hiện thành các mô hình phát triển. Quy hoạch phát triển là sự sắp xếp các giải pháp kinh tế xã hội trên không gian lãnh thổ và trong một thời gian hạn định để thực hiện mục tiêu chiến lược với cơ cấu đồng bộ và tối ưu hóa. Quy hoạch thường nghiên cứu cho một thời kỳ trung hạn (5 năm hoặc hơn), là cầu nối giữa chiến lược (thời gian dài hơn) và kế hoạch (thời gian ngắn hơn). Để bảo đảm tính hợp lý và khả thi, nội dung quy hoạch thường phải thể hiện khả năng cân đối tổng thể giữa các giải pháp và các nguồn lực có thể huy động. Kế hoạch phát triển là sự cụ thể hóa các giải pháp quy hoạch phân bổ theo thời gian, dưới hình thức các đề án, dự án được cân đối tương đối cụ thể bằng các nguồn lực sẵn có và các cơ chế chính sách phù hợp để động viên các khả năng phục vụ cho việc thực hiện mục tiêu phát triển chung. Kế hoạch là công cụ quan trọng để tiến hành các hoạt động quản lý và ra quyết định cụ thể về kinh tế xã hội, là cơ sở để thực hiện các đề án, dự án và chương trình phát triển. Qua phân tích trên thấy rõ, cương lĩnh, chiến lược, quy hoạch và kế hoạch đều thuộc về một dòng kế hoach hoá, đều đi từ mục tiêu đến các giải pháp thực hiện. Có khác nhau là ở độ dài thời gian, ở mức độ khái quát, định tính, ở điều kiện khống chế, chỉ đạo, những yếu tố này giảm dần từ cương lĩnh đến kế hoạch, bước sau phụ thuộc vào bước trước đồng thời lại khống chế bước tiếp theo. Từ đó cũng có thể suy ra, chiến lược không thể xây dựng chi tiết cụ thể như một bản kế hoạch, càng không thể giống như một bản kế hoạch dài hạn như đã được kinh nghiệm trong và ngoài nước khẳng định. Mặt khác, chiến lược và cương lĩnh cũng hoàn toàn khác nhau, cả về mục đích, thời gian, nội dung và cách nghiên cứu. Vì vậy, không thể thay thế cho nhau hoặc trùng lặp với nhau, gây khó khăn cho việc áp dụng. 2.- Để tránh đi vào con đường của kế hoạch dài hạn mà vẫn bảo đảm tính hoàn chỉnh, toàn cục và lâu dài, chiến lược nên xây dựng theo mục tiêu, theo một chủ đề thống nhất và nhất quán. Thí dụ như “Chiến lược đưa nước ta lên hàng các nước có thu nhập trung bình khá”. Chiến lược theo mục tiêu có thể có mấy lợi thế sau: -- Tính định hướng của sự phát triển rất rõ ràng, rành mạch, điều này rất cần thiết đối với một nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ mục tiêu chính có thể xác định hệ các mục tiêu cụ thể, bảo đảm đều hội tụ vào một hướng thống nhất. -- Các giải pháp chiến lược đều hướng vào một chủ đề, vừa giữ được tính nhất quán của hệ thống, lại vừa có thể hỗ trợ lẫn nhau, nâng cao được hiệu quả của giải pháp và tạo ra một nền chung thuận lợi cho các giải pháp đột phá rất cần thiết cho mục tiêu chiến lược. -- Đi theo một hệ mục tiêu thống nhất và những giải pháp mấu chốt nhất quán, có thể tránh được việc tìm kiếm các cân đối quá cụ thể trong thời gian dài, nhưng vẫn xử lý được những cân đối cơ bản, nhờ đó các vấn đề kinh tế xã hội cụ thể hoặc là có thể tự động giải quyết, hoặc là có những tiền đề tôt để xử lý. -- Chiến lược theo chủ đề có tính khả thi cao vì quá trình nghiên cứu sẽ rất tập trung, đồng thời lại tránh được những khó khăn về cân đối theo thời gian dài không thể khắc phục được. Mục tiêu chiến lược 10 năm 2011-2020 cần đặt cho tương xứng với công sức mà đất nước đã, đang và sẽ bỏ ra cũng như với những hứa hẹn của thời đại vào cuối thập kỷ tới. Có thể chọn mục tiêu năm 2020 “đưa nước ta lên nhóm hàng đầu khu vực Đông nam Á”, hoặc “đưa nước ta lên hàng các nước có thu nhập trung bình cao của thế giới”, hoặc “đưa nước ta trở thành nước công nghiệp” v.v. So sánh các chủ đề có thể đề xuất , hợp lý hơn cả là chọn mục tiêu “năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”, vì những lý do sau: -- Từ nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã nhiều lần nhấn mạnh phấn đấu hết sức để đạt mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào năm 2020, nay không có lý do gì để sao nhãng mục tiêu đó. -- Trở thành một nước công nghiệp là một mục tiêu hoàn chỉnh, toàn cục, dài hạn, hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của mục tiêu chiến lược. Từ yêu cầu công nghiệp hóa có thể xác định rõ ràng các mục tiêu thành phần về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường cũng như sự đồng bộ giữa các ngành, các cấp và sự hài hòa giữa các vùng, miền, cộng đồng, có thể thu hút sự quan tâm và quyết tâm phấn đấu của toàn dân cho mục đích chung. -- Cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào khoảng năm 2020 đối với hoàn cảnh nước ta không phải là một mục tiêu bất khả thi, nếu tính đến kinh nghiệm của nước ta trong hơn 20 năm đổi mới và những bài học bổ ích của các nước công nghiệp hóa mới ở Châu Á trong ba chục năm gần cuối thế kỷ trước. 3.- Nếu đã chọn mục tiêu chiến lược năm 2020 là đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại thì trước hết phải trả lời mấy câu hỏi: “thế nào là một nước công nghiệp?”, “thế nào là một nước công nghiệp theo hướng hiện đại?” và “thế nào là cơ bản trở thành một nước công nghiệp (theo hướng hiện đại)?”. Trong đó, đầu tiên phải làm rõ tiêu chí của một nước công nghiệp hay thước đo quá trình công nghiệp hóa. Người ta thường phân biệt hai kiểu công nghiệp hóa: công nghiệp hóa kiểu thuyền thống và công nghiệp hóa kiểu mới. Công nghiệp hóa truyền thống lại có hai loại. Loại thứ nhất (loại cổ điển) xuất phát từ cuộc cách mạng công nghiệp ở nước Anh cuối thế kỷ 18, đến những năm 60 của thế kỷ trước có khoảng 20 nước đã hoàn thành công nghiệp hóa sau đó chuyển sang thời kỳ hậu công nghiệp là nấc thang hiện đại hóa cao hơn. Tiêu chí công nghiệp hóa cổ điển chủ yếu dựa vào sự giảm thấp của tỷ trọng nông nghiệp và tỷ lệ lao động nông nghiệp, sự nâng cao chiếm ưu thế của tỷ trọng công nghiệp và tỷ lệ lao động công nghiệp, song song với quá trình đô thị hóa và thị trường hóa. Công nghiệp hóa cổ điển có nhược điểm là thời gian tiến triển rất dài, tạo ra bất công xã hội và thất nghiệp cao, lãng phí tài nguyên và hủy hoại môi trường nghiêm trọng, chưa kể đến quá trình mở rộng thị trường bằng xâm chiếm và nô dịch thuộc địa để lại vô vàn hậu quả tai hại. Loại công nghiệp hóa truyền thống thứ hai (còn gọi là công nghiệp hóa “xã hội chủ nghĩa”) khởi đầu từ Liên xô (cũ) ít lâu sau Cách mạng tháng mười và lan truyền sang các nước xã hội chủ nghĩa khác sau chiến tranh thế giới thứ hai. Mô hình công nghiệp hóa này rất coi trọng ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, tích lũy vốn trong nước ở mức cao làm ảnh hưởng đến nông nghiệp và hàng tiêu dùng, thị trường lại eo hẹp, nên tuy đã đóng góp lớn vào chiến thắng trong chiến tranh chống phát xít, song cuối cùng lại không thắng được trong cuộc đua tranh kinh tế thời bình với các nước đối phương. Nước ta cũng đã đi bước đầu tiên vào mô hình này, chủ yếu là dựa vào vốn và công nghệ bên ngoài, song phần nào nhận thấy những nhược điểm trên nên đã chú ý hơn đến nông nghiệp và hàng tiêu dùng trong những năm 70 thế kỷ trước để chuyển hóa dần sang đường lối đổi mới của những năm 80. Từ những năm 60 thế kỷ 20, nhiều nước thế giới thứ ba đi tìm con đường phát triển và hiện đại hóa sau khi giành được độc lập, đã sốt sắng bắt chước các mô hình truyền thống, song gặp nhiều trắc trở và ít nước thành công. Duy một số ít nước châu Á và Mỹ la tinh đã tìm cách khắc phục những nhược điểm của mô hình truyền thống và đạt được mục tiêu công nghiệp hóa, tạo thành con đường công nghiệp hóa “kiểu mới”, đáng kể là những nước công nghiệp hóa mới (NIC) ở Đông Á đã thành công trong một thời gian ngắn kỷ lục. Kinh nghiệm của các “con rồng” Đông Á chủ yếu là áp dụng chiến lược phát triển hướng về xuất khẩu, đề cao vai trò nhà nước trong cơ chế thị trường và tận dụng điều kiện môi trường quốc tế thuận lợi về vốn và công nghệ. Một số nước khác cũng đang khai thác những kinh nghiệm này (các con hổ châu Á) nhưng kết quả chậm hơn. Bên cạnh và chậm bước hơn các con rồng châu Á có mô hình một số nước kinh tế chuyển đổi (Trung quốc, Việt nam, v.v.) tìm con đường công nghiệp hóa tương tự và phù hợp với đặc thù của mỗi nước. Mô hình công nghiệp hóa kiểu mới của Trung quốc theo hướng “hàm lượng kỹ thuật cao, hiệu ích kinh tế tốt, tiêu hao tài nguyên thấp, ô nhiễm môi trường ít, nhân lực phát huy đầy đủ” được đề xuất năm 2002 (Đại hội 16). Ở nước ta, từ giữa nhiệm kỳ Đại hội VII, Đảng ta đã đề ra chủ trương công nghiệp hóa rút ngắn thời gian, gắn kết với hiện đại hóa trong cùng một quá trình, theo cách diễn đạt “công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Đại hội VIII và “công nghiệp hóa theo hướng hiện đại” của Đại hội IX. Chúng ta lại cũng đã xây dựng chương trình phát triển bền vững theo chỉ dẫn của Chương trình thiên niên kỷ, ngoài phát triển kinh tế còn coi trọng cả các vấn đề xã hội và môi trường. Theo tinh thần trên, con đường công nghiệp hóa của nước ta phải đồng thời đạt tới những mục tiêu định tính sau: -- Kinh tế phát triển nhanh và vững chắc; -- Phát triển kinh tế kết hợp chặt chẽ với phát triển khoa học và công nghệ, coi trọng công nghệ mới, công nghệ cao; -- Phát triển kinh tế hài hòa với chính sách xã hội, thực hiện phát triển đồng đều và công bằng xã hội; -- Bảo vệ và cải thiện môi trường, tiết kiệm tài nguyên; Phương thức thực hiện công nghiệp hóa của nước ta là nước đi sau, cần rút ngắn thời gian, gắn kết với thị trường hóa, thích ứng với toàn cầu hóa, dựa vào định hướng và hỗ trợ của Nhà nước. Đó cũng là dạng công nghiệp hoá “kiểu mới” phù hợp với yêu cầu của thời đại mới và điều kiện cụ thể của nước ta. 4.- Công nghiệp hóa cần có mục tiêu định lượng để có thể xác định được hiện nay chúng ta đang còn cách xa mục tiêu bao nhiêu và cần nỗ lực phấn đấu về những mặt nào để sớm hoàn thành được mục tiêu đó. Cách làm tương đối đơn giản là dùng phương pháp chỉ tiêu: từ các mục tiêu công nghiệp hóa vừa nêu trên, có thể suy ra những tiêu chí công nghiệp hóa, mỗi tiêu chí lại chọn ra một số ít chỉ tiêu vừa có thể tính toán được lại vừa thể hiện được đầy đủ các đặc trưng của mỗi tiêu chí. Một mặt, dựa vào kinh nghiệm quốc tế để xác định mỗi chỉ tiêu cần đạt đến tiêu chuẩn nào là đủ thỏa mãn yêu cầu của một nước công nghiệp (theo hướng hiện đại). Mặt khác, dựa vào các số liệu thống kê có thể thu thập được để tính toán các chỉ tiêu tương ứng của nước ta và so sánh với chuẩn đã chọn để đánh giá xem hiện chúng ta đang ở điểm nào trên con đường công nghiệp hóa. Ước lượng mỗi năm ta có thể phát triển được bao nhiêu theo mỗi chỉ tiêu, chúng ta sẽ dễ dàng làm rõ thời hạn công nghiệp hóa của nước ta còn cần bao nhiêu năm và sắp xếp các nguồn lực ưu tiên hợp lý để đạt được trong thời gian ngắn nhất. Cũng có thể dùng phương pháp gia quyền để quy các chỉ tiêu đánh giá về một chỉ số duy nhất (gần đúng) để dễ so sánh quốc tế và so sánh theo thời gian. Việc lựa chọn các tiêu chí và chỉ tiêu, ngoài những yêu cầu về tính đại diện, tính khả thi thường được nhắc đến, còn cần chọn sao cho đến và sau năm 2020 vẫn còn phù hợp thực tế, vì vậy bên cạnh những phương pháp thống kê học nên dùng phương pháp chuyên gia để có được độ tin cậy cao. Với các trị số chuẩn công nghiệp hoá cho các chỉ tiêu xem xét, có thể dùng số liệu bình quân của các nước phát triển ở thời điểm được coi là đã hoàn thành công nghiệp hoá; riêng đối với các chỉ tiêu liên quan khoa học công nghệ có thể tham khảo số liệu các nước công nghiệp hoá mới. III.- VỀ CÁC NHIỆM VỤ CHIẾN LƯỢC. 1.- Tư tưởng chủ đạo. Nếu tư tưởng chủ đạo có thể hiểu là những ý tưởng xuyên suốt gần như toàn bộ nội dung chiến lược, tạo nên tinh thần đặc thù của chiến lược, thì có thể nêu lên mấy ý sau: a) Chất lượng của sự phát triển phải là yêu cầu chính của chiến lược, bao gồm cả chất lượng của nền kinh tế, chất lượng cân đối kinh tế vĩ mô, chất lượng sản phẩm, chất lượng nguồn nhân lực v