Đòn bẩy tài chính và tác động của nó đến mức sinh lợi trong hoạt động đầu tư

Nhà bác học vĩ đại Archimedes có câu nói nổi tiếng: "Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng quả đất lên". Có nghĩa người ta sẽ dựa vào điểm tựa cố định để khuếch đại lực nhằm mục tiêu di chuyển một vật thể nào đó. Tương tự trong tài chính người ta sử dụng đòn bẩy tài chính như một công cụ hữu hiệu để khuếch đại dòng tiền. Từ đó trên thị trường chứng khóan các nhà đầu tư có thể phát biểu lại câu này như sau :"Hãy cho tôi một đòn bẩy tài chính đủ lớn, tôi có thể nâng hạ thị trường theo ý mình”.

doc3 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3891 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đòn bẩy tài chính và tác động của nó đến mức sinh lợi trong hoạt động đầu tư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN MỨC SINH LỢI TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ Lê Thị Mỹ Phương Gv. Khoa Kế toán – Tài chính Nhà bác học vĩ đại Archimedes có câu nói nổi tiếng: "Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng quả đất lên". Có nghĩa người ta sẽ dựa vào điểm tựa cố định để khuếch đại lực nhằm mục tiêu di chuyển một vật thể nào đó. Tương tự trong tài chính người ta sử dụng đòn bẩy tài chính như một công cụ hữu hiệu để khuếch đại dòng tiền. Từ đó trên thị trường chứng khóan các nhà đầu tư có thể phát biểu lại câu này như sau :"Hãy cho tôi một đòn bẩy tài chính đủ lớn, tôi có thể nâng hạ thị trường theo ý mình”. Đòn bẩy tài chính Đối với các doanh nghiệp nói chung ngoài nguồn vốn sẵn có để đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra liên tục và ngày càng mở rộng quy mô, đầu tư mua sắm và đầu tư vào những hoạt động khác, doanh nghiệp cần phải huy động nguồn vốn từ bên ngoài. Những khoản này gọi là những khoản nợ. Đòn bẩy tài chính xuất hiện khi công ty quyết định tài trợ cho phần lớn tài sản của mình, hoặc đầu tư bằng nợ vay, nhằm mục đích gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, Đòn bẩy tài chính là công cụ sử dụng nợ vay hoặc các nguồn tài trợ có chi phí lãi vay tài chính nhằm gia tăng tỷ suất sinh lợi của các nhà đầu tư. Tác động của đòn bẩy tài chính tới doanh nghiệp Các công ty sử dụng đòn bẩy tài chính với hy vọng là sẽ gia tăng được lợi nhuận cho cổ đông thường. Nếu sử dụng phù hợp, công ty có thể dùng các nguồn vốn có chi phí cố định, bằng cách phát hành trái phiếu hoặc đi vay từ ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác để tạo ra lợi nhuận cao nhất. Điều này sẽ được thể hiện rõ nét nhất khi phân tích mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu. Hay nói các khác, đó chính là sự tác động của đòn bẩy tài chính lên mức sinh lợi của vốn chủ sở hữu. Để thể hiện cho mức sinh lời mà nhà đầu tư nhận được bỏ vốn trong tài chính được phản ánh rõ nét bằng chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ( gọi tắt là ROE). ROE phản ánh cứ một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Qua quá trình triển khai rộng hơn với công thức này. Ta có : ROE = Tỷ suất sinh lời tài sản / (1- Hệ số nợ) Từ công thức trên ta thấy, khi thu nhập từ lợi nhuận của một đồng tài sản (nguồn vốn) không đổi, hệ số nợ càng cao, thì thu nhập từ lợi nhuận ròng của một đồng vốn chủ sở hữu càng lớn. Vì vậy, đòn bẩy tài chính (đòn cân nợ) và dùng nó để khuếch đại thu nhập của một đồng vốn chủ sở hữu. Các công ty chỉ làm điều này khi nhu cầu vốn cho đầu tư của doanh nghiệp khá cao mà vốn chủ sở hữu không đủ để tài trợ. Khoản nợ vay của công ty sẽ trở thành khoản nợ phải trả, lãi vay được tính dựa trên số nợ gốc này. Một doanh nghiệp chỉ sử dụng nợ khi nó có thể tin chắc rằng tỷ suất sinh lợi trên tài sản cao hơn lãi suất vay nợ. Hiện nay, đa số ở tất cả các doanh nghiệp đều sử dụng đòn bẩy tài chính. Các tập đoàn Mỹ trước đây nhìn chung có tỷ số vay nợ vào khoảng 1.0; tức là 1 đồng vốn vay trên 1 đồng vốn tự có. Trong những thập kỷ gần đây, tỷ số vay nợ của các tập đoàn Mỹ đã và đang có xu hướng vượt qua mức 1.0. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính ở mỗi doanh nghiệp ngoài những chính sách quản lý của bản thân doanh nghiệp đó thì còn chịu sự tác động của môi trường vĩ mô. Ví dụ như trong năm 2009, trong những quyết định của chính phủ có hỗ trợ 4% lãi suất vốn vay ngân hàng, điều này làm cho việc sử dụng đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp gia tăng khi chi phí cho việc sử dụng đồng vốn nợ thấp hơn. Việc sử dụng và tác động của đòn bẩy trong đầu tư Việc sử dụng đòn bẩy tài chính trong hoạt động đầu tư nói chung chính là việc các nhà đầu tư ngoài số vốn tự có của mình thì họ sử dụng các nguồn tài trợ bên ngoài với điều kiện trả lãi để sử dụng cho các hoạt động đầu tư. Các nhà đầu tư có thể sử dụng số tiền cao hơn gấp nhiều lần so với số vốn thực của mình. Điều này sẽ giúp họ kiếm được khoản lợi nhuận cao hơn. Đầu tư chứng khoán Đòn bẩy tài chính ở kênh chứng khoán hiện không còn xa lạ với nhà đầu tư. Hầu hết các nhà đầu tư ít hay nhiều đều sử dụng đòn bẩy tài chính, cụ thể là các nhà đầu tư cá nhân hoặc các tổ chức ( công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, tổ chức tài chính hoặc các doanh nghiệp). Các chủ thể hỗ trợ vốn hay chính là người cung cấp đòn bẩy tài chính là các công ty chứng khoán(CTCK), các NHTM ( Ngân hàng thương mại), các quỹ đầu tư và có thể là các nhà đầu tư cá nhân cho nhau vay tiền… Những hình thức của việc áp dụng đòn bẩy tài chính vào hoạt động đầu tư chứng khoán - Cho vay cầm cố chứng khoán là việc thế chấp, thường là cổ phiếu (cả niêm yết và OTC), để vay tiền của CTCK hoặc ngân hàng trong một thời gian nhất định, mức vay thường được tính bằng 20 - 50% thị giá, tùy theo quy định của bên nhận cầm cố. - Ứng trước tiền bán chứng khoán tức là để thực hiện nghiệp vụ này, các CTCK phải hợp tác với ngân hàng, đứng ra làm trung gian nhằm giúp khách hàng có thể nhận được tiền bán chứng khoán trước ngày T+3. Chỉ cần có thông báo kết quả lệnh bán đã được khớp là khách hàng hoàn toàn có thể làm hợp đồng xin ứng trước tiền chứng khoán đã bán với mức phí quy định. Một số công ty thực hiện ứng trước tiền cho khách hàng ngay sau khi có kết quả khớp lệnh và khách hàng có thể dùng để mua chứng khoán ngay trong phiên giao dịch. Những nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính cao phần lớn là những nhà đầu tư mạo hiểm, thích lướt sóng. - Ngoài ra còn có các hình thức như các CTCK cho các nhà đầu tư vay dựa trên vốn mà CTCK tự thu xếp hoặc các nhà đầu tư có thể vay trực tiếp NHTM, các quỹ đầu tư, tổ chức tài chính khác…. Ví dụ điển hình là trong năm 2008 và đầu năm 2009, thị trường chứng khoán luôn trong trạng thái ảm đạm, nhưng cuối 2009, đòn bẩy tài chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới chỉ số chứng khoán biến động mạnh, thị trường có tính thanh khoản nhanh bởi vì dòng tiền đổ vào chứng khoán đột nhiên mạnh lên, và một trong nguyên do đó nguồn tiền từ đòn bẩy tài chính xuất phát từ công ty chứng khoán.Tháng 3/2009, ngay sau khi Chính phủ có gói kích thích kinh tế ,không ít các công ty chứng khoán mạnh dạn áp dụng tỷ lệ đòn bẩy lên tới 50%, có những công ty còn cho các khách hàng lớn vay 60%-80%. Thời gian này, tỷ lệ cho vay cầm cố chứng khoán từ 20-50% thị giá với lãi suất khoảng 10.5%-13%/năm. Việc sử dụng đòn bẩy đã làm có những công ty chứng khoán đã có cuộc bứt phá mạnh về thứ bậc thị phần môi giới và số lượng tài khoản nhà đầu tư. Bởi vì trong bối cảnh nhà đầu tư không dư dả về vốn, thị trường lình xình, động thái này làm cho các nhà đầu tư lạc quan hơn. Đầu tư bất động sản Trong lĩnh vực bất động sản, công cụ đòn bẩy tài chính cũng phát huy không thua kém các hoạt động khác. Nó cũng là công cụ tạo ra mức lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư. Giả sử có một căn nhà được bán với giá 270 triệu đồng. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính ở vụ mua bán này như sau : Người mua chi có 70 triệu mà thôi, và 200 triệu đồng còn lại, người mua đã đi vay ngân hàng với lãi suất 11%/năm. Và đặt giả thuyết khi thị trường lên, người này bán được căn nhà lớn hơn 270 triệu đồng đó. Ví dụ sau 1 năm bán được 400 triệu. Sau khi trừ tiền lãi và gốc trả cho ngân hàng là 222 triệu. Lợi nhuận được 400 triệu – 222 triệu = 178 triệu. 178 triệu nộp thuế cho nhà nước là (178 x 25% = 44.5 triệu). Vậy lợi nhuận sau thuế sẽ là 133,5 triệu. Tỷ suất đầu tư đạt 190%. Ta thấy việc dùng đòn bẩy đã tạo nên lợi nhuận cho nhà đầu tư. Hiện nay tỷ lệ cho vay bất động sản gia tăng cao và nóng qua từng năm, nhất là năm 2007-2008. Điều đó càng tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy này để gia tăng tỷ suất lợi nhuận cho mình. Đầu tư vàng Cũng tương tự như với 2 loại đầu tư trên. Đầu tư vàng cũng sử dụng nguyên lý đòn bẩy tài chính. Trong đó, nghiệp vụ đòn bẩy tài chính là yếu tố giúp người ta có thể với số tiền nhỏ nhưng vẫn tham gia được số lượng vàng lớn. Sàn vàng sẽ cho nhà đầu tư vay một lượng tiền lớn gấp nhiều lần số vốn để mua khống bán khống, gọi là đòn bẩy tài chính. Không có một lĩnh vực kinh doanh nào mà người kinh doanh lại được vay một khoản tiền lớn gấp hơn chục lần vốn mà không cần tài sản, không cần thế chấp… như kinh doanh vàng trên sàn. Trên thế giới có hàng trăm sàn môi giới (brocker) về giao dịch vàng và ngoại hối, mỗi sàn đưa ra một tỷ lệ đòn bẩy khác nhau, từ 1:100 đến 1:500. Tuy nhiên để bảo vệ nhà đầu tư, Hiệp hội giao dịch tương lai (NFA, hay còn gọi là Hiệp hội bảo vệ nhà đầu tư) ra quy định chỉ sử dụng đòn bẩy 1:100, sàn giao dịch môi giới nào muốn được NFA kết nạp vào làm hội viên thì phải theo tỷ lệ này. Chẳng hạn chỉ với 5 triệu là được sàn cho vay 145 triệu, mua bán được 5 lượng vàng (vàng dưới 30 triệu/lượng). Khi các sàn vàng thành lập thì dã kinh doanh vàng tài khoản là phải dùng đến công cụ đòn bẩy tài chính. Đa số cho vay gấp từ 14 đến 19 lần số vốn mà nhà đầu tư bỏ ra ký quỹ. Trường hợp sàn vàng Sài Gòn của ACB, sàn VGB cho vay khoảng gấp trên 13 lần, sàn vàng Thế giới cấp đòn bẩy khoảng 19 lần là những ví dụ điển hình. Sử dụng đòn bẩy tài chính là một công cụ tài chính không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp và bản thân nhà đầu tư. Nó có thể đem lại siêu lợi nhuận cho người sử dụng nó. Tuy nhiên, đòn bẩy tài chính là một con dao “nhiều lưỡi”, chính nó là một trong những nguyên nhân của nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua, nó làm cho chứng khoán biến động và làm cho các nhà đầu tư vàng trắng tay khi sử dụng quá lạm dụng nó.
Luận văn liên quan