Dự án cải thiện chất lượng nước sinh hoạt trong kí túc xá trường Đại Học kinh tế Quốc Dân

Nước sạch là nhu cầu thiết yếu đối với con người, thế nhưng từ rất lâu rồi những sinh viên sống trong KTX không có được điều kiện tối thiểu đó. Hệ thống nước được lắp đặt khá lâu, xuất hiện những vấn đề liên quan đến chất lượng nước. Nước sạch được coi là nước không màu, không mùi, không vị, nhưng nước mà các sinh viên đang dùng không đạt được những tiêu chuẩn đó. Nước có màu vàng đục sau một thời gian để bị lắng cặn. Các dụng cụ để chứa nước nhanh chóng bị ố màu, bám cáu xung quanh. Khi sinh viên sử dụng nước để giặt đồ thì quần áo bị chuyển màu. Những sinh viên ở KTX đều có một nhận xét chung: nước thường có mùi lạ, đặc biệt là mùi tanh đặc trưng của nước khoan.

doc18 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2674 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dự án cải thiện chất lượng nước sinh hoạt trong kí túc xá trường Đại Học kinh tế Quốc Dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dự án Cải thiện chất lượng nước sinh hoạt trong kí túc xá trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân. Mục lục I Cơ sở đề xuất của dự án……………………………………………… 1 Thực trạng…………………………………………………………….... 2 Phân tích đối tượng hữu quan đến sự án………………………………… 2.1 Sinh viên……………………………………………………………….. 2.2 Ban quản lý……………………………………………………………… 2.2.1 Nhà trường……………………………………………………………. 2.2.2 Quản ký KTX……………………………………………………… 2.2.2.1 Trung tâm dịch vụ………………………………………………… 2.2.2.2 Quản trị thiết bị…………………………………………………… 2.3 Cán bộ nhân viên trong KTX………………………………………….. 2.4 Nhà tài trợ…………………………………………………………….. 3. Một số hoạt động liên quan……………………………………………. 4 Phạm vi can thiệp của đề xuất…………………………………………. II Mục tiêu của đề án………………………….…………………………. III Các đầu ra dự kiến của dự án…………………………………… IV Các hoạt động chính của dự án………………………………… V Khung giảm sát của dự án………………………………………… VI Tiến độ và kế hoạch ngân sách của dự án………………………. VII Tố chức thực hiện ………………………………………………. VIII Rủi ro và thách thức trong quá trình thực hiện dự án…………… IX Phụ lục………………………………………………………………… 1 Ma trận phân tích các bên hữu quan……………………………………. 2. Cây vấn đề………………………………………………………………. 3. Cây mục tiêu…………………………………………………………… Danh mục các từ viết tắt: 1 KTX: ký túc xá 2 SV: sinh viên 3. TTDV: trung tâm dịch vụ 4. P.QTTB: Phòng quản trị thiết bị 5. MTTQ: Mục tiêu tổng quát 6. MTTG: mục tiêu trung gian 7. ĐH KTQD: đại học kinh tế quốc dân I Cơ sở đề xuất của dự án: 1. Thực trạng: Nước sạch là nhu cầu thiết yếu đối với con người, thế nhưng từ rất lâu rồi những sinh viên sống trong KTX không có được điều kiện tối thiểu đó. Hệ thống nước được lắp đặt khá lâu, xuất hiện những vấn đề liên quan đến chất lượng nước. Nước sạch được coi là nước không màu, không mùi, không vị, nhưng nước mà các sinh viên đang dùng không đạt được những tiêu chuẩn đó. Nước có màu vàng đục sau một thời gian để bị lắng cặn. Các dụng cụ để chứa nước nhanh chóng bị ố màu, bám cáu xung quanh. Khi sinh viên sử dụng nước để giặt đồ thì quần áo bị chuyển màu. Những sinh viên ở KTX đều có một nhận xét chung: nước thường có mùi lạ, đặc biệt là mùi tanh đặc trưng của nước khoan. Sở dĩ chất lượng nước không bảo đảm là do một số nguyên nhân cơ bản sau: Chất lượng nguồn nước không bảo đảm: Trường ĐH KTQD nằm trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, có thể nói đây là một trong những quận ô nhiễm nặng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến các mạch nước ngầm sử dụng. Bên cạnh đó, nguồn nước nhà trường khai thác còn chịu tác động từ dòng sông Tô Lịch, nơi chứa đựng hàng trăm nghìn loại chất thải chưa qua xử lý khiến cho nguồn nước khai thác kém. Đây là những nhân tố khách quan nằm ngoài khả năng kiểm soát của dự án. Để khắc phục tình trạng trên đòi hỏi ý thức trách nhiệm, tinh thần tự giác của mỗi người dân thành phố. Một nhân tố nữa làm giảm chất lượng nguồn nước trong khu nội trú là mức khoan nước quá nông: Mức khoan nước càng sâu càng tránh được sự ảnh hưởng của chất thải đến mạch nước ngầm hiện tại. Trong khi khu nội trú được xây dựng cách đây nhiều thập kỷ ( từ 1961), với nguồn kinh phí ban đầu cho xây dựng cơ sở hạ tầng hạn hẹp và kỹ thuật chưa bảo đảm. Nhà trường không có đủ kinh phí để đầu tư hệ thống nước quy mô hiện đại. Đường khoan nông khiến nước nhiễm nhiều tạp chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng. Hệ thống cung cấp và sử lý nước xuống cấp: Nước sinh hoạt là do nhà trường tự sản xuất, xử lý, cung cấp, trong khi cơ sở vật chất không đủ để đánh giá chất lượng nước có bảo đảm hay không. Quy trình cung cấp nước xuất phát từ nguồn qua thiết bị lọc đến bể chứa nước. Từ đây nước được bơm đến các dãy nhà qua các hệ thống ống dẫn. Nhu vậy các nhân tố có thế ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt: hệ thống lọc, bể chứa nước, hệ thống ống dẫn nước: Hệ thống lọc: trước đây nhà trường dùng hệ thống lọc bằng dàn phun sương. Các tạp chất bụi bẩn trong nước bị loại bỏ trước khi được đi vào sử lý cuối cùng. Đây là hệ thống được sử dụng phổ biến tại các nhà máy sản xuất nước với công suất lớn. Tuy nhiên theo thời gian hệ thống dàn phun trong KTX bị hỏng không sử dụng được nữa. Hiện tại nhà trường đang sử dụng hệ thống lọc cũ không mang tính kỹ thuật cao. Do đó không thể loại bỏ hoàn toàn tạp chất trong nước. Bể chứa nước: Đây là nơi chứa nước đã qua sử lý phục vụ sinh hoạt cho sinh viên nội trú. Kết cấu bể nước ở dạng ngầm rất khó khăn trong việc thau rửa bể. Chính vì thế sau một thời gian đáy bể tạo thành một lớp bùn gây mùi tanh cho nước. Xung quanh thành bể có nhiều rêu mốc, các van và ống dẫn nước trong bể bị oxi hóa dưới tác động của môi trường nước. Hệ thống dường ống lắp đặt lâu năm, bị oxy hóa tạo thành lớp gỉ` sắt, nhiều nơi ảnh hưởng nặng hơn tạo thàng các lỗ rò rỉ . Đây chính là nguyên nhân khiến nước bị nhiễm kim loại độc hại. Do đặc thù kết cấu ống dẫn kín, nước đi qua hệ thống ống chưa được lọc sạch hoàn toàn, theo thời gian bụi bẩn tạo thành lớp bẩn bám chặt quanh ống dẫn nước. Chất lượng nước ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của sinh viên cũng như cán bộ nhân viên trong trường: _KTX là nơi ở của hàng ngàn sinh viên và những người có liên quan. Việc sử dụng nước không đảm bảo chất lượng không những gây tác hại trước mắt ( quần áo bị chuyển màu, dị ứng da dạng nhẹ) mà về lâu dài, sức khỏe của sinh viên có thể bị giảm sút và mắc một số bệnh liên quan như: bệnh ngoài da, ung thư... Theo số liệu điều tra thực tế của nhóm cho thấy: + 88.06% SV nội trú đánh giá chất lượng nước sinh hoạt kém, trong đó hiện tượng gặp phổ biến nhất là nước có màu vàng nhạt, để lâu lắng cặn…,chiếm 86.57%; 73.13% cho biết nước có mùi lạ đặc biệt cách đây hơn một tháng nước nồng nặc mùi thuốc clo; chỉ một tỷ lệ rất nhỏ 1.49% sv cho rằng nước tốt không gặp hiện tượng nào trong quá trình sử dụng…… + 80.59% sv phản ánh quần áo bị ngả màu nhanh chóng khi sử dụng nước giặt đồ. Ngoài ra phải kể đến 53.73% sv bị mắc phải các bệnh ngoài da như mẩn ngứa, mặt bị mụn nhọt và một số bệnh viêm da nặng khác. Còn lại 4.48% Sv không gặp tác động nào. _Nguồn nước là nơi dễ phát sinh và lây lan mầm bệnh, nếu để điều đó diễn ra thì việc ngăn chặn mầm bệnh là rất khó khăn. _ Chất lượng cuộc sống của sinh viên phản ánh một phần chất lượng môi trường họ đang học tập và nghiên cứu. Điều này tác động trực tiếp đến tâm lý, ấn tượng của sinh viên về trường học. 2. Phân tích các đối tượng hữu quan đến dự án: Sinh viên Ban quản lý: Kí túc xá, nhà trường, ban quản trị thiết bị Cán bộ công nhân viên trong kí túc xá Nhà tài trợ 2.1 . Sinh viên: * Đặc điểm: Sinh viên trong KTX đa số thuộc đổi tượng ưu tiên: gia đình chính sách, hộ nghèo, được hưởng quyền lợi theo quy định của nhà nước và trường sở tại. Sinh hoạt hàng ngày của sinh viên được chu cấp một phần, tuy nhiên không vì thế mà chất lượng các dịch vụ bị bỏ qua. Mức sống của con người nói chung và sinh viên nói riêng ngày càng được cải thiện thì những nhu cầu sinh hoat, học tâp, vui chơi, giải trí là điều tất yếu. Tuy nhiên với những sinh viên trong KTX thì chất lượng nước là mối quan ngại lớn với họ… * Đây là đối tượng đóng vai trò quan trọng của dự án, được hưởng lợi mục tiêu từ kết quả của dự án. Chính vì thế mà khả năng tham gia ủng hộ dự án cao, họ có quyền lên tiếng, nêu lên những bức xúc cũng như những mong muốn từ phía cơ quan hữu quan. Theo điều tra sơ bộ các sinh viên đều sẵn sàng đóng góp công sức cũng như một khoản phí nhất định cùng với nhà trường để thực hiện dự án nước sạch. SV sử dụng nước chủ yếu cho các sinh hoạt cá nhân tuy nhiên mức nước được cung cấp chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng, đặc biệt trong mùa hè lượng nước ngày càng khan hiếm. 47.76% sv cho rằng lượng cung quả ít không đủ sử dụng. 83.88% SV mong mỏi được sử dụng nước sạch và 97.01% sẵn sàng đóng góp khoản kinh phí sử dụng cố định đầu kỳ để đóng góp cho dự án nước sạch với các mức: Mức đóng góp  <50.000 đ  50.000-100.000 đ  >100.000 đ   Tỷ lệ SV  32.87%  40.29%  25.37%   Và mức giá khi sử dụng thực tế cho một khối nước mà sinh viên có thể chi trả để được sử dụng nước sạch là: Mức giá/ khối  <5.000đ  5.000đ-8.000đ  >8.000đ   Tỷ lệ SV  32.87%  61.19%  1.49%   2.2. Ban quản lý: 2.2.1 Nhà trường: Đây là cấp quản lý cao nhất trong phạm vi của trường đại học. Các chính sách đối với học sinh sinh viên của Chính Phủ đều được thông qua hệ thống này. Dự án có được thực thi hay không đều phải do nhà trường thẩm định, đáng giá lợi ích cũng như tác hại để ra quyết định. Vì thế mức dộ ảnh hưởng của nhà trường đối với dự án cao. Ngoại trừ một số khoản đóng góp bắt buộc thì sinh viên nội trú được hỗ trợ thêm một khoản phí sinh hoạt hàng tháng theo quy định. Nhà trường đóng vai trò nhà quản lý trực tiếp cũng như là nhà tài trợ cung cấp kinh phí thực hiện dự án. Nếu dự án được thực hiện nhà trường sẽ gây dụng được hình ảnh tốt đẹp trong mắt các sinh viên, đặc biệt với các bạn học sinh đang trong quá trình chọn trường đại học để học tập, rèn luyện…Một ngôi trường tốt không chỉ ở chất lượng đạo tạo tốt mà còn là sự chăm lo, quan tâm đến đời sống của sinh viên…. Vị thế, danh tiếng của nhà trường được nâng lên rất nhiều. 2.2.2 Quản lý KTX 2.2.2.1 Trung tâm dịch vụ: * Đặc điểm: Quản lý trông coi mọi việc liên quan đến KTX, giám sát theo dõi các hoạt dông của sinh viên do đó là người nắm bắt nhiều thông tin về đời sống, sinh hoạt của sinh viên.. Sự phản ánh hay tiếng nói của họ có trọng lượng hơn là các sinh viên. Quản lý KTX chịu trách nhiệm trong việc bơm nước và trông coi hệ thống bể lọc nước. Nước không sạch một phần là do bể lâu ngày không được sử lý thay lọc… Chính vì thế, họ là đối tượng bị bất lợi do trách nhiệm mang lại khi kiểm tra thực trạng vấn đề. *Khả năng tham gia : trung bình nhưng mức độ tác động đến dự án khá cao. 2.2.2.2 Quản trị thiết bị: Đường ống dẫn nước do cơ quan này trực tiếp quản lý. Đường ống sử dụng lâu năm bị xuống cấp ảnh hưởng đến chất lượng nước..Thế nhưng việc kiểm tra thông tin này rất khó khăn đòi hỏi nhân lực và tài chính Nếu dự án đi vào hoạt động thì kinh phí cũng như việc quản lý trở nên khó khăn hơn nhiều… tâm lý e ngại gánh thêm trách nhiệm khiếm đối tượng này khó tham gia. 2.3. Cán bộ nhân viên trong KTX: Họ là người làm việc trong địa bàn KTX không thường xuyên sử dụng nước sinh hoạt như các SV. Nhưng nguốn nước bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến tất cả mọi người sử dụng. Sức khỏe bị ảnh hưởng do đó ảnh hưởng dến chất lượng công tác. Nếu môi trường làm việc tốt họ sẽ gắn bó với nghề hơn phục vụ nhà trường tốt hơn. Mức độ ảnh hưởng và tham gia chỉ ở mức trung bình. 2.4. Nhà tài trợ: Nguồn vốn của dự án được hình thành dựa trên ba nguồn chính là: nhà trường, nhà tài trợ và sinh viên. Tuy nhiên do ngân quỹ nhà trường có hạn trong khi kinh phí ước tính cho dự án lại lớn. Sự đóng góp của sinh viên không đáng kể chủ yếu được dùng khi dự án đã đi vào hoạt động... Chính vì thế mà sự tài trợ của các nhà đầu tư là rất quan trọng. Nhà tài trợ có thể là một tổ chức phi chính phủ phục vụ cho lợi ích cộng đồng hay các doanh nghiệp, cũng có thể là các cựu sinh viên trong trường đã thành đạt và muốn quay trở lại dóng góp cho sự phát triển chung của nhà trường…Mục đích tham gia dự án của họ không phải là lợi nhuận, với các doanh nghiệp có thể đây là một cơ hội quảng bá hình ảnh của mình đến đông đảo mọi người đặc biệt là các bạn sinh viên, thế hệ khách hàng tiềm năng của nhiều thị trường khác nhau…, với các tổ chức phi lợi nhận thì sự đóng góp của họ nhằm chung tay cho sự nghiệp giáo dục vì sự phát triển bền vững của quốc gia. Để lôi kéo được nhà tài trợ đòi hỏi dự án phải khả thi hợp lí, dòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa sinh viên và nhà trường. Một số hoạt động liên quan: Nhà trường có một hệ thống nước máy riêng trong sân KTX do nhà máy nước Phần Lan cung cấp. Tuy nhiên mức nước cung cấp hạn chế chỉ đủ phục vụ cho một lượng nhỏ nhu cầu sử dụng. Còn lại nước do nhà trường tự cung cấp và sử lý. Cách đây không lâu nhà trường đã đầu tư mua công nghệ lọc nước của Bách Khoa, tuy nhiên sau quá trình hoạt động thiết bị không đem lại nhiều hiệu quả. Để khắc phục vấn đề đó TTDV áp dụng phương pháp sử lý bắng hóa chất. Do làm thủ công nên hàm lượng clo sục vào không bảo đảm tiêu chuẩn quy định. Nhiều SV phản ánh bị ngứa khi sử dụng nước có nồng độ clo lớn. Nếu giảm xuống thì không đủ khả năng lọc cặn bẩn trong nước. Chất lượng nước vẫn không được cải thiện như mong muốn. Vấn đề vướng mắc lớn nhất của nhà trường là kinh phí hạn chế. Nhà trường cũng mong muốn cái thiện chất lượng sinh hoạt cho các SV nội trú và có nhiều biện pháp tác động. Gần đây một nhà tài trợ nước ngoài đang cố gắng xin trợ cấp của CH LBĐ đầu tư nước sạch cho trường. Tuy nhiên cần phải có khoảng thời gian khá dài. Phạm vi can thiệp của đề xuất: Để có 100% nguồn nước máy phục vụ nhu cầu sinh hoạt khu nội trú là điều nằm ngoài khả năng của nhà trường do giới hạn về nguồn lực và nhiều nhân tố liên quan khác. Dự án chỉ dừng lại ở việc cái tạo chất lượng nước nhà trường cung cấp hiện tại. Việc cải tạo tập trung ở một số vấn đề chình: nguồn nước, hệ thống lọc, bể chứa, hệ thống ống dẫn nước. Để có nguồn nước tốt phải khoan một đường ống sâu hơn đường ống cũ. Việc tìm và tiến hành khoan với quy mô của khu nội trú lớn cần có nguồn tài chính rất lớn. Một thiết bị lọc nước hiện đại có mức giá lên đến hàng tỷ đồng. Với khung kinh phí cho phép là 500 triệu VNĐ chúng tôi xin đề xuất công tác tu bổ bể chứa nước, và cải tạo hệ thống đường ống dẫn nước từ hệ thống lọc đến các bể chứa nước trên các khu nhà trong KTX. Các hoạt động thực hiện không quá phức tạp, chi phí phát sinh liên quan không nhiều và nằm trong khả năng nguồn lực hiện có. Bên cạnh đó nâng cấp bể chứa nước và hệ thống đường ống nước góp phần làm thay đổi lớn chất lượng nguồn nước sinh hoạt hiện nay. II Mục tiêu của đề án: Cuộc sống ngày càng hiện đại hơn. Nhu cầu của con người ngày càng cao. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân cũng như các SV được cải thiện đáng kể. Một môi trường nội trú đạt chất lượng, thuận lợi cho sinh hoạt và học tập luôn là mong mỏi của sinh viên. Bên cạnh đó các dịch vụ như: Ăn uống, vui chơi, giải trí thể dục thể thao…góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho SV. Do đó dự án nước sạch nhằm hướng đến mục tiêu tổng quát: góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt của sinh viên nội trú của trường ĐH KTQD. Với chỉ tiêu: Đến 2015 cải thiện đáng kể cuộc sống của các SV trong KTX. Đế đạt được điều đó mục tiêu cụ thể mà dự án cần đạt được là: Cải thiện chất lượng nước sinh hoạt hiện tại. Với chỉ tiêu cụ thể khi dự án vận hành: 89% SV nội trú hài lòng với chất lượng nước sinh hoạt nhà trường cung cấp. III. Các đầu ra dự kiến của dự án: Với các mục tiêu như trên dự án dự kiến tạo các đầu ra: _Sau khi kết thúc dự án bể chứa nước được tu bổ , với mục tiêu làm sạch 90% bể nước. _Hệ thống ống dẫn nước được làm sạch, khi kết thúc dự án 80% han gỉ, bụi bẩn bị loại bỏ khỏi đường ống nước. IV. Các hoạt động chính của dự án: 1. Bể nước: Mỗi một tòa nhà trong tổng số 5 nhà trong khu KTX có một bể lớn ( 60 m3) dưới sân, 4 bể nhỏ (12 m3) và bốn bể ( 10 m3), các hoạt động liên quan bao gồm: _Thuê nhân công thau rửa bể, nạo vét rêu mốc vá các cặn bẩn trong bể chứa nhỏ ( 10- 12 m3) _ Thuê dịch vụ ( máy, nhân công ) hút bỏ bùn và tẩy rêu mốc trong bể chứa lớn (60 m3) _ Phida lại bể chứa nước lớn ( 60 m3 ) tạo bề mặt bể trơn nhẵm, giảm thiểu rêu mốc, đồng thời dễ dàng hơn cho hoạt động thay rửa sau này. 2 Hệ thống ống dần nước: _Dùng hóa chất tẩy rửa đường ống (Rydlyme ) loại bỏ toàn bộ cặn bẩn, rêu mốc, gỉ sắt bám cáu xung quanh đường ống và các van nước trong bể. Pha trộn dung dịch với nước sau đó cho tuần hoàn vào đường ống nước khoảng 4h. Tháo dung dịch khỏi đường ống rối xả nước làm sạch đường ống. Sau đó có thể sử dụng như bình thường. _Mua máy sục hóa chất để tẩy rửa đường ống đạt hiệu quả cao hơn. V. Khung giám sát của dự án: Ma trận khung logic: Các cấp mục tiêu  Chỉ số / Chỉ tiêu  Phương tiện kiểm chứng  Các giả định   1. MTTQ: Cải thiện điều kiện sinh hoạt của sinh viên nội trú  Đến 2015 cải thiện đáng kể cuộc sống của sinh viên trong KTX  _Phiếu điều tra thực tế  Các dịch vụ khác ( ăn uống, giải trí…) hoàn thiện Môi trường sống và học tập yên tĩnh   2. MTTG: Cải thiện chất lượng nươc sinh hoạt  89% sinh viển nội trú hài lòng với chất lượng nước sinh hoạt.  Phiếu điều tra thực tế  Nguồn nước ngầm trên địa bàn KTX không thay đổi. Thiết bị lọc nước hoạt động bình thường   3. ĐẦU RA 1) Nâng cấp hệ thống ống dẫn nước 2) Tu bổ bể chứa nước  _80% han gỉ, rêu mốc bị loại bỏ khỏi đường ống nước _Làm sạch 90% bể chứa nước  Kiểm định trực tiếp  Hệ thống ống dẫn nước vẫn dùng được   4. HOẠT ĐỘNG 1) Thau rửa bể nước, loại bỏ cặn bùn,rêu trong các bể nhỏ 2) Thuê máy hút bỏ lượng bùn đát trong bể chứa lớn 3) Phida lại bể lớn 4) Dùng hóa chất loại bỏ han gỉ sắt và chất bẩn trong hệ thống ống dẫn nước.  Tổng kinh phí cho dự án 58.500.000 VNĐ  Kiểm định trực tiếp  Sự ủng hộ từ phía nhà trường   VI. Tiến độ và kế hoạch ngân sách của dự án _Thuê nhân công thau rửa bể, nạo vét rêu mốc vá các cặn bẩn trong bể chứa nhỏ ( 10- 12 m3) : Mỗi bể nhỏ: 1 công nhân, với mức nhân công là 200.000 /ng/bể ( tổng số nhân công: 8 nhân công(Tổng công cho 5 nhà: 8*5 = 40 công ( Tổng chi phí cho 5 nhà: 40*200.000=8.000.000 đ Thời gian thực hiện : 5 ngày _ Thuê dịch vụ ( máy, nhân công ) hút bỏ bùn và tẩy rêu mốc trong bể chứa lớn (60 m3): Chi phí cho 1 bể là :1.000.000 đ Tổng chi phí cho 5 nhà ( 5 bể ) là : 5*1.000.000 = 5.000.000 đ Thời gian dự tính là 2 ngày _ Phida lại bể chứa nước lớn ( 60 m3 )tạo bề mặt bể trơn nhẵn, giảm thiểu rêu mốc, đồng thời dễ dàng hơn cho hoạt động thay rửa sau này. + Mỗi 1 bể : 2 thợ chính, mức công là 200.000 đ/ ngày công 1 thợ phụ, mức công 100.000 đ/ công Vật liệu cho một bể là: 1.500.000 đ Thời gian thực hiện: 3 ngày ( Chi phí nhân công cho một bể là: (2* 200.000 *3 +1*100.000*3) = 1.500.000 đ ( Tổng chi phí nhân công cho 5 bể là: 5* 1.500.000 = 7.500.000 đ ( Tổng chi phí vật liệu là: 5* 1.500.000 = 7.500.000 đ ( Tổng chi phí phi da 5 bể lớn : 15.000.000 đ 2 Hệ thống ống dần nước: + Số nhân công: 5 người , mức công 100.000 đ, tổng chi phí 500.000đ + Tổng chi phí hóa chất cho 1.100 m đường ống là: 4.000.000 đ (sử dụng 20 lít Rydlyme cho 1.100m ống với mức giá 200.000 đ/l ) + Mua 1 máy sục hóa chất có giá 10.000.000 đ ( tổng chi phí là 14.500.000 đ 3. Chi phí giám sát thực hiện dự án: Dự án có 1 người giám sát các hoạt động từ khi triển khai đến khi dự án kết thúc ( 10 ngày ). Chi phí cho một ngày công là 100.000 đ. Tổng kinh phí giảm sát là 10* 100.000 = 1.000.000 đ 4 Chi phí kiểm định kỹ thuật: Kiểm định trước dự án, bao gồm chất lượng nguồn nước, hệ thống ống… hoạt động diễn ra trong một ngày với kinh phí là 2.000.000 đ Kiểm định sau dự án, các hoạt động tượng tự như trên, chi phí cho một ngày công là 2.000.000 đ ( Tổng chi phí kiểm định là 4.000.000 đ Kinh phí dự trù cho dự án: Nhằm đối phó với những thay đổi không mong muốn trong quá trình thực hiện dự án: các rủi ro, giá nguyên vật liệu, nhân công tăng lên: kinh phí dự trù váo khoảng 10.000.000 đ 6 Chi phí thu thập và sử lý thông tin sau dự án: Dự kiến hoạt động này sẽ diễn ra sau khi dự án kết thúc khoảng một kỳ học, nhằm đánh giá tác động cũng như hiệu quả mà dự án mang lại. Để thực hiện hoạt động này cần một nhân viên phân tích với chi phí là 1.000.000 đ Như vậy tổng kinh phí cho toàn dự án là: 58.500.000 đ Stt  Nội dung hoạt động  Khối lượng/ ngày công  Kinh phí (VND)  Cơ quan quản lý   1  Tu bổ bể chứa nước    Trung tâm dịch vụ   1.1  Thau rửa bể nhỏ loại bỏ rêu cặn  5 ngày  8.000.000  TTDV   1.2  Thuê tẩy rửa hút bỏ bùn bẩn trong bể chứa lớn