Dự án cứng hóa kênh mương xã An Ấp, Quỳnh Phụ, Thái Bình

An Ấp là một xã năm ở gần trung tâm của huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình. Với tổng diện tích tự nhiên khoảng 576.4 ha, trong đó có 428 ha đất nông nghiệp, khoảng 40 ha dành cho giao thông thủy lợi, 108.4 ha đất phi nông nghiệp. Địa hình xã kéo dài từ Bắc xuống nam. Phía bắc giáp xã Quỳnh Minh, Phía tây giáp xã Quỳnh hội, Phía đông giáp xã An Cầu, Phía nam giáp xã An Quý . Trung tâm xã cách trung tâm huyện khoảng 4 km theo quốc lộ 216 vì vậy thuận lợi cho việc tiếp nhận thông tin từ trên xuống. Địa hình xã hầu như là đồng bằng: chủ yếu là đất thịt do đó có thể trồng được 3 vụ/năm. Vùng đất này được phân bố ở giữa các khu dân cư và tập trung thành từng cánh đồng tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Đặc điểm địa hình đất đai đã tạo cho xã có tiềm năng lớn trong phát triển nông nghiệp, thâm canh tăng vụ nhưng điều kiện cơ sở vật chất chưa được quan tâm nhiều của cấp trên, nhất là hệ thủy lợi phục vụ nước tưới cho cây trồng. Chế độ khí hậu và thời tiết của xã mang đặc điểm chung của miền Bắc Bộ Việt Nam. An Ấp nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa: nóng ẩm, mưa nhiều, chịu ảnh hưởng của gió mùa. Thời tiết trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau nên phần nào ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp nhưng cũng tạo điều kiện cho xã đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp.

doc32 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2813 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dự án cứng hóa kênh mương xã An Ấp, Quỳnh Phụ, Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỤC LỤC i I. BỐI CẢNH CỘNG ĐỒNG 1 1.1. Đặc điểm tự nhiên. 1 1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội. 2 1.3. Nhu cầu của địa phương. 3 Sa bàn mô tả đặc điểm địa hình xã An Ấp – Quỳnh Phụ - Thái bình 4 II. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ KHÓ KHĂN VÀ THIẾT LẬP CÂY VẤN ĐỀ KHÓ KHĂN 6 Sơ đồ 1. Cây vấn đề khó khăn 7 III. PHÂN TÍCH MỤC TIÊU 8 3.1 Mục tiêu chung. 8 3.2 Mục tiêu cụ thể. 8 Sơ đồ 2: Cây mục tiêu 9 IV. ĐẦU RA MONG ĐỢI 10 V. XÁC ĐỊNH HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN 11 5.1. Các phương án lựa chọn 11 5.2. Các hoạt động của dự án 13 VI. XÁC ĐỊNH ĐẦU VÀO 15 Bảng 1: Bảng dự toán chi phí thực hiện dự án cho 1 km 15 VII. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DỰ KIẾN 17 VIII. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CƠ QUAN TỔ CHỨC VÀ CÁC ĐỐI TÁC TRONG DỰ ÁN. 19 Sơ đồ 3: Sơ đồ VENN thể hiện mối quan hệ 19 của các đối tác 19 IX. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG , RỦI RO VÀ DỰ KIẾN GIẢI PHÁP 21 9.1. Tác động cuả dự án. 21 Bảng 2: Các tác động của dự án khi dự án thực hiện 22 9.2. Những rủi ro gặp phải khi thực hiện dự án và hướng khắc phục 24 Bảng 3: Phân tích rủi ro dự án cứng hóa kênh mương 24 X. ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN 26 4.1 sử dụng phương pháp giá trị hiện tại thuần NPV ( Not Present Value ) 26 4.2 sử dụng phương pháp tỷ lợi ích chi phí BCR 27 XI. BIỆN MINH 28 I. BỐI CẢNH CỘNG ĐỒNG 1.1. Đặc điểm tự nhiên. An Ấp là một xã năm ở gần trung tâm của huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình. Với tổng diện tích tự nhiên khoảng 576.4 ha, trong đó có 428 ha đất nông nghiệp, khoảng 40 ha dành cho giao thông thủy lợi, 108.4 ha đất phi nông nghiệp. Địa hình xã kéo dài từ Bắc xuống nam. Phía bắc giáp xã Quỳnh Minh, Phía tây giáp xã Quỳnh hội, Phía đông giáp xã An Cầu, Phía nam giáp xã An Quý . Trung tâm xã cách trung tâm huyện khoảng 4 km theo quốc lộ 216 vì vậy thuận lợi cho việc tiếp nhận thông tin từ trên xuống. Địa hình xã hầu như là đồng bằng: chủ yếu là đất thịt do đó có thể trồng được 3 vụ/năm. Vùng đất này được phân bố ở giữa các khu dân cư và tập trung thành từng cánh đồng tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Đặc điểm địa hình đất đai đã tạo cho xã có tiềm năng lớn trong phát triển nông nghiệp, thâm canh tăng vụ nhưng điều kiện cơ sở vật chất chưa được quan tâm nhiều của cấp trên, nhất là hệ thủy lợi phục vụ nước tưới cho cây trồng. Chế độ khí hậu và thời tiết của xã mang đặc điểm chung của miền Bắc Bộ Việt Nam. An Ấp nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa: nóng ẩm, mưa nhiều, chịu ảnh hưởng của gió mùa. Thời tiết trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau nên phần nào ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp nhưng cũng tạo điều kiện cho xã đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp. Hệ thống thuỷ lợi: Xã An Ấp được con sông Đầy chảy qua, sông Đầy chảy quan xã trên địa phận của 2 thôn Đông Thành và Thượng Phúc. Chế độ thủy văn phụ thuộc vào hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Ngoài ra xã An Ấp có hệ thống kênh mương tưới tiêu cấp 1, cấp 2, cấp 3 tổng chiều dài là 52900 m. Đặc biệt trong hệ thống mương cấp 1 dài 12600 m ( đã được cứng hóa 2200 m ) thì có 1 đoạn kênh đào được đào vào thời Pháp thuộc chảy qua xã ngoằn ngèo qua gần như cả 5 thôn. Là nguồn cung cấp nước tưới cho các trạm bơm của 3 thôn An Ấp, Xuân Lai, Cam Mỹ và các ruộng ven bờ kênh. Tuy nhiên đoạn kênh vẫn còn nhiều bèo tây, ngộ dại mọc giữa dòng kênh mùa nước lớn thì ít ảnh hưởng tới dòng chảy nhưng mùa cạn thì gây ách tắc dòng chảy nên cần được quan tâm hơn. Nhìn chung chưa có hệ thống trạm bơm và kênh dẫn nước đạt tiêu chuẩn từ sông lên các cánh đồng để cung cấp nước tưới cho cây trồng nên chưa thể đáp ứng được nhu cầu của xã dẫn đến sản xuất nông nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn. 1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội. Theo số liệu thống kê của UBND xã cho đến tháng 12/2008 cả xã có 5791 nhân khẩu, với 1552 hộ. Nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế của xã, chú trọng nhất vẫn là ngành trồng trọt, tốc độ tăng trưởng của trồng trọt tương đối đều; chú trọng ở đây là hoạt động thương mại dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao nhất tới 111.53% trong đó thì dịch vụ nông nghiệp có tốc độ cao nhất. nhìn chung tình hình kinh tế của xã thuộc vào loại khá của huyện. Trong những năm vừa qua do thực hiện tốt chính sách của Đảng và nhà nước thì tình hình xã hội của xã An Ấp đã đi vào đường lối và ổn định. Nhiều làng, xóm văn hóa được công nhận, từng gia đình và cá nhân luôn có ý thức trách nhiệm để đẩy lùi các tệ nạn xã hội. 1.3. Nhu cầu của địa phương. Các vùng đất ở trên địa bàn xã được khai thác triệt để sử dung cho mục đích sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất vụ đông. Vụ đông ngày càng đóng vai trò quan trọng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân, và được xem là vụ chính quan trọng nhất trong năm đã đi vào sản xuất hàng hoá trông các loại rau, ớt, cà chua … phục vụ rau xanh mùa đông cho điạn bàn huyện và một số tỉnh lân cận, đây là một hình thức mới của nông dân thái bình giúp nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống người dân. Tuy nhiên hệ thống kênh mương xã vẫn còn nhiều hạn chế, nhiều đoạn kênh vẫn còn nhiều bèo tây, ngộ dại mọc giữa dòng kênh mùa nước lớn thì ít ảnh hưởng tới dòng chảy nhưng mùa cạn thì gây ách tắc dòng chảy ảnh huởng tới sản xuất nông nghiệp. mặt khác vào vụ đông một nửa phần diện tích đất của xã bị ngập úng đó là phần ruộng “Chiều” bị ngập úng không thể sản xuất vụ đông được => để thấy rõ ta có thể tìm hiểu thông qua sa bàn xa An Ấp như sau: Sa bàn mô tả đặc điểm địa hình xã An Ấp – Quỳnh Phụ - Thái bình  Vụ mùa Chú thích: Cây lâu năm lấy gỗ Cây ăn quả Cây hoa màu Lúa  Vụ đông Chú thích: Cây lâu năm lấy gỗ Cây ăn quả Cây hoa màu Lúa Trong năm người dân sản xuất phần ruộng chiều chỉ sản xuất nông nghiệp được vào vụ xuân và vụ mùa trồng lúa còn vụ đông thì bị bỏ hoang do ngập úng không thể trồng màu được. II. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ KHÓ KHĂN VÀ THIẾT LẬP CÂY VẤN ĐỀ KHÓ KHĂN An Ấp là một xã trong đó người dân chủ yếu làm nông nghiệp. Tuy nhiên đất nông nghiệp ở đây manh mún, một gia đình có thể có rất nhiều mảnh ruộng nhỏ nên việc sản xuất gặp nhiều khó khăn. Đây là một xã mà đất đai ở đây có thể trồng được ba vụ. Tuy nhiên hệ thống thuỷ lợi ở đây chưa đáp ứng được yêu cầu dẫn đến chưa phát huy tối đa năng suất và hiệu quả cây trồng; hiệu quả sử dụng đất, đặc biệt là đất sản xuất vụ đông đây là vụ sản xuất chính mà diện tích khai thác chỉ mới dừng lại ỏ mức 50 – 60 %. Để xác định rõ những vấn đề khó khăn mà dự án định giải quyết chúng tôi xây dựng cây vấn đề khó khăn thể hiện – sơ đồ 1 như sau:  Sơ đồ 1. Cây vấn đề khó khăn III. PHÂN TÍCH MỤC TIÊU 3.1 Mục tiêu chung. Mục tiêu của dự án là đảm bảo cho người dân trong xã có đủ nước để tưới cho cây trồng, không để tình trạng đất bị bỏ hoang do không có nước sản xuất. Giúp các hộ nông dân thoát nghèo, đời sống người dân ngày một cải thiện. 3.2 Mục tiêu cụ thể. Cung cấp nước tưới cho cánh đồng vào mùa Khô của xã mà lâu nay vẫn bị thiếu nước vào chính vụ. Hỗ trợ thêm tiêu, thoát nước cho cánh đồng Trũng vào mùa mưa lũ nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Cứng hóa Hệ thống mương tưới tiêu cấp 1 dài 10400 m. Từ thực tế bối cảnh cộng đồng và cây khó khăn hiện có chúng tôi đưa ra cây mục tiêu cải thiện như sau Sơ đồ 2: Cây mục tiêu IV. ĐẦU RA MONG ĐỢI Từ mục tiêu của dự án chúng tôi đưa ra đầu ra mong đợi là hệ thông kênh mương sẽ tưới và tiêu nước đầy đủ, kịp thời cho cánh đồng xã An Ấp huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình; góp phần cải thiện đời sống bà con và ổn định kinh tế. Để cung cấp đủ nước tưới và tiêu nước kip thời cho cánh đồng An Ấp thì cần xây dựng hệ thống kênh mương đạt yêu cầu sau: Cứng hóa 10400 m kênh mương tưới tiêu cấp 1 đạt tiêu chuẩn như sau: - chiều rộng mương: 1.5 m - chiều cao 2 bờ: 0.8 m - Độ dày 2 bờ: 0.2 m Từ việc xây dựng được đầu ra như vậy chúng tôi dự toán kinh phí thu được hàng năm dựa vào báo cáo tổng hợp của HTX An Ấp như sau: Tổng thu: 224.629 triệu đồng/ năm Tổng chi: 175.556 triệu đồng/ năm Lãi thuần: 49.073 triệu đồng/ năm V. XÁC ĐỊNH HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN 5.1. Các phương án lựa chọn a) Mục tiêu 1: Thu hút sự quan tâm của cơ quan cấp trên. Với mục tiêu này thì có các phương án như sau: Phương án 1: báo cáo tình hình địa phương để cấp trên biết được khó khăn trước mắt của xã. Ưu điểm: Cấp trên hiểu được tình hình khó khăn hiện tại của xã; Nhược điểm: Không thống nhất được quy trình thực hiện và hoạt động cần thiết nên khó khăn trong việc thực hiện dự án. Phương án 2: lập bản dự thảo về hiệu quả sản xuất của dự án mang lại Ưu điểm: Đánh giá được tính khả thi của dự án, mang tính thuyết phục cao hơn => dễ được nhà đầu tư và cơ quan cấp trên chấp nhận và thực hiện dự an. Nhược điểm: Mang tính học thuật cao; người lập bản dự thảo phải hiểu rõ tình hình địa phương và biết cách lập dự án. Như vậy, với hai phương án trên dựa vào điều kiện kinh tế xã hội của địa phương và tầm quan trọng của việc cứng hóa kênh mương chúng tôi lựa chọn phương án 2 để nâng cao hệ thống kênh mương. b) Mục tiêu 2: Tăng vốn đầu tư Với mục tiêu này ta có các phương án sau: Phương án 1: Người dân tự huy động vốn từ nguồn vốn tự có Ưu điểm: - Huy động được nguồn lực sẵn có từ dân, giảm chi phí cho dự án. Nhược điểm: - Số lượng nguồn vốn huy động từ dân còn ít chưa đáp ứng nhu cầu của người dân… . - Chưa đáp ứng cao nhu cầu vốn lớn của dự án. Phương án 2: hỗ trợ một phần nguồn vốn của nhà nước và vận động vốn tự có của nhân dân. Ưu điểm: - nguồn vốn đa dạng => vốn lớn; thể hiện tinh thần của đảng và nhà nước. Nhược điểm: - Nguồn vốn được hỗ trợ từ nhà nước cần được quản lý chặt chẽ Dựa vào điều kiện kinh tế ở địa phương chúng tôi lựa chọn phương án hỗ trợ một phần nguồn vốn của nhà nước và vận động vốn tự có của nhân dân; vừa huy động được lực lượng từ dân và cả nhà nước nâng cao hiệu quả. c) Mục tiêu 3: cải tạo hệ thống kênh mương cũ Phương án 1: bên dự án thực hiện thi công hệ thống kênh mương mới, đồng thời thi công luôn cả việc cải thiện hệ thống kênh mương cũ. Ưu điểm: Có đầy đủ phương tiện vật chất và máy móc Đảm bảo chất lượng kênh mương Nhược điểm: - chi phí xây dựng còn khá cao Phương án 2: phần cải tạo kênh mương cũ giao khoán cho từng hộ gia đình tự xây dưng theo nhân khẩu. Ưu điểm: - Thuận tiện cho việc quản lý - Giải quyết được nguồn lực lao động nông nhàn Nhược điểm: Nguồn lao động xây dựng không đồng đều về chất lượng Thất thoát nhiều nguyên vật liệu Dựa vào điều kiện kinh tế xã hội của địa phương chúng tôi lựa chọn phương án 1 để cải tạo hệ thống kênh mương cũ của xã. d) Mục tiêu 4: khắc phục địa hình không lợi thế Dựa vào điều kiện kinh tế và tự nhiên của địa phương chúng tôi tiến hành lựa chọn phương án: Bên thi công của dự án sử dụng máy móc sẵn có thực hiện các hạng mục trên những địa hình không thuận lợi; sử dụng máy móc hiện đại hoàn thành những đoạn kênh mương khó thực hiện với sức người, hạn chế thách thức của tự nhiên. Ưu điểm: - Hạn chế được rủi ro, nâng cao khả năng tưới tiêu của hệ thống kênh mương. Nhược điểm: - Tốn chi phí cho hoạt động 5.2. Các hoạt động của dự án a) Mục tiêu 1: Thu hút sự quan tâm của cơ quan cấp trên Với mục tiêu trên chúng tôi tiến hành các hoạt động sau: Tập hợp tài liệu hiện có về thực trạng của xã về tình hình thiếu hụt hệ thống tưới tiêu; lập bản dự thảo về hiệu quả sản xuất của dự án mang lại Đánh giá được tính khả thi của dự án, mang tính thuyết phục cao trình lên cơ quan cấp trên ( huyện, tỉnh, cơ quan đầu tư ) => dễ được nhà đầu tư và cơ quan cấp trên chấp nhận và thực hiện dự an. Ngoài ra tổ chức các cuộc vận động các nhà đầu tư # b) Mục tiêu 2: Tăng vốn đầu tư Với mục tiêu trên chúng tôi tiến hành các hoạt động sau: - Phối hợp với các ban ngành đoàn thể trong xã, huyện. vận động nguồn vốn từ trung ương về xã - Kêu gọi đầu tư từ các tổ chức, các công ty liên quan hỗ trợ thêm vốn - các cá nhân tổ chức trong xã nếu có vốn có thể đầu tư cho dự an. c) Mục tiêu 3: xây dựng hệ thống kênh mương mới đồng thời cải tạo hệ thống kênh mương cũ Bên dự án thực hiện thi công hệ thống kênh mương mới, đồng thời thi công luôn cả việc cải thiện hệ thống kênh mương cũ bằng các phương tiện vật chất, kỹ thuật và máy móc hiện có. - Nạo vét kênh mương - Tiến hành kè móng bằng đá - Tiến hành xây bờ bằng gạch d) Mục tiêu 4: khắc phục địa hình không lợi thế - Điều máy móc hiện đại tới đào mương ( máy xúc, máy ủi…) - Thường xuyên kiểm tra chất lượng và tiến độ thi công dự án VI. XÁC ĐỊNH ĐẦU VÀO Để thực hiện dự án cứng hóa kênh mương tại xã An Ấp, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình chúng tôi xác định những nguồn lực tham gia vào việc xây dựng bao gồm: - Lao động: nhân dân góp công - Một số gia đình ủng hộ gạch đa, vật liệu xây dựng - Tận dụng một số lượng đá sỏi thừa từ các công trình xây dựng của xã - Kinh phí do dân đóng góp - Kinh phí do nhà nước hỗ trợ Từ những nguồn lực sẵn có của cộng đồng và nhà nước chúng tôi xây dựng chi phí thực hiện dự án thể hiện ở bảng sau: * Chi phí thực hiện dự án: Bảng 1: Bảng dự toán chi phí thực hiện dự án cho 1 km Đvt: triệu đồng Đầu vào  Đvt  SL  Hình thức  Thành tiền   1, NVL - Đá đổ móng - Gạch - Xi măng - Cát  M3 Viên Bao M3  300 64000 2231 125  Mua Mua Mua Mua  58,232 35,200 74,761 19,231   2, Phương tiện sử dụng - Máy trộn bê tông - Máy múc  Máy Máy  1 1  Thuê Thuê  54 33   3, Lao động Lao động phổ thông - Dân Lao động kỹ thuật - ban dự án  Người Người  10 4  Công đóng góp thuê  8   Tổng  282,424   Như vậy theo dự tính để cứng hóa 1km kênh mương cần 282,424 triệu đồng. Vậy tổng dự toán kinh phí để cúng hóa 10400 m kênh mương là: 2937,21 triệu đồng VII. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DỰ KIẾN Để thể hiện kế hoạch dự kiến xây dựng cứng hóa kênh mương gồm các nội dung nào và thời gian thực hiện từng kế hoạch chúng tôi sử dụng sơ đồ gantt để phán ánh tiến độ thi công các hạng mục và thời gian thực hiện dự kiến. Theo như kế hoạch để hoàn thành cứng hóa 10400m kênh mương cấp 1 của xã chúng tôi dự kiến mất thời gián là 19 tháng: stt  Hạng mục xây dựng  Tiến độ thi công     Thời gian thi công ( tháng )     Năm 1  Năm 2     1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12   1  Thành lập ban dự án                           2  XĐ các tiêu chuẩn kỹ thuật của DA                           3  Khảo sát hệ thống kênh mương xã                           4  Họp dân                           5  Tập kết nguyên vật liệu                           6  Tiến hành nạo vét kênh mương                           7  Tiến hành kè móng bằng đá                           8  Tiến hành xây bờ bằng gạch                           9  Bàn giao công trình                           VIII. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CƠ QUAN TỔ CHỨC VÀ CÁC ĐỐI TÁC TRONG DỰ ÁN. Sơ đồ 3: Sơ đồ VENN thể hiện mối quan hệ của các đối tác Ủy ban nhân dân xã là cơ quan chủ quản trực tiếp chỉ đạo và quản lý thực hiện dự án. Thông qua các ban ngành đoàn thể trong xã như khuyến nông cơ sở, hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên … để tham mưu cho chính quyền và hỗ trợ cho ban quản lý dự án thực hiện thi công và cơ cấu các hạng mục. Ban quản lý dự án phối hợp với HTX An Ấp, các hợp tác xã chế biến và tiêu thụ sản phẩm nhằm cung cấp thông tin tổng quan về địa hình và hệ thống kênh mương để thực hiện dự án. Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn có vai trò trong việc liên kết với cơ quan cấp huyện, Tỉnh thu hút vốn đầu tư cho dự án. Đẩy nhanh tốc độ giải ngân vốn nhà nước và thực hiện. IX. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG , RỦI RO VÀ DỰ KIẾN GIẢI PHÁP 9.1. Tác động cuả dự án. Khi thực hiện dự án thì có các nhóm tác động sau: Nhóm mục tiêu của dự án: Là các hộ nông dân sản xuất nông nghiệp ở xã An Ấp, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Các hộ này là những hộ sản xuất nông nghiệp tự phát và đang ngày càng theo hướng sản xuất hàng theo nhu cầu của thị trường. Năng suất cây trồng thấp là do thiếu nước, kỹ thuật, dịch bệnh… dẫn đến thu nhập của các hộ này thấp. Vì vậy khi dự án này được thực hiện tất cả các hộ sản xuất nông nghiệp đều có nước tưới tiêu đầy đủ cho tất cả các vụ … để họ đầu tư vào mảnh ruộng của mình hơn, làm cho năng suất cây trồng, hệ số sử dụng đất tăng dẫn đến thu nhập người dân tăng dần, đời sống nông dân ngày càng được cải thiện. Nhóm hưởng lợi từ dự án: Khi dự án được thực hiện không chỉ các hộ nông dân trong xã An Ấp được hưởng lợi thu nhập của họ tăng, đới sống ngày càng được cải thiện. Mà khi sản xuất nông nghiệp ở xã phát triển sẽ kéo theo việc sản xuất hàng hóa nông nghiệp kéo theo các công ty, các hộ bán buôn, HTX chế biến sản xuất cũng phát triển. Bảng 2: Các tác động của dự án khi dự án thực hiện Loại tác động  Kinh tế  Xã hội  Môi trường   Tích cực  - Tăng thu nhập cho người dân - Nâng cao năng suât cây trồng - Nâng cao sản lượng và chât lượng sản phẩm nông nghiệp  - Tạo việc làm có thu nhập cao cho người dân trong xã. - Giảm đói nghèo cho người dân. -Nâng cao sự ổn định về chính trị  - Giảm sự ô nhiễm trên các đoạn kênh tưới tiêu.   Tiêu cực      Trực tiếp  - Nâng cao năng suât cây trồng - Nâng cao lượng lương thực  - người dân có thêm công việc trong vụ đông hơn ( S ruộng chiều sản xuất được ).  - Kênh mương sạch sẽ tưới tiêu thông thoáng   Gián tiếp  - Kích thích các ngành có liên quan phát triển: giống mới, hộ bán buôn…  - Tạo việc làm cho lao động địa phương. -Góp phần nâng cao đời sống cho công đồng.  - Kênh mương sạch sẽ tưới tiêu thông thoáng   Trước mắt  - Nâng cao năng suất cây trồng. - Nâng cao sản lượng và chất lượng cây trồng  - Tạo việc làm cho người dân địa phương - Có thêm thu nhập  - Kênh mương sạch sẽ tưới tiêu thông thoáng   Lâu dài  - Tạo thu nhập ổn định cho người dân địa phương  - Tạo việc làm ổn định cho người dân địa phương. - Nâng cao đời sống cho cộng đồng  - Kênh mương sạch sẽ tưới tiêu thông thoáng   Các tác động về mặt kinh tế: Trước đây do An Ấp là xã chủ yếu sản xuất thuần nông, một năm chỉ sản xuất 2 vụ lúa là chính; tuy nhiên trong mấy năm trở lại đây sự phát triển của cây vụ đông đã cải thiện đời sống của người dân đáng kể, việc sản xuất vụ đông đem lại hiệu quả kinh tế cao nhưng có một phần diện tích lớn không sử dụng được và hệ thống tưới tiêu không phục vụ đầy đủ nhu cầu nước tưới của cây vụ đông nên làm giảm thu nhập của người dân đáng kể. Khi dự án được thực hiện có tác động rất lớn về mặt kinh tế. Lúc này mỗi hộ nông dân ở xã An Ấp có khoảng 1,6 – 1,8 Ha đất để sản xuất vụ đông so với trước kia chỉ khoảng 0,7-0,9 người dân có thêm đất sản xuất và có đủ nước tưới tiêu vì vậy mà năng suất cây trồng sẽ tăng thêm, ngoài ra còn mở rộng sản xuất được thêm nhiều cây mới cho sản xuất hàng háo. Vì vậy thu nhập người dân ngày càng cao, đời sống các hộ nông dân ngày càng ổn định. Các tác động về mặt xã hội: Dự án được thực hiện thì ngoài các hộ nông dân sẽ an tâm sản xuất hơn; đặc biệt vào vụ đông sẽ có nhiều việc làm hơn không mất đi thời gian nhàn rỗi; các hộ an tâm chăm lo sản xuất nông nghiệp sẽ làm cho đời sống no ấm => xã hội ổn định hơn. Ngoài
Luận văn liên quan